KINHTẾTHỊTRƯỜNGQUACÁCBƯỚCĐỔIMỚITƯDUY Trước đổi mới, chúng ta coi kinhtế xã hội chủ nghĩa và kinhtếtư bản chủ nghĩa (hay kinhtếthị trường) là hai phương thức kinhtế khác nhau về bản chất và đối lập với nhau cả về chế độ sở hữu, chế độ quản lý, chế độ phân phối và mục đích phát triển. Kinhtế xã hội chủ nghĩa vận động theo các quy luật của chủ nghĩa xã hội, còn kinhtếtư bản chủ nghĩa thì vận động theo các quy luật của chủ nghĩa tư bản (tất nhiên trong khi nói đến kinhtế kế hoạch chúng ta cũng đã từng nói đến hạch toán và kinh doanh xã hội chủ nghĩa, vận dụng quan hệ hàng hóa – tiền tệ, coi lợi ích vật chất và khuyến khích vật chất là một động lực của sự phát triển). Sau đổi mới, tưduy của chúng ta về kinhtế có nhiều sự phát triển so với trước. Nhìn khái quát đã có những sự thay đổi lớn như sau: - Từ quan niệm chủ nghĩa xã hội chỉ có một chế độ sở hữu duy nhất là chế độ công hữu về tất cả cáctưliệu sản xuất (bao gồm sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể) đã đi đến quan niệm nền kinhtế của ta hiện nay và sau này có ba chế độ sở hữu cơ bản là toàn dân, tập thể, tư nhân, trên cơ sở đó, hình thành nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinhtế khác nhau như kinhtế nhà nước, kinhtế tập thể, kinhtếtư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân), kinhtếtư bản nhà nước và kinhtế có vốn đầu tư nước ngoài. - Từ quan niệm cho rằng để xây dựng được quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa phải nhanh chóng hoàn thành việc cải tạo kinhtếtư bản tư nhân và kinhtế cá thể tiểu chủ là những thành phần kinhtế phi xã hội chủ nghĩa, đã đến quan niệm rằng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, còn cải tạo quan hệ sản xuất cũ, xây dựng quan hệ sản xuất mới nhất thiết phải phù hợp với từng bước phát triển của lực lượng sản xuất. - Từ quan niệm hai thành phần kinhtế quốc doanh và kinhtế tập thể, với việc xóa bỏ nhanh chóng các thành phần kinhtế phi xã hội chủ nghĩa, ngay từ đầu đã là nền tảng của nền kinhtế quốc dân, đã đi đến quan niệm rằng muốn cho hai thành phần kinhtế ấy ngày càng trở thành nền tảng vững chắc thì phải trải qua một quá trình dài xây dựng, đổimới và phát triển với những bước thích hợp; trong khi đó, vẫn khuyến khích phát triển các thành phần kinhtếtư nhân, coi như thành phần này là động lực quan trọng của phát triển kinhtế và phát triển lực lượng sản xuất. - Từ quan niệm nhà nước phải chỉ huy toàn bộ nền kinhtế theo một kế hoạch tập trung, thống nhất với những chỉ tiêu có tính pháp lệnh áp đặt từ trên xuống, đã đi đến phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước về kinhtế với chức năng quản lý kinh doanh; chức năng quản lý nhà nước về kinhtế và chủ sở hữu tài sản công là thuộc nhà nước, còn chức năng quản lý kinh doanh thì thuộc về doanh nghiệp. Từ chỗ tuyệt đối hóa vai trò của kế hoạch, phủ nhận vai trò của thịtrường đã đi đến thừa nhận thịtrường vừa là căn cứ, vừa là đối tượng của kế hoạch; kế hoạch chủ yếu mang tính định hướng và đặc biệt trên bình diện vĩ mô, còn thịtrường giữ vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn vị kinhtế lựa chọn lĩnh vực hoạt động và phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh. - Từ chỗ chỉ thừa nhận một hình thức phân phối duy nhất chính đáng là phân phối theo lao động đã đi đều quan niệm thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quảkinhtế là chủ yếu, đồng thời phân phối dựa trên mức đóng góp các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi xã hội. Công bằng xã hội thể hiện không phải ở chủ nghĩa bình quân trong kinhtế mà là ở chỗ phân phối hợp lý tưliệu sản xuất và kết quả sản xuất, ở việc tạo điều kiện cho mọi người đến có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình. Không ngăn cấm mọi sự làm giàu mà trái lại khuyến khích mọi người làm giàu chính đáng theo đúng pháp luật, đồng thời thực hiện xóa đói giảm nghèo, hạn chế phân cực quá đáng hai đầu. Xét về thời gian, dưới góc độ kinhtếthị trường, tưduy của chúng ta cũng được đổimớiqua nhiều bước. Bước I: Thừa nhận cơ chế thịtrường nhưng không coi nền kinhtế của ta là kinhtếthị trường. Nói cơ chế thịtrường là chỉ nói về mặt cơ chế quản lý chứ không phải nói về toàn bộ đặc điểm, tính chất và nội dung của nền kinh tế. Do đó, trong khi phê phán nghiêm khắc cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp và đề ra chủ trươngđổimới quản lý kinhtế (một bộ phận của đường lối đổimới toàn diện), Đại hội VI khẳng định: “thực chất của cơ chế mới về quản lý kinhtế là cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ”. Phát triển thêm một bước, Đại hội VII (qua Cương lĩnh) đã xác định nền kinhtế của ta là “nền kinhtế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước”. Bước II: Coi kinhtếthịtrường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản, không đối lập với chủ nghĩa xã hội. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1/1994) nhận định: Cơ cấu kinhtế nhiều thành phầ đang hình thành. Và cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang trở thành cơ chế vận hành của nền kinh tế. Có nghĩa là nền kinhtế của ta là nền kinhtế hàng hóa nhiều thành phần, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, còn có chế vận hành của nền kinhtế đó là cơ chế thịtrường có sự quản lý của Nhà nước. Gần cuối nhiệm kỳ Đại hội VII, tại một nghị quyết của Bộ Chính trị về công tác lý luận đã nhận định: “Thị trường và kinhtếthịtrường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của văn minh nhân loại”. Theo nhận định này, thị trường, kinh tếthịtrường đã từng tồn tại và phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau. Nó có trước chủ nghĩa tư bản, trong chủ nghĩa tư bản và cả sau chủ nghĩa tư bản. Nếu trước chủ nghĩa tư bản nó vận động và phát triển ở mức khởi phát, manh nha, còn ở trình độ thấp thì trong xã hội tư bản chủ nghĩa, nó đạt tới đỉnh cao đến mức chi phối toàn bộ cuộc sống của con người trong xã hội đó, làm cho người ta nghĩa rằng nó chính là chủ nghĩa tư bản. Như vậy, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, kinh tếthịtrường còn tồn tại là tất yếu. Vấn đề ở đây là liệu kinhtếthịtrường có đối lập với chủ nghĩa xã hội không, và liệu việc xây dựng chủ nghĩa xã hội có đi đến phủ định kinhtếthịtrường để rồi tạo nên một nền kinhtế hoàn toàn khác về chất là kinhtế xã hội chủ nghĩa, nền kinhtế vận động theo các quy luậtd dặc thù của chủ nghĩa xã hội hay không? Câu trả lời là không. Quan điểm này cũng chính là quan điểm của Đại hội VIII (1996) khi Đại hội chủ trương: “Xây dựng nền kinhtế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thịtrường đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng, xã hội chủ nghĩa”. Bước III: Coi kinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinhtế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ. Đại hội IX của Đảng (2001) ghi rõ: Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinhtế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đó chính là nền kinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục đích của nền kinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinhtế để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Kinhtếthịtrường định hướng xã hội có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinhtế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinhtế nhà nước cùng với kinhtế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc. Theo Nghị quyết của Đại hội IX, các thành phần kinhtếkinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần đó bao gồm cả kinhtế nhà nước, kinhtế tập thể, kinhtế cá thể tiểu chủ, kinhtếtư bản tư nhân, kinhtếtư bản nhà nước và kinhtế có vốn đầu tư nước ngoài. Bước IV: Gắn kinhtếthịtrường của nước ta với nền kinhtếthịtrương toàn cầu hóa, hội nhập kinhtế quốc tế ngày càng sâu và đầy đủ hơn. Đại hội X của Đảng chủ trương: “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinhtếthịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Bốn nội dung quan trọng nhất là: nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinhtế nước ta, nâng cao vai trò và hoàn thiện quản lý của Nhà nước, phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các loại thịtrường cơ bản theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh, phát triển mạnh các thành phần kinhtế và các loại hình sản xuất, kinh doanh. Điều quan trọng hơn nữa là với chủ đề: “Tích cực và chủ động hội nhập kinhtế quốc tế”, Đại hội đã quyết định đẩy mạnh hoạt động kinhtếđối ngoại, hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinhtế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất nước làm mục tiêu cao nhất. Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO vào tháng 1-2007 đánh dấu một bước phát triển cao của quá trình hàng chục năm thực hiện hội nhập kinhtế quốc tế của nước ta. . KINH TẾ THỊ TRƯỜNG QUA CÁC BƯỚC ĐỔI MỚI TƯ DUY Trước đổi mới, chúng ta coi kinh tế xã hội chủ nghĩa và kinh tế tư bản chủ nghĩa (hay kinh tế thị trường) . cả kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bước