kiem tra NV 9

26 4 0
kiem tra NV 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông những người khác đáng cảm phục hơn nhiều ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét => Tóm [r]

(1)NGỮ VĂN ÔN TẬP: PHẦN TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM BÀI 1: LÀNG (Kim Lân) A Kiến thức cần nhớ Tác giả - Kim Lân tên là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 quê làng Phù Lưu, huyện Từ Sơn, tỉnh Hà Bắc - Kim Lân là nhà văn có sở trường truyện ngắn - Kim Lân am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông dân Truyện ông viết sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ người nông dân =>Chính hai đặc điểm trên đã tạo nên thành công tác giả truyện “Làng” B Tập làm văn : Đề: Truyện ngắn “Làng” Kim Lân gợi cho em suy nghĩ gì chuyển biến tình cảm người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp? Dàn ý I Tìm hiểu đề - Yêu cầu cách thức nghị luận: suy nghĩ - Yêu cầu vấn đề nghị luận: Những chuyển biến tình cảm người nông dân Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp mà tiêu biểu là nhân vật ông Hai II Dàn ý: A Mở bài : - Kim Lân là nhà văn am hiểu sống nông thôn và người dân Miền Bắc Ông có sở trường viết truyện ngắn và truyện ông thường viết đề tài nông dân Truyện ngắn “Làng” ông sáng tác lúc kháng chiến chống Pháp bùng nổ trên quy mô toàn quốc Đây là tác phẩm xuất sắc thể thành công hình ảnh người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến mà tình yêu làng quê đã hoà nhập tròng lòng yêu nước và tinh thần người dân kháng chiến Nhân vật ông Hai truyện có nét tình cảm cao đẹp và đáng quý đó B Thân bài: Tình yêu làng nói chung: - Ở người nông dân, thực tình yêu làng quê là chất có tính truyền thống Yêu làng, gắn bó với làng, tự hào làng mình vốn là tâm lý quen thuộc có tính gốc rễ Vậy người nông dân thường tự hào, hãnh diện làng: Làng ta phong cảnh hữu tình Dân cư giang khúc hình long Luận điểm bao trùm bài nghị luận : Ở nhân vật ông Hai, tình yêu quê hương, yêu làng Dầu đã quyện chặt với lòng yêu nước Đây là vẻ đẹp đáng quý nhân vật, là điều tâm huyết mà nhà văn muốn nói với người đọc a Luận điểm : Tình yêu làng, yêu nước ông Hai tản cư - Cũng bao người Việt Nam khác ông Hai có quê hương để yêu thương, gắn bó Làng chợ Dầu luôn là niềm tự hào, kiêu hãnh ông Kháng chiến bùng nổ, người dân phải dời làng sơ tán, ông Hai theo dòng người sơ tán đến miền quê xa xôi, hẻo lánh Ông Hai thực buồn phải xa làng Ở nơi tản cư, lòng ông đau đáu nhớ quê, “ nghĩ ngày làm việc cùng anh em”, ông nhớ làng quá - Ông Hai luôn khoe và tự hào cái làng Dầu không vì nó đẹp mà còn nó tham gia vào chiến đấu chung dân tộc - Ông luôn tìm cách nghe tin tức kháng chiến “chẳng sót câu nào” Nghe nhiều tin hay , tin chiến thắng quân ta, ruột gan ông múa lên, náo nức, bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc đầu óc (2) b Luận điểm 2: Tình yêu làng, yêu nước ông Hai nghe tin làng theo giặc : (Nhưng nghe tin làng chợ Dầu theo giặc thì bao nhiêu tình cảm tốt đẹp ông Hai nhiên biến thành nỗi lo âu, dằn vặt) - Khi nghe tin quá đột ngột, ông Hai sững sờ, xấu hổ và uất ức: “cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân Ông lão lặng tưởng không thở được” Khi trấn tĩnh lại phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy” Nhưng người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định họ “vừa lên” làm ông không thể không tin Niềm tự hào làng là sụp đổ tan tành trước cái tin sét đánh Cái mà ông yêu quý đã lại quay lưng lại với ông Không xấu hổ trước bà mà ông tự thấy ông hạnh phúc riêng ông, đời ông chết nửa - Từ lúc tâm trí ông Hai còn có cái tin xâm chiếm, nó thành nỗi ám ảnh day dứt Ông tìm cách lảng tránh lời bàn tán và cúi gằm mặt xuống Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “ cúi gằm mặt mà đi”, đến nhà ông nằm vật giường, tủi thân nhìn đàn con, “nước mắt ông lão giàn ra” Bao nhiêu câu hỏi dồn xoắn xuýt, bủa vây làm tâm trạng ông rối bời đau đớn, hụt hẫng đến mê dại, dằn và gay gắt Ông cảm thấy chính ông mang nỗi nhục tên bán nước theo giặc, các ông mang nỗi nhục - Suốt ngày ông không dám đâu Ông quanh quẩn nhà, nghe ngóng tình hình bên ngoài “Một đám đông túm lại, ông để ý, dăm bảy tiếng cười nói xa xa, ông chột Lúc nào ông nơm nớp tưởng người ta để ý, người ta bàn tán đến “cái chuyện ây” Thoáng nghe tiếng Tây, Việt gian, cam –nhông… là ông lủi góc nhà, nín thít Thôi lại chuyện rồi!” - Nhưng chính lúc này, tình cảm đẹp người ông Hai lại càng bộc lộ rõ hết Những đau đớn, dằn vặt, hổ thẹn đến cùng đã đẩy ông Hai vào tình phải lựa chọn Quê hương và Tổ Quốc, bên nào nặng hơn? Quê hương đáng yêu, tự hào Nhưng đây dường nghĩ tới đó, lòng ông Hai đã nghẹn đắng lại Tình yêu quê hương và tình yêu tổ quốc xung đột dội lòng ông Một ý nghĩ tiêu cực thoáng qua đầu: Hay là quay làng Nhưng ông cảm thấy “rợn người” Ông đã nhớ làng da diết, ao ước trở làng Nhưng “vừa chớm nghĩ, ông lão phản đối ngay” vì “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ” Cuối cùng ông đã định: “không thể được! Làng thì yêu thật, làng theo Tây thì phải thù” Như vậy,tình yêu làng có thiết tha, mãnh liệt đến đâu, không thể mạnh tình yêu đất nước - Chuẩn mực cho tình yêu và niềm tự hào quê hương, ông Hai lúc là kháng chiến Tuy đau xót tưởng chừng bế tắc cõi thẳm sâu lòng, người nông dân hướng kháng chiến, tin điều tốt đẹp, cố giữ cho tâm hồn không vẩn đục, để đón đợi điều gì đỡ đau đớn, tuyệt vọng + Khi tâm với đứa nhỏ còn ngây thơ, nghe nói: “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh”, nước mắt ông Hai giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má, giọng ông nghẹn lại: “ừ đúng rồi, ủng hộ cụ Hồ nhỉ?” Phải chăng, tâm hồn người nông dân chất phác không phút nào nguôi ngoai nỗi nhớ quê hương, yêu quê hương và nỗi đau đớn nghe tin quê hương rời xa công việc chiến đấu chung đất nước giờ? Tâm với đứa con, ông Hai muốn bảo nhớ câu “nhà ta làng chợ Dầu” Đồng thời ông nhắc con- là tự nhắc mình “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh” Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng thật sâu nặng, bền vững và thiêng liêng: “Cái lòng bố ông là đấy, có đám đơn sai Chết thì chết có đám đơn sai” c Luận điểm 3: Tình yêu làng, yêu nước ông Hai nghe tin làng kháng chiến (Niềm vui ông Hai tin đồn cải chính - Đến biết đích xác làng Dầu yêu quý ông không phải là làng Việt gian, nỗi vui mừng ông Hai thật là vô bờ bến: “Ông múa tay lên mà khoe cái tin với người”, mặt ông “tươi vui, rạng rỡ hẳn lên ” Đối với người nông dân, nhà là nghiệp đời, mà ông sung sướng hể loan báo cho người biết cái tin “Tây nó đốt nhà tôi bác ạ” cách tự hào niềm hạnh phúc thực mình Đó là nỗi lòng sung sướng trào hồn nhiên không thể kìm nén người dân quê biết làng mình là làng yêu nước cho nhà mình bị giặc đốt Tình yêu làng ông Hai thật là sâu sắc và cảm động (3) - So với lão Hạc truyện ngắn cùng tên nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng Tám, rõ ràng ta thấy ông Hai có điểm tiến vượt bậc nhận thức, tâm hồn, tình cảm và tính cách Đó chính là nhờ vào đường lối giác ngộ cách mạng Đảng, Bác Hồ mà học có Lão Hạc và ông Hai có điểm tính cách khác họ có phẩm chất người nông dân giống nhau, hiền lành, chất phác, lương thiện Khi cách mạng tháng Tám thành công đã đem đến đổi đời cho người nông dân Từ thân phận nô lệ phụ thuộc họ trở thành người tự làm chủ đời, làm chủ đất nước Từ đó đã củng cố và làm tảng vững cho tình yêu quê hương, đất nước, trở thành tình cảm vững bền, thiêng liêng sâu nặng, nồng cháy => Trong hoàn cảnh toàn dân hướng tới kháng chiến chống pháp, bảo vệ độc lập dân tộc, ông Hai đã biết đặt tình yêu đất nước lên trên tình yêu cá nhân mình với làng chợ Dầu, ông dành tất cho cách mạng Đó chính là nét đẹp người ông Hai nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung - Văn hào I li a, E ren bua có nói: …” Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu tổ quốc Ông Hai đúng là người Niềm vui, nỗi buồn ông gắn bó với làng Lòng yêu làng ông chính là cội nguồn lòng yêu nước d Luận điểm 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật ông Hai - Nhà văn Kim Lân đã khá thành công xây dựng nhân vật ông Hai, lão nông cần cù, chất phác, yêu mến, gắn bó với làng quê máu thịt + Nhà văn đã chọn tình khá độc đáo là thử thách bên bộc lộ chiều sâu tâm trạng + Tâm lý nhân vật nhà văn miêu tả cụ thể, gợi cảm qua các diễn biến nội tâm, qua các ý nghĩ, cảm giác, hành vi, ngôn ngữ Đặc biệt là nhà văn đã diễn tả đúng và gây ấn tượng mạnh mẽ ám ảnh, day dứt tâm trạng nhân vật Như nghe tin làng theo giặc thì bị dằn vặt, đau khổ : « Đã ba bốn hôm nay, ông Hai không bước chân đến ngoài, đến bên bác Thứ ông không dám sang Suốt ngày ông quanh quẩn cái gian nhà chật chội mà nghe ngóng …… thôi lại chuyện » Khi tin đồn cải chính thì « cái mặt buồn thỉu ngày tươi vui, rạng rỡ hẳn lên » Hay miêu tả đúng các « phản ứng » hành động người nông dân hiền lành, chất phác và chưa đọc thông, viết thạo : Khi muốn biết tin tức thì : « ông đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc nghe lỏm » Khi nghe tin làng theo giặc thì « ông Hai cúi gằm mặt xuống mà » « nắm chặt hai bàn tay mà rít lên : « chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã này » Khi tin đồn cải chính thì « ông lão múa tay lên mà khoe cái tin đồn với người Ngoài còn phải kể đến các hành động, lời nói, suy nghĩ nhân vật ông Hai mối quan hệ với các nhân vật khác : Bà Hai, các con, mụ chủ nhà… + Các hình thức trần thuật (đối thoại, độc thoại….) C Kết bài: - Sức hấp dẫn hình tượng nhân vật ông Hai - Thành công nhà văn xây dựng nhân vật ông Hai (kết bài tham khảo) Qua truyện ngắn “Làng”, tác giả đã khắc hoạ thành công hình tượng người nông dân yêu làng, yêu nước hồn nhiên chất phác xúc động Hình tượng nhân vật ông Hai vừa phản ánh chân thực nếp cảm, nếp nghĩ người nông dân Việt Nam thời kì đầu kháng chiến chống Pháp, vừa có ý nghĩa giáo dục sâu sắc nhiều hệ bạn đọc Qua truyện ngắn này, ta có thể hiểu cách sâu sắc thêm hình ảnh người dân kháng chiến Việt Nam với tình yêu quê hương đất nước BÀI : LẶNG LẼ SA PA (Nguyễn Thành Long) A Kiến thức cần nhớ I Tác giả - Nguyễn Thành Long (1925 -1991), quờ huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam Trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 -1954) hoạt động văn nghệ liên khu V, sau 1954 ông tập kết Bắc, chuyên sáng tác (4) - Ông là cây bút văn xuôi đáng chú ý năm 1960 -1970, chuyên viết truyện ngắn và ký Đề tài hướng vào sống sinh hoạt, lao động đời thường - Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ và ánh lên vẻ đẹp người, mang ý nghĩa sâu sắc Truyện ông thường mang chất ký, mang vẻ đẹp thơ mộng trẻo - Ông viết nhiều, đã cho in hàng chục tập truyện ngắn và ký Tác phẩm chính: Bát cơm cụ Hồ (1955), Gió bấc gió nồm (1956), Chuyện nhà chuyện xưởng (1962), Trong gió bão (1963), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa xanh (1972) , Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nào, xế chiều nào (1984) II Tác phẩm 1.Hoàn cảnh : Truyện viết năm 1970, là kết chuyến thực tế lên Lào Cai tác giả Truyện rút từ tập Giữa xanh xuất năm1972 Phân tích truyện ngăn “Lặng lẽ Sa Pa” Nguyễn Thành Long để thấy vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa và người Sa Pa I - Mở bài: - Nguyễn Thành Long là cây bút văn xuôi truyện ngắn đáng chú ý văn học Việt Nam đại Ông là cây bút cần mẫn lao động nghệ thuật, lại chú trọng thâm nhập thực tế “LLSP” chính là kết chuyến thực tế ông - Truyện viết năm 1970, không khí nước hào hùng đánh Mĩ và tâm thắng Mĩ, miền Bắc bên cạnh nhiệm vụ trực tiếp đánh Mĩ và chi viện trực tiếp cho Miền Nam còn phải đẩy mạnh công xây dựng CNXH làm sở vững để đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn - Truyện đầy chất thơ: cái thơ mộng, vẻ huyền ảo lung linh thiên nhiên Sa Pa quyện chặt với cái đẹp tâm hồn người - lớp trí thức trẻ ngày đêm lo nghĩ và làm việc hết mình cho đất nước, cho cách mạng Chất thơ còn nằm vẻ đẹp mối quan hệ người với cách dựng truyện tác giả, thấm đến chi tiết truyện II – Thân bài: Giới thiệu cốt truyện, nhân vật - “LLSP” có cốt truyện đơn giản, xoay quanh gặp gỡ bất ngờ ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh niên làm công tác trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi đã để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp cho cô gái và ông họa sĩ già người làm việc say mê mà thầm lặng cho đất nước mà tiêu biểu là anh niên - nhân vật chính truyện - cái lặng lẽ Sa Pa, nơi mà người ta tưởng có nghỉ ngơi - Các nhân vật phụ (ông họa sĩ, cô gái, bác lái xe) không tham gia vào câu chuyện mà còn góp phần làm rõ nhân vật chính và chủ đề truyện - Truyện có chất thơ bàng bạc toát lên từ các chi tiết, từ khung cảnh thiên nhiên Sa Pa đẹp tranh và chất thơ còn chính tâm hồn các nhân vật với suy nghĩ, cảm xúc thật sáng, đẹp đẽ Chất thơ truyện lại liền với chất họa Truyện có thể xem là tranh đẹp, tranh cảnh thiên nhiên Sa Pa, gặp gỡ ba nhân vật và chân dung kí họa nhân vật chính – anh niên Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa -Trước hết,”LLSP” là tranh thiên nhiên thơ mộng, huyền ảo, độc đáo làm say đắm lòng người - Vẻ đẹp Sa Pa bắt đầu rặng đào với đường núi quanh co uốn lượn kề bên thác trắng xóa - Sa Pa còn đẹp và thơ mộng cánh đồng cỏ thung lũng, đàn bò lang cổ đeo chuông thung thăng gặm cỏ - Trong khung cảnh rộng lớn thiên nhiên, đất trời, điểm xuyết tia nắng thật kì lạ: “ Nắng bây bắt đầu len tới đốt cháy rừng cây, cây thông cao quá đầu, rung tít nắng ngón tay bạc…”, “nắng mạ bạc đèo” (5) - Mây Sa Pa tác giả tả nhiều và lạ: “Mây mù ngang tầm với cầu vồng Mây hắt quạt trắng lên từ các thung lũng”, “mây bị nắng xua, cuộn tròn lại cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn vào gầm xe” - Không có vậy, Sa Pa còn tô điểm thêm màu sắc tươi sáng các loại cây lạ, và là các loại hoa Thật bất ngờ nhìn thấy “những cây tử kinh nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh rừng” Còn hoa Sa Pa thật đẹp, mùa hè đã rực rỡ ngát hương với “ hoa dơn, thược dược, lay ơn, vàng, tím, đỏ, hồng phấn, tổ ong… =>Phong cảnh Sa Pa đẹp biết nhường nào Được ngắm nhìn thiên nhiên Sa Pa ta có cảm giác chiêm ngưỡng tác phẩm hội họa lung linh, kì ảo Con mắt nhìn tinh tế trái tim nghệ sĩ biết yêu và rung động trước cái đẹp Nguyễn Thành Long và bút pháp lãng mạn đã chọn lọc nét đẹp tiêu biểu thiên nhiên Sa Pa, khơi gợi lòng ta tình yêu quê hương đất nước Vẻ đẹp người Sa Pa Truyện không là tranh lãng mạn cảnh đẹp thiên nhiên Sa Pa, mà còn ngợi ca người say mê lao động với lòng nhiệt huyết đáng trân trọng - Truyện “LLSP” đưa bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư trường và anh niên trạm khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét Anh niên là nhân vật chính truyện không xuất từ đầu truyện mà gặp gỡ chốc lát các nhân vật với anh, xe họ dừng lại nghỉ Nhân vật chốc lát, đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận ấn tượng, “ký họa chân dung” anh, dường anh lại khuất lấp vào mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở núi cao Sa Pa Nhân vật anh niên đủ người nhận “Trong cái im lặng Sa Pa, Sa Pa mà nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có người làm việc và lo nghĩ cho đất nước a Nhân vật anh niên - Hoàn cảnh sống và làm việc anh khá đặc biệt: mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng cỏ cây và mây núi Sa Pa Công việc anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” Công việc đòi hỏi phải tỉ mỉ, chính xác và có tinh thần trách nhiệm cao “Nửa đêm, đúng “ốp" thì dù mưa tuyết, giá lạnh nào phải trở dậy ngoài trời làm công việc đã quy định” Nhưng cái gian khổ là phải vượt qua cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng mình trên đỉnh núi cao không bóng người - hoàn cảnh thật đặc biệt - Điều gì đã giúp anh có thể vượt lên hoàn cảnh ấy? + Trước hết đó là ý thức công việc mình và lòng yêu nghề, thấy công việc thầm lặng là có ích cho sống, cho người Khi biết là lần phát kịp thời đám mây khô mà anh đã góp phần vào chiến thắng không quân ta bắn rơi nhiều máy bay Mĩ trên bầu trời Hàm Rồng, anh thấy mình “thật hạnh phúc” + Anh đã có suy nghĩ thật đúng và sâu sắc công việc sống người: “… Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, lại gọi là mình được? Huống chi công việc cháu gắn liền với công việc bao anh em, đồng chí Công việc cháu gian khổ đấy, cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” Những lời tâm giản dị, chất phác quá, hồn nhiên và vô tư quá Lời tâm đã toát lên vẻ đẹp nhân cách đáng trân trọng, gây xúc động mạnh mẽ lòng người đọc.Quả là công việc đã trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc và là lẽ sống đời anh Động làm việc đúng đắn và phương châm sống cao đẹp anh: làm việc vì người, vì Tổ quốc đã khiến cho ông họa sĩ và chúng ta phải tự nhủ thầm”người trai đáng yêu thật” + Cuộc sống anh không cô đơn, buồn tẻ còn vì anh có nguồn vui khác ngoài công việc – đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy lúc nào có người bạn để trò chuyện + Anh tổ chức, xếp sống mình trạm khí tượng thật ngăn nắp, chủ động; nào trồng hoa, nào nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài làm việc (6) - Ở người niên còn có nét tính cách và phẩm chất đáng mến nữa: cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm người, khao khát gặp gỡ, trò chuyện với người (tinh thần anh với bác lái xe, thái độ ân cần, chu đáo, cảm động, vui mừng anh có khách xa đến thăm bất ngờ…) Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và đóng góp mình là nhỏ bé Khi ông họa sĩ muốn vẽ chân dung anh, anh nhiệt thành giới thiệu với ông người khác đáng cảm phục nhiều (ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán nghiên cứu lập đồ sét) => Tóm lại, số chi tiết và cho xuất khoảnh khắc truyện, tác giả đã phác họa chân dung nhân vật chính với nét đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và suy nghĩ sống, ý nghĩa công việc - Nhân vật anh niên còn qua nhìn nhận, suy nghĩ, đánh giá các nhân vật khác: bác lái xe, ông họa sĩ, cô gái Qua cách nhìn và cảm xúc người, hình ảnh anh niên thêm rõ nét và đáng mến b.Bác lái xe: qua lời kể nhân vật này, ông họa sĩ và cô gái truyện người đọc kích thích chú ý, đón chờ xuất anh niên – nhân vật chính truyện mà theo lời bác lái xe là “một người cô độc gian” Cũng qua lời kể bác mà ta biết nét sơ lược nhân vật chính và nỗi “thèm” gặp người anh lên sống mình trên đỉnh núi cao quanh naă lạnh lẽo có cỏ cây và mây mù c Nhân vật ông họa sĩ già: Đây là nhân vật gần với quan điểm trần thuật tác giả Qua quan sát, ý nghĩ ông họa sĩ già - người trải sống và am tường nghệ thuật – nhân vật chính rõ nét và đẹp đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh ý nghĩa sống, nghệ thuật - Ngay từ phút đầu gặp anh niên, trải nghề nghiệp và niềm khao khát người nghệ sĩ tìm đối tượng nghệ thuật, ông đã xúc động và bối rối “vì họa sĩ đã bắt gặp điều thật ông ao ước biết, ôi, nét thôi đủ khẳng định tâm hồn, khơi gợi ý sáng tác…” - Ông họa sĩ muốn ghi lại hình ảnh anh niên nét bút kí họa, và “người trai đáng yêu thật, làm cho ông nhọc quá Với điều làm cho người ta suy nghĩ anh Và điều anh suy nghĩ…” - Những xúc cảm và suy tư nhân vật họa sĩ người niên và điều khác (ví dụ nghệ thuật với sức mạnh và bất lực nó mảnh đất Sa Pa…) gợi lên từ câu chuyện anh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa đựng chiều sâu tư tưởng d.Nhân vật cô gái: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh niên, điều anh nói, chuyện anh kể người khác đã khiến cô “bàng hoàng”, cô hiểu thêm sống mình dũng cảm tuyệt đẹp người niên, cái giới người anh” và quan trọng là đường mà cô đã lựa chọn, cô tới (việc lên công tác miền núi) Đây là cái “bàng hoàng” đáng lẽ cô phải biết yêu, bây cô biết, nó còn giúp cô đánh giá đúng mối tình nhạt nhẽo mà cô đã từ bỏ và yên tâm định đó mình Đó là bừng dậy tình cảm lớn lao, cao đẹp người ta gặp ánh sáng đẹp đẽ tỏa từ sống, từ tâm hồn người khác Cùng với “bàng hoàng” là tình cảm hàm ơn với người niên, không phải vì bó hoa to mà anh tặng cô cách vô tư mà còn vì “một bó hoa nào khác nữa, bó hoa háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô” =>Tóm lại, thông qua cảm xúc và suy nghĩ cùng thái độ cảm mến các nhân vật phụ, hình ảnh nhân vật anh niên càng rõ nét và đẹp hơn, gợi nhiều ý nghĩa là đã lọc qua thứ ánh sáng tâm hồn trẻo và rực rỡ khiến hình ảnh rạng rỡ hơn, ánh lên nhiều sắc màu Đây là thủ pháp nghệ thuật mà tác giả đã sử dụng thành công việc xây dựng nhân vật chính truyện e Ngoài ra, tác phẩm còn có nhân vật không xuất trực tiếp mà giới thiệu gián tiếp, góp phần thể chủ đề tác phẩm - Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi vườn chăm chú quan sát lấy mật ong tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm tốt - Đó là anh cán nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước (7) - Họ tạo thành cái giới người anh niên trạm khí tượng, người miệt mài lao động khoa học lặng kẽ mà khẩn trương vì lợi ích đất nước, vì sống người Khái quát, đánh giá Truyện “LLSP” ngợi ca người lao động anh niên làm công tác khí tượng và cái giới người anh Tác giả muốn nói với người đọc: “Trong cái lặng im Sa Pa (…), có người làm việc và lo nghĩ cho đất nước” Đồng thời qua câu chuyện anh niên, tác phẩm gợi vấn đề ý nghĩa và niềm vui lao động tự giác, vì mục đích chân chính người: dù hoàn cảnh đơn độc thiên nhiên vắng lặng quanh năm mà người không cô đơn, buồn tẻ người ta tìm thấy ý nghĩa công việc và sống mình III - Kết luận: “Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn đầy chất thơ Nguyễn Thành Long Nó ngân nga nhẹ nhàng thơ mộng ngòi bút tả cảnh với tranh lung linh, kì ảo, nó đằm thắm ấm áp, lắng sâu câu văn tả tình với mẩu chuyện xúc động, đáng yêu Cảnh mơ màng lung linh, còn người ta đã thấy, chân dung, lời nói, ý nghĩ, hành động ngân lên vang âm ngào, êm ái Tất làm nên cái chất thơ người, sống Văn xuôi truyện ngắn mà giầu nhịp điệu, âm thanh, êm ái bài thơ… 3.Trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề câu chuyện vào lời nhận xét ngắn gọn: “Trong cái lặng im Sa Pa, dinh thự cũ kĩ Sa Pa mà nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có người làm việc và lo nghĩ vậy cho đất nước…” Hãy phân tích truyện để làm rõ vẻ đẹp người lao động và ý nghĩa cao quý công việc thầm lặng I Tìm hiểu đề: - Thể loại: Nghị luận truyện - Nội dung nghị luận: Vẻ đẹp người lao động “Lặng lẽ Sa Pa” - Cách thức nghị luận: phân tích II Lập dàn ý: A Mở bài: - Nguyễn Thành Long là cây bút văn xuôi truyện ngắn đáng chú ý văn học Việt Nam đại Ông là cây bút cần mẫn lao động nghệ thuật, lại chú trọng thâm nhập thực tế “LLSP” chính là kết chuyến thực tế ông - Truyện viết năm 1970, không khí nước hào hùng đánh Mĩ và tâm thắng Mĩ, miền Bắc bên cạnh nhiệm vụ trực tiếp đánh Mĩ và chi viện trực tiếp cho Miền Nam còn phải đẩy mạnh công xây dựng CNXH làm sở vững để đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn - Trong truyện, tác giả Nguyễn Thành Long đã gửi gắm chủ đề câu chuyện vào lời nhận xét ngắn gọn : « Trong cái lặng im Sa Pa, dinh thự cũ kỹ Sa Pa, Sa Pa mà nghe tên, người ta đã nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi, có người làm việc và lo nghĩ cho đất nước » II – Thân bài: 1.Giải thích rõ câu văn mang nội dung, chủ đề tác phẩm “LLSP”: Ca ngợi vẻ đẹp bình dị đẹp đẽ người lao động và ý nghĩa cao quý công việc lặng thầm 2.Phân tích số nhân vật truyện (anh niên, ông kỹ sư vườn rau Sa Pa, anh cán nghiên cứu đồ sét) để làm rõ chủ đề truyện a Anh TN là nhân vật chính truyện, dù không xuất từ đầu truyện mà gặp gỡ chốc lát các nhân vật với anh, xe họ dừng lại nghỉ đã đủ để các nhân vật khác kịp nghi nhận ấn tượng, “kí hoạ chân dung” anh dường anh lại khuất lấp vào mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở núi cao Sa Pa (8) - Hoàn cảnh sống và làm việc: Một mình trên đỉnh núi cao 2600m quanh năm suốt tháng cô đơn cỏ cây và mây mù lạnh lẽo Công việc anh là “đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu Ngày đêm lần(1giờ, 4giờ, 11 giờ, 19 giờ) đặn và chính xác, đòi hỏi tinh thần trách nhiệm cao dù mưa nắng, gió bão, nửa đêm tuyết rơi phải ốp Tuy nhiên cái gian khổ công việc chưa đáng sợ cái gian khổ hoàn cảnh sống: đó là cô đơn, vắng vẻ, quanh năm suốt tháng mình trên đỉnh núi cao không bóng người Cô đơn đến mức “thèm người” quá phải kiếm kế dừng xe qua đường để gặp người - Quả thực, điều kiện sống và làm việc đó là thử thách lớn tuổi trẻ vốn khát khao và hành động anh đã vượt qua hoàn cảnh + Trước hết đó là ý thức công việc mình và lòng yêu nghề, thấy ý nghĩa cao quý công việc thầm lặng mình là có ích cho c/s, cho người Anh không tô đậm cái gian khổ công việc, anh nhấn mạnh niềm hạnh phúc biết mình đã góp phần phát kịp thời đám mây khô mà nhờ đó “không quân ta hạ bao nhiêu phản lực Mĩ trên cầu Hàm Rồng” + Anh đã có suy nghĩ và quan niệm đúng đắn và sâu sắc sống và công việc sống người Công việc anh gắn bó với bao người, ngày anh phải lần nói chuyện với trung tâm Huống chi còn bao người làm việc hoàn cảnh khó khăn, cô độc hơn, chẳng hạn anh bạn đỉnh Hoàng Liên Sơn cao 3142m là độ cao lí tưởng! Nếu không có công việc, không vì công việc thì đó là sống cô đơn thực sự, buồn đến chết Có lẽ đây là tâm chân thành mà sâu sắc anh: “khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, gọi là mình được? Huống chi việc cháu gắn liền với công việc bao anh em, đồng chí Công việc cháu gian khổ đấy, cất nó đi, cháu buồn đến chết mất” - Nhưng C/s anh không cô đơn vì anh còn có nguồn vui khác ngoài công việc - đó là niềm vui đọc sách mà anh thấy lúc nào có người để trò chuyện (khi bác lái xe đưa gói sách cho anh, anh “mừng quýnh” bắt vàng + Anh biết tổ chức, xếp sống khoa học, ngăn nắp, tươi tắn,chủ động: đọc sách, chăm hoa, nuôi gà, tự học Thế giới riêng anh là công việc : “một nhà ba gian, sẽ, với bàn ghế, sổ sách, biểu đồ, thống kê, máy đàm” Cuộc sống riêng anh “thu gọn lại góc trái gian với giường con, bàn học, giá sách” - Ở người anh niên còn có nhiều nét tính cách và phẩm chất đáng mến: + Sự cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm người, khao khát gặp gỡ và trò chuyện với người Biểu (tình thân với bác lái xe, thái độ ân cần chu đáo, tặng gói tam thất cho vợ bác vừa ốm dậy Vui mừng đến luống cuống, hấp tấp cùng thái độ ân cần chu đáo tiếp đãi người khách xa đến thăm bất ngờ: pha nước, hái hoa tặng khách - cô gái Hà Nội đầu tiên sau năm làm việc, đến thăm anh, thành thực bộc lộ “những điều mà đáng lẽ người ta nghĩ” đến cảm động.Đếm phút vì sợ hết ba mươi phút gặp gỡ vô cùng quý báu.Lưu luyến với khách chia tay, xúc động phải “quay mặt đi” và ấn vào tay ông hoạ sĩ già cái làn trứng làm quà, không dám tiễn khách xe dù chưa đến “ốp”) + Anh còn là người khiêm tốn, thành thực cảm thấy công việc và lời giới thiệu nhiệt tình bác lái xe là chưa xứng đáng, đóng góp mình là bình thường nhỏ bé, anh còn thua ông bố vì chưa đội, trực tiếp chiến trường đánh giặc Khi ông hoạ sĩ kí hoạ chân dung, anh từ chối, e ngại và nhiệt tình giới thiệu người khác đáng vẽ anh nhiều (ông kĩ sư vườn rau Sa Pa, anh cán nghiên cứu đồ sét ) Tóm lại, số chi tiết và anh niên xuất khoảnh khắc truyện, tác giả đã phác hoạ chân dung nhân vật chính với nét đẹp tinh thần, tình cảm, cách sống và suy nghĩ sống, ý nghĩa công việc b Ngoài ra, tác phẩm còn có nhân vật không xuất trực tiếp mà giới thiệu gián tiếp, góp phần thể chủ đề tác phẩm (9) - Đó là ông kĩ sư vườn rau Sa Pa hàng ngày ngồi vườn chăm chú quan sát lấy mật ong tự tay thụ phấn cho hàng vạn cây su hào để hạt giống làm tốt - Đó là anh cán nghiên cứu đã 11 năm ròng túc trực chờ sét để lập đồ sét tìm tài nguyên cho đất nước - Họ tạo thành cái giới người anh niên trạm khí tượng, người miệt mài lao động khoa học lặng kẽ mà khẩn trương vì lợi ích đất nước, vì sống người c Ý nghĩa cao quý lao động thầm lặng qua suy nghĩ, hành động, lời nói nhân vật - Đó là hình ảnh người lao động với phong cách sống đẹp, suy nghĩ đẹp, sống có lý tưởng, quên mình vì sống chung, vô tư, lặng thầm, cống hiến hết mình cho đất nước, say mê, miệt mài, khẩn trương làm việc - Họ có lòng nhân hậu thật đáng quý, có tác phong sống thật đẹp Cuộc sống họ âm thầm, bình dị cao đẹp, làm nên vẻ đẹp đích thực người, có sức thuyết phục, lan toả với người xung quanh III - Kết luận: “Lặng lẽ Sa Pa” là truyện ngắn đầy chất thơ Nguyễn Thành Long Cảnh mơ màng lung linh, còn người ta đã thấy, chân dung, lời nói, ý nghĩ, hành động ngân lên vang âm ngào, êm ái Tâm hồn và việc làm ng ười lao động truyện đã gieo vào lòng em nhiều tình cảm, thôi thúc em muốn cống hiến, muốn làm gì đó có ích cho xã hội như nhà thơ đã nói: “Sống là cho đâu nhận riêng mình” Bài : CHIẾC LƯỢC NGÀ (Nguyễn Quang Sáng) A Kiến thức cần nhớ Tác giả : - Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, ông tham gia đội, hoạt động chiến trường Nam Bộ Từ sau năm 1954, tập kết Bắc công tác phòng văn nghệ Đài tiếng nói Việt Nam và bắt đầu viết văn Từ đó ông công tác Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập cho tuần báo Văn nghệ và Hội nhà văn Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học - Tác phẩm Nguyễn Quang Sáng có nhiều thể loại : truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch phim và viết sống và người Nam Bộ hai kháng chiến sau hoà bình - Lối viết Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ Hoàn cảnh sáng tác : « Chiếc lược ngà » viết năm 1966, tác giả hoạt động chiến trường Nam Bộ, thời kì kháng chiến chống Mĩ và đưa vào tập truyện cùng tên Văn đoạn trích là phần truyện, tập trung thể tình cảm cha ông Sáu và bé Thu Ngôi kể : - Tác giả đã kể chuỵên từ nhân vật “Tôi”- người chứng kiến câu chuyện Ngôi kể này đã tạo giọng điệu kể chuyện thủ thỉ, gợi cảm giác chân thực và gần gũi với người đọc Khi cần có thể bày tỏ trực tiếp cảm xúc, thái độ kiện và nhân vật 4- Tên chuỵên “chiếc lược ngà” là cầu nối tình cảm hai cha ông Sáu Chiếc lược ngà là kỉ vật người cha vô cùng yêu để lại cho trước lúc hy sinh Tình truyện ( Truyện ngắn « Chiếc lược ngà » đã sáng tạo tình truyện bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí Đó là tình nào ? Tình đã thể tâm trạng người cha và đứa nào ? ) - Cuộc gặp gỡ hai cha sau năm xa cách, thật trớ trêu là bé Thu không nhận cha Đến lúc em nhận cha và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu lại phải (10) - Ở khu cứ, ông Sáu dồn tất tình yêu thương và mong nhớ đứa vào việc làm lược ngà để tặng con, lược chưa gửi đến tay thì ông Sáu đã hi sinh Tình thứ là tình Và tình này bộc lộ tình cảm mãnh liệt bé Thu với cha thì tình thứ hai bộc lộ tình cảm sâu sắc người cha đứa Nghệ thuật trần thuật truyện : - Truyện «Chiếc lược ngà » khá tiêu biểu cho đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng Là nhà văn Nam Bộ, am hiểu và gắn bó với mảnh đất ấy, Nguyễn Quang Sáng, viết sống và người Nam Bộ chiến tranh và sau hoà bình - Một điểm tạo nên sức hấp dẫn truyện là tác giả đã xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, có yếu tố bất ngờ tự nhiên hợp lí : Bé Thu không nhận cha ông Sáu phép thăm nhà, lại biểu lộ tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay Sự bất ngờ càng gây hứng thú cho người đọc hiểu tính hợp lí các việc, hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn Ở phần sau truyện, tác giả còn tạo thêm bất ngờ nữa, đó là gặp gỡ tình cờ nhân vật người kể chuyện với Thu, đã thành cô giao liên dũng cảm, lần ông cùng đoàn cán theo đường dây giao liên, vươợ qua quãng nguy hiểm Đồng Tháp Mười - Một yếu tố nghệ thuật góp phần tạo nên thành công truyện ngắn này là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp Người kể chuyện vai người bạn thân thiết ông Sáu, không là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật Đồng thời qua ý nghĩ, cảm xúc nhân vật kể chuyện, các chi tiết, việc và nhân vật khác truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng truyện thêm sức thuyết phục + Truyện trần thuật theo lời người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến cảnh ngộ éo le cha ông Cảnh ngộ đã gợi lên bao nhiêu xúc động nhân vật kể chuyện : « tiếng kêu nó tiếng xé, xé im lặng và xé ruột gan người, nghe thật xót xa Đó là tiếng « ba » mà nó cố đè nén bao nhiêu năm nay, tiếng « ba » vỡ tung từ đáy lòng nó » Lòng trắc ẩn, thấu hiểu hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông « thấy khó thở có bàn tay nắm lấy trái tim » + Chọn nhân vật kể chuyện khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc mình, chủ động xen vào ý kiến bình luận, suy nghĩ để dẫn dắt tiếp nhận người đọc, người nghe (VD : đời kháng chiến tôi, tôi chứng kiến không nhiêu chia tay, chưa tôi bị xúc động lần ấy, « cây lược ngà chưa chải mái tóc con, nó gỡ rối phần nào tâm trạng anh ») Đề bài 1: Cảm nhận nhân vật ông Sáu đoạn trích « Chiếc lược ngà » nhà văn Nguyễn Quang Sáng A Mở bài : - Truyện « Chiếc lược ngà » Nguyễn Quang Sáng viết năm 1966, chiến trường Nam Bộ thời kì kháng chiến chống Mĩ diễn ác liệt Truyện viết hoàn cảnh chiến tranh ác liệt lại tập trung nói tình người - cụ thể đây là tình cha cảnh ngộ éo le chiến tranh Đặc biệt tình là tình cảm ông Sáu - người cha cán cách mạng đứa gái nhỏ - Bé Thu thật sâu sắc và cảm động B Thân bài : Tóm tắt qua đời ông Sáu : Ông Sáu là nông dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước đã tham gia hai kháng chiến (đánh Pháp và đánh Mĩ), và đã anh dũng hi sinh Ông Sáu là người cha hi sinh đời để gìn giữ tình cha bất diệt.Vì chiến đấu chung dân tộc, ông Sáu đã mang vế sẹo trên mặt, đã hi sinh vẻ đẹp thời trai trẻ Đấy là nỗi đau thể xác Mấy ngày thăm nhà, ông lại phải trải qua nỗi đau tinh thần : đứa gái ông mong nhớ, không chịu nhận ông cha, không lời gọi « ba » Cho đến phút cuối cùng trước lúc chia tay, ông hưởng hạnh phúc người cha Nhưng (11) phút ngắn ngủi quá Để cuối cùng ông vĩnh viễn phải xa Ông đã ngã xuống lặng thầm mà không lời trăng trối, không nấm mồ, không bia mộ… Trong ngày phép thăm nhà - Ra đánh giặc từ năm 1946, mãi đến năm 1954 hoà bình lập lại, ông phép thăm nhà và quê hương vài ngày Ngày đội, đứa gái bé bỏng thân yêu ông lên tuổi, ngày thì bé đã tám, chín tuổi Cái khao khát người lính sau năm dài vào sinh tử trở lại quê hương, gặp lại vợ con, nghe cất tiếng gọi « ba » tiếng không trọn vẹn Đó là bi kịch thời chiến tranh + Gặp lại sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm nỗi vui mừng phút đầu nhìn thấy đứa Ông vừa bước, vừa khom người đưa tay chờ đón con”, có lẽ ông vui, xúc động và hạnh phúc, tin đứa đến với mình Nhưng bé Thu đã từ chối, chạy và kêu thét lên gọi má Ông Sáu vô cùng buồn bã, thất vọng, đau đớn + Trong hai ngày phép ngắn ngủi, ông Sáu không đâu quanh quẩn nhà với con, chăm sóc bé Thu không nhận cha khiến ông vô cùng buồn ông sẵn lòng tha thứ cho Tình yêu thương người cha dành cho trở nên bất lực ông Sáu đánh bé cái vào mông vì nó đã hất miếng trứng cá mà ông gắp khỏi bát cơm làm cơm văng tung toé Bom đạn giặc đã làm thay đổi hình hài ông Vết thẹo dài trên má phải - vết thương chiến tranh – đã làm cho đứa gái thương yêu, bé bỏng không nhận bóng dáng người cha ! - Cho đến lúc chia tay vợ lần thứ hai để bước vào chiến đấu mới, ông khoảnh khắc hạnh phúc đứa gái ngây thơ nhận ba mình và kêu thét lên: “Ba………… ba!” Trước cử bé Thu, “anh Sáu tay ôm con, tay rút khăn lau nước mắt hôn lên mái tóc con” Đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc người cha cảm nhận tình ruột thịt từ mình.Và ông Sáu đã với nỗi thương nhớ vợ không thể nào kể xiết Tình cảm ông Sáu với đã thể phần nào chuyến phép thăm nhà, biểu tập trung và sâu sắc phần sau truyện, ông Sáu rừng khu - Trước hết là nỗi nhớ thương xen lẫn day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh nóng giận Ông Sáu đúng là người cha hiền lành, nhân hậu, biết nâng niu tình cảm cha Mang lời hẹn ước gái : “Ba về, ba mua cho cây lược ngà nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm lược ngà dành cho Ông là người cha chiều và luôn biết giữ lời hứa với con, đó là biểu tình cảm sáng và sâu nặng - Kiếm khúc ngà, anh vui sướng đứa trẻ quà, để hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược, cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ tỉ mỉ, cần mẫn, công phu Lòng yêu đã biến người chiến sĩ thành nghệ nhân - nghệ nhân sáng tạo tác phẩm đời Cho nên nó không là lược xinh xắn và quý giá mà đó là lược kết tụ tất tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, đơn sơ mà kì diệu làm sao! Cây lược ngà chưa trải mái tóc con, nó gỡ rối phần nào tâm trạng ông Nó trở thành vật thiêng, an ủi ông, nuôi dưỡng ông tình cha và sức mạnh chiến đấu Hằng đêm, ông đã nhìn ngắm lược, cố mài lên mái tóc, cho lược thêm bóng, thêm mượt Tác giả không miêu tả rõ song người đọc hình dung cái kỉ vật nhỏ bé mà thân thương ấy, ngày đẹp lên, trắng ngà, toả sáng lung linh Đó là biểu tượng trắng trong, quý giá, bất diệt tình cha ông Sáu và bé Thu Chiếc lược nhỏ bé mà thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hi vọng khắc khoải có ngày anh Sáu gặp lại con, trao tận tay nó món quà kỉ niệm này - Nhưng tình cảnh thật đáng thương, anh không kịp đưa cây lược ngà đến tận tay cho con, người cha đã hi sinh trận càn Trước vĩnh biệt con, ông Sáu nhớ lược, đã chuyển nó cho người bạn cử chuyển giao sống, uỷ thác, là ước nguyện cuối cùng người bạn thân: ước nguyện tình phụ tử Điều đó đúng ông Ba nói: “chỉ có tình cha là không thể chết được” Đó là điều trăng trối không lời, nó rõ ràng và thiêng liêng lời di chúc Hình ảnh ông Sáu, hình ảnh người cha chuyện “Chiếc lược ngà” là hình ảnh sâu nặng tình cha – Ông Sáu là người cha chịu nhiều thiệt thòi vô cùng độ lượng và tận tuỵ vì tình yêu thương con, người cha để bé Thu suốt đời yêu quý và tự hào Chiếc lược ngà với dòng chữ mãi mãi là kỉ vật, là (12) nhân chứng nỗi đau, bi kịch đầy máu và nước mắt đã để lại nhiều ám ảnh bi thương lòng ta Ông Sáu là người lính hệ anh hùng mở đường trước đã nếm trải nhiều thử thách, gian khổ và hi sinh C Kết luận Câu chuyện lược ngà làm người đọc cảm động vì tình cha thắm thiết, đẹp đẽ Nhưng cảm động nữa, nó còn khiến cho ta nghĩ đến đau thương, mát, éo le mà người phải gánh chịu vì chiến tranh Ông Sáu đã hi sinh ngày đen tối và gian khổ Ngôi mộ ông là “ngôi mộ bằng” rừng sâu Nhưng có tình cha là không thể chết Đề bài 2: Suy nghĩ đời sống và tình cảm gia đình chiến tranh qua truyện ngắn « Chiếc lược ngà » nhà văn Nguyễn Quang Sáng Tình cha : Chiến tranh là nhân tố thử thách - Xa cách gần năm, không nhìn thấy mặt - Ống Sáu lại nhà ngày vì chiến tranh Trong ngày ấy, bé Thu không nhận cha - Chỉ đến ông Sáu đi, bé Thu sống tình cha thật sự, đó là lần gặp cuối cùng Dù chiến tranh khốc liệt tình cha luôn sâu đậm, không làm tình thương yêu ruột thịt phai nhạt Tình cảm gia đình : hi sinh để nhường chỗ cho tình yêu đất nước Sự hi sinh vật chất đã lớn lao rồi, hi sinh gia đình là vô giá Đó chính là tình cảm gia đình : anh Sáu, chị Sáu, bé Thu Họ phải chịu thiệt thòi Tuổi thơ bé Thu thiếu tình phụ tử là thiệt thòi lớn hoàn cảnh đưa lại (Liên hệ với bài Bếp lửa Bằng Việt Nếu tình bà cháu giản dị, gần gũi theo tác giả đến tận nước Nga xa xôi đến suốt đời thì tâm hồn bé Thu ít nhiều thiếu hụt tình cảm người cha Đó là hi sinh - Với anh Sáu, chị Sáu thế, với người mẹ, người vợ, tình cảm gia đình cách chia đằng đẵng, rõ ràng đó là hi sinh đặc biệt to lớn, là người phụ nữ Chị Sáu thiếu thốn tình cảm người chồng, lại phải thay chồng lo việc nhà, nuôi dạy cái trưởng thành vất vả nhọc nhằn sống thời chiến (Liên hệ với : Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ … -> sức nặng biểu cảm) - Rõ ràng là chiến tranh kéo dài « lớp cha trước, lớp sau » đã bắt người phải hi sinh tình cảm riêng tư kể tình cảm gia đình Đó là hi sinh thầm lặng mà kc chúng ta đến đích - Những tình cảm gia đình, dòng họ thì thường bền vững, đó là niềm an ủi động viên lớn, sâu sắc giúp người vượt qua hoàn cảnh khó khăn + Với chị Sáu, vượt rừng thăm chồng, bao nhiêu trắc trở, thân mình Càng thương nhớ, thuỷ chung với chồng lại càng gắng gỏi hoàn thành công việc gia đình = >Đó là sống người phụ nữ hậu phương thời chiến + Với anh Sáu, chính tình cảm gia đình, tình cha con, vợ chồng đã thực là lửa sưởi ấm giúp người chiến sĩ thêm niềm tin, sức mạnh, là nguồn động lực lớn lao Phải ông Sáu chiến đấu, hi sinh chính là để bảo vệ quê hương, gia đình Bà mẹ Tà Ôi mơ cho lớn lên khoẻ mạnh, làm công dân đất nước tự do… chính vì mà mẹ không quản nhọc nhằn… Ông Sáu, ông Ba là người Bài : BẾN QUÊ (Nguyễn Minh Châu) I.Giới thiệu chung Tác giả : Nguyễn Minh Châu (1930 -1989) là nhà văn tiêu biểu văn học VN thời kỳ chống Mỹ với thành công tiểu thuyết và truuyện ngắn Sáng tác Nguyễn Minh Châu thời kỳ này là thể khát vọng nhà văn ‘đi tìm hạt ngọc ẩn giấu bề sâu tâm hồn người’ Sau kháng chiến, ông là người tiên phong công đổi văn học để đáp ứng đòi hỏi sống thời kỳ Tác phẩm ông đã thể tìm tòi đổi tư tưởng và nghệ thuật, gây tiếng vang rộng rãi công chúng và giới văn học (13) Tác phẩm : Truyện ngắn « Bến quê » in tập truyện ngắn cùng tên Nguyễn Minh Châu, xuất năm 1985 II Một số câu hỏi xoay quanh tác phẩm Câu 1: Nêu tình truyện « Bến Quê » và tác dụng việc xây dựng tình đó * Tình - Căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ, người đã đến hầu khắp nơi trên giới - bị liệt toàn thân không tự di chuyển được, dù là nhích nửa người trên giường bệnh Tất sinh hoạt anh phải nhờ vào giúp đỡ người khác mà chủ yếu là Liên, vợ anh - Tình trớ trêu lại dẫn đến tình tiếp theo, đầy nghịch lí Khi Nhĩ đã phát thiện thấy vẻ đẹp lạ lùng bãi bồi bên sông phía trước cửa sổ nhà anh, anh biết không có thể đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó gần anh, Nhĩ đã nhờ cậu trai thực giúp mình cái điều khao khát ấy, cậu ta lại sa ào đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang ngày * Tác dụng : Tạo chuỗi tình hống nghịch lí trên, tác giả muốn lưu ý người đọc nhận thức đời : sống và số phận người chứa đựng điều bất thường, nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ngoài dự định, ước muốn, hiểu biết và toan tính củ người ta Bên cạnh đó, tác giả còn muốn gửi gắm suy ngẫm : đời, người ta hướng đến điều cao xa mà vô tình không biết đến vẻ đẹp gần gũi bên cạnh mình Câu 2: Tìm hiểu hình ảnh, chi tiết truyện mang tính biểu tượng : Trong truyện « Bến quê », hình ảnh mang hai lớp nghĩa : nghĩa thực và nghĩa biểu tượng Ý nghĩa biểu tượng gợi từ hình ảnh thực và hai lớp nghĩa này gắn bó thống với đem đến cho truyện ngắn này vẻ đẹp riêng : vừa gợi cảm, sinh động, vừa khái quát triết lí - Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn khung cảnh thiên nhiên dựng lên truyện mang ý nghĩa biểu tượng cho vẻ đẹp gần gũi, bình dị, thân thuộc quê hương, xứ sở, gì thân thương mà đời người thường dễ dàng lãng quên chính cái điều vòng vèo hay chùng chình thường mắc phải - Những bông hoa lăng nhợt nhạt nở ; đậm sắc đã hết mùa, lại càng thẫm màu hơ, màu tím thẫm bóng tối Đó là ý nghĩa biểu tượng không gian và thời gian : cái đẹp gần gũi bình dị tàn phai thời gian luôn thay đổi với bước nhịp hải hà - Những tảng đất lở bên bờ sông lũ đầu nguồn đã dồn về, đổ ụp vào giấc ngủ Nhĩ báo hiệu trước sống nhân vật Nhĩ đã lụi tàn - Chân dung và cử Nhĩ đoan cuối truyện : còn đôi bàn tay với ngón tay vừa bấu chặt vừa run lẩy bẩy Cánh tay gầy guộc đưa ngoài phía cửa sổ khoát khoát hụt hẫng, cố bám víu lại vô vọng chính cái vòng vèo và chùng chình người Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc Chân dung Nhĩ cuối truyện là chân dung người vào cõi chết đã thức nhận đời và chính mình « nỗi mê say đầy đau khổ » khiến mặt mũi « đỏ rựng cách khác thường » Hành động cuối cùng Nhĩ có thể hiểu là anh nôn nóng thúc giục cậu trai hãy mau kẻo lỡ chuyến đò ngày Nhưng không dừng cụ thể, hình ảnh này còn mang ý nghĩa khái quát Cái cánh tay giơ lên khoát khoát người đã bước tới ngưỡng cửa cái chết phải là ước muốn cuối cùng Nhĩ gửi lại cho đời : anh muốn thức tỉnh người hãy sống khẩn trương, có ích, đừng sa vào cái « vòng vèo, chùng chình », hãy dứt khỏi nó để hướng tới giá trị đích thực, vốn giản dị gần gũi và bền vững gia đình và quê hương Câu 3: Phân tích niềm khao khát nhân vật Nhĩ phút cuối cùng đời - Trên giường bệnh, qua khung cửa sổ, Nhĩ đã nhận thấy vẻ đẹp thiên nhiên buổi sáng đầu thu với bông hoa lăng cuối mùa thưa thớt lại đậm sắc ; sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt (14) sông rộng thêm ; vòm trời cao ; và sau cùng là điểm nhìn anh dừng lại cái bãi bồi bên sông : « Những tia nắng sớm từ từ di chuyển từ mặt nước lên khoảng bờ bãi bên sông, và vùng phù sa lâu đời bãi bồi bên sông Hồng lúc này phô trước khung cửa gian gác nhà Nhĩ một thứ màu vàng thau xen lẫn màu xanh non- màu sắc thân thuộc quá da thịt, thở đất màu mỡ » Thật kì lạ, cái bãi bồi vốn quen thuộc gần gũi mẻ với anh buổi sáng đầu thu này, ngỡ lần đầu tiên anh cảm nhận tất vẻ đẹp và giàu có nó Bởi đây là chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa đến » Cho nên cái phút cảm thấy từ giã cõi đời, anh bừng dậy khao khát mãnh liệt là đặt chân lần lên cái bãi bồi bên sông- cái bãi bồi thân quen quê hương mà suốt đời dường anh đã quên nó, hờ hững với nó Giờ đây, thấy lại vẻ đẹp và giàu có nó thì đã quá muộn và niềm khát khao bùng lên mạnh mẽ là niềm khát khao vô vọng, vì hết, anh biết mình chẳng đến đó - Sang bờ sông bên kia, với Nhĩ vừa là ước mơ, vừa là suy ngẫm đời Tính biểu tượng từ « cái bên sông mở hai tầng ý nghĩa Trước hết đó là ước mơ : người ta hãy đến cái « bên sông » đời mà mình chưa tới Hình ảnh sông Hồng phải là ranh giới cái thực và cái mộng mà cầu nối là đò qua lại ngày có chuyến mà thôi Muốn đến với cái giới ước mơ đừng có dự, vòng vèo mà bỏ lỡ Thế giới ước mơ chẳng qua là tâm tưởng người nên có thể nó là ước mơ tuyệt mĩ chẳng là cái gì cụ thể Tuy nó lại là cái đích mà người ta phải bôn tẩu, kiếm tìm, vượt qua bao nhiêu gian truân, khổ ải mà chưa đã đến Cái vùng « mơ ước tâm tưởng » không phải hiểu chưa độ chín trải quá ngây thơ Chẳng hạn Tuấn, trai anh, không hiểu cái giới ước mơ Nhĩ, vâng lời bố mà không biết vì nó phải đi, bên sông có gì lạ Nó sẵn sàng và sà vào đám người chơi phá cờ bên hè » là lẽ dĩ nhiên Còn Nhĩ, biết thằng bé đã đi, tâm hồn anh trào dâng bao nhiêu náo nức Nó là « cánh buồm vừa bắt gió căng phồng lên » Hình ảnh đứa con, hình ảnh ước vọng từ « cái mũ cói rộng vành và sơ mi màu trứng sáo » chập chờn, là đứa con, chính là mình Hình ảnh tuyệt vời, trẻ trung này là mơ ước anh - Niềm khao khát đó nói lên nhiều điều có ý nghĩa : + Sự thức tỉnh giá trị bền vững, bình thường và sâu xa sống - giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên, là lúc còn trẻ, ham muốn xa vời lôi người tìm đến + Đó là thức tỉnh « giống niềm mê say pha lẫn với nỗi ân hận đau đớn » đó là « thức nhận đau đớn sáng ngời người » (Lê Văn Tùng) Câu 4: Phân tích hình ảnh nhân vật Nhĩ đoạn cuối truyện Đây là hình ảnh cuối cùng nhân vật để lại ấn tượng mạnh mẽ và sâu sắc lòng người đọc Tác giả miêu tả nét chân dung khác thường với cử khác thường nhân vật Giờ đây, khoảnh khắc cuối cùng đời, Nhĩ thấm thía Anh cố gắng bấu chặt tay vào cửa sổ bám chặt lấy niềm hạnh phúc cuối cùng Anh run lên nỗi xúc động, nỗi mê say đầy đau khổ Phải lúc này, ranh giới sống và cái chết mỏng manh tờ giấy ? Phải anh cảm nhận ngắn ngủi đời người ? Vì anh lấy « đu mình, nhô người ngoài cửa sổ » để đến gần với miền đất mơ ước Cánh tay gầy guộc khẩn thiết hiệu cho trai thực niềm mong ước cuối cùng này mình hay muốn chạm vào, muốn với đến miền đất mơ ước ? Cánh tay vẫy vẫy đó vẫy chào đò, tạm biệt đò quen thuộc đã chở nặng mơ ước Nhĩ, đò đã đưa Nhĩ sang sông tâm tưởng, với niềm mê say đầy đau khổ với quê hương, với sống Cái vẫy tay lời vĩnh biệt anh, vĩnh biệt tất gì là thân thuộc, gần gũi, nét đẹp vĩnh đời sống mà nhiều bận rộn lo toan, mục đích sống đã che lấp khiến cho chúng ta không dễ nhận ra, nhận thì là lúc anh phải xa lìa Đó là lời nhắc nhở đầy xót xa, day dứt Nguyễn Minh Châu tới tất chúng ta : hãy sống có ích, đừng sa đà vào điều vòng vèo, chùng chình, cám dỗ, hãy dứt khỏi (15) nó để hướng tới sống tốt đẹp, hãy dứt khỏi nó để hướng tới giá trị đích thực, vốn giản dị, gần gũi và bền vững gia đình và quê hương Câu 5: Em có suy nghĩ gì người xung quanh Nhĩ - Những người xung quanh Nhĩ là người tốt Họ có lẽ sống ân tình, quan tâm đến người Hình ảnh cụ giáo Khuyến sáng nào qua tạt vào thăm Nhĩ là hình ảnh ân tình ân nghĩa nuôi dưỡng tâm hồn Một câu hỏi thăm sức khoẻ, lời động viên, an ủi ân cần : « Hôm ông Nhĩ có vẻ khoẻ ? » thật cao quý và ấm áp nghĩa tình Các cháu Huệ, Hùng, Vân, Tam, xinh tươi, ngoan ngoãn, nghe Nhĩ gọi, chúng ríu rít chạy lên, xúm vào, nương nhẹ giúp anh xê dịch chỗ nằm từ mép nệm mép phản, lấy gối đặt sau lưng Nhĩ, làm cho anh trẻ lại « toét miệng cười với tất cả, tận hưởng thích thú chăm sóc và chơi với » Huệ đã giúp nhiều nên đã quen với việc đỡ cho Nhĩ nằm xuống Đặc biệt là vợ Nhĩ Tuấn không hiểu mục đích chuyến đi, sẵn sàng nghe lời bố, dẹp thú đọc sách lại để sang bên sông Vợ Nhĩ thì vì chồng mà từ cô thôn nữ trở thành người đàn bà thị thành, mặc áo vá, tần tảo và chịu đựng, không kêu ca lời Có gì hạnh phúc sống tình yêu thương gia đình và quê hương ? Câu 6: Giải thích nhan đề truyện « Bến quê » - Đặt tên cho truyện ngắn « bến quê », điều vừa bình thường, vừa có gì khác thường Nó bình thường chỗ « : Bến quê là nơi sinh hoạt đông vui làng quê bến nước, mái đình, cây đa… ; bến quê còn là nơi bến đậu đò quen thuộc, người quê hương đã bôn ba đây đó, đã trải qua nhiều sóng gió đời trở sống ngày tháng cuối cùng, cảm thấy che chở và bình yên Bến quê với họ lúc này là nơi trú ngụ êm đềm đời người người ta chẳng có quê hương để đời gắn bó Còn khác thường là chỗ : cái bến quê ấy, cái bãi bồi bên mà nhân vật Nhĩ hướng chưa hẳn là nơi chôn rau cắt rốn anh ? Có lẽ đó là quê hương người mà anh nhìn thấy : đám khách đợi đò, quê hương người hay dắt xe đạp, rõ nữa, số có « vài tốp đàn bà chợ ngồi kháo chuyện xổ tóc bắt chấy » đằng Với nhân vật Nhĩ, đây là miền tưởng nhớ, mơ ước xa xôi Con đò sang bên sông là đò chở niềm ao ước gần gũi mà xa vời anh Và đò đến bến bờ là thực niềm ao ước Nhan đề truyện cho thấy cách lựa chọn đề tài tác giả thật dung dị mang tính biểu tượng sâu sắc Đó là đặc điểm nghệ thuật bao trùm « Bến quê » tạo nên cách hiểu đa dạng và ý nghĩa nhiều tầng thiên truyện Đề : Bình luận truyện ngắn « Bến quê » Nguyễn Minh Châu A Mở bài : - Nhà văn Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc văn học VN đại Ông là người luôn trăn trở, tìm tòi và đổi tư tưởng và nghệ thuật cách viết mình đặc biệt là sau năm 1975 - Truyện ngắn « Bến quê » là tác phẩm có tính chất triết lí sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết đời người B Thân bài : Bình luận tình nghịch lí truyện + Nhĩ bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển và sống ngày cuối cùng, giáp ranh sống và cái chết Nhưng hoàn toàn trái ngược với cái lẽ thường tình mà nhiều nhà văn khác thường khai thác loại tình này để nói lên cái khát vọng sống mãnh liệt và cái sức sống mạnh mẽ người (Giắc lân đơn ; Ô- hen ri), Nguyễn Minh Châu tạo tình nghịch lí này để chiêm nghiệm triết lí đời người - Cả đời Nhĩ đã khắp nơi cuối đời anh muốn nhích tới bên cửa sổ mà khó khăn « phải hết nửa vòng trái đất » Cho đến cái bãi bồi bên sông Hồng thật gần gũi anh chẳng có thể đặt chân lên mảnh đất thì đây là thêm nghịch lí đáng buồn (16) - Rồi cậu trai anh không hiểu cái khát vọng kì cục mà lớn lao bố : Nó sa vào đám chơi cờ thế, có thể lỡ chuyến đò ngang ngày => đó là điều nghịch lí - Ngay người vợ đời tần tảo, giàu tình yêu thương phải đợi đến lúc giã biệt cõi đời, Nhĩ cảm nhận thấm thía lại càng là nghịch lí và trớ trêu… Phải nhà văn đã đặt nhân vật Nhĩ – hay hoá thân vào nhân vật vào tình với chuỗi nghịch lí là nhằm hưóng người đọc đến nhận thức đời : Cuộc sống và số phận người chứa đựng đầy điều bất thường, nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ngoài điều dự định và ước muốn, hiểu biết và toan tính người ta Mặt khác còn là để khẳng định cái triết lí mang tính tổng kết trải nghiệm đời người : Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi điều vòng vèo, chùng chình đã nói trên Bình luận cảm xúc nhân vật Nhĩ - Nhĩ nằm đó, cái mớ rối rắm bòng bong nghịch lí để tự hồi tưởng, tự phân tĩnh, tự sám hối và nhận điều không có gì là xa lạ a Cảm xúc thiên nhiên - Cảnh vật cảm nhận cái nhìn đầy tâm trạng : thay đổi sắc màu bông hoa lăng ; sông Hồng, bầu trời thu, cái bãi bồi bên sông, đò có cánh buồm nâu bạc… gợi không gian vừa có chiều sâu, vừa có chiều rộng - Cảnh vật với vẻ đẹp riêng và có thể cảm nhận cảm xúc thật tinh tế người từ giã cõi đời + Những bông hoa lăng tím cuối mùa dần thưa thớt, sắc hoa vốn đã nhợt nhạt lại đậm sắc hơn… để cuối cùng thẫm màu hơn, màu tím thẫm bóng tối » Đâu phải là màu sắc tươi tắn mà là sắc màu tàn phải, là dấu hiệu tiêu biến Và cái tàn lụi đó trở nên gấp gáp hơn, vội vã hơn, nhẫn tâm nó gắn bó với tâm trạng người + H/a sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt sông rộng thêm vốn là hình ảnh cái đẹp bình dị, gần gũi, gắn bó bao đời, mà đây trở nên xa xôi quá, ngăn cách quá vì đời Nhĩ đã vòng vèo, chùng chình nên đến nhận điều đơn giản + Ngay cái vòm trời màu thu cao : Những tia nắng sớm từ từ di chuyển từ mặt nước lên khoảng bờ bãi… vùng phù sa lâu đời phô thứ màu vàng thau xen lẫn với màu xanh non màu sức thân thuộc quá da thịt, thở… Vậy mà đến sáng hôm Nhĩ cảm nhận phát vừa mẻ, vừa muộn màng Đây là « chân trời gần gũi mà lại xa lắc vì chưa đến » Phải đây là tâm trạng người nặng trĩu trải, đau thương : yêu quê hương đời người thường phải li hương, thường hờ hững và mắc vào cái điều vòng vèo, chùng chình nên thì cảm thấy tiếc nuối, xa xôi b Cảm xúc vợ : - Phát thấy Liên tình cảm dịu dàng, tần tảo và đức hi sinh thầm lặng + Liên mặc áo vá, ngón tay gầy guộc vuốt ve chồng, lảng tránh trả lời Nhĩ hỏi + Nhĩ nhận nghiệt ngã thời gian, không còn bao lâu anh mãi mãi đi, Nhĩ đành phải xót xa nói điều ân hận : « Suốt đời anh làm em khổ tâm… mà em nín thinh ! » + Liên ân cần, yêu thương, lặng thầm hi sinh, chịu đựng : Anh yên tâm Miễn là anh sống, luôn có mặt anh, tiếng nói anh gian nhà này » - Giờ thì Nhĩ đã hiểu thật sâu, thật đau với thấu hiểu, ân hận và lòng biết ơn sâu sắc đã muộn màng (so sánh với Khúng và Huệ « Phiên chợ Giát ») Tại không nương tựa vào để qua đời, qua số phận và bám lấy mảnh đất quê hương để mà sống, để tạo lập sống, để khẳng định người trên mảnh đất này ? Sao không thể có đời lầm lũi mà hạnh phúc lão Khúng với mụ Huệ truyện « Phiên chợ Giát » dù cho đời có thấm đẫm đầy máu và nước mắt ? Phải cái vòng vèo, chùng chình không dứt khiến cho Nhĩ từ lâu đã không nhận tình yêu thương, tần tảo và đức hi sinh thầm lặng Liên ? Và để cuối cùng nhận cái đẹp tâm hồn vợ : cánh bãi bồi nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên giữ nguyên vẹn nét (17) tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa và chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm kiếm… Nhĩ đã tìm thấy nơi nương tựa là gia đình ngày này - Cách so sánh đầy tính triết lí trên đây tác giả không là lời ngợi ca, nhìn nhận xứng đáng dành cho Liên mà còn là phát vốn bình thường đã bị chính cái vòng vèo, cái chùng chình làm cho người ta đã phót lờ nó, xem thường nó, coi đó là lẽ đương nhien Đáng chính Nhĩ đã phải phát từ sớm để suốt đời trân trọng, yêu thương tình yêu mà Quỳ đã dành cho nhân vật « anh » (Người đàn bà trên chuyến tầu tốc hành ) Hay nói tác giả đã viết truyện ngắn « Cỏ lau » : người chết thì đã chết (mà Nhĩ đã biết mình chết)… Vậy anh hãy nói điều gì cho người sống yên tâm Sao Nhĩ lặng thinh ? Vẫn chùng chình, im lặng ? c Cảm xúc quê hương (từ cảm nhận thiên nhiên, cảm nhận Liên, Nhĩ nhận cái đẹp muôn thuở quê hương) - Thì « suốt đời Nhĩ đã tới không sót xó xỉnh nào trên trái đất » mà đây, nằm phòng nhìn qua cửa sổ, Nhĩ thấy tất vẻ đẹp đỗi bình dị và gần gũi cái bãi bồi bên sông mình từ giã cõi đời d Cảm xúc thân và bình luận tâm trạng khao khát Nhĩ muốn đặt chân lên bãi bồi bên sông - Bãi đất đã làm bừng dậy niềm khao khát vô vọng là đặt chân lên lần đến đó - Điều ước muốn chính là thức tỉnh giá trị bền vững, bình thường, sâu xa sống vốn thường bị người ta lãng quên và có thể cảm nhận đã cái độ trải - Thật là đau đớn vì Nhĩ đó là lúc cuối đời, cận kề với cái chết Cho nên thức tỉnh tình yêu quê hương, yêu cái đẹp dung dị, bình thường, gần gũi có xen lẫn với niềm ân hận và nỗi xót xa : « hoạ có anh đã trải, đã in gót chân khắp chân trời xa lạ nhìn thấy thấy hết giàu có lẫn vẻ đẹp cái bãi bồi sông Hồng bờ bên » Và có anh nhận điều đó, đứa anh không hiểu điều anh mơ ước Nó cách miễn cưỡng bị hút vào trò chơi giải cờ trên vỉa hè, có thể nhõ chuyến đò ngang Quả thật là « người ta trên đường đời khó tránh cái điều vòng vèo và chùng chình » - Nhĩ thất vọng ôm nỗi buồn riêng không trách móc Vì « nó đã thấy có gì đáng hấp dẫn bên sông đâu ! » Nhĩ còn biết thu hết tàn lực vào cái phút không thể dừng lại thấy đò ngang vừa chạm vào mũi vào đất lở bên này sông »… « để đu mình, nhô người ngoài, giơ cánh tay gầy guộc khoát khoát… »Phải anh nôn nóng thúc giục cậu trai hãy mau lên kẻo lỡ chuyền đò ? Phải anh cảm nhận cái ngắn ngủi thời gian không chờ đợi anh thêm chuyến đò khác Hình ảnh này còn gợi ý nghĩa khái quát : đó là ý muốn nhân vật (cũng nhà văn) là thức tỉnh người cái vòng vèo, chùng chình mà chúng ta sa vào trên đường đời Hãy mau mau dứt khỏi nó để hướng tới giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi và bền vững Ý đồ nhà văn xây dựng nhân vật Nhĩ : - Nhân vật Nhĩ truyện nhiều nhân vật khác truyện « Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 là kiểu nhân vật tư tưởng với trăn trở, nghĩ suy để tự nhận thức chính mình, tự nhận thức đời vì trên đã dẫn theo lời tác giả là « đời vốn đa sự, người vốn đa đoan » Tác giả đã gửi gắm qua nhận vật nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí : nhân vật Nhĩ không đại diện cho mà là cho tất Do đó nhận vật không bị biến thành cái loa phát ngôn cho giai tầng nào đó xã hội hay cho chính nhà văn Chính chiêm nghiệm, triết lí đã chuyển hoá vào đời sống nội tâm nhân vật thông qua diễn biến tâm trạng, tác động hoàn cảnh đã miêu tả tinh tế, hợp lí làm cho tác phẩm mang tính luận đề cách tự nhiên mà sâu sắc Đánh giá thành công nghệ thuật xây dựng truyện - Miêu tả tinh tế tâm trạng, cảm nghĩ nhân vật mang đầy ý nghĩa triết lí người (18) - Sáng tạo hình ảnh giầu ý nghĩa biểu đạt và hình ảnh mang hai lớp nghĩa : nghĩa thực và nghĩa biểu tượng (Dẫn chứng : hình ảnh hoa lăng, hình ảnh bãi bồi bên sông, đò, cánh buồm nâu đã bạc mầu… tảng đất lở bên bờ sông… hình ảnh cuối truyện….) C Kết luận - Nguyễn Minh Châu là nhà văn xa trên đường đổi văn học, thời kì mà văn học « tự thay máu » mình Nhân vật thể chiêm nghiệm, điều trở trăn nhà văn nặng lòng với sống sau chiến tranh, minh chứng cho đổi t hay thời kì văn học - Tác phẩm mang phong cách đại, tính nhân văn sâu sắc Bài : NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI (Lê Minh Khuê) I Giới thiệu chung Tác giả : - Lê Minh Khuê sinh năm 1940, quê huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá Trong kháng chiến chống Mĩ, gia nhập niên xung phong và bắt đầu viết văn vào đầu năm 1970, chủ yếu viết sống chiến đấu tuôổ trẻ tuyến đường Trường Sơn Sau năm 1975, tác phẩm Minh Khuê bám sát chuyển biến đời sống xã hội và người trên tinh thần đổi Lê Minh Khuê là cây bút chuyên truyện ngắn Tác phẩm : Truyện « Những ngôi xa xôi » là tác phẩm đầu tay LMK, viết năm 1971, lúc kháng chiến chống Pháp diễn ác liệt II Một số câu hỏi xoay quanh tác phẩm Câu 1: Giải thích nhan đề : Những ngôi xa xôi - Thoạt đầu, có vẻ không có gì thật gắn bó với nội dung truyện Và gần đến cuối câu chuyện, hình ảnh ngôi xuất cảm xúc hồn nhiên, mơ mộng Phương Định, ngôi trên bầu trời thành phố - Ánh đèn điện vì lung linh xứ sở thần thiên câu chuyện cổ tích + Biểu cho cho tâm hồn hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn cô gái thành phố + Biểu cho khát vọng, ước mơ tâm hồn thiếu nữ sống bình, êm ả gì gần gũi khốc liệt chiến tranh, không khí bàng hoàng bom đạn, tất trở nên xa vời + Ánh sáng các vì thường nhỏ bé, không dễ nhận ra, không rực rỡ chói loà mặt trời, và không bàng bạc, thấm đẫm bao phủ mặt trăng Nhiều nhìn lên bầu trời, ta phải thật chăm chú phát ngôi - Và phải vẻ đẹp các cô niên xung phong Và chúng lại « xa xôi », vì phải thật chăm chú nhìn thấy được, yêu và quý trọng vẻ đẹp Câu 2: Tóm tắt nội dung cốt truyện và nêu ý nghĩa truyện ? a Tóm tắt : Ba nữ niên xung phong làm thành tổ trinh sát mặt đường địa điểm trên tuyến đường Trường Sơn Họ gồm có : hai cô gái trẻ là Định và Nho, còn tổ trưởng là chị Thao lớn tuổi chút Nhiệm vụ họ là quan sát địch ném bom, đo khối lượng đất đá phải san lấp bom địch gây ra, đánh dấu vị trí các trái bom chưa nổ và phá bom Công việc họ nguy hiểm vì luôn phải đối mặt với thần chết lần phá bom và phải làm việc ban ngày bom đạn quân thù trên tuyến đường ác liệt Tuy vậy, họ lạc quan yêu đời, có niềm vui hồn nhiên tuổi trẻ, giây phút thản, mơ mộng và đặc biệt họ gắn bó, yêu thương tình đồng đội, dù người cá tính Cái hang đá chân cao điểm là « ngôi nhà » họ đã lưu giữ kỉ niệm đẹp ba cô gái mở đường tháng ngày gian khổ mà anh hùng kháng chiến chống Mĩ (19) b Ý nghĩa truyện : - Làm bật tâm hồn tỏng sáng, mơ mộng, tình thần dũng cảm, sống chiến đấu vô cùng gian khổ, hi sinh hồn nhiên, lạc quan cô gái niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn Đó chính là hình ảnh đẹp, tiêu biểu hệ trẻ Việt Nam thời kì kháng chiến chống Mĩ Câu 3: Truyện trần thuật từ nhân vật nào ? Việc chọn vai kể có tác dụng gì việc thể nội dung truyện ? - Truyện trần thuật từ ngôi thứ và người kể chuyện là nhân vật chính Sự lựa chọn ngôi kể phù hợp với nội dung tác phẩm và tạo thuận lợi để tác giả miêu tả, biểu giới tâm hồn, cảm xcus và suy nghĩ nhân vật Để cho nhân vật là người kể lại thì câu chuyện thật hơn, cụ thể và sinh động hơn, tạo cho người đọc cảm giác tin vào câu chuyện Và đây, truyện viết chiến tranh, tất nhiên phải có bom đạn, chiến đấu, hi sinh, truyện này, lên khá rõ là giới nội tâm các cô gái niên xung phong với vẻ đẹp tâm hồn hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ Đó là cách lựa chnj và kể tác giả - là vai kể đây lại là cô gái trẻ Hà Nội có cá tính nhiều mộng mơ với kỉ niệm đẹp thời thiếu nữ Câu 4: Tìm hiểu nét chung và nét riêng ba nhân vật cô gái niên xung phong truyện a Nét chung : - Họ thuộc hệ cô gái niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn trẻ (như Phương Định vốn là cô học sihh thành phố), có lí tưởng, đã tạm xa gia đình, xa mái trường, tự nguyện vào chiến trường tham gia cách vô tư, hồn nhiên Việc họ lấy hang đá làm nhà, coi cao điểm đầy bom đạn là chiến trường hàng ngày đối mặt với cái chết gang tấc đã nói lên tất Nét chung này không có đây mà còn nói đến nhiều tác phẩm khác « Gửi em, cô niên xung phong » Phạm Tiến Duật, « khoảng trời hố bom » Lâm Thị Mỹ Dạ và truyện ngắn « mảnh trăng cuối rừng » Nguyễn Minh Châu… Tạo thành biểu tượng gương mặt đẹp và đáng yêu cô gái mở dường thời kháng chiến chống Mĩ - Họ có phẩm chất chung chiến sĩ niên xung phong chiến trường : tinh thần trách nhiệm cao nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó Có lệnh là lên đường, tình nào, nguy hiểm không từ nan dù phải đối mặt với máy bay và bom đạn quân thù, và đã lên đường là hoàn thành nhiệm vụ Khi đồng đội gặp tai nạn thì khẩn trương cứu chữa và tận tình chăm sóc (câu chuyện Nho bị thương phá bom) Cuộc sống và chiến đấu chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng họ bình tĩnh, chủ động, luôn lạc quan yêu đời, hang vang lên tiếng hát ba cô gái - Cùng là ba cô gái trẻ với sống nội tâm phong phú đáng yêu : dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui, dễ buồn Họ thích làm đẹp cho sống mình, hoàn cảnh chiến trường ác liệt Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát… Cả ba chưa có người yêu, sống hồn nhiên tươi trẻ (chi tiết trận mưa đá đến và niềm vui trẻ trung ba cô gái « thưởng thức » viên đá nhỏ b Nét riêng : - Nho là cô gái trẻ, xinh xắn, « trông nó nhẹ, mát mẻ que kem trắng », có « cái cổ tròn và cúc áo nhỏ nhắn » dễ thương khiến Phương Định « muốn bế nó lên tay » Nho lại hồn nhiên – cái hồn nhiên cảu trẻ thơ : « vừa tắm suối lên, quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo » ; bị thương nằm hang nhổm dậy, xoè tay xin viên đá mưa, máy bay giặc đến thì chiến đấu dũng cảm, hành động thật nhanh gọn : « Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi », Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu » … Và lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người (20) - Phương Định trẻ trung Nho là cô học sinh thành phố, nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với kỉ niệm tuổi thiếu nữ vô từ gia đình và thành phố mình Ở đoạn cuối truyện, sau trận mưa đá tạnh, là dòng thác kỉ niệm gia đình, thành phố trào lên và xoáy mạnh sóng tâm trí cô gái Có thể nói đây là nét riêng cảu các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, gian khổ giữ cái phong cách riêng người Hà Nội, trữ tình và đáng yêu - Còn Thao, tổ trưởng, ít nhiều có trải hơn, mơ ước và dự tính tương lai có vẻ thiết thực hơn, không thiếu khát khao và rung động tuổi trẻ « Áo lót chị cái nào thêu màu ».Chị lại hay tỉa đôi lông mày mình, tỉa nhỏ cái tăm Nhưng công việc, gờm chị tính cương quyết, táo bạo Đặc biệt là « bình tĩnh đến phát bực » : máy bay địch đến chị « móc bánh quy túi, thong thả nhai » Có ngờ người lại sợ máu và vắt : « thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét ».VÀ không có thể quên chị hát : nhạc sai bét, giọng thì chua, chị không hát trôi chảy bài nào Nhưng chị lại có ba sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài h át Những nét riêng đó đã làm cho các nhân vật sống và đáng yêu Câu : Viết đoạn văn nêu cảm nhận nhân vật Phương Định (khoảng 12 -> 15 câu) Gợi ý : Triển khai các ý sau : Phương Định là hình ảnh tiêu biểu người gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc - Cô trẻ , có thời học sinh hồn nhiên vô tư bên người mẹ ngày bình thành phố - Ngay chiến trường ác liệt, Phương Định không hồn nhiên, sáng : cô lên đời thường, thực với nét đẹp tâm hồn : nhạy cảm, hay mơ mộng và thích hát ( Cảm xúc Đình trước mưa đá) - Là cô gái kín đáo tình cảm và tự trọng thân mình (Hay ngắm mắt mình qua gương, biết mình đẹp và các anh đội để ý không tỏ săn sóc, vồn vã…., nét kiêu kì cô gái Hà thành) - Tình cảm đồng đội sâu sắc : yêu mến hai cô bạn cùng tổ, yêu mến và cảm phục tất chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn (Chăm sóc Nho Nho bị thương….) - Ngời lên phẩm chất đáng quý : có trách nhiệm với công việc, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin… - Truyện kể theo ngôi thứ (nhân vật kể là nhân vật chính) phù hợp với nội dung truyện và thể tâm trạng suy nghĩ nhân vật Tác giả am hiểu và miêu tả sinh động nét tâm lí nữ niên xung phong Nhân vật Phương Định đã để lại lòng người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và kính phục phẩm chất tốt đẹp hệ trẻ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ Đoạn văn mẫu : Là gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc, cô mang theo kỉ niệm đẹp thời học sinh vô tư lự bên người mẹ và hình ảnh, kỉ niệm thân thương quá thành phố cô (1) Ở chiến trường năm, đã quen với thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, cô không hồn nhiên, sáng và ước mơ tương lai : nhạy cảm, mơ mộng và thích hát(2) Cô hồn nhiên đến đáng yêu gặp mưa đá trên cao điểm : « Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay xoè Nho viên đá nhỏ Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng Rồi mưa tạnh, tôi thẫn thờ tiếc không nói »(3) Cùng với trận mưa đá ấy, kỉ niệm thời thiếu nữ lại trào lên cô « xoáy mạnh sóng » hình ảnh thân thương gia đình, thành phố và quê hương (4) Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt chiến trường (5) Là cô gái xinh đẹp, đầy nữ tính, biết điệu đà làm dáng lại kín đáo, tế nhị, có chiều sâu tình cảm và tự trọng thân mình (6) Biết mình các anh lính để mắt, điều đó khiến cô vui và tự hào cô không tỏ vồn vã, săn đón, cô luôn kín đáo đám đông : « đứng xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn nơi khác, môi mìm chặt » (7) Cô yêu mến đồng đội, đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ, luôn lo lắng sau lần phá bom : « Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao… Chi Thao vấp ngã Tôi đỡ chị… Tôi moi đất, bế Nho đặt (21) lên đùi mình », chăm sóc đồng đội y tá(8) Cô còn yêu mến và cảm phục tất chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn (9) Trong suy nghĩ cô : « người đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng là người mặc quân phục có ngôi trên mũ (10) Cuộc sống chiến đấu đối mặt với kẻ thù hàng ngày, thần Chết luôn đe doạ giây phút đã rèn luyện cho cô gái Hà thành đức tính dũng cảm, gan dạ, tự tin để hoàn thành nhiệm vụ (11) Công việc hàng ngày cô và đồng đội nhiều và nguy hiểm : phá bom, ít là quả, có ngày », công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim, cô nói chừng công việc gọn gàng, khô khốc, tĩnh nhẹ không, cô nghĩ công việc mình quá giản dị và còn cho là có cái thú riêng : « có đâu thê này không Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ì xa dần Thần kinh căng chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chận chạy mà không biết khắp xung quanh có nhiều bom chưa nổ Có thể nổ bây giờ, có thể chốc Nhưng định nổ » (12) Chiến tranh và đạn bom giặc Mỹ đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không biết : « quen Một ngày tôi phá bom đến lần Ngày nào ít : ba lần Tôi có nghĩ đến cái chết Nhưng cái chết mờ nhạt, không cụ thể » (13) Thế đấy, cảm xúc, suy nghĩ chân thực cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và kính phục (14).Tất đã tác giả kể chân thực, sinh động và tự nhiên qua tâm lí nhân vật việc và chi tiết có ý nghĩa truyện, và nét tâm lí này lại chính nhân vật nói lên qua vai kể mình nên lại càng thấm thía(15) Câu : Viết đoạn văn quy nạp (12 câu): « Những ngôi xa xôi » đã khắc hoạ vẻ đẹp tâm hồn niên Hà Nội qua hình ảnh Phương Định dũng cảm gan mà thật trẻo, mộng mơ Gợi ý : - Đoạn văn giầu chất thơ (tâm trạng trước trận mưa đá) => cảm xúc bâng khuâng xao xuyến, niềm vui nỗi buồn đến, - Niềm tin lấp lánh mãi ánh sáng ngôi xa xôi mà không gì, không lực tàn bạo, khắc nghiệt nào có thể dập tắt - Trong cảm xúc bâng khuâng, xao động, thoáng qua PĐ, hình ảnh ngôi nhà, người mẹ, gì thân thuộc gần gũi đến hình ảnh lung linh ngôi mà tác giả đã lần nhắc đến, ánh sáng đèn điện ngỡ là thực mà là ảo Tất lên ánh sáng lung lính kí ức mộng mơ, thiếu nữ, dung dị người Hà Nội Đề : Cảm nghĩ nhân vật Phương Định truyện ngắn « Những ngôi xa xôi » Lê Minh Khuê A Mở bài : - Giới thiệu đường Trường Sơn kháng chiến chống Mĩ - coi là biểu tượng anh hùng chiến đấu giành độc lập tự - Nhà văn Lê Minh Khuê đã là niên xung phong trên tuyến đường TS máu lửa - Những tác phẩm chị viết sống chiến đấu đội và niên xung phong đây đã gây chú ý bạn đọc mà truyện ngắn « ngôi xa xôi » là tác phẩm - Truyện viết cô gái tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường TS đạn bom khốc liệt Phương Định, nhân vật kể chuyện là nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng đẹp và tình cảm sâu sắc lòng người đọc B Thân bài Cảm nhận tính hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch Phương Định - Phương Định là nữ sinh thủ đô lịch bước vào chiến trường Phương Định có thời học sinh- cái thời áo trắng ngây thơ, hồn nhiên và vô tư lự cô thật vui sướng ! Những hoài niệm cô thời học sinh thật đáng yêu luôn sống cô chiến trường - Cơn mưa đá ngắn ngủi đột ngột xuất cuối truyện, sau trận phá bom đầy nguy hiểm thức dậy cô bao niềm vui thơ trẻ : cô nhớ mẹ, cái cửa sổ nhà, ngôi to trên bầu trời thành phố… (22) Nó thức dậy kỉ niệm và nỗi nhớ thành phố, gia đình, tuổi thơ bình mình Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn hoàn cảnh, khốc liệt và nóng bỏng chiến trường - Những thử thách và nguy hiểm chiến trường, chí cái chết không làm cô hồn nhiên sáng và ước mơ tương lai Phương Định là người gái nhậy cảm, hồn nhiên, hay mơ mộng và thích hát - Cô đem lòng say mê ca hát vào chiến trường TS ác liệt Cô thích hát hành khúc đội, bài dân ca quan họ, dân ca Nga, dân ca Ý Giọng Phương Định là hay nên « chị Thao thường yêu cầu cô hát » ? Định còn có tài bịa lời bài hát Chị Thao đã ghi vào sổ lời hát cô bịa ra… + Phương Định là cô gái xinh xắn Cũng các cô gái lớn, cô nhạy cảm và quan tâm đến hình thức mình Chiến trường khốc liệt không đốt cháy tâm hồn nhạu cảm cô Cô biết mình đẹp và nhiều người để ý : « Tôi là gái Hà Nội Nói cách khiêm tốn, tôi là cô gái khá… » ; còn mặt tôi thì các anh lái xe bảo « : Cô có cái nhìn mà xa xăm » Điều đó làm cô thấy vui và tự hào + Biết mình cánh lính trẻ để ý cô « không săn sóc, vồn vã », không biểu lộ tình cảm mình, chưa để lòng mình xao động vì : « thường đứng xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn nơi khác, môi mím chặt » Đó là cái vẻ kiêu kì đáng yêu các cô gái Hà Nội chính cô đã thú nhận : « chẳng qua là tôi điệu thôi » - Cô luôn yêu mến đồng đội mình, yêu mến và cảm phục tất các chiến sĩ mà cô gặp trên truyến đường Trường Sơn Cảm nhận chất anh hùng công việc cô - Là nữ sinh, Phương Định xung phong mặt trận, cùng hệ mình « xẻ dọc TS cứu nước – mà lòng phơi phới dậy tương lai » để giành độc lập tự cho TQ Cô mà không tiếc tuổi xuân, nguyện dâng hiến hết mình cho Tổ quốc + Cô kể : « chúng tôi có ba người Ba cô gái Chúng tôi cái hang chân cao điểm Con đường qua trước hang bị đánh lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn Hai bên đường không có lá xanh Chỉ có thân cây bị tước khô cháy Trên cao điểm trống trơn, cô và các bạn phải chạy ban ngày phơi mình vùng trọng điểm đánh phá máy bay địch + Cô nói công việc mình gọn gàng khô khốc, tĩnh nhẹ không : « việc chúng tôi là ngồi đây Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và cần thì phá bom » + PĐ nghĩ công việc mình quá giản dị, cô cho là cái thú riêng : « có đâu này không : đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay ầm ĩ xa dần Thần kinh căng chão, tim đập bất chấp nhịp điệu, chân chạy mà không hay biết khắp xung quanh có nhiều bom chưa nổ Có thể nổ bây giờ, có thể chốc Nhưng định nổ » Giản dị mà thật anh hùng Chiến tranh và đạn bom đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không biết Thật đáng phục ! Cảm nhận tình thần dũng cảm phá bom đầy nguy hiểm - Lúc đến gần bom : + Trong không khí căng thẳng và vắng lặng đến rợn người, cảm giác đến với cô làm cô không sợ : « tôi đến gần bom Cảm thấy ánh mắt cás chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ Tôi không khom Các anh không thích cái kiểu khom có thể đàng hoàng mà bước tới » Lòng dũng cảm cô kích thích tự trọng + Và đã bên bom, kề sát với cái chết có thể đến tức khắc, cảm giác cô trở nên sắc nhọn và căng dây đàn : « lưỡi xẻng chạm vào bom Một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và thấy mình làm quá chậm Nhanh lên tí ! Vỏ bom nóng Một dấu hiệu chẳng lành » Thần chết nằm chực đó chờ phút tay Cô phải nhanh hơn, mạnh nó, không phép chậm chễ giây - Tiếp đó là cảm giác căng thẳng chờ đợi tiếng nổ bom Thật đáng sợ cái công việc chọc giận Thần Chết đó Ai dám là bom không nổ bây giờ, lúc Phương định lúi húi đào đào, bới bới Thế mà cô không run tây, tiếp tục cái công việc đáng sợ : « tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mình xuống cái lỗ (23) đã đào, châm ngòi Tôi khoả đất chạy lại chỗ ẩn nấp mình : liệu mìn có nổ, bom có nổ không ? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai Nhưng bom nổ Một thứ tiếng kì quái đến váng óc Ngực tôi nhói, mắt cay mãi mở Mùi thuốc bom buồn nôn Ba tiếng nổ Đất rơi lộp bộp, tan âm bụi cây Mảnh bom xé không khí, lao và rít vô hình trên đầu Bốn bom đã nổ Thắng ! Nhưng đồng đội đã bị bom vùi ! Máu túa từ cánh tay Nho, túa ra, ngấm vào đất Da xanh, mắt nhắm nghiền, quần áo đầy bụi… » Nhưng không khóc phút cần cứng cỏi người - Cái công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim không đến lần đời mà đến hàng ngày : « Quen Một ngày tôi phá bom đến năm lần Ngày nào ít : ba lần Tôi có nghĩ đến cái chết Nhưng cái chết mờ nhạt, không cụ thể » Cảm xúc và suy nghĩ chân thực cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm yêu mến và kính phục Một cô nữ sinh nhỏ bé, hồn nhên, giàu mơ mộng và nhạy cảm mà thật anh hùng, thật xứng đáng với kì tích khắc nghi trên tuyến đường TS bi tráng Một ngày năm tháng TS cô là Những trang lịch sử TS không thể quên ghi ngày C Kết luận - Chúng ta luôn tự hào chiến sĩ, niên xung phong TS Phương Định và đồng đội cô Lịch sử kháng chiến và chiến thắng hào hùng dân tộc không thể thiếu gương cô và hệ người đã đổ máu cho độc lập Tổ Quốc - Chúng ta càng yêu mến tự hào cô, càng biết ơn và học tập tinh thần người cô công xây dựng đất nước hôm Đề: «Những ngôi xa xôi» Lê Minh Khuê là vẻ đẹp tâm hồn tuổi trẻ Việt Nam kháng chiến chống Mĩ cứu nước, vừa có nét chung đáng quý, vừa mang nét riêng « ngôi xa xôi » Hãy phân tích Dàn ý A Mở bài : Cuộc kháng chiến chống Mĩ đã qua… ánh sáng chói lọi nó luôn tồn cùng với lịch sử dân tộc ta qua các tác phẩm văn học như… Và có người bình dị, đã làm nên kháng chiến ấy, đó là người lính, cô niên xung phong, chiến sĩ vô danh… « Những ngôi xa xôi » viết người Ba cô gái niên họp thành tổ trinh sát mặt đường… Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm nên đất nước (Ngã ba Đồng Lộc) B Thân bài Hoàn cảnh sống và chiến đấu : - Họ hang chân cao điểm vùng trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, tức là nơi tập trung bom đạn và nguy hiểm, ác liệt, ngày, phải đối mặt với bom rơi, đạn nổ Có thương tích vì bom đạn giặc : đường bị đánh « lở loét, màu đất đỏ, trắng lẫn lộn » tưởng sống bị huỷ diệt : « không có lá xanh » hai bên đường, « thân cây bị tước khô cháy »…Những cây rễ nằm lăn lóc, ngổn ngang hòn đá to… han rỉ lòng đất » Quả là thực khô khốc đầy mùi chiến tranh, nó không có màu xanh sống, thấy tử thần luôn rình rập - Công việc trinh sát, phá bom lại càng đặc biệt nguy hiểm Họ phải chạy trên cao điểm ban ngày, phơi mình vùng trọng điểm đánh phá máy bay địch để đo và ước tính khối lượng đất đá bị bom địch đào xới, đếm bom chưa nổ và dùng khối thuốc nổ đặt vào cạnh nó để phá Đó là công việc phải mạo hiểm với cái chết, luôn căng thẳng thần kinh, đòi hỏi dũng cảm và bình tĩnh (24) + Không khí chiến tranh không giống tương lai hay quá khứ có âm điệu riêng Chẳng hạn im lặng : « Cuộc sống đây đã dậy cho chúng tôi nào là im lặng » Im lặng có nghĩa là cái chết rình rập đâu đây, nó ập đến lúc nào Chưa hết, đó là thực lúc yên tĩnh, còn lúc có bom địch thì ? « Nghe tiếng bom đầu tiên, có đứa chết giấc, nằm dán xuống đất », « chúng tôi bị bom vùi luôn Có bò trên cao điểm trở hang, cô nào thấy « hai mắt lấp lánh », « hàm loá lên » cười, khuôn mặt thì « lem luốc » Vẻ đẹp tâm hồn ba cô gái niên xung phong và là tuổi trẻ Việt Nam kháng chiến chống Mĩ a Những nét chung : Cả ba cô, cô nào đáng mến, đáng cảm phục - Họ thuộc hệ cô gái niên xung phong thời kì kháng chiến chống Mĩ mà tuổi đời còn trẻ (như Phương Định vốn là cô học sinh thành phố), có lí tưởng, đã tạm xa gia đình, xa mái trường, tình nguyện vào cái nơi mà cái còn diễn nháy mắt, cách vô tư, hồn nhiên, cống hiến tuổi xuân Họ thực là anh hùng không tự biết Nét chung này không có đây mà còn nói đến nhiều tác phẩm khác « Gửi em, cô niên xung phong » Phạm Tiến Duật, « Khoảng trời hố bom » Lâm Thị Mỹ Dạ và truyện ngắn « Mảnh trăng cuối rừng » Nguyễn Minh Châu… Tạo thành biểu tượng gương mặt đẹp và đáng yêu cô gái mở đường thời kháng chiến chống Mĩ - Qua thực tế chiến đấu, ba cô gái có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, lòng dũng cảm không sợ hi sinh, tình đồng đội gắn bó Có lệnh là lên đường, tình nào, nguy hiểm không từ nan dù phải đối mặt với máy bay và bom đạn quân thù, và đã lên đường là hoàn thành nhiệm vụ + Nghe Phương Định kể lại lần phá bom : « tôi bom trên đồi Nho, hai lòng đường Chị Thao, cái chân hầm ba-ri-e cũ Cảnh tượng chiến trường trở nên « vắng lặng đến phát sợ » Đến với toạ độ chết, đến với bom cần phải phá nổ (mà không biết nó nổ vào lúc nào , cầu viện tâm linh cô gái (nhân vật tôi) giống ảo ảnh : « Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không ? » Mặc dù « quen » Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần » cái hồi hộp dường không thay đổi Như cái cảm giác chờ bom phát nổ : tất đứng im, gió, nhịp tim lồng ngực Chỉ có đồng hồ : « Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng đè lên số vĩnh cửu… » Quả bom có hai vòng tròn màu vàng nằm lạnh lùng trên bụi cây khô, đầu vùi xuống đất Thần chết đợi chờ Vỏ bom nóng Định dùng lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi xẻng chạm vào bom Có lúc Định « rùng mình » vì cảm thấy mình lại làm quá chậm ! Hai mươi phút đã trôi qua Tiếng còi chị Thao rúc lên,, Định cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi vào dây mìn … tiếng không khí Đất rơi lộp bộp Bom nổ váng óc, ngực đau nhói, đôi mắt cay mãi mở Mồ hôi thấm vào môi, cát lạo xạo miệng Nguy hiểm, căng thẳng không thể nào kể xiết… Chị Thao vấp ngã, Nho bị thương Bom nổ, hầm sập, chị Thao và Định phải moi đất bế Nho lên Máu túa ra, ngấm vào đất »…Định rửa vết thương cho Nho, tiêm thuốc, pha sữa cho Nho, chị Thao nghẹn ngào… + Cuộc sống và chiến đấu chiến trường thật gian khổ, nguy hiểm và luôn căng thẳng họ bình tĩnh, chủ động, luôn lạc quan yêu đời Phương Định cho biết : « Tôi có nghĩ đến cái chết Nhưng cái chết mờ nhạt, không cụ thể… » Phải nói đoạn văn trả cảnh phá bom trên cao điểm, Lê Minh Khuê đã sử dụng bút pháp thực để tái lại cảnh phá bom vô cùng nguy hiểm, dựng nên tượng đài khí phách anh hùng lẫm liệt tổ trinh sát mặt đường từ người xương thịt Chị Thao, Nho, Định ngôi xa xôi sáng ngời lên sắc xanh khói lửa đạn bom Chiến công thầm lặng họ với năm tháng và lòng người nữ anh hùng ngã ba Đồng Lộc : « Đất nước mình nhân hậu Có nước trời xoa dịu vết thương đau Em nằm đất sâu Như khoảng trời đã nằm yên đất Đêm đêm, tâm hồn em toả sáng (25) Những vì ngời chói, lung linh… (Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ) - Họ là cô gái trẻ với sống nội tâm phong phú đáng yêu : dễ cảm xúc, nhiều mơ ước, hay mơ mộng, dễ vui, dễ buồn Họ thích làm đẹp cho sống mình, hoàn cảnh chiến trường ác liệt Nho thích thêu thùa, chị Thao chăm chép bài hát, Định thích ngắm mình gương, ngồi bó gối mơ mộng và hát… Cả ba chưa có người yêu, sống hồn nhiên tươi trẻ Không lúc nào họ không nhớ Hà Nội Một trận mưa đá bất ngờ trở thành nỗi nhớ : « mà tôi nhó cái gì đấy, hình mẹ tôi, cái cửa sổ, ngôi to trên bầu trời thành phố » Nỗi nhớ chính là nối dài, quá khứ, hôm và khát vọng mai sau - Những kỉ niệm sống dậy khoảng sáng tâm hồn trẻo, ngây thơ, dịu dàng Những xúc cảm hồn nhiên nguồn sống, điểm tựa, giúp họ thêm vững vàng, sức mạnh vượt qua khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua « Khoảng trời xanh » thơ « Phạm Tiến Duật » và khoảng trời xanh kí ức có sức mạnh vô hình đặc biệt là tâm hồn trí thức trên đường trận Quả thực, đó là cô gái mang mình tính cách tưởng không thể cùng tồn : vô cùng gan dạ, dũng cảm chiến đấu mà hồn nhiên, vô tư sống Những người họ thật đáng trân trọng ! b Nét riêng : - Mỗi người thể cái chung đó theo cách riêng mình + Chị Thao, tổ trưởng, ít nhiều có trải hơn, mơ ước và dự tính tương lai có vẻ thiết thực hơn, không thiếu khát khao và rung động tuổi trẻ « Áo lót chị cái nào thêu màu ».Chị lại hay tỉa đôi lông mày mình, tỉa nhỏ cái tăm Nhưng công việc, gờm chị tính cương quyết, táo bạo ĐẶc biệt là « bình tĩnh đến phát bực » : máy bay địch đến chị « móc bánh quy túi, thong thả nhai » Có ngờ người dày dạn trước sống và cái chết hàng ngày lại sợ máu, sợ vắt: « thấy máu, thấy vắt là chị nhắm mắt lại, mặt tái mét ».Và không có thể quên chị hát : nhạc sai bét, giọng thì chua, chị chăm chép bài hát dù chẳng thuộc nhạc, giọng lại chua, chị không hát trôi chảy bài nào chị lại có ba sổ dày chép bài hát và rỗi là chị ngồi chép bài h át + Nho là cô gái trẻ, xinh xắn, « trông nó nhẹ, mát mẻ que kem trắng », có « cái cổ tròn và cúc áo nhỏ nhắn » dễ thương khiến Phương Định « muốn bế nó lên tay » Nho thích tắm suối khúc suối đó chứa bom nổ chậm và hồn nhiên – cái hồn nhiên trẻ thơ : « vừa tắm suối lên, quần áo ướt, Nho ngồi, đòi ăn kẹo » Hồn nhiên là cô lại bình thản vô cùng bị thương : « Không chết đâu Đơn vị làm đường mà Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng » Ngay lúc đau đớn gặp mưa đá, Nho nhổm dậy, môi hé mở xoè tay xin viên đá mưa : « Nào, mày cho tao viên » Đặc biệt, máy bay giặc đến thì chiến đấu dũng cảm, hành động thật nhanh gọn : « Nho cuộn tròn cái gối, cất nhanh vào túi », Nho quay lưng lại chúng tôi, chụp cái mũ sắt lên đầu » … Và lần phá bom, cô đã bị sập hầm, đất phủ kín lên người Có lẽ với người gái ấy, sống luôn cao cái chết + Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc lòng ta Phương Định trẻ trung Nho là cô học sinh thành phố xinh đẹp, dũng cảm lửa đạn, giàu yêu thương đồng đội Cô nhạy cảm và hồn nhiên, thích mơ mộng và hay sống với kỉ niệm tuổi thiếu nữ vô từ gia đình và thành phố mình (d/c) Ở đoạn cuối truyện, sau trận mưa đá tạnh, là dòng thác kỉ niệm gia đình, thành phố trào lên và xoáy mạnh sóng tâm trí cô gái Có thể nói đây là nét riêng các cô gái trẻ Hà Nội vào chiến trường tham gia đánh giặc, gian khổ giữ cái phong cách riêng người Hà Nội, trữ tình và đáng yêu Chính nét riêng đó đã làm cho các nhân vật sống và đáng yêu Trái tim đỏ rực họ là « ngôi xa xôi » mãi mãi lung linh, toả sáng C Kết luận (26) - Chiến tranh đã qua đi, sau ba mươi năm, đọc truyện « Những ngôi xa xôi » Lê Minh Khuê, ta sống lại năm tháng hào hùng đất nước Nhà văn khiến lòng ta sống lại hình ảnh tuyệt đẹp và chiến công phi thường tổ trinh sát mặt đường, Định, Nho, Thao, hàng ngàn, hàng vạn cô niên xung phong thời chống Mĩ Chiến công thầm lặng họ mãi mãi là bài ca (27)

Ngày đăng: 12/06/2021, 01:08

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan