Tài liệu Lợi thế lớn của doanh nghiệp nhỏ ppt

5 377 0
Tài liệu Lợi thế lớn của doanh nghiệp nhỏ ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lợi thế lớn của doanh nghiệp nhỏ Vài năm trở lại đây, trong bối cảnh hàng loạt các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới liên tiếp đương đầu với các vụ bê bối khiến các nhà đầu tư mất lòng tin, thì không ít công ty nhỏ (có doanh thu từ 50 đến 150 triệu USD) lại “ngược dòng nước” vươn lên thành những điểm sáng. Vậy đâu là nguyên nhân thành công của các công ty nhỏ trong bối cảnh thị trường đã có quá nhiều các “ông lớn” với danh tiếng lâu năm và thế mạnh tài chính đáng nể? Theo một cuộc khảo sát mới đây do tạp chí Business Week thực hiện, trong thời gian từ năm 2002 đến năm 2004, doanh thu trung bình của các công ty nhỏtài sản dưới 100 triệu USD tăng trung bình mỗi năm khoảng 28,7%, lợi nhuận tăng 61%, trong khi 500 tập đoàn lớn nhất theo Chỉ số tổng hợp công nghiệp “Tiêu chuẩn Poole 500” thì mức doanh thu chỉ tăng trung bình 8,3% và lợi nhuận tăng 13,8%. Bình quân tỷ lệ thu hồi vốn của các công ty nhỏ là 25,4%, còn các công ty lớn chỉ có 6,9%. Và kết quả gây kinh ngạc giới kinh doanh này đang làm cho nhiều tập đoàn lớn trên thế giới phải “mất mặt” trước những “gã tý hon”. Thành tích của các công ty nhỏ được nhiều nhà đầu tư khen ngợi, chỉ số Lascel 2000 (chỉ số cổ phiếu tổng hợp của 2000 công ty nhỏ tại Mỹ) trong vòng hơn 1 năm qua đã tăng trưởng trên 29%. Các chuyên gia kinh tế Mỹ cho rằng, chiều hướng phát triển mạnh của các công ty nhỏ còn tiếp tục trong một thời gian dài. John Siuman, nhà phân tích hoạt động của các công ty nhỏ tại JP Morgan cho biết: “Kể từ cuối thập niên 90 đến nay, chỉ số Lascel 2000 của các công ty nhỏ đã tăng 118% và hiện tại vẫn không ngừng gia tăng, tạo cho các nhà đầu tư tâm lý hướng vào những công ty càng nhỏ càng tốt”. Quả đúng như vậy, kinh doanh ngày nay bao gồm không ít những ngành công nghiệp siêu lợi nhuận. Nếu các công ty nhỏ biết đầu tư, cũng như có những chiến lược phát triển đúng đắn, thì sẽ thành công nhanh chóng. Đặc biệt hơn nữa, các công ty nhỏ còn có sẵn những lợi thế nhất định để đạt tới sự tăng trưởng vượt bậc. 1. Cơ cấu quản lý gọn nhẹ Trong một chừng mực nào đó, so với các tập đoàn lớn, một ưu thế rõ rệt của các công ty nhỏ là gọn nhẹ và linh hoạt. Các công ty nhỏ và vừa là những công ty bám sát thị trường nhất, đồng thời có thể điều chỉnh phương hướng kinh doanh của mình với tốc độ nhanh nhất. Trong 100 công ty nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, nhiều công ty đã “thắng lớn” nhờ điểm mạnh trên. Biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực giáo dục: Học viện Korithos xếp thứ 6, công ty Apollo xếp thứ 14, công ty Dervy xếp thứ 32 đều phát triển mạnh mẽ nhờ nhằm đúng yếu điểm mà các công ty, tập đoàn lớn không có được, đó là sự năng động. Chẳng hạn, tập đoàn Apollo dễ dàng trong việc mở thêm lớp bồi dưỡng ngoại ngữ cho những người đã đi làm với văn bằng chứng chỉ cao cấp, có uy tín, hay tổ chức lại việc đăng ký và lên lớp sao cho thuận tiện nhất. Hay hãng hàng không Ryanair, Ireland, thành lập chưa lâu và chỉ là “vô danh tiểu tốt” trong con mắt những “đại gia” hàng không thế giới, nhưng nay Ryanair đang nổi lên như một hiện tượng và hình mẫu tiêu biểu về hiệu quả kinh doanh cao. Trong năm tài chính vừa qua, lợi nhuận của Ryanair đạt 239 triệu EUR (tăng 59% so với năm tài chính trước) trên tổng doanh thu 842 triệu EUR. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, trong 8 tháng đầu năm nay, Ryanair đã chuyên chở được 28 triệu lượt hành khách. Thành công của Ryanair có được một phần nhờ vào mô hình quản lý và hoạt động hết sức gọn nhẹ. Hãng chỉ có tổng cộng 1200 người (phi công, cán bộ quản lý, nhân viên, tạp vụ .). Ryanair là hãng hàng không duy nhất trên thế giới có tỷ lệ đăng ký mua vé qua mạng Internet chiếm tới 95% tổng số vé bán ra. Để xử lý việc này, hãng chỉ cần …3 nhân viên, trong khi ở nhiều hãng khác, bộ phận đặt vé qua mạng có đến vài chục người, nếu không phải là đông hơn. Ryanair thực hành tiết kiệm chi phí đến mức tối đa ở tất cả mọi khâu, ngay cả giám đốc điều hành Michael O’Leary cũng không có thư ký riêng và văn phòng làm việc của ông cũng được trang bị hết sức đơn giản. Về mặt quản lý, so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các tập đoàn lớn, việc ra các quyết định kinh doanh của những công ty nhỏ không cần “thỉnh thị” nhiều cấp, nên khi gặp khó khăn mọi người đều có thể nhanh chóng giải quyết. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, số lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn và thành công cũng dễ đến với họ hơn. Bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XX, nhiều công ty lớn trong một số lĩnh vực như vận tải, giáo dục, dịch vụ du lịch .trên toàn cầu có xu hướng điều chỉnh và phân chia thành các công ty nhỏ để tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh. 2. Chủ động và linh hoạt về giá cả Nhờ cơ cấu gọn nhẹ, giá thành được coi là một trong những vũ khí lợi hại nhất của các công ty nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn “thiên biến vạn hoá”. Trong khi các tập đoàn lớn vất vả với những kế hoạch cắt giảm chi phí để hạ giá thành, thì những công ty nhỏ liên tục đưa ra nhiều mức giá linh hoạt khác nhau phù hợp với túi tiền của mọi khách hàng. Yếu tố giá cả có lẽ được thể hiện rõ nét nhất trong lĩnh vực hàng không. Ở Mỹ có hãng Southwest, ở Australia có hãng Virgin Blue, ở châu Á có hãng AirAsia, còn ở “lục địa già” châu Âu thì có Easy Jet, JetBlue, Ryanair ., tất cả đều là những hãng hàng không quy mô nhỏ nhưng đang “ăn nên làm ra” nhờ chiến lược giá rẻ. Các hãng hàng không này đều có một số đặc điểm chung như giá vé máy bay rẻ hơn nhiều lần so với giá vé thông thường của các hãng hàng không lớn khác trên cùng một tuyến bay; chỗ ngồi đồng hạng không phân biệt hạng tiết kiệm, thương gia hay hạng nhất; không phục vụ đồ ăn, uống trên máy bay và hầu như chỉ sử dụng một loại máy bay (phổ biến nhất là máy bay Boeing 737). Michael O’Leary, giám đốc điều hành Ryanair, cho biết: “Chính sách của Ryanair là phải cạnh tranh về chất lượng và giá cả, nhất là về giá, đồng thời đảm bảo phải có lãi để phát triển. Giá vé máy bay của chúng tôi trên một số đường bay còn rẻ hơn cả giá vé đi ô tô buýt, chỉ vào khoảng vài chục EUR”. Để chứng minh cho lời nói của mình, Michael O’Leary đã đưa ra một ví dụ cụ thể. Vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở tòa tháp đôi của trung tâm thương mại thế giới (WTC) tại New York, Mỹ, đã cướp đi sinh mạng 7 nhà quản lý cao cấp của Ryanair. Nhiều hãng hàng không thế giới còn đang bị tê liệt vì sợ không có khách, thì ngay ngày 14 tháng 9, Ryanair đã tung ra “chiêu độc” là dành ra 1 triệu vé, với giá đồng hạng là 15 EUR cho hành khách đi trên bất kỳ tuyến đường bay nào của hãng. Kết quả là các máy bay của Ryanair vẫn kín chỗ và hoạt động bình thường, trong khi nhiều chuyến bay của các hãng hàng không lớn như British Airways, Anh; Air France, Pháp, đều phải hủy vì vắng khách. Người ta đã đặt câu hỏi: tại sao Ryanair bán vé với giá “bèo” như vậy mà vẫn có lãi? “Đó là nhờ chúng tôi hoàn toàn chủ động về giá vé và chiến lược kinh doanh chi phí thấp, không phải qua cấp quyết định, thông qua như ở các hãng hàng không lớn trên thế giới”- Michael O’Leary trả lời. Ngoài lĩnh vực hàng không, khá nhiều công ty nhỏ trong lĩnh vực bán lẻ cũng thành công lớn nhớ chiến lược giá rẻ và linh hoạt. Kể từ khi thành lập vào năm 1995 đến nay, hãng bán lẻ Dostic của Anh luôn duy trì được mức tăng trưởng bình quân 25%. Tìm hiểu nguyên nhân, mọi người nhận thấy ngoài sự độc đáo và hấp dẫn của hàng hoá, Dositc còn thể hiện sự sáng suốt trong việc điều chỉnh giá bán lẻ. Hàng hoá mà Dostic kinh doanh bao gồm vô số chủng loại với mẫu mã đa dạng, và điểm đặc biệt là giá hàng của hãng không dùng số chẵn mà chỉ dùng số 99. Như 20 cây kim khâu gói thành một túi nhỏ bán với giá 0, 99 USD; 10 chiếc bút chì đóng thành một hộp bán với giá 0, 99 USD; một chiếc chảo bán với giá 9, 99 USD; một cặp pin giá 0, 99 USD . “Chiến lược 0, 99 USD” của Dostic tạo cho khách hàng ấn tượng món hàng có giá chưa đến 1 USD, có vẻ như rẻ hơn nhiều so với 1 USD. Đây rõ ràng là tác động thuần về mặt tâm lý. Đương nhiên, giá của Dostic quả có thấp hơn các công ty khác 5 đến 10%. Tuy giá bán thấp hơn một chút, nhưng hãng dựa vào tổng số lượng hàng tiêu thụ lớn để bù vào tỷ lệ lợi nhuận thấp. Bạn đừng nghĩ rằng những công ty nhỏ là kém lợi thế. Khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, không ít công ty nhỏ băn khoăn: mình chỉ là một kẻ “thấp cổ bé họng” thì làm sao có thể cạnh tranh được với những “đại gia” lớn? Sự thật hoàn toàn ngược lại. Các công ty nhỏ có rất nhiều lợi thế so với các tập đoàn lớn như sự linh hoạt, khả năng phản ứng nhanh nhạy với thị trường và khả năng cung cấp các dịch vụ có giá cả thấp. Nếu bạn là chủ một công ty nhỏ, hãy cố gắng tận dụng tối đa các lợi thế của mình để phát triển và giành lấy thị phần- điều các công ty lớn phải vất vả mới đạt được. . Lợi thế lớn của doanh nghiệp nhỏ Vài năm trở lại đây, trong bối cảnh hàng loạt các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới liên tiếp đương. để bù vào tỷ lệ lợi nhuận thấp. Bạn đừng nghĩ rằng những công ty nhỏ là kém lợi thế. Khi bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, không ít công ty nhỏ băn khoăn: mình

Ngày đăng: 12/12/2013, 22:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan