1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nvan tuan 13

36 30 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

HS: Tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự này như sau: Từ một lời dạy “Con hư...tại bà” tác giả đã nhận xét về cách sống của bà nội: “Bà như thế thì chúng tôi hư [r]

(1)NGỮ VĂN - BÀI 12 Kết cần đạt - Cảm nhận cảm xúc chân thành nhân vật trữ tình - người cháu – và hình ảnh người bà giàu tình thương, giàu đức hi sinh bài thơ Bếp lửa Thấy nghệ thuật diễn tả cảm xúc thông qua hồi tưởng kết hợp miêu tả, tự sự, bình luận tác giả bài thơ - Cảm nhận tình yêu thương và ước vọng người mẹ dân tộc Tà - ôi kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ ngào, tha thiết Nguyễn Khoa Điềm - Qua bài thơ Ánh trăng, hiểu ý nghĩa hình ảnh vầng trăng, từ đó thấm thía cảm xúc ân tình với quá khứ gian lao, tình nghĩa Nguyễn Duy, biết rút bài học cách sống cho chính mình - Vận dụng kiến thức đã học từ vựng để phân tích tượng ngôn ngữ thực tiễn giao tiếp và văn chương - Biết đưa yếu tố nghị luận vào bài văn tự cách hợp lí Ngày soạn:3/11/2012 Tiết 56 - Văn bản: Ngày dạy: …./11/2012 Dạy lớp 9A BẾP LỬA - Bằng Việt – Mục tiêu a) Về kiến thức: - Những hiểu biết bước đầu tác giả Bằng Việt và hoàn cảnh đời bài thơ - Những cảm xúc chân thành tác giả và hình ảnh người bà giàu tình thương giàu đức hy sinh - Việc kết hợp sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả bìh luận tác phẩm trữ tình b) Về kỹ năng: - Nhận diện phân tích các yếu tố miêu tả, tự , bình luận và biểu cảm bài thơ - Liên hệ để thấy nỗi nhớ người bà hoàn cảnh tác giả xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ vói tình cảm với quê hương đất nước c) Về thái độ: - Giáo dục HS tình cảm yêu thương, lòng biết ơn và kính trọng ông bà, cha mẹ… Chuẩn bị GV và HS a) Chuẩn bị GV: nghiên cứu SGK, SGV, Bình giảng văn 9, Tư liệu Ngữ văn 9, soạn giáo án (2) b) Chuẩn bị HS: Học bài cũ Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn Bếp lửa Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS 9A: /28 - Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài các bạn a) Kiểm tra bài cũ - Kết hợp học bài * Đặt vấn đề vào bài (1’): Trong đời người, kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, thân thương và chứa chan tình nghĩa Bởi kỉ niệm đó thường gắn với người ruột thịt, thân thiết cha mẹ, ông bà, anh chị em, bạn bè ta Với Bằng Việt, kỉ niệm người bà hẳn sâu nặng nên khơi nguồn cho dòng cảm xúc để thi sĩ sáng tạo nên thi phẩm đặc sắc - Bếp lửa – Hôm chúng ta cùng học tác phẩm này b) Dạy nội dung bài I ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (7’) GV: Trước đọc và tìm hiểu chung, mời các em tìm hiểu đôi nét tác giả và hoàn cảnh đời bài thơ Bếp lửa Vài nét tác giả, tác phẩm TB: Qua chuẩn bị bài nhà hãy trình bày nét chính đời và nghiệp sáng tác Bằng Việt? * Tác giả: Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê Thạch Thất - Hà Nội GV: Ông là nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống Mĩ Hiện ông là Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội Cũng là nhà thơ trưởng thành thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước, khác với Phạm Tiến Duật, thơ Bằng Việt trẻo, mượt mà Ông thường khai thác kỉ niệm và mơ ước tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ, là nhà trường Như “Ta qua năm tháng không ngờ - Vô tư quá để bây xao xuyến – Bèo lục bình mênh mang màu mực tím – Nét chữ thiếu thời trôi nhanh dòng sông.” Bằng Việt đã cho mắt bạn đọc mười tập thơ, tiêu biểu như: Hương cây - Bếp lửa, Đất sau mưa, Khoảng cách lời, Cát sáng bốn tập thơ dịch và nhiều bài tiểu luận phê bình văn học - Thơ Bằng Việt trẻo, mượt mà; thường khai thác kỉ niệm và mơ ước tuổi trẻ nên gần gũi với bạn đọc trẻ - Tác phẩm chính: Hương cây - Bếp lửa (1968) in chung với Lưu Quang Vũ TB: Cho biết hoàn cảnh đời bài thơ Bếp lửa? (3) * Tác phẩm: “Bếp lửa” sáng tác năm 1963 tác giả học ngành Luật Liên Xô (cũ), và đưa vào tập “Hương cây - Bếp lửa” GV: Bài thơ Bếp lửa nhà thơ sáng tác năm 1963 tác giả là sinh viên học ngành Luật Liên Xô (cũ) và bắt đầu đến với thơ Bài thơ đưa vào tập: Hương cây - Bếp lửa (1968 ) là tập thơ đầu tay Bằng Việt in chung với Lưu Quang Vũ Chuyển: Tiếp theo để phần nào cảm nhận phong cách thơ Bằng Việt, chúng ta cùng đọc bài thơ Đọc GV nêu yêu cầu: Đọc bài với giọng tình cảm chậm rãi, lắng đọng và xúc động Khổ ba đọc giọng thủ thỉ giọng kể câu chuyện cổ tích G: Qua việc đọc em có nhận xét nào giọng điệu bài thơ? HS: Bài thơ gồm hai giọng: Giọng tự nắm vai trò tổ chức chung toàn bài và giọng trữ tình thấm đượm vào kỉ niệm, đoạn thơ Nhưng đọc toàn bài, ta thấy giong cảm thương, nhớ nhung da diết muốn trào dâng, lấn át tất Mạch tự mờ đi, lẩn mình vào mạch cảm xúc KH: Bài thơ là lời nhân vật nào, nói và nói điều gì ? HS: Bài thơ là lời người cháu nơi xa nhớ bà và kỷ niệm với bà, nói lên lòng kính yêu và suy ngẫm bà GV: Như vậy, người cháu chính là nhân vật trữ tình bài thơ này G: Em hãy mạch tâm trạng nhân vật trữ tình bài thơ? HS: Bài thơ mở với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm lên hình ảnh bà với chăm sóc, lo toan, vất vả và tình yêu thương, trìu mến dành cho đứa cháu Từ kỉ niệm, đứa cháu đã trưởng thành suy ngẫm và thấu hiểu đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý bà Cuối cùng, đứa cháu muốn gửi niềm nhớ mong với bà GV: Mạch cảm xúc bài thơ là từ hồi tưởng đến tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm TB: Dựa vào mạch tâm trạng nhân vật trữ tình, cho biết bố cục bài thơ? HS: Bài thơ chia làm bốn phần: - Phần 1: Khổ thơ đầu: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc bà - Phần 2: Bốn khổ thơ tiếp theo: Hồi tưởng kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa - Phần 3: Khổ thơ thứ sáu: Suy ngẫm bà và đời bà - Phần 4: Khổ thơ cuối: Người cháu đã trưởng thành, xa không nguôi nhớ bà (4) Chuyển: Ở trên các em đã tìm bố cục văn để hiểu giá trị thi phẩm cô trò ta phân tích bài thơ theo hai nội dung chính là: Những hồi tưởng bà và tình bà cháu; suy ngẫm bà và hình ảnh bếp lửa II PHÂN TÍCH (24’) Những hồi tưởng bà và tình bà cháu TB: Những hồi tưởng người cháu bà khơi nguồn từ hình ảnh nào? HS: Sự hồi tưởng hình ảnh thân thương, ấm áp bếp lửa: Một bếp lửa chờn vờn sương sớm Một bếp lửa ấp iu nồng đượm Cháu thương bà nắng mưa KH: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào câu thơ trên? HS: Sử dụng giọng thơ trữ tình, điệp ngữ: Một bếp lửa(điệp hai lần), từ láy tượng hình: chờn vờn, ấp iu; và cách nói ẩn dụ: nắng mưa KH: Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì? HS: Hình ảnh đầu tiên lên trí nhớ đứa cháu là hình ảnh “bếp lửa chờn vờn sương sớm - bếp lửa ấp iu nồng đượm” “Bếp lửa chờn vờn sương sớm” là hình ảnh gần gũi, quen thuộc gia đình Việt Nam từ bao đời Ngọn lửa “chờn vờn sương sớm” cảm nhận thị giác là lửa thực lòng bếp bập bùng nhen lên sớm mai Nhưng lửa “ấp iu nồng đượm” đã là lửa tình bà chăm sóc cưu mang Chờn vờn là từ láy tượng hình vừa giúp ta hình dung làn sương sớm lượn quanh quẩn không rời quanh bếp lửa, vừa gợi cái mờ nhoà hình ảnh kí ức theo thời gian Từ ấp iu là sáng tạo mẻ nhà thơ trẻ Đó không phải là từ láy, từ phức đơn thuần, mà đó là kết hợp và biến thể hai từ ấp ủ và nâng niu “Ấp iu” gợi đến bàn tay kiên nhẫn, khéo léo, nâng niu và lòng chi chút người nhóm lửa Theo trình tự thơ, lửa chập chờn, bập bùng, hình tượng thơ tỏ dần, tỏ dần Bên bếp lửa là dáng hình bà qua nắng mưa, năm tháng “Cháu thương bà nắng mưa.” Biết nắng mưa là cách nói ẩn dụ gợi phần nào đời vất vả, lo toan bà TB: Từ hình ảnh bếp lửa kỉ niệm nào bà và tình bà cháu đã gợi lại dòng hồi tưởng? Chỉ câu thơ diễn tả điều đó? HS: Đó là kỉ niệm thời thơ ấu sống bên bà tám năm ròng cùng bà nhóm bếp lửa, bà chăm sóc, dạy dỗ, yêu thương Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói Năm là năm đói mòn đói mỏi Bố đánh xe khô rạc ngựa gầy Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu (5) Nghĩ lại đến sống mũi còn cay! Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa […] Mẹ cùng cha công tác bận không Cháu cùng bà, bà bảo cháu nghe Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc, […] Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi KH: Nêu nhận xét giọng thơ và các biện pháp nghệ thuật dùng đoạn thơ này? HS: Bằng kết hợp phương thức miêu tả, tự và biểu cảm; dùng thành ngữ: đói mòn đói mỏi; cùng giọng thơ thủ thỉ giọng kể câu chuyện cổ tích thể thơ tám chữ xen bảy chữ phù hợp với cảm xúc hồi tưởng KH:Từ đó em có suy nghĩ gì thời thơ ấu người cháu? Đoạn thơ gợi lại thời ấu thơ sống bên bà Đó là tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn Thành ngữ “đói mòn đói mỏi” và hình ảnh “Bố đánh xe khô rạc ngựa gầy” gợi lại tuổi thơ có bóng đen ghê rợn nạn đói năm 1945, bố cố bươn chải đưa gia đình khỏi đói kém Đó là tuổi thơ phải trải qua năm tháng chiến tranh tàn khốc “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” Phải sống xa cha mẹ: “Mẹ cùng cha công tác bận không về”; cháu sống cưu mang dạy dỗ bà “bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”, nên sớm phải có ý thức tự lập, sớm phải lo toan “Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa – Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc” KH: Trong dòng hồi tưởng kỉ niệm nào người cháu nhớ nhất? HS: Kỉ niệm bà và năm tháng tuổi thơ luôn gắn với hình ảnh bếp lửa, đó là ấn tượng sâu đậm kí ức, lên, lay động tâm hồn, chẳng thể tiêu tan:“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu - Nghĩ lại đến sống mũi còn cay! - Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen” Bếp lửa diện tình bà ấm áp, chỗ dựa tinh thần, cưu mang đùm bọc đầy chi chút bà (bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học) GV: “Mùi khói” lại “khói hun” nhà thơ đã chọn chi tiết thật sát hợp, vừa miêu tả chân thực sống tuổi thơ, vừa biểu thấm thía tình cảm lúc da diết bâng khuâng, lúc xót xa thương mến người cháu bà Câu thơ “Nghĩ lại đến sống mũi còn cay” nhấn lại dòng kỉ niệm, xoáy sâu tiềm thức, lay mạnh thể xác người: Mùi khói quá khứ làm cay sống mũi tại? Hay là nhớ thương từ đã làm sống dậy khói hun nhèm mắt cháu chục năm xưa? Trong khoảnh khắc hồi ức, hoài niệm đã xoá cái khoảng cách chục năm trời Thơ Bằng Việt có sức truyền cảm mạnh mẽ nhờ chi tiết, ngôn từ chân thực mà giản dị Cái “Bếp lửa” kỉ niệm ông khơi lên, thoang thoảng mùi khói, (6) mờ mờ sắc khói mà đã đầy ắp thực, thấm đẫm bao nhiêu nghĩa tình sâu nặng gia đình, quê hương KH: Từ hình ảnh bếp lửa quê hương, bếp lửa tình bà cháu lại gợi thêm liên tưởng khác Đó là liên tưởng gì? Thể câu thơ nào? HS: Gợi liên tưởng khác, đó là xuất tiếng chim tu hú: Tiếng tu hú mà tha thiết ! [ ]Tu hú ơi! Chẳng đến cùng bà Kêu chi hoài trên cánh đồng xa? KH: Tìm biện pháp nghệ thuật tác giả dùng đây và tác dụng nó? HS: Dùng các câu cảm thán: Tiếng tu hú mà tha thiết thế!, Tu hú ơi! Câu hỏi tu từ Kêu chi hoài trên cánh đồng xa? Giọng thơ trữ tình tha thiết Tiếng chim tu hú là âm quen thuộc cánh đồng quê độ vào hè nhắc nhắc lại nhiều lần, mười câu thơ đoạn mà âm vang tới năm lần tiếng tu hú kêu Tiếng chim lúc mơ hồ văng vẳng từ “cánh đồng xa”, lúc gần gũi nghe “sao mà tha thiết thế”, có lúc giục giã, khắc khoải điều gì da diết “kêu chi hoài ” khiến lòng người trỗi dậy hoài niệm, nhớ mong bồi hồi Tiếng chim tu hú còn gợi tình cảnh vắng vẻ và nhớ mong hai bà cháu Bởi “những ngày Huế” sóng gia đình thật quạnh hiu: bố mẹ bận công tác xa không về, có hai bà cháu bên nhau: bà kể chuyện cho cháu nghe, bà bảo cháu nghe, bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học GV: Hình ảnh “bếp lửa” và việc “nhóm lửa”, cùng hình ảnh bà âm thầm, tần tảo bên ánh lửa, tiếng tu hú kêu xa trở trở lại, vấn vít, xoắn quyện vào nhau, dệt nên tranh lung linh xao xuyến KH: Qua tìm hiểu em có suy nghĩ gì dòng hồi tưởng tác giả? * Hình ảnh người bà thật gần gũi, thân thuộc cùng kỉ niệm đầy xúc động thời thơ ấu gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn GV: Đoạn thơ đầy ắp kỷ niệm tuổi thơ và dạt dào cảm xúc, cháu thương nhớ và biết ơn bà không quên Bằng thể thơ tự tám chữ, có xen bảy chữ, tác giả đã tạo nên giọng thơ thiết tha, sáng, truyền cảm Hình ảnh bếp lửa, tiếng chim tu hú, người bà là ba hình tượng hoà quyện vào tâm trí đứa cháu xa quê GV: Từ kỉ niệm hồi tưởng tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm đời bà Điều đó thể nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp Những suy ngẫm bà và hình ảnh bếp lửa Yêu cầu HS đọc thầm lướt lại bài thơ TB: Tìm câu thơ thể suy ngẫm người cháu bà? (7) Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen Một lửa, lòng bà luôn ủ sẵn Một lửa chứa niềm tin dai dẳng… […] Mấy chục năm rồi, đến tận bây Bà giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn bùi Nhóm nồi xôi gạo sẻ chung vui Nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa! KH: Trong đoạn thơ tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật gì? HS: Dùng điệp ngữ: lửa, điệp từ: nhóm nhắc lại bốn lần Hình ảnh ẩn dụ “Nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ” Kết hợp phương thức kể, biểu cảm và nghị luận KH: Hình ảnh bếp lửa nhắc lại bao nhiêu lần bài thơ? Tại nhắc đến bếp lửa là người cháu nhớ đến bà và ngược lại, nhớ bà là nhớ đến hình ảnh bếp lửa? Hình ảnh mang ý nghĩa gì bài thơ này? HS: Trong bài thơ có tới mười lần tác giả nhắc tới hình ảnh bếp lửa và diện cùng hình ảnh bếp lửa là hình ảnh người bà Lửa là ánh sáng, lửa là ấm Bếp lửa lặng thầm nuôi dưỡng gia đình, nuôi dưỡng sống nàyếpNps mình xó bếp có gì mộc mạc khiêm nhường bếp lửa? có gì cao quý thiêng liêng hơn? Suốt ngày, suốt tháng, suốt năm, bếp lửa lụi cụi, hi sinh, tần tảo Cho nên nhớ bếp lửa là nhớ bà và ngược lại Bếp lửa là tình bà ấm nóng, là bàn tay bà chăm chút, bếp lửa gắn với khó khăn gian khổ đời bà Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa là nhóm lên niềm vui sống, niềm yêu thương chi chút dành cho cháu và người Có thể nói bà là người nhóm lửa, lại là người giữ cho lửa luôn ấm nóng và toả sáng gia đình chính vì mà cháu chẳng quên bếp lửa đó là cội nguồn, đời cháu đã nhen lên từ lửa KH: Vì tác giả lại viết Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!? HS: Trong kí ức cháu ngày ngày bà nhóm lửa là nhóm lên niềm vui sống, nhóm lên niềm yêu thương, niềm vui sưởi ấm, san sẻ và còn “Nhóm dậy tâm tình tuổi nhỏ” Chính vì mà nhà thơ đã cảm nhận hình ảnh bếp lửa bình dị mà thân thuộc và nó trở thành kì diệu, thiêng liêng - H/a bà luôn gắn với bếp lửa, thể tần tảo, đức hi sinh G: Trong đoạn thơ này có hai từ lửa Tại tác giả lại dùng từ “ngọn lửa” mà lại không dùng từ “bếp lửa”? Điều đó có ý nghĩa nào? (8) HS: Sau cảm nhận điều kỳ diệu, thiêng liêng bếp lửa tác giả còn nhận điều sâu xa nữa: bếp lửa bà nhen nhóm không phải nhiên liệu lấy từ bên ngoài mà còn nhen nhóm lên từ lửa lòng bà - Ngọn lửa sức sống, lòng yêu thương, niềm tin Bởi từ “bếp lửa” bài thơ đã gợi lên “ngọn lửa” với ý nghĩa trừu tượng và khái quát: “Rồi sớm chiều lại bếp lửa bà nhen - Một lửa lòng bà luôn ủ sẵn - Một lửa chứa niềm tin dai dẳng ” Như hình ảnh bà không là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa - lửa sống, niềm tin cho các hệ nối tiếp mai sau * Bà không là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa lửa sống, niềm tin cho các hệ nối tiếp KH: Đọc khổ thơ cuối và hãy phân tích cái hay khổ thơ này? HS: Sử dụng điệp ngữ “có, trăm”, phép liệt kê, câu hỏi tu từ Đứa cháu xưa đã lớn khôn, đã chắp cánh bay xa, làm quen với khung trời rộng lớn, niềm vui nơi chân trời xa: Có khói trăm tàu - Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả, không thể nguôi quên lửa bà, lòng đùm bọc, ấp ủ bà Ngọn lửa đã thành kỷ niệm ấm lòng, thành niềm tin thiêng liêng, kỳ diệu nâng bước người cháu trên suốt chặng đường dài Người cháu yêu bà, nhờ hiểu bà mà hiểu dân tộc mình, nhân dân mình: “Nhóm niềm yêu thương sẻ chung vui Ôi kì lạ và thiêng liêng - bếp lửa!” GV: Hình tượng người bà và “bếp lửa” bài thơ còn chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín: Những gì thân thiết tuổi thơ người có sức toả sáng, nâng đỡ người suốt hành trình dài rộng đời Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là biểu cụ thể tình yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương, và đó là khởi đầu tình yêu người, tình yêu đất nước Hình tượng người bà và “bếp lửa” bài thơ còn chứa đựng ý nghĩa triết lí thầm kín:sự gắn bó với gia đình, quê hương, và đó là khởi đầu tình yêu người, tình yêu đất nước III TỔNG KẾT - GHI NHỚ (4’) KH: Hãy nêu khái quát nghệ thuật và nội dung bài thơ? - Nghệ thuật: Kết hợp miêu tả, biểu cảm, tự và bình luận; sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng; giọng điệu phù hợp với cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm - Nội dung: Bài thơ gợi lại kỉ niệm đầy xúc động người bà và tình bà cháu, đồng thời thể lòng kính yêu trân trọng và biết ơn người cháu bà và là gia đình, quê hương, đất nước * Ghi nhớ: SGK – T 146 HS đọc ghi nhớ SGK trang 146 c) Củng cố, luyện tập (5') (9) H: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ em hình ảnh bếp lửa bài thơ? - HS viết khoảng (7 đến 10 dòng) thời gian phút, sau đó HS trình bày, HS nhận xét, GV nhận xét d) Hướng dẫn HS tự học nhà (2’) - Học thuộc lòng và phân tích lại bài thơ - Làm hoàn chỉnh bài tập phần luyện tập Đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Về thời gian: - Về nội dung kiến thức: - Về phương pháp giảng dạy (10) Ngày soạn:4/11/2012 Ngày dạy: /11/2012 Dạy lớp 9A Tiết 57 - Hướng dẫn đọc thêm Văn bản: KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ - Nguyễn Khoa Điềm Mục tiêu a) Về kiến thức: - Tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hoàn cảnh đời cảu bài thơ - Tình cảm bà mẹ Tà – Ôi dành cho gắn chặt với tình yêu quê hương dất nước và niềm tin vào tất thắng củacách mạng - Nghệ thuật ẩn dụ phóng đại, hình ảnh bài thơ mang tính biểu tượng, âm hưởng khúc hát ru tha thiết, trìu mến b) Về kỹ năng: - Nhận diện yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang hình thức màu sắc dân tộc bài thơ - phân tích mạch cảm xúc trữ tình bài thơ qua khúc hát bà mẹ, tác giả - Cảm nhận tinh thần kháng chiến nhân dân ta thời kỳ chống Mĩ cứu nước c) Về thái độ: - Giáo dục HS tình cảm kính yêu, tự hào và biết ơn người mẹ kháng chiến giành độc lập dân tộc Chuẩn bị GV và HS a) Chuẩn bị GV: Nghiên cứu SGK, SGV, Bình giảng Ngữ văn 9, soạn giáo án b) Chuẩn bị HS: Học bài cũ Tập đọc diễn cảm bài thơ và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS: Lớp 9A: /28 - Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài các bạn a) Kiểm tra bài cũ (5’): Miệng * Câu hỏi: Đọc thuộc lòng bài thơ Bếp lửa Phân tích khổ thơ mà em thích nhất? * Đáp án - Biểu điểm: (11) - Đọc thuộc lòng, trôi chảy, chính xác và diễn cảm bài thơ (6 điểm) - Lựa chọn, phân tích giá trị nghệ thuật và nội dung đoạn thơ mà em thích bài “Bếp lửa” (4 điểm) * Đặt vấn đề vào bài mới: (1’) Khúc hát ru em bé lớn trên lưng mẹ đời năm tháng liệt, cam go kháng chiến chống Mĩ cứu nước diễn trên hai miền Nam bắc Thời kì này, cán bộ, nhân dân ta vừa phải bám rẫy, bám đất tăng gia sản xuất vừa sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Bài thơ đời đã phần nào cho ta thấy không khí lịch sử gian khổ mà anh hùng đất nước, nhân dân ta hồi đó Mời các em ta cùng đọc bài thơ để phần nào hiểu điều b) Dạy nội dung bài I ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (7’) Vài nét tác giả, tác phẩm TB: Nêu nét chính tác giả, tác phẩm? * Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, quê tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc hệ nhà thơ trưởng thành kháng chiến chống Mĩ dân tộc Ông là Uỷ viên Chính trị, Trưởng ban Tư tưởng văn hoá Trung ương - Thơ ông chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian, giàu vốn sống thực tế, triết lí và trữ tình, suy tư và cảm xúc GV: Tác giả sinh trưởng gia đình trí thức cách mạng và có truyền thống văn chương Ông là trai nhà văn Hải Triều, thuộc hệ nhà thơ trưởng thành kháng chiến chống Mĩ Ông giữ chức vụ Tổng thư kí Hội nhà văn Việt Nam (khoá V), Bộ trưởng Bộ Văn hoá – Thông tin Thơ ông chứa đựng nhiều chất liệu văn học và văn hoá dân gian Câu thơ dù thể truyền thống hay tự phảng phất phong vị ca dao, tục ngữ Chất hiền minh trí tuệ dân gian thấm đẫm vào từ Nhưng hình ảnh bình thường sống thực, thường nhật đặt cạnh hình tượng thần thoại, truyền thuyết khiến cho tác phẩm vừa mang vẻ gần gũi lại vừa có không khí thiêng liêng văn hoá ngàn năm Các tác phẩm chính: Cửa thép (kí – 1972); Đất ngoại ô (thơ – 1973); Mặt đường khát vọng (trường ca – 1974); Ngôi nhà có lửa ấm (thơ – 1986); Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990) Ông nhận giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tập thơ “Ngôi nhà có lửa ấm” KH: Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ? * Tác phẩm: Bài thơ sáng tác năm 1971, tác giả công tác chiến khu miền tây Thừa Thiên GV: Bài thơ này đã phổ nhạc thành ca khúc “Lời ru trên nương” Bài thơ đời năm tháng liệt kháng chiến chống Mĩ cứu nước dân tộc ta giai đoạn gay go, liệt, nhiều gian nan, vất vả (12) Đọc GV nêu yêu cầu đọc: Đọc bài thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, tha thiết, ngào, lưu ý các đoạn điệp khúc, các câu thơ có đối xứng KH: Bài thơ viết theo phương thức biểu đạt nào là chủ yếu? Cho biết bố cục bài thơ? HS: Bài thơ kết hợp nhuần nhuyễn phương thức tự và biểu cảm: Kể việc làm người mẹ Tà – ôi, từ đó bộc lộ tình yêu thương và ước vọng Bài thơ chia làm ba phần tương ứng với ba khúc hát ru KH: Giữa các phần bài thơ có gì đặc biệt? Tác dụng nó? HS: Lời hát có ba khúc, khúc hát có hai khổ và mở đầu hai câu: “Em cu tai đừng rời trên lưng mẹ”, kết thúc lời ru trực tiếp “Ngủ ngoan a-kay ơi” (bốn câu) Từng lời ru trực tiếp người mẹ ngắt nhịp đặn dòng thơ Cách lặp lặp lại, và ngắt nhịp đã tạo nên âm điệu dìu dặt, vấn vương lời ru Giọng điệu trữ tình đã thể cách đặc sắc tình cảm thiết tha, trìu mến người mẹ dành cho Nó không lặp lại mà còn phát triển qua ba khúc hát bài thơ II PHÂN TÍCH (20’) TB: Theo em bài thơ nói nhân vật nào? HS: Bài thơ nói hình ảnh người mẹ dân tộc Tà-ôi địu giã gạo nuôi đội, lên núi tỉa bắp, tham gia chiến đấu và hình ảnh người mẹ gắn với hoàn cảnh, công việc cụ thể qua đoạn thơ Hình ảnh người mẹ Tà-ôi TB: Đọc khổ thơ đầu và cho biết nội dung chính khổ thơ này? HS: Người mẹ Tà – ôi địu giã giã gạo nuôi đội KH: Tìm hình ảnh, câu thơ nói công việc vừa địu vừa giã gạo người mẹ? Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời: KH: Em có nhận xét gì nghệ thuật miêu tả đoạn thơ? HS: Sử dụng phép nhân hoá (Lưng đưa nôi, tim hát), nhiêù động từ; phép hoán dụ, từ ngữ và hình ảnh giàu sức tạo hình (Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em (13) nghiêng Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối ); miêu tả xen tự sự, cách xếp hai lời ru KH: Phân tích các từ ngữ, hình ảnh trên để thấy công việc người mẹ? HS: Người mẹ Tà – ôi miêu tả công việc vất vả: giã gạo nuôi đội, và lại vất vả thêm vừa giã gạo vừa địu trên lưng Diễn tả công việc vất vả này người mẹ, nhà thơ đã viết câu thơ giàu sức gợi cảm: “Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối.” Giấc ngủ em bé theo nhịp chày, thấm mồ hôi vất vả người mẹ, đôi vai gầy mẹ theo nhịp chày giã gạo nhấp nhô lên xuống thành gối cho em gối đầu Giấc ngủ em vì phải dựa vào lưng mẹ lúc lên lúc xuống phải chao đảo, dập dờn nên nghiêng lệch hẳn đi, má em nóng hổi vì mồ hôi mẹ thấm ướt lưng KH: Việc xếp hai lời ru (lời tác giả và người mẹ ru em) đạt hiệu nghệ thuật nào? HS: Có hai lời ru, tác giả ru em ngủ ngoan và miêu tả giấc ngủ em Mẹ ru em ngủ là lời ru thầm, lời ru tim, lời ru mẹ là tình cảm với ước mơ mẹ Lời ru tác giả là lời nói thực - lời ru mẹ nói ước mơ Hai lời ru nối đan hoà quyện thành khúc hát, vừa miêu tả người mẹ, tác giả vừa ca ngợi người mẹ TB: Đoạn thơ thứ hai giới thiệu công việc gì người mẹ? Công việc thể qua chi tiết nào HS: Người mẹ địu tỉa bắp: Mẹ tỉa bắp trên núi ka-lưi Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời bắp thì nằm trên đồi Mặt trời mẹ, em nằm trên lưng - Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói KH: Nghệ thuật miêu tả đoạn thơ nào? HS: Nghệ thuật miêu tả, dùng hình ảnh đối lập, hình ảnh ẩn dụ “Mặt trời mẹ, em nằm trên lưng” KH: Hãy phân tích các hình ảnh thơ trên? HS: Mẹ tỉa bắp trên núi có nghĩa là làm công việc lao động sản xuất người dân chiến khu Sự chịu đựng gian khổ người mẹ rừng núi mênh mông, heo hút tác giả thể qua hình ảnh đối lập: “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” “To” thuộc lưng núi, “nhỏ” thuộc lưng mẹ Lấy (14) cái lớn mà so với cái nhỏ khiến khái niệm gian khổ không còn trừu tượng chung chung mà nó đã đo ý chí người Câu thơ vừa có cái hiu hắt, cô đơn, vừa có cái gan bền bỉ lạ lùng, cái chất “chân cứng đá mềm” người dân miền núi KH: Em hiểu nào hai câu thơ “Mặt trời bắp thì nằm trên đồi Mặt trời mẹ, em nằm trên lưng”? HS: Mặt trời bắp là mặt trời thực, là thiên thể nóng sáng, xa trái đất, là nguồn chiếu sáng và sưởi ấm chủ yếu cho trái đất, đem lại sống cho bắp cây cối, sống trên trái đất không thể thiếu ánh sáng mặt trời Hình ảnh mặt trời câu thơ sau đã chuyển nghĩa, tượng trưng hoá Con là mặt trời mẹ Con là nguồn hạnh phúc ấm áp vừa gần gũi vừa thiêng liêng đời mẹ Chính đã góp phần sưởi ấm lòng tin yêu, ý chí mẹ sống Mặt trời trẻ trung, ngày rực rỡ trên gian này TB: Nội dung khổ cuối là gì? Việc làm mẹ miêu tả qua hình ảnh thơ nào? HS: Người mẹ địu tham gia kháng chiến: Mẹ chuyển lán, mẹ đạp rừng Thằng Mĩ đuổi ta phải rời suối Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông Mẹ địu em để giành trận cuối Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường Từ đói khổ em vào Trường Sơn - Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước… KH: Cách giới thiệu công việc người mẹ khổ thơ thứ ba có gì khác với hai khổ thơ trước? HS: Tác giả dùng nhiều động từ, không có hình ảnh, kể không tả hai đoạn trên, điệp ngữ (mẹ, em) nhịp điệu dồn dập câu thơ gợi khẩn trương, gấp gáp TB: Nhịp điệu giúp em hiểu nội dung khổ thơ cuối nào? HS: Cả nhà tham gia chiến đấu (anh trai, chị gái, mẹ) trùng điệp đó hình ảnh người mẹ địu cùng tham gia chiến đấu bảo vệ cứ, trận tiếp tế, tải đạn cho đội đánh giặc với tinh thần tâm và lòng tin sắt đá vào thắng lợi KH: Từ việc phân tích ba đoạn thơ trên em cảm nhận nào người mẹ dân tộc Tà-ôi bài thơ? * Người mẹ Tà-ôi trên chiến khu kháng chiến gian khổ, bền bỉ, tâm công việc lao động, kháng chiến và tin tưởng vào thắng lợi (15) Ước mơ người mẹ Đọc ba lời ru trực tiếp người mẹ TB: Trong lời ru mẹ thể ước mơ gì? Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau lớn vung chày lún sân … - Con mơ cho mẹ hạt bắp lên Mai sau lớn phát mười Ka-lưi… - Con mơ cho mẹ thấy Bác Hồ Mai sau lớn làm người tự do… KH: Em có nhận xét gì lời ru mẹ? HS: Các lời ru trực tiếp người mẹ ngắt nhịp đặn dòng thơ Trong câu thơ có hai vế với hai đối tượng, người mẹ bộc lộ tình thương: Thương – thương đội; thương – thương làng đói; thương – thương đất nước Cấu trúc câu thơ lặp lại, nhấn nhấn lại điệp khúc diễn tả tình thương cân đối, nhịp nhàng KH: Nhận xét mối quan hệ lời ru trực tiếp người mẹ với hoàn cảnh và công việc mà mẹ làm đoạn thơ? HS: Trong lời ru mẹ thể ước mơ, và ước mơ lại có mối quan hệ thật tự nhiên, chặt chẽ với công việc: Vì giã gạo nuôi đội nên mẹ ước “Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần – Mai sau lớn vung chày lún sân” Vì tỉa bắp nên mẹ ước “Con mơ cho mẹ hạt bắp lên –Mai sau lớn phát mười Ka – lưi” Vì địu “đi giành trận cuối” nên mẹ ước “Con mơ cho mẹ thấy Bác Hồ - Mai sau lớn làm người tự do” KH: Theo em tác giả có để người mẹ trực tiếp nói lên ước mơ không? HS: Tác giả đã không để người mẹ trực tiếp nói lên ước mơ, không nói mẹ mơ điều này, mẹ mơ điều Với cụm từ “con mơ cho mẹ”, người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ đứa Mẹ mong mình ngủ ngoan và có giấc mơ đẹp Cũng với cụm từ này, giọng điệu lời ru càng thêm tha thiết, tin tưởng Câu cuối các khúc ru vừa là nỗi ước mong vừa là niềm tin tưởng, tự hào người mẹ TB: Tình yêu mẹ gắn với tình cảm nào, thể qua câu thơ nào? - Mẹ thương a-kay, mẹ thương đội - Mẹ thương a-kay, mẹ thương làng đói - Mẹ thương a-kay, mẹ thương đất nước KH: Em có nhận xét gì cách biểu đạt tình cảm tác giả? (16) HS: Sử dụng phép tu từ điệp ngữ, lặp cấu trúc câu, tình thương người mẹ thể tăng tiến, thể bố cục đặc sắc bài thơ TB: Qua đó em thấy người mẹ có tình cảm gì? HS: Qua ba khúc hát ru thể tình cảm lớn người mẹ: Tình thương đội, thương đồng bào, thương đất nước trái tim mẹ không có phân chia hay đối lập với đứa ruột thịt, lúc nào tình thương hoà nhập với tình thương đứa Và tình cảm, khát vọng người mẹ ngày càng rộng lớn, ngày càng hoà cùng kháng chiến gian khổ, anh dũng quê hương đất nước Tình cảm bà mẹ tà – ôi ngày càng mở rộng, nâng cao gắn liền với thời đại * Người mẹ dành cho tình yêu thương thắm thiết gắn liền với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu cho độc lập tự do, khát vọng thống đất nước KH: Trình tự đặc sắc băi thơ giúp em hiểu thím điều gì người mẹ Tẵi? Từ lòng người mẹ Tă-ôi giúp em cảm nhận điều gì ý chí nhân dân ta kháng chiến chống Mĩ? HS: Tác giả đã thể tình yêu quê hương, ý chí chiến đấu, khát vọng thống đất nước nhân dân ta thời kỳ kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người mẹ Tà-ôi III TỔNG KẾT - GHI NHỚ (3') KH: Nêu nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung bài thơ? - Nghệ thuật: Giọng điệu trữ tình, xây dựng bố cục đặc sắc, điệu hát ru ngào, vừa có lặp lại vừa có phát triển qua ba khúc hát bài thơ, sử dụng biện pháp tu từ, miêu tả kết hợp tự - Nội dung: Bài thơ khắc hoạ hình ảnh người mẹ gian nan, vất vả, người mẹ càng yêu thương con, mong lớn khôn trở thành công dân đất nước tự * Ghi nhớ: SGK – T.155 HS đọc ghi nhớ SGK trang 155 c) Củng cố, luyện tập (5’) H: Nhận xét ý nghĩa yếu tố tự bài thơ việc thể sống người dân chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ? - Yếu tố tự này giúp bận đọc hiểu rõ thêm sống gian khổ, bền bỉ, dẻo dai (vừa sản xuất nuôi quân, vừa tham gia chiến đấu) nhân dân ta chiến khu Trị - Thiên thời chống Mĩ H: Hình ảnh người mẹ bài thơ gợi cho em cảm xúc gì? - Người mẹ vất vả công việc - Mẹ thương gắn liền với tình thương đội, dân làng, đất nước (17) - Những ước mơ mẹ thể việc làm; mẹ làm việc hết mình cho con, cho đất nước Người mẹ thật đáng kính trọng, đáng tự hào, đáng ngợi ca d) Hướng dẫn HS tự học nhà (2’) - Học thuộc lòng và phân tích lại bài thơ - Viết đoạn văn ngắn phát biểu cảm nghĩ em hình ảnh người mẹ bài thơ - Suy nghĩ và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn Ánh trăng * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Về thời gian: - Về nội dung kiến thức: - Về phương pháp giảng dạy Ngày soạn:5/11/2012 Ngày dạy: /11/2012 Dạy lớp 9A (18) Tiết 58 - Văn bản: ÁNH TRĂNG - Nguyễn Duy Mục tiêu a) Về kiến thức: - Kỷ niệm thời gian lao nặng nghĩa tình người lính - Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nhị luạn tác phẩm thơ đại Việt Nam - Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng b) Về kỹ năng: - Đọc – hiểu văn thơ sáng tác sau năm 1975 - Vận dụng kiến thức thể loại và kết hợp cá phương thức biểu đạt tác phẩm thơ để cảm nhận văn trữ tình đại c) Về thái độ: - Giáo dục HS tình cảm ân nghĩa, thuỷ chung và thái độ sống “uống nước nhớ nguồn” Chuẩn bị GV và HS a) Chuẩn bị GV: Nghiên cứu SGK, SGV, Bình giảng văn 9, Tư liệu văn 9, soạn giáo án b) Chuẩn bị HS: Học bài cũ, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn Ánh trăng Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS lớp 9A: /24 - Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài các bạn a) Kiểm tra bài cũ (2’): - Kiểm tra soạn bài HS * Đặt vấn đề vào bài (1’): Trăng thơ vốn là vẻ đẹp trẻo, tròn đầy, đó là cái gì lãng mạn đời, là hai trường hợp: người ta còn tuổi ấu thơ rơi vào vùng tâm cần sẻ chia, giãi bày Ánh trăng Nguyễn Duy là cái nhìn xuyên suốt hai thời điểm vừa nêu Vậy điều đó thể sao? Mời các em tìm câu trả lời tiết học hôm b) Dạy nội dung bài I ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHUNG (7’) (19) Vài nét tác giả, tác phẩm TB: Nêu hiểu biết em tác giả Nguyễn Duy? * Tác giả: Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh 1948, quê Thanh Hoá Là gương mặt tiêu biểu lớp nhà thơ trẻ thời chống Mĩ Ông nhận giải thi thơ, báo văn nghệ năm 1972-1973 GV: Năm 1965 ông tham gia công tác làm tiểu đội trưởng dân quân trực chiến khu vực cầu Hàm Rồng - Thanh Hoá Năm 1966, Nguyễn Duy nhập ngũ vào binh chủng thông tin, tham gia chiến đấu nhiều chiến trường như: Khe Sanh - Đường Nam Lào Thuộc hệ nhà thơ quân đội trưởng thành kháng chiến chống Mỹ Thế hệ ông trải qua bao thử thách gian nan, chứng kiến hy sinh, mát chiến tranh; vì cách thể thơ Nguyễn Duy đằm thắm, chân thành triết lý sâu sa, đại thi liệu, cấu tứ Ông trao giải thi thơ báo Văn nghệ năm 1972 – 1973; và tặng giải A Hội Nhà văn Việt Nam năm 1984 với tập thơ “Ánh trăng” - Thơ Nguyễn Duy giàu hình ảnh, giàu chất triết lý, thiên chiều sâu nội tâm GV: Nhiều bài thơ Nguyễn Duy bạn đọc yêu thích như: Tre Việt Nam Những tác phẩm chính ông: Cát trắng (1973); Ánh trăng (1984); Nhìn bể rộng trời cao (Bút kí – 1985); Khoảng cách (Tiểu thuyết – 1985); Mẹ và em (1987) - Tác phẩm chính: Tập thơ “Ánh trăng” (1984) KH: Nêu hoàn cảnh đời của bài thơ “Ánh trăng”? - Bài thơ sáng tác năm 1978 in tập thơ Á " nh trăng"được tặng giải A hội nhà văn Việt Nam năm 1984 GV: Bài thơ Ánh trăng viết năm 1978 (khoảng ba năm sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống đất nước) thành phố Hồ Chí Minh Chuyển: Để bước đầu cảm nhận nội dung bài thơ, ta cùng đọc Đọc GV nêu yêu cầu đọc: Bài thơ cần đọc đúng ngữ điệu, ba khổ thơ đầu đọc với giọng kể, nhịp thơ trôi chảy bình thường Khổ thơ 4, giọng thơ đột ngột cất cao thể ngỡ ngàng xuất vầng trăng Khổ thơ 5,6 giọng thơ thiết tha trầm lắng cùng xúc cảm và suy tư lặng lẽ KH: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Em có nhận xét gì cách gieo vần? Cấu trúc bài thơ? HS: Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ, bài Đêm Bác không ngủ, Ông đồ đã học Vần lưng, vần chân gieo liền và giãn cách linh hoạt Nếu bài Tre Việt Nam câu lục bát tách thành 2,3 dòng để tạo hiệu nghệ thuật biểu đạt gây ấn tượng thì bài này có nét Đó là viết hoa chữ đầu dòng thơ đầu tiên, còn các dòng chữ đầu không (20) viết hoa Phải nhà thơ muốn cho cảm xúc dạt dào trôi theo dòng chảy thời gian, kỉ niệm TB: Bài thơ chia làm phần? Nêu giới hạn và nội dung phần? HS: Bài thơ chia làm ba phần: - Phần 1: Hai khổ thơ đầu: Ánh trăng quá khứ, hình ảnh vầng trăng gắn với kỉ niệm tác giả - Phần 2: khổ thơ giữa: Ánh trăng thời - Phần 3: Hai khổ thơ cuối: Ánh trăng và lời nhắc nhở ân tình, Ý nghĩa biểu tượng vầng trăng ?TB Bài thơ viết theo phương thức biểu đạt nào? HS: Sự kết hợp hài hoà hai phương thức biểu cảm và tự KH: Em có nhận xét gì bố cục bài thơ? HS: Bài thơ mang dáng dấp câu chuyện nhỏ kể theo trình tự thời gian Dòng cảm nghĩ trữ tình nhà thơ men theo dòng tự này mà bộc lộ Ở quãng thời gian quá khứ đã có biến đổi, thực đáng chú ý: hồi nhỏ thời chiến tranh sống hồn nhiên, gần gũi với thiên nhiên đến tưởng không quên cái vầng trăng tình nghĩa; mà “từ hồi thành phố”, quen sống cùng tiện nghi đại, vầng trăng tình nghĩa đã người dưng qua đường Mạch cảm xúc từ quá khứ đến và lắng kết lại cái “giật mình” cuối bài thơ Chuyển: Chúng ta cùng phân tích bài thơ theo trình tự này II Phân tích (22’) Đọc thầm lướt hai khổ thơ đầu TB: Nhắc lại nội dung chính hai khổ thơ đầu? Hình ảnh vầng trăng gắn với kỉ niệm tác giả TB: Những câu thơ nào giúp em biết vầng trăng gắn với kỉ niệm thời quá khứ tác giả? Hồi nhỏ sống với đồng với sông với bể hồi chiến tranh rừng vầng trăng thành tri kỉ Trần trụi với thiên nhiên hồn nhiên cây cỏ ngỡ không quên (21) cái vầng trăng tình nghĩa ?KH: Về hình thức em thấy khổ thơ thứ và thứ hai có gì đặc biệt? Ngoài dòng thơ đầu tiên có chữ mở đầu khổ thơ viết hoa còn lại các dòng khác hai khổ thơ không viết hoa có lẽ nhà thơ muốn cho mạch cảm xúc dạt dào trôi theo dòng chảy thời gian, kỉ niệm Nhằm tạo liền mạch ý tưởng và hình ảnh khổ thơ bài thơ KH: Em hãy phát biện pháp nghệ thuật sử dụng câu thơ trên? HS: Miêu tả kết hợp với tự sự, gieo vần lưng (đồng - sông); điệp từ “với, hồi”; phép liệt kê (với đồng, với sông, với bể); nhân hoá, ẩn dụ (Vầng trăng thành tri kỉ, vầng trăng tình nghĩa); hình ảnh so sánh (hồn nhiên cây cỏ), từ ngữ biểu cảm (tri kỉ, trần trụi, hồn nhiên, không quên, tình nghĩa) KH: Các biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?Hãy phân tích để thấy tình cảm tác giả với “ vầng trăng”? HS: Hai khổ thơ đầu nói vầng trăng tuổi thơ và chiến tranh Từ năm tháng tuổi thơ gắn bó với đồng với sông với bể năm tháng chiến tranh gian khổ sống rừng, trăng gần gũi, thân thiết Trăng luôn là người bạn đồng hành GV: Chỉ câu thơ năm chữ vừa tả vừa kể, sử dụng điệp từ “với, hồi”, gieo vần lưng và hình ảnh so sánh khéo léo, phép liệt kê, nhân hoá cùng từ ngữ biểu cảm tác giả đã dựng lại thời ấu thơ “hồi nhỏ” lúc trưởng thành “hồi chiến tranh rừng” Cả hệ thống: đồng, sông, bể gợi vùng không gian quen thuộc tuổi ấu thơ, nó mở rộng dần cùng với thời gian lớn dần lên đứa trẻ Vầng trăng tuổi thơ toả rộng trên không gian bao la; diễn tả nỗi niềm sung sướng hê chan hoà, ngụp lặn cái mát lành quê hương dòng sữa Ba chữ “với” điệp lại giàu có ân tình Rồi đến thời chiến tranh rừng, “vầng trăng thành tri kỷ” thuỷ chung với người lính Từ năm tháng tuổi thơ sống với đồng, sông, bể đến năm tháng chiến tranh gian khổ sống với rừng, vầng trăng gần gũi, thân thiết Giữa người với thiên nhiên, với vầng trăng là mối quan hệ chung sống, mối quan hệ thân tình, khăng khít Trăng là người bạn thân để người lính chia sẻ tâm tình, trăng diện là hình ảnh quá khứ, là thân kí ức chan hoà, tình nghĩa Trong kí ức nhà thơ vầng trăng lên với vẻ đẹp hoang sơ, gần gũi Trăng hồn nhiên cây cỏ, chân thành bạn hữu, người ta đinh ninh bền chặt mối giao tình “ngỡ không quên – cái vầng trăng tình nghĩa” Một ý thơ làm động đến đáy tâm hồn * Trăng đẹp đẽ, ân tình, thủy chung gắn bó với người hạnh phúc và gian lao GV: Sau đất nước hoà bình, trở sống thành phố, tình cảm người với vầng trăng sao? (22) HS Đọc hai khổ thơ TB: Nhắc lại nội dung hai khổ thơ? Ánh trăng thời TB: Từ thành phố tình cảm người với vầng trăng nào? Tìm câu thơ diễn tả điều đó? Từ hồi thành phố quen ánh điện, cửa gương vầng trăng qua ngõ người dưng qua đường KH: “Ánh điện, cửa gương” câu thơ có ý nghĩa gì? HS: “Ánh điện, cửa gương” câu thơ tượng trưng cho sống sung túc, sang trọng KH: Trong khổ thơ trên tác giả dùng các biện pháp nghệ thuật nào? HS: Hình ảnh tượng trưng kết hợp với nghệ thuật nhân hoá, so sánh, đối lập hoàn toàn với hai khổ thơ đầu=> tác giả diễn tả đổi thay tình cảm người Hoàn cảnh sống thay đổi, lòng người trở nên bạc bẽo, vô tình khiến vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa xưa bị lãng quên (quên quá khứ) G: Hãy phân tích giá trị biểu đạt chúng? (Thế nào là “người dưng”? Tại vầng trăng lại trở thành người dưng qua đường?) HS: Nhà thơ đã tạo đối lập hình ảnh vầng trăng tri kỉ, tình nghĩa quá khứ với vầng trăng tại; nghệ thuật miêu tả, nhân hoá, hình ảnh so sánh “vầng trăng qua ngõ - người dưng qua đường”, và giọng thơ giãi bày pha chút chua xót để diễn tả thay đổi tình cảm người: Thủa trước thì hồn nhiên sống với đồng, với sông, với bể, với gian lao rừng Khi sống chan hoà tình nghĩa với trăng; thiên nhiên và người gần gũi hoà hợp, người và trăng mãi mãi bền chặt mối giao tình Người dưng là người xa lạ, chủ nhà không bận tâm để ý Trước đây vầng trăng là tri kỉ, đây thành người dưng Vì sống nơi thành phố hôm là sống vật chất đầy đủ, cao sang ánh điện, cửa gương Người lính năm xưa “từ hồi thành phố” đã quen sống cùng tiện nghi đại, nên đã thay lòng đổi dạ, trở nên vô tình, bạc bẽo; đã lãng quên trăng, quên ngày tháng gian khổ, năm tháng chiến tranh ác liệt, quên tình cảm chân thành cao đẹp, vầng trăng tình nghĩa đã “như người dưng qua đường” Chính lãng quên đã phá vỡ tình bạn tri kỉ với trăng (lời thơ hàm chứa tình cảm chua xót, bất ngờ) GV: Hoàn cảnh sống thay đổi, người thay lòng đổi thật đáng sợ Con người trở nên vô tình, bạc bẽo Trăng nhân hoá người lặng lẽ qua đường chẳng còn nhớ, chẳng còn hay, người không còn cần đến nó Nhà thơ nói trăng là để nói nhân tình thái (23) * Hoàn cảnh sống thay đổi, vầng trăng tri kỉ bị lãng quên bạc bẽo, vô tình KH: Trong dòng diễn biến thời gian, việc đâu là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể chủ đề tác phẩm? Hãy tìm chi tiết thể điều đó Thình lình đèn điện tắt phòng buyn- đinh tối om vội bật tung cửa sổ đột ngột vầng trăng tròn GV: Trong dòng diễn biến theo thời gian, việc bất thường khổ thơ thứ tư chính là bước ngoặt để từ đó tác giả bộc lộ cảm xúc, thể chủ đề bài thơ KH: Em có nhận xét gì cách dùng từ ngữ, xây dựng tình tác giả khổ thơ trên? HS: Sử dụng các từ “ Thình lình, vội, đột ngột” diễn tả trạng thái cảm xúc mạnh mẽ, đột ngột, bất ngờ nhân vật trữ tình Dùng ba động từ mạnh câu: vội, bật, tung…Xây dựng tình bất ngờ: đèn điện tắt tối om, vầng trăng đột ngột qua ô cửa sổ Khổ thơ cái nút để khơi gợi tâm trạng và suy ngẫm tác giả KH: Phân tích giá trị biểu đạt các biện pháp nghệ thuật khổ thơ? HS: Khổ thơ thứ tư có vai trò quan trọng cấu tứ toàn bài, là chuyển biến có ý nghĩa bước ngoặt mạch cảm xúc, bộc lộ rõ chủ đề tác phẩm Tình điện đột ngột khiến người vốn đã quen với ánh sáng, không chịu đã: “vội, bật, tung” Ba động từ liền diễn tả khó chịu và hành động khẩn trương, hối tìm nguồn sáng Vầng trăng tròn ngoài kia, trên cao đối lập với “phòng buyn-đinh tối om”; chính bối cảnh vầng trăng xuất bất ngờ mà tự nhiên, gợi lại bao kỷ niệm tình nghĩa GV: Cứ tưởng người đã quên vầng trăng tri kỉ, quên quá khứ thì đến khổ thơ thứ tư tác giả để vầng trăng đột ngột xuất tình đặc biệt: bất trắc sống “mất điện” thì ánh sáng vầng trăng, quá khứ, ân tình lại bừng tỏ “đột ngột vầng trăng tròn” Khi đèn điện tắt, nhân vật trữ tình “vội bật tung cửa sổ”, có cái gì đó thảng thốt, lo âu hành động Ánh trăng lúc này đột ngột ùa vào phòng thay cho ánh điện Nhưng không đơn là thay đúng lúc, mà còn là thức tỉnh ý nghĩa ngày tháng qua đã giúp ta tỉnh ngộ thấy hết giá trị quá khứ gian lao mà tình nghĩa, thiếu thốn mà đủ đầy ?KH Khổ thơ thứ tư gợi cho em cảm nhận gì? * Vầng trăng xuất đột ngột thức tỉnh tình cảm người GV: Sự xuất trở lại vầng trăng thật đột ngột vào tâm không ngờ Vầng trăng tròn đầy, nguyên vẹn xưa, nó xuất làm sáng lên (24) cái góc tối người, đánh thức ngủ quên điều kiện sống người đã hoàn toàn khác trước Đọc thầm khổ thơ thứ và Ý nghĩa biểu tượng hình ảnh vầng trăng ?TB Khi bắt gặp ánh trăng tình nghĩa tình cảm người bộc lộ nào? Ghi: Ngửa mặt nhìn lên mặt có cái gì rưng rưng là đồng là bể là sông là rừng ?KH Nhận xét giọng điệu và các biện pháp nghệ thuật dùng khổ thơ? HS: Khổ thơ có giọng điệu ngân nga thiết tha cảm xúc với suy tư sâu lắng Hình ảnh so sánh độc đáo gợi liên tưởng, từ ngữ giàu sức biểu cảm, nhịp thơ hối dâng trào -> Tất điều đó đã làm thức dậy kỉ niệm cảm xúc lòng người ngửa mặt lên đối diện với vầng trăng tròn KH: Em hiểu nào hình ảnh “ngửa mặt lên nhìn mặt – có cái gì rưng dưng”? HS: Hình ảnh ngửa mặt lên nhìn mặt là tư tập trung chú ý, mặt đối mặt, mắt nhìn mắt trực tiếp và cảm xúc dâng trào Rưng rưng diễn tả nỗi xúc động không nói lời, ngôn ngữ bây là nước mắt hàng mi Một tình cảm chừng nén lại nó trào đến thổn thức, đến xót xa Cách thể tác giả là dùng từ không cụ thể, không trực tiếp (so sánh có cái gì…) để diễn tả gặp gỡ không “tay bắt mặt mừng”, nó đã lắng xuống độ sâu cảm nghĩ Trăng thì vô tư, phóng khoáng, độ lượng biết bao, “bể”, “rừng” mà người thì phụ tình phụ nghĩa Đối diện với vầng trăng lúc này là đối diện với người và người quá khứ GV: Trước cái nhìn sám hối nhà thơ, vầng trăng lần gợi bao cái “còn” mà người tưởng đã Nhịp thơ hối hả, dâng trào trăng đã trả lại cho người tất Đó là thiên nhiên, là tình người dào dạt: là đồng là bể - là sông là rừng…Niềm hạnh phúc nhà thơ sống lại giấc chiêm bao ?Kh Sự xuất đột ngột vầng trăng có ý nghĩa nào tâm trí tác giả? HS: Trong phút chốc xuất đột ngột vầng trăng làm ùa dậy tâm trí nhà thơ bao kỉ niệm năm tháng gian lao, bao hình ảnh thiên nhiên bình dị, hiền hậu là đồng là bể là sông là rừng Trăng đã trả (25) lại cho người tất cả, cái quí mà trăng trả lại là tình người: Một tình người dào dạt * Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình; là vẻ đẹp bình dị và vĩnh đời sống ?TB Khổ thơ nào bài thể tập trung ý nghĩa biểu tượng ánh trăng? HS: Khổ thơ cuối: Trăng tròn vành vạnh kể chi người vô tình anh trăng im phăng phắc đủ cho ta giật mình G: Chỉ đặc sắc nghệ thuật và ý nghĩa biểu tượng vầng trăng khổ thơ cuối?Giọng thơ trầm lắng , cách dùng từ láy vành vạnh, phăng phắc HS: Giọng thơ thiết tha trầm lắng biểu suy tư, nhịp thơ tự nhiên, nhịp nhàng, tự kết hợp với trữ tình Sử dụng từ láy “vành vạnh, phăng phắc”; hình ảnh đối lập: vầng trăng và người Hình tượng nghệ thuật, ánh trăng nhân hoá người bao dung, độ lượng, yếu tố trữ tình đã góp phần tạo nên sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, Khổ thơ cuối là nơi tập trung ý nghĩa biểu tượng hình ảnh vầng trăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí tác phẩm KH: Cái giật mình câu thơ cuối cùng gợi cho em suy nghĩ gì? HS: Cái giật mình là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật người biết suy nghĩ, nhận vô tình, bạc bẽo, nông cách sống mình Cái giật mình ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay cách sống Cái giật mình tự nhắc nhở thân không làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái mà khinh rẻ thiên nhiên Thiên nhiên thật nghiêm khắc, lạnh lùng thật ân tình, độ lượng, bao dung, vầng trăng và thiên nhiên là trường tồn bất diệt ?KH Phân tích khổ thơ để hiểu cảm xúc tác giả và ý nghĩa tác phẩm? HS Đoạn cuối cho thấy vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ Vầng trăng lặng lẽ “ im phăng phắc” bao dung, độ lượng trước “ kẻ vô tình” Trước độ lượng vầng trăng, người phải suy ngẫm lại thân mình GV - Đoạn cuối mang tính hàm nghĩa, đưa tới chiều sâu tư tưởng triết lí, cho thấy vầng trăng có ý nghĩa biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình Hơn thế, trăng còn là vẻ đẹp bình dị, vĩnh đời sống “Trăng có tròn vành vạnh” tượng trưng cho quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên chẳng thể phai mờ “Tròn vành vạnh” là trăng rằm, là vẻ đẹp viên mãn.Vầng trăng tròn đầy và lặng lẽ “im (26) phăng phắc” bao dung, độ lượng trước “ kẻ vô tình” Nhưng trước độ lượng vầng trăng, người phải suy ngẫm lại thân mình - “Ánh trăng im phăng phắc” chính là người bạn nhân chứng nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và chúng ta: người có thể vô tình có thể lãng quên thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt * Vầng trăng nhắc nhở người phải biết sống ân nghĩa, thuỷ chung cùng quá khứ GV: Như vậy, ánh trăng là hồi chuông cảnh tỉnh, nhắc nhở người không phép lãng quên quá khứ, cần phải sống có trách nhiệm với quá khứ, quá khứ chính là điểm tựa cho và tương lai Thuỷ chung với vầng trăng là thuỷ chung với quá khứ Bài thơ đã hướng người đọc đến đạo lí tốt đẹp dân tộc ta: đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” G: Nhận xét kết cấu, giọng điệu bài thơ Những yếu tố có tác dụng gì việc thể chủ đề và tạo nên sức truyền cảm tác phẩm? HS: Bài thơ câu chuyện riêng, có kết hợp hài hoà, tự nhiên tự và trữ tình Giọng điệu tâm tình thể thơ chữ Nhịp thơ thì trôi chảy tự nhiên, nhịp nhàng theo lời kể; thì ngân nga thiết tha cảm xúc (khổ 5), lúc lại trầm lắng biểu suy tư (khổ cuối) Kết cấu, giọng điệu bài thơ có tác dụng làm bật chủ đề, tạo nên tính chân thực, chân thành, sức truyền cảm sâu sắc cho tác phẩm, gây ấn tượng mạnh người đọc III TỔNG KẾT - GHI NHỚ (3’) KH: Em hãy khái quát nét đặc sắc nghệ thuật và nội dung bài thơ? - Nghệ thuật: Bài thơ có kết cấu chặt chẽ, kết hợp hài hoà tự và trữ tình, giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm - Nội dung: Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung cùng quá khứ * Ghi nhớ: SGK – T.157 HS đọc ghi nhớ SGK trang 157 c) Củng cố, luyện tập (5') G: Xác định thời điểm đời bài thơ Ánh trăng, liên hệ với đời Nguyễn Duy để phát biểu chủ đề bài thơ? - Từ câu chuyện riêng, bài thơ cất lên lời tự nhắc nhở thấm thía thái độ, tình cảm năm tháng quá khứ gian lao, tình nghĩa thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu - Ánh trăng không là chuyện riêng nhà thơ, chuyện người mà có ý nghĩa với hệ (thế hệ trải qua năm tháng dài gian khổ chiến tranh, gắn bó với thiên nhiên, sống với nhân dân tình nghĩa, sống hoà bình, tiếp xúc với nhiều tiện nghi đại) Hơn (27) thế, bài thơ còn có ý nghĩa với nhiều người, nhiều thời, nó đặt vấn đề thái độ quá khứ, với người đã khuất và chính mình KH: Theo cảm nhận em, chủ đề có liên quan gì đến đạo lí, lẽ sống dân tộc Việt Nam ta? - Ánh trăng nằm mạch cảm xúc “ Uống nước nhớ nguồn” gợi lên đạo lý sống thuỷ chung đã trở thành truyền thống tốt đẹp dân tộc Việt Nam d) Hướng dẫn HS tự học nhà (2’) - Học bài, làm bài tập sách giáo khoa; học thuộc lòng bài thơ - Đọc và suy nghĩ trước bài Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp) * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Về thời gian: - Về nội dung kiến thức: - Về phương pháp giảng dạy Ngày soạn:5/11/2012 Ngày dạy: ./11/2012 Dạy lớp 9A (28) Tiết 59 - Tiếng Việt: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG (Luyện tập tổng hợp) Mục tiêu a) Về kiến thức: - Hệ thống các kiến thức nghĩa từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, trường từ vựng, từ tượng từ tượng hình, các biện pháp tu từ - Tác dụng việc sử dụng các phép tư từ văn nghệ thuật b) Về kỹ năng: - Nhận diên các từ vựng, các biện pháp tu từ từ vựng văn - Phân tích tác dụng việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và biện pháp tư từ văn c) Về thái độ: - Giáo dục HS có thói quen rèn luyện kỹ sử dụng vốn kiến thức tiếng Việt vào bài viết Tập làm văn Chuẩn bị GV và HS a) Chuẩn bị GV: nghiên cứu SGK, SGV, Nâng cao ngữ văn 9, soạn giáo án; bảng phụ b) Chuẩn bị HS: Học bài và làm bài tập cũ, suy nghĩ trước bài Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS lớp 9A ./28 - Lớp phó học tập báo cáo việc làm bài tập cũ và chuẩn bị bài lớp a) Kiểm tra bài cũ (5’): Miệng * Câu hỏi: Vận dụng kiến thức đã học số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc dáo hai câu thơ sau? Mặt trời bắp thì nằm trên đồi Mặt trời mẹ, nằm trên lưng * Đáp án - Biểu điểm: - Phép ẩn dụ tu từ: Từ mặt trời câu thơ thứ hai em bé trên lưng mẹ Hình ảnh ẩn dụ này thể gắn bó đứa với người mẹ đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng niềm tin mẹ vào ngày mai * Đặt vấn đề vào bài (1’): Ở bốn tiết học trước các em đã hệ thống lại kiến thức từ vựng mà các em học bậc trung học (29) sở Tiết này cô cùng các em phân tích tượng ngôn ngữ thực tiễn giao tiếp, đặc biệt là văn chương b) Dạy nội dung bài GV: Các em đã có bốn tiết tổng kết lý thuyết nên tiết này ta củng cố lại kiến thức đó các em làm bài tập luyện tập I LUYỆN TẬP Bài tập 1: SGK – T.158 (4’) KH: Cho biết trường hợp này, gật đầu hay gật gù thể thích hợp ý nghĩa cần biểu đạt? Vì sao? (Em hiểu gật đầu nghĩa là gì? Giải thích nghĩa từ gật gù?) - Gật đầu: cúi xuống ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ đồng ý - Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng Như vậy, từ “gật gù” thể thích hợp ý nghĩa cần biểu đạt: món ăn đạm bạc đôi vợ chồng nghèo ăn ngon miệng vì họ biết chia sẻ niềm vui đơn sơ sống Bài tập 2: SGK – T.158 (3’) KH: Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ người vợ truyện cười sau? - Người vợ không hiểu nghĩa cách nói “chỉ có chân sút” Cách nói này có nghĩa là đội bóng có người giỏi ghi bàn thôi GV: Đây là tượng ông nói gà bà nói vịt, nghĩa là không thể cộng tác đối thoại Đây là trường hợp dùng phép hoán dụ dùng phận để toàn thể “một chân sút” cầu thủ Bài tập 3: SGK – T.158 (6’) HS đọc đoạn thơ bài Đồng chí Chính Hữu TB: Các từ: vai, miệng, đầu, chân, tay đoạn thơ, từ nào dùng theo nghĩa gốc, từ nào dùng theo nghĩa chuyển? Nghĩa chuyển nào hình thành theo phương thức ẩn dụ, nghĩa chuyển nào hình thành theo phương thức hoán dụ? - Vai: Phần thể nối liền với hai cánh tay (hoặc hai chi trước động vật), nối với thân - Miệng: Bộ phận trên mặt người (hay phần phía trước đầu động vật), dùng để ăn - Chân: Bộ phận cuối cùng thể dùng để đi, đứng… - Tay: Bộ phận phía trên thể người từ vai đến ngón - Đầu: Phần trên cùng thân thể người hay phần trước thể người (hay động vật), nơi có óc và nhiều giác quan khác (30) Các từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay Các từ dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ) Bài tập 4: SGK – T.159 (8’) KH: Vận dụng kiến thức đã học trường từ vựng để phân tích cái hay cách dùng từ bài thơ “Áo đỏ” Vũ Quần Phương? - Các từ: (áo) đỏ, (cây) xanh, (ánh) hồng, lửa, cháy, tro tạo thành hai trường từ vựng: trường từ vựng màu sắc, trường từ vựng lửa và vật, tượng có quan hệ liên tưởng với lửa Các từ thuộc hai trường từ vựng lại có quan hệ chặt chẽ với Màu áo đỏ cô gái thắp lên ánh mắt chàng trai (và bao người khác) lửa Ngọn lửa đó lan toả người anh làm anh say đắm, ngất ngây (đến mức có thể cháy thành tro) và lan không gian, làm không gian biến sắc cây xanh ánh theo hồng Nhờ nghệ thuật dùng từ đã phân tích, bài thơ đã xây dựng hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, qua đó thể độc đáo tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng Bài tập 5: SGK – T.159 (7’) TB: Kể tên các vật tượng đoạn văn? Các vật tượng trên đặt tên theo cách nào? - Tên đất, tên sông: rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía - Các vật, tượng đoạn văn đặt tên theo cách: + Dùng từ ngữ có sẵn với nội dung mới: rạch, rạch Mái Giầm + Dựa vào đặc điểm vật, tượng gọi tên: kênh, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía KH: Tìm ví dụ vật, tượng gọi tên theo cách dựa vào đặc điểm riêng biệt chúng? - Cà tím: cà tròn màu tím - Cá kiếm: cá cảnh nhiệt đới cỡ nhỏ, đuôi dài và nhọn cái kiếm - Cá kim: cá biển, có mỏ dài và nhọn kim - Cá kìm: cá biển có hàm nhô ra, nhỏ và dài cái kìm - Chuột đồng: chuột sống ngoài đồng ruộng, hang, thường phá hoại mùa màng - Dưa bở: dưa chín vàng nhạt, thịt bở, có bột trắng - Gấu chó: gấu cỡ nhỏ, tai nhỏ, lông ngắn, mặt giống mặt chó - Xe cút kít: xe thô sơ có bánh gỗ và hai càng, người đẩy, chạy phát tiếng kêu cút kít Bài tập 6: SGK – T.159 + 160 (5’) Gọi HS đọc truyện cười SGK trang 159,160 (31) KH: Truyện cười trên phê phán điều gì? Chi tiết nào gây cười? - Truyện cười phê phán thói sính dùng từ nước ngoài số người - Chi tiết gây cười là: Đừng… đừng gọi bác sĩ, gọi cho bố đốc tờ! c) Củng cố, luyện tập (4') GV cho các câu sau: a Tấm ván kê bấp bênh b Cuộc sống bấp bênh c Lập trường bấp bênh H: Từ bấp bênh có nghĩa nào là nghĩa chính, nghĩa nào là nghĩa chuyển? - Nghĩa từ bấp bênh câu (a) là nghĩa chính; các nghĩa câu (b), (c) là nghĩa chuyển H: Các nghĩa chuyển chuyển nghĩa theo phương thức nào? - Các nghĩa chuyển chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ H: Chỉ giống nghĩa từ bấp bênh các câu đó? - Các nghĩa từ bấp bênh giống chỗ: không ổn định, nghiêng bên phải, nghiêng bên trái, lên xuống thay d) Hướng dẫn HS tự học nhà (2’) - Học bài, làm các bài tập sách giáo khoa; - Đọc và suy nghĩ trước bài Luyện tập viết đoạn văn tự có sử dụng yếu tố nghị luận * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Về thời gian: - Về nội dung kiến thức: - Về phương pháp giảng dạy (32) Ngày soạn :7/11/2012 Tiết 60 - Tập làm văn: Ngày dạy: ./11/2012 Dạy lớp 9A LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN Mục tiêu a) Về kiến thức: - Đoạn văn tự - Các yếu tố nghị luận văn tự b) Về kỹ năng: - Viết đoạn văn tự có sử dụng yếu tố nghị luận với độ dài trên 90 chữ - Phân tích tích dụng yếu tố lập luận văn tự c) Về thái độ: - Giáo dục HS có tư tưởng, tình cảm cao đẹp qua bài văn mẫu Chuẩn bị GV và HS a) Chuẩn bị GV: nghiên cứu SGK, SGV, Nâng cao Ngữ văn 9, Những bài văn hay lớp 9, soạn giáo án b) Chuẩn bị HS: Học bài cũ, suy nghĩ trước bài theo câu hỏi SGK trang 160,161 Tiến trình bài dạy * Ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số HS lớp 9A /24 - Lớp phó học tập báo cáo việc chuẩn bị bài các bạn a) Kiểm tra bài cũ (3’) GV kiểm tra chuẩn bị bài HS * Đặt vấn đề vào bài mới(1’): Chúng ta đã học lý thuyết và nắm vai trò yếu tố nghị luận văn tự Để giúp các em biết cách đưa các yếu tố nghị luận vào văn tự cách hợp lý, tiết học này ta cùng luyện tập viết đoạn văn tự có sử dụng yếu tố nghị luận b) Dạy nội dung bài I THỰC HÀNH TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ (10’) TB: Nghị luận là gì? HS: Nghị luận là đưa lý lẽ, dẫn chứng để bảo vệ quan điểm, tư tưởng (luận điểm) nào đó (33) TB: Trong văn tự sự, yếu tố nghị luận thường thể đâu? Bằng hình thức gì? HS: Trong văn tự sự, nghị luận thường xuất đoạn văn đó người nói, người viết nêu lí lẽ, dẫn chứng để trình bày thuyết phục người đọc, người nghe vấn đề nào đó diễn đạt hình thức lập luận, làm cho câu chuyện thêm phần triết lý Có hai cách thể hiện: Một là, thông qua nhân vật đó Hai là, tác giả phát biểu trực tiếp ý nghĩ mình Ví dụ: SGK – T.160 * Đoạn văn “Lỗi lầm và biết ơn” Gọi HS đọc văn bản: Lỗi lầm và biết ơn SGK trang 160 KH: Trong đoạn văn trên, yếu tố nghị luận thể câu văn nào? HS: Câu văn có yếu tố nghị luận: - Những điều viết trên cát mau chóng xoá nhoà theo thời gian, không có thể xoá điều tốt đẹp đã ghi tạc trên đá, lòng người - Vậy chúng ta hãy học cách viết nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi ân nghĩa lên đá KH: Chỉ vai trò yếu tố nghị luận việc làm bật nội dung đoạn văn? * Yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao Bài học rút từ câu chuyện này có thể nêu nhiều cách khác chủ yếu là bài học bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình KH: Nếu bỏ yếu tố nghị luận đi, nội dung đoạn văn sao? HS: Nếu tước bỏ yếu tố nghị luận thì tính triết lý và ý nghĩa giáo dục đoạn văn giảm và đó ấn tượng câu chuyện nhạt nhoà II THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN (29’) Bài tập 1: SGK – T 161 HS đọc yêu cầu bài tập KH: Bài tập này nêu lên yêu cầu gì? HS: Bài tập nêu yêu cầu: Buổi sinh hoạt lớp diễn nào? (thời gian vào lúc nào?, Địa điểm đâu?, Ai là người điều khiển, không khí buổi sinh hoạt lớp sao? ) - Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu vấn đề gì? Tại lại phát biểu vấn đề đó? - Em đã thuyết phục lớp Nam là người bạn tốt nào? (lí lẽ, ví dụ, lời phân tích,…) (34) GV yêu cầu HS viết đoạn văn dài khoảng 10 đến 15 câu, thời gian 10 phút Sau đó gọi HS trình bày đoạn văn mình Gọi HS đọc đoạn văn Yêu cầu lớp phân tích , góp ý theo nội dung: H: Em thấy đoạn văn bạn viết đã đảm bảo yêu cầu đề chưa? Yếu tố nghị luận bạn đưa vào đoạn văn có phù hợp không? Tác dụng yếu tố nghị luận đó việc làm bật nội dung đoạn văn nào? GV nhận xét, đánh giá và có thể đưa đoạn văn cho HS tham khảo Ví dụ: Tiết sáng thứ vừa qua, tập thể lớp 9D (9E) tổ chức buổi sinh hoạt lớp phòng học lớp thường lệ Bạn Minh Quý (Thanh Bình) lớp trưởng điều khiển chương trình buổi sinh hoạt Không khí buổi sinh hoạt hôm đó thật sôi Cả lớp tranh luận xem Nam có phải là người bạn tốt không Trong lớp Nam vốn là người ít nói lại không chịu minh cho mình dù bị các bạn hiểu làm Sự việc là lần Nam đã báo cáo với cô giáo chủ nhiệm lớp việc bạn nam tự ý bỏ học chuyên đề để chơi điện tử, các bạn đã bị cô giáo chủ nhiệm phê bình Do đó, số bạn lớp đã cho Nam là người không tốt Tôi nói với các bạn Nam báo cáo với cô giáo chủ nhiệm là việc làm đúng đắn Nam làm là vì thương các bạn đó, không muốn các bạn vi phạm nội quy trường, lớp Hành động đó Nam chứng tỏ bạn là người bạn tốt Bài tập 2: SGK – T.161 Gọi HS đọc văn “Bà nội” Duy Khán SGK trang 161 KH: Chỉ yếu tố nghị luận văn “Bà nội”? HS: Yếu tố nghị luận văn là: - Người ta bảo: “Con hư mẹ, cháu hư bà” Bà thì chúng tôi hư làm - Bà bảo u tôi: bơ vơ - Người ta cái cây Uốn cây phải uốn từ non Nếu để lớn lên uốn, nó gãy G: Hãy vai trò yếu tố nghị luận văn này? HS: Tác giả đã lồng ghép các yếu tố nghị luận văn tự này sau: Từ lời dạy “Con hư bà” tác giả đã nhận xét cách sống bà nội: “Bà thì chúng tôi hư làm được.” Từ đời và lời răn dạy bà, tác giả bàn nguyên tắc giáo dục gia đình “Người ta cái cây nó gãy.” GV: Đoạn văn Duy Khán kể bà nội mình, quá trình kể đã làm bật hình tượng người bà suốt đời hi sinh lặng lẽ, âm thầm, ít nói mà vô cùng sâu sắc Sự sâu sắc bà nội thể câu nói, lời răn dạy cháu Những yếu tố nghị luận kết hợp kể lại các lời răn (35) dạy bà nội suy nghĩ chính người kể trước người bà H: Viết đoạn văn kể việc làm lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc người bà kính yêu đã làm cho em cảm động (trong đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận) GV: Khi viết đoạn văn phần nội dung có thể nêu số ý sau: - Nguời em kể là ai? - Người đó đã để lại việc làm, lời nói, hay suy nghĩ? Điều đó diễn hoàn cảnh nào? - Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc, cảm động nào? - Suy nghĩ bài học rút từ câu chuyện đó Yêu cầu: Viết đoạn văn từ đến 10 dòng khoảng thời gian 10 phút HS đọc đoạn văn mình, lớp nhận xét, góp ý GV đánh giá, chỉnh sửa bổ sung Ví dụ: Bố mẹ tôi làm ruộng nên ngày nhà tôi nghèo Bấy giờ, bà ngoại tôi tuổi đã cao, còn khoẻ mạnh nên bà thường đỡ đần bố mẹ tôi công việc nội trợ, bếp núc Bà tôi thường bảo: “Đối với người, hạt gạo là quí nhất” Mỗi lần đong gạo từ thùng cái rá, bà tôi thường thong thả, cẩn thận: không để vương vãi hạt nào ngoài Mỗi lần, bà tôi bị mệt nên tôi phải thay bà lo chuyện cơm nước Khi tôi bê rá gạo cửa, chẳng may bị trượt chân, gượng lại được, có vài ba hạt gạo văng ngoài Tôi thản nhiên xuống bếp nấu cơm Xong việc, tôi chạy vội lên nhà định bụng khoe với bà cái giỏi giang mình thì… Tôi đứng sững…Bà tôi chống gậy dò bước để nhặt các hạt gạo vương vãi trên nhà…Tôi vội chạy lại đỡ bà, nói: “Bà ơi, có hạt gạo thì bõ bèn gì mà bà phải khổ sở thế?” Bà tôi thều thào: “Cháu ơi! Thóc gạo là Đức Phật đấy…Không có nó thì chẳng có hương khói nơi cửa Phật đâu…” Lúc ấy, tôi chưa hiểu câu nói bà tôi lắm, bây thì tôi đã hiểu…Suốt đời tần tảo lam lũ, bà tôi có gì đâu, ngoài hạt gạo chính bà làm nắng hai sương và chính bà xay, giã, giần, sàng c) Củng cố, luyện tập - Kết hợp luyện tập d) Hướng dẫn HS tự học nhà (2’) - Về nhà ôn lại lý thuyết, viết hoàn chỉnh các đoạn văn - Đọc và trả lời các câu hỏi phần Đọc - Hiểu văn Làng * Rút kinh nghiệm sau tiết dạy - Về thời gian: (36) - Về nội dung kiến thức: - Về phương pháp giảng dạy (37)

Ngày đăng: 10/06/2021, 12:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w