Tài liệu CÓC ĐỘC CHÂU ÚC ppt

3 364 0
Tài liệu CÓC ĐỘC CHÂU ÚC ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

CÓC ĐỘC CHÂU ÚC Vào tháng Tư hàng năm, người dân bang Queensland đều tổ chức “Ngày đuổi cóc”. Đây không phải là trò chơi giải trí mà thực sự là một công việc cần thiết. Cóc độc Aga đã tràn ngập bang này và đang lấn sang nhiều bang khác. Hồi đầu thập niên 1930, những người nông dân trồng mía ở Queensland đã phải khốn khổ vì một loài bọ cánh cứng tàn phá đồng mía. Năm 1935, trong một chuyến du lịch Nam Mỹ, nhận thấy những cánh đồng khoai lang và đồng mía ở đây không bị sâu bọ phá hại chính là nhờ có loài cóc Aga ăn bọ cánh cứng, một nông dân người Úc đã mang về nước 101 cá thể loài lưỡng thê lợi hại này. Chỉ sau hai tháng, số cóc này đã nhân giống được hơn 3.000 cá thể. Người nông dân nọ đem thả tất vào đồng mía nhà mình mà không hề biết rằng hành động đó sẽ đưa đến một hậu họa vô cùng tàn khốc cho người dân và nhiều loài vật khác của nước Úc. Lúc đầu, cóc Aga diệt bọ cánh cứng khá tốt. Nhưng về sau, nhận thấy ở Úc còn có nhiều món khoái khẩu hơn nên quay sang tấn công các loài côn trùng khác, trong đó rất nhiều loài có ích. Chưa hết! Khi các món này đã “vơi vơi”, cóc Aga xơi luôn cả các loài ếch nhái bản địa và sau đó là các loài bò sát như thằn lằn, tắc kè, rắn mối… Những loài chim có tập tính làm tổ dưới đất trong đồng cỏ, cóc Aga cũng không tha. Thậm chí chúng còn sục vào tận ổ của một số loài thú có vú như chuột đồng, thỏ… để xơi thịt con non. Thú mẹ chẳng thể nào bảo vệ được con mình, vì những tia nước độccóc Aga phun ra có thể khiến chúng mù mắt. Ngoài ra, cóc Aga còn có khả năng tiết ra chất độc cực mạnh trên da mỗi khi bị tấn công khiến đối phương bị tê liệt nếu chạm phải. Không ít người, đặc biệt là trẻ em, đã trở thành nạn nhân của cóc Aga. Aga quả là loài cóc đáng sợ. Hãy hình dung, kinh hãi biết bao khi bất ngờ chạm mặt với những “cụ” cóc to bằng bàn tay xòe, da sần sùi gớm ghiếc, hai mắt thô lố như hai hòn bi! Vâng, cóc Aga có kích thước trung bình 17 – 20cm, nặng trên dưới 1kg (có con dài đến 25cm, cân nặng khoảng ký rưỡi!). Da lưng sẫm màu, có những gai độc nhô lên; da bụng màu vàng nhạt có đốm xám. Tuyến độc nằm hai bên đầu ếch, sản xuất ra loại độc tố cực mạnh. Mỗi khi bị tấn công hoặc cảm thấy có mối nguy hiểm nào đó, hai tuyến độc này trương to để tiết ra nhiều chất độc. Vì thế, khi thấy cóc Aga “phùng mang” thì chớ nên động vào chúng nếu không có phương tiện và biện pháp phòng vệ hữu hiệu (kính đeo mắt, khẩu trang, găng tay, ủng…). Nước độc do cóc Aga phun thành tia nếu bắn vào mắt sẽ gây mù tạm thời, trong trường quá nặng và không được cứu chữa kịp thời sẽ gây mù vĩnh viễn. Nếu bắn vào niêm mạc miệng (môi, lưỡi), độc tố dễ dàng thẩm thấu qua thành mạch máu gây tê liệt thần kinh cục bộ. Nhưng tệ hại nhất là chất độc được tiết ra qua các gai độc trên da. Dính phải chất độc này ở mức vừa đủ, người khỏe như vâm cũng lăn đùng té ngửa, sùi bọt mép như chơi; nếu ở mức cao hơn, cửa về nơi chín suối mở ra rất rộng. Tuy nhiên, cũng như trong xã hội loài người, “cao nhân tắc hữu cao nhân trị”, trong thế giới động vật, bất cứ loài nào, dù mạnh mẽ hoặc ác độc đến mấy cũng vẫn có những loài “đối trọng” theo quy luật cân bằng sinh thái. Cóc Aga cũng có không ít loài thiên địch. Chẳng hạn, đối với cá sấu, tôm hùm nước ngọt, chuột nước, giang biển, diều hâu, rùa biển và một số loài rắn, độc tố của cóc Aga chẳng có tác dụng gì, thậm chí nhiều loài trong số đó còn khoái chén thịt loài cóc này. Nhưng khi ăn thịt cóc Aga, chúng cũng khôn ngoan chỉ chọn lưỡi cóc và bộ đồ lòng là nơi có ít độc tố nhất (khác với các loài cóc bình thường, mật cóc Aga không độc). Cóc Aga có tên khoa học là Bufo Marinus (Cóc biển), vì môi trường sinh sống thích hợp nhất của chúng là những vùng đất ngập mặn quanh các cửa sông, dưới tán bần, đước, sú, vẹt, dừa nước… Chúng cũng phát triển tốt trên các đảo gần bờ thuộc Thái Bình dương hoặc Đại Tây Dương. Khu vực sinh sống tự nhiên nguyên thủy của cóc Aga kéo dài từ vùng phía Nam của Bắc Mỹ (Nam Texas) đến Bắc Nam Mỹ (Đông Bắc Peru). Nhiệt độ thích hợp cho cóc Aga sinh sống dao động trong khoảng 5oC – 40oC. Cóc Aga có khả năng sinh sản cao. Trong một mùa sinh sản một con cái có thể đẻ từ 30.000 – 40.000 trứng. Chất dịch nhầy bao quanh trứng rất độc nên chẳng mấy loài dám ăn hoặc phá hại trứng cóc, vì thế tỉ lệ nở nòng nọc rất cao. Cóc đẻ trứng trong các vũng nước rồi phó mặc cho trời đất. Sau 5 – 7 ngày nở ra nòng nọc. Chúng tự tìm thức ăn là các phiêu sinh vật trong môi trường nước. Sau khi rụng đuôi, chúng kéo nhau lên bờ, bắt đầu vòng đời trung bình là 10 năm của mình (đặc biệt, có những “cụ” cóc “thọ” tới 15 năm!). Hiện nay tại Úc người ta ước tính có khoảng 300 triệu cá thể cóc Aga. Chúng không chỉ làm mưa làm gío ở bang Queensland ở miền Bắc nước Úc mà còn lấn sang các bang lân cận và tiến hành “Nam tiến” - mỗi năm, khu vực sinh sống tự nhiên của chúng lấn xuống phía Nam khoảng 25km. Đây thực sự là nỗi kinh hoàng cho người dân Úc. Họ đã tìm mọi cách để tiêu diệt chúng nhưng cho đến nay vẫn đành thúc thủ vì tốc độ sinh sản của chúng quá cao, số tử thấp hơn rất nhiều so với số sinh. Các loài thiên địch của cóc Aga lại không có nhiều ở Úc. Chính quyền liên bang đã phải vào cuộc, tài trợ cho các nghiên cứu khoa học theo đề tài “Tiêu diệt cóc Aga”. Các nhà khoa học đã tìm ra một phương pháp khá hiệu quả: sử dụng loài kiến ăn thịt Iridomyrmex purpureus để tiêu diệt cóc Aga ở giai đoạn vừa mới “đứt đuôi nòng nọc” (lúc này, các tuyến độc của cóc chưa phát triển nên không gây nguy hại cho kiến Iridomyrmex purpureus. Tuy nhiên, người ta lại lo ngại rằng không biết rồi đây kiến Iridomyrmex purpureus có tác oai tác quái hay không. Chẳng hạn sau khi chén gần hết cóc Aga, kiến ta quay sang tấn công các loài muông thú khác thì gay to! Lịch sử đã để lại những bài học lớn. Ngày trước, khi mới đến khai phá những vùng đất mênh mông của nước Úc, người Anh đã phải khốn khổ vì loài xương rồng của đất nước này – không thể nào tận diệt bằng các biện pháp thông thường như chặt, phơi, đốt, chôn… Một nhà khoa học đã đưa ra sáng kiến nhập mối Mozambique về để diệt xương rồng. Loài mối này tỏ ra rất đắc dụng: chỉ một thời gian ngắn, mối Mozambique đã tiêu diệt xương rồng một cách mỹ mãn. Người ta hân hoan dựng tượng ghi công loài mối lợi hại này. Nhưng sau khi món xương rồng khoái khẩu không còn nữa, mối quay sang tấn công hoa màu và các loài cây hữu ích khác. Thế là người ta phải xô đổ tượng đài, bắt tay tiêu diệt mối. Nhưng dễ gì tận diệt loài mối có khả năng nhân giống mãnh liệt này! Loài chim sẻ Trung Hoa được nhập về để tiêu diệt mối. Tượng đài ghi công chim sẻ chưa kịp dựng thì tai họa đã ập đến: không chỉ diệt mối (một cách rất hiệu quả), chim sẻ còn xơi nhiều loài côn trùng có ích khác, gây mất cân bằng sinh thái nghiêm trọng. Thế là phải cậy đến loài diều hâu Bắc Mỹ để diệt chim sẻ. May sao, loài diều hâu này chỉ bắt chim sẻ là chính, không gây hại đáng kể cho các loài khác, vả lại năng lực sinh sản của chúng thấp nên không xảy ra tình trạng “diều hâu mãn”. Ở Úc, hiện tại, tiêu diệt cóc Aga là một yêu cầu cấp bách. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp nào, sử dụng phương tiện nào là điều cần cân nhắc thận trọng để tránh tình trạng lợi bất cập hại như trước đây. . lưỡi cóc và bộ đồ lòng là nơi có ít độc tố nhất (khác với các loài cóc bình thường, mật cóc Aga không độc) . Cóc Aga có tên khoa học là Bufo Marinus (Cóc. CÓC ĐỘC CHÂU ÚC Vào tháng Tư hàng năm, người dân bang Queensland đều tổ chức “Ngày đuổi cóc . Đây không phải là trò chơi

Ngày đăng: 12/12/2013, 18:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan