1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

Tài liệu CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU ppt

18 436 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 294,8 KB

Nội dung

I. CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU I. Những quy định chung 1. Cơ chế thay đổi thuế suất 2. Cơ chế trưởng thành II. Những quy định khuyến khích đặc biệt III. Các nước kém phát triển IV. Thu hồi tạm thời chế độ GSP V. Đình chỉ ưu đãi đối với những sản phẩm phải tuân theo những biện pháp chống phá giá VI. Cơ chế bảo vệ VII. Quy tắc xuất xứ 1. Tiêu chuẩn xuất xứ 2. Quy định về vận chuyển thẳng 3. Chứng từ 4. Danh sách các nước được hưởng GSP của EU Áp dụng những nguyên tắc trong hệ thống ưu đãi phổ cập của UNCTAD, chế độ ưu đãi phổ cập của EU được ban hành vào ngày 1/7/1971, chế độ này khác với những quy tắc của GATT và chế độ tối huệ quốc, và được GATT công nhận như là một ngoại lệ chính thức, mà thường được biết như là "điều khoản uỷ quyền". Điều khoản này được thông qua lần đầu tiên vào ngày 25/7/1971 và được sửa đổi vào 28/11/1979. Chế độ GSP của EU, kể từ khi ban hành lần đầu tiên, đã được ban hành mới, với quan điểm toàn diện diễn ra 10 năm một lần. Lần sửa đổi đầu tiên là vào 1/1/1981 và được áp dụng đến 1/1/1986. Việc sửa đổi định kỳ 10 năm một lần vào ngày 1/1/1991 được hoãn cho đến 1/1/1995, lúc này là lúc một chế độ mới có hiệu lực dựa trên sự chỉ đạo của Uỷ ban vào tháng 6 năm 1994 và được Hội đồng nhất trí thông qua vào 19/121994. Nội dung chính chế độ GSP của EU Chế độ GSP là một công cụ chính sách thương mại độc lập nhằm mục tiêu khuyến khích phát triển, không sử dụng một trong những công cụ chính sách thương mại truyền thống, là thuế quan. Chế độ nhằm cho những nước đang phát triển hưởng mức thuế quan thấp hơn mức thuế quan áp dụng cho các nước phát triển, cho hàng hoá xuất khẩu của những nước được hưởng đó khi thâm nhập thị trường EU. Ngày nay, quan điểm được chấp nhận trên vẫn là một trong những cách tốt nhất để khuyến khích phát triển chung của nền kinh tế. Vai trò của GSP là trợ giúp các nước đang phát triển công nghiệp hoá, đa dạng hoá hàng xuất khẩu và do đó tăng kim ngạch xuất khẩu. (Ngoài ra, GSP, với vai trò hiện nay của mình, đưa ra những động lực tích cực cho những nước được hưởng mà đang tuân thủ các hiệp định quốc tế và bảo vệ môi trường và bảo vệ trẻ em và cấm lao động cưỡng bức). Trong những năm đầu tồn tại, chế độ GSP là công cụ duy nhất cho phép các nước liên quan khả năng tăng kim ngạch xuất khẩu. Nếu không được phát triển, những nước này không có vị trí tham gia vào cơ chế tự do hoá thương mại (GATT), và do đó không thể hưởng ưu đãi đầy đủ từ cơ chế này, cơ chế được dựa trên cơ sở có đi có lại. Do đó GSP được cho là một sự lựa chọn đối với cơ chế GATT đối với các nước liên quan; vì vậy nó rất quan trọng. Tình hình ngày nay đã có một số thay đổi. Các nước phát triển đã tự nhận ra rằng quyền lợi của họ là tham gia vào hệ thống thương mại đa phương và họ có khả năng tham gia vào hệ thống này. Gia nhập GATT, và ngày nay là WTO đã trở thành mục tiêu chính của họ, và công cụ lựa chọn, GSP, đã được coi chỉ là cơ chế đa phương bổ sung. Xu hướng này đã được xác nhận bởi việc xoá dần các giới hạn ưu đãi dành cho các nước đang phát triển như hàng rào thuế quan đã được giảm dần sau mỗi một cuộc họp mới của tự do hoá GATT. Hiệp ước Maastricht tạo ra sức đẩy mới cho chính sách đối ngoại của EU nói chung và chính sách phát triển của Eu nói riêng bằng cách xác định sự phát triển xã hội và kinh tế của các nước liên quan và sự hoà nhập dần dần vào kinh tế thế giới của họ như là mục tiêu chủ yếu. Chế độ GSP hoạt động như thế nào Trước đây, các quy định được Hội đồng phê chuẩn mỗi năm về ưu đãi thuế quan áp dụng từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 năm đó cho những sản phẩm thuộc chế độ và xuất xứ từ nước được hưởng. Tuy nhiên ngày nay với quan điểm tạo ra một môi trường thương mại công bằng hơn, chế độ GSP là chế độ nhiều năm. Chế độ GSP đầu tiên của EU tồn tại trong khoảng thời gian 10 năm (1971 - 1981) và được sửa đổi cho thập niên thứ hai (1981 - 1991). Trong khoảng thời gian này, GSP của EU đã được xem xét lại hàng năm, các quy định của EU được ban hành hàng năm, thường trong tháng 12, và được áp dụng cho năm dương lịch tiếp theo. Thay đổi hàng năm là về phạm vi sản phẩm, hạn ngạch, giới hạn cao nhất và hoạt động hành chính, các nước được hưởng và ưu đãi về thuế đối với nông sản. Trong năm 1991, lúc kết thúc thập niên thứ hai, chế độ này đã đến hạn phải sửa đổi. Tuy nhiên, trong khi chờ kết quả của vòng đàm phán Urugoay, chế độ năm 1991 được mở rộng với nhiều sửa đổi cho đến năm 1994, khi Cộng đồng đưa ra một chế độ 10 năm khác. Vào 1/1/1995, EU chấp thuận chế độ GSP đầu tiên cho giai đoạn 1995 - 2004. EU đã ban hành những quy định cho giai đoạn 5 năm đầu 1995 - 30/6/1999. Đối với giai đoạn 1/7/1999 đến 31/12/2001, EU đã sửa đổi chế độ GSP của mình. Tuy nhiên cấu trúc căn bản của chế độ 1995-2004 không thay đổi. Trên thực tế, sửa đổi năm 1995 thay đổi cấu trúc tổng thể của chế độ, chế độ này kể từ đó luôn xoay quanh ba vấn đề chủ yếu, đó là cắt giảm thuế suất, cơ chế trưởng thành ngành quốc gia, và các quy định khuyến khích đặc biệt. Sửa đổi xoá bỏ giới hạn về số lượng hàng nhập khẩu hưởng GSP. Nó được thay thế bởi "cắt giảm thuế suất", theo cách này "khối lượng miến thuế cố định" và giới hạn tối đa (liên quan đến sản phẩm công nghiệp nhạy cảm) và "khối lượng giảm thuế cố định" (liên quan đến hàng nông sản) đã được thay thế bằng thuế suất giảm theo hai loại nhạy cảm của sản phẩm. Thay đổi chính thứ hai là đưa ra chính sách mở trưởng thành, bao gồm tiêu chuẩn đối với sự trưởng thành của ngành - quốc gia. Thay đổi chủ yếu thứ ba quy định về khuyến khích đặc biệt để có hiệu lực từ 1/1/1998. Những khuyến khích đặc biệt này được áp dụng trên cơ sở giới hạn ưu đãi bổ sung dành cho những nước được hưởng tuân thủ một số điều kiện về tiêu chuẩn lao động và tiêu chuẩn môi trường. 1. Những quy định chung Những quy định chung được dựa trên hai cơ chế bổ sung, đó là thay đổi thuế suất và cơ chế trưởng thành. 1.1. Cơ chế thay đổi thuế suất Không giống như trước kia, chế độ hiện hành của EU không áp đặt giới hạn ưu đãi (hạn ngạch, khối lượng hàng được hưởng thuế suất 0, các hạn mức tối đa). Nói cách khác thuế ưu đãi được áp dụng cho đến khi nào chế độ hết hiệu lực, mà không có giới hạn về số lượng. Tuy nhiên, đối với những sản phẩm nhạy cảm (trước đây bị áp dụng hạn ngạch và hạn mức tối đa), thuế ưu đãi không còn được giảm xuống bằng 0 một cách tự động nữa, nhưng sẽ được thay đổi tuỳ theo tính nhạy cảm đối với mỗi sản phẩm. Tiêu chuẩn và mục tiêu của cơ chế thay đổi thuế suất Có bốn loại sản phẩm: - Sản phảm rất nhạy cảm: về cơ bản là hàng dệt, một số sản phẩm nông nghiệp và hợp kim sắt, đối với những sản phẩm này thuế ưu đãi sẽ bằng 85% thuế tối huệ quốc (MNF) (giới hạn ưu đãi là 15%). - Sản phẩm nhạy cảm: bao gồm rất nhiều sản phẩm từ hoá chất đến giày dép, điện tử, đến một số sản phẩm nông nghiệp, ô tô và bàn chải, đối với những sản phẩm này thuế ưu đãi sẽ bằng 70% thuế tối huệ quốc (MNF) (giới hạn ưu đãi là 30%); - Sản phẩm bán nhạy cảm: cũng rất đa dạng, đối với chúng thuế ưu đãi sẽ bằng 35% thuế tối huệ quốc (MNF)(giới hạn ưu đãi là 65%); - Sản phẩm không nhạy cảm, những sản phẩm này sẽ được miễn thuế hoàn toàn (giới hạn ưu đãi là 100%). Bởi vì cơ chế thay đổi thuế suất được dựa trên tính nhạy cảm của sản phẩm mà không dựa trên tính cạnh tranh của quốc gia liên quan, thuế suất ưu đãi sẽ được áp dụng cho mọi nước được hưởng mà không có sự phân biệt, trừ những nước kém phát triển và những nước được hưởng theo quy định đặc biệt về "ma tuý". Thuế ưu đãi và danh sách sản phẩm nhạy cảm sẽ có giá trị theo thời hiệu của chế độ. Theo quy định mới nhất của EU áp dụng chế độ GSP cho giai đoạn 2002 đến 2004, sản phẩm sẽ chỉ còn được chia làm hai loại: sản phẩm không nhạy cảm và sản phẩm nhạy cảm. Theo đó, sản phẩm không nhạy cảm sẽ được miễn thuế hoàn toàn, sản phẩm nhạy cảm sẽ được giảm xuống 3,5% nếu thuế đối với sản phẩm cụ thể đó là thuế tính theo trị giá hàng; được giảm xuống 30% nếu thuế cho sản phẩm cụ thể đó là thuế đặc biệt. Yếu tố duy nhất mà làm thay đổi tình trạng của sản phẩm trong thời gian có hiệu lực của chế độ là việc áp dụng cơ chế bảo vệ, cơ chế này có thể được áp dụng trong những trường hợp ngoại lệ, những trường hợp mà nhà sản xuất EU thấy trước hoặc bị ảnh hưởng bởi những khó khăn nghiêm trọng. Cơ chế này gần giống với cơ chế bảo vệ của GATT, việc áp dụng cơ chế này sẽ tuân theo một thủ tục là sự tổng hợp của sự cần thiết điều tra chiều sâu (bởi Uỷ ban Điều hành mới) và sự phản ứng mau lẹ. 1.2. Cơ chế trưởng thành Theo chế độ trước, mức độ cạnh tranh khác nhau của các nước được hưởng có thể được cho phép đối với một số sản phẩm bằng cách áp dụng hạn ngạch riêng lẻ hoặc thậm chí loại trừ một số nước (sự phân biệt). Cơ chế trưởng thành là một cách tiếp cận hoàn toàn khác. Để xác định đúng hơn tính cạnh tranh của một nước đối với một số sản phẩm nhất định, chế độ hiện hành sẽ đánh giá khả năng công nghiệp mà mỗi nước đạt được trong mỗi ngành sản xuất chính để xác định, trong khi xem xét mức độ phát triển, nước nào vẫn cần được hưởng GSP để duy trì mức xuất khẩu đầy đủ. Khi một nước đã phát triển tới một mức độ mà GSP không còn cần thiết để duy trì mức xuất khẩu này, những ưu đãi GSP sẽ được rút dần dần trong những ngành liên quan, trong khi cho những nước kém phát triển những lợi thế ưu đãi so với nước vượt trội hơn. Nói cách khác, cơ chế trưởng thành có nghĩa là đối với một số sản phẩm công nghiệp và nông nghiệp, những nước nhất định sẽ bị loại khỏi chế độ GSP. Đây là một thay đổi chủ yếu mà sẽ nhấn mạnh lại vai trò chính của GSP là một công cụ nhằm đến sự cần thiết phát triển. 1.2.1. Điều kiện áp dụng Những ngành bị ảnh hưởng bởi cơ chế trưởng thành tại một nước sẽ được EU công bố. Việc áp dụng cơ chế trưởng thành được dựa trên những tiêu chuẩn cụ thể của EU. Những tiêu chuẩn này bao gồm chỉ số chuyên môn cụ thể hoá đối với mỗi nước trong mỗi ngành, cộng với chỉ số phát triển. Chỉ số chuyên môn hoá được dựa trên tỷ lệ giữa phần của nước được hưởng trong tổng số hàng nhập khẩu của EU trong một ngành hàng với phần của nước được hưởng trong tổng số hàng nhập khẩu của EU trong tất cả các ngành hàng. Phần của một ngành hàng so với tất cả các ngành càng lớn thì tính chuyên môn hoá càng cao. Chỉ số phát triển của nước được hưởng được tính trên cơ sở thu nhập trên đầu người và mức xuất khẩu, so sánh với mức xuất khẩu của EU. Tổng hợp hai tiêu chuẩn này nhằm tránh tác động mạnh đến tiêu chí chuyên môn hoá đơn, theo tiêu chí này một nước thu nhập thấp có thể được coi là trưởng thành trong ngành hàng mà nước đó chuyên môn hoá. 1.2.2. Phương pháp Có ba phương pháp trong cơ chế trưởng thành - Điều khoản trưởng thành phụ thuộc và điều khoản tối thiểu. Theo điều khoản trưởng thành phụ thuộc, cơ chế trưởng thành cũng áp dụng cho những nước mà hàng xuất khẩu của họ vào EU vượt quá 25% lượng hàng xuất khẩu của tất cả các nước ưu đãi tới EU trong cùng ngành hàng trong năm tài chính của chế độ trước. Điều khoản này áp dụng không kể chỉ số phát triển. Theo điều khoản tối thiểu, cơ chế trưởng thành không áp dụng cho những nước mà hàng xuất khẩu của họ vào EU không vượt quá 2% lượng hàng xuất khẩu của tất cả các nước ưu đãi tới EU trong cùng ngành hàng trong năm tài chính của chế độ trước. - Thực hiện cơ chế trưởng thành Việc áp dụng cơ chế trưởng thành đối với những sản phẩm công nghiệp được thực hiện dần dần, tuỳ theo tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người của nước trưởng thành trong những ngành cụ thể: + Đối với những quốc gia/lãnh thổ có tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người hơn 6000 đô la trong năm 1991 (Ba -Ranh, Bru-nây, Hồng - Kông, Cô-Oét, Li-Bi, A- rập Gia-Ma-Hi-Ri-Ya, NauRu, Ô-Man, Qua-ta, Hàn Quốc, A-Rập Xê-Út, Xingapo, Các Tiểu vương quốc A-Rập thống nhất), theo dữ liệu cung cấp bởi Ngân hàng Thế giới, giới hạn ưu đãi sẽ được giảm xuống tới 50% từ 1/4/1995 và được huỷ bỏ từ1/6/1996; + Đối với những nước khác, giới hạn ưu đãi được giảm đến 50% từ 1/1/1997 và huỷ từ 1/1/1998; - Cơ chế trưởng thành quốc gia Những nước tiến bộ nhất đáp ứng tiêu chuẩn sau sẽ bị loại khỏi danh sách các nước và lãnh thổ được hưởng: + Tổng sản phẩm quốc gia trên đầu người vượt quá 8210 đô la Mỹ trong năm 1995 theo số liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới. + Chỉ số phát triển, tính theo công thức và số liệu do EU quy định, lớn hơn -1. 2. Những quy định khuyến khích đặc biệt Đây là điểm nổi bật của chế độ GSP từ 1995. Nguyên nhân chính của điều này là sự cần thiết phải mang tất cả các phương tiện hiện có - bao gồm thương mại - liên quan tới việc giúp đỡ những nước được hưởng cải thiện khối lượng phát triển của họ bằng cách chấp nhận những chính sách về môi trường và xã hội ưu việt hơn. Những ưu thế ưu đãi bổ sungmà GSP đưa ra được thiết lập nhằm bù đắp chi phí phụ trội phát sinh trong khi ban hành những chính sách như vậy cho những nước liên quan. Khuyến khích đặc biệt hoạt động trên cơ sở giới hạn ưu đãi bổ sung, giới hạn này được dành cho những nước được hưởng mà tuân thủ theo các tiêu chuẩn về lao động và môi trường. Cụ thể hơn, khuyến khích đối với quyền lao động có thể được dành chỉ cho những nước yêu cầu bằng văn bản và cung cấp bằng chứng rằng họ đã chấp nhận và áp dụng vào luật quốc gia các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Thế giới. Khuyến khích về bảo vệ môi trường áp dụng chỉ cho những sản phẩm xuất xứ tại những vùng rừng nhiệt đới và có thể cho những nước có yêu cầu và cung cấp bằng chứng rằng họ thể chế hoá các tiêu chuẩn của Tổ chức Gỗ nhiệt đới Quốc tế (ITTO). 3. Các nước kém phát triển. Từ 1977, và theo những thoả thuận tại cuộc họp Tokyo, EU đã ban hành chế độ đặc biệt cho những nước được Liên Hợp Quốc coi là "kém nhất" trong số những nước đang phát triển. Mặc dù hầu hết các nước này là thành viên của Công ước Cotonou, và do đó không liên quan đến GSP, Băng-la-đet, Ap-ga-nis-tan, Y-ê-men, Man-di-vi, Nê-pal, Bu-tan, My-an-ma, Lào và Cam-pu-chia đều hưởng ưu đãi từ những quy định GSP cho những nước kém phát triển. Những quy định này bao gồm việc miễn thuế hoàn toàn đối với sản phẩm công nghiệp và thêm vào đó là lượng lớn hàng nông sản được hưởng thuế bằng 0. Dù có chế bảo vệ cũng áp dụng cho những nước này, họ vẫn có thẻ được hưởng ưu đãi khi vi phạm quy tắc xuất xứ 4. Thu hồi tạm thời chế độ GSP Khái niệm thu hồi ưu đãi GSP đối với một nước trên cơ sở thực tế không có gì mới. Đây là đặc điểm vốn có của GSPvà đã được sử dụng trong quá khứ đối với những thực tiễn về gian lận thương mại và phân biệt. Tuy nhiên, những quy định mới chính xác hơn và chỉ tới những thực tiễn rõ ràng không thể chấp nhận được và hạ cấp, như nô lệ và lao động cưỡng bức, xuất khẩu hàng hoá do tư nhân làm và thiếu kiểm soát về vận chuyển ma tuý và rửa tiền. Quyết định thu hồi ưu đãi GSP sẽ được Hội đồng ban hành trên cơ sở đề nghị của Uỷ ban. Chế độ GSP có thể bị thu hồi bất kỳ lúc nào, toàn bộ hay một phần theo các cơ sở sau: a. Tiến hành bất kỳ hình thức lao động cưỡng bức hoặc nô lệ nào ghi tại Công ước Giơ-ne-vơ ngày 25/9/1926 và 7/9/1956 và Công ước ILO; b. Xuất khẩu hàng hoá được làm bởi tù nhân; c. Thiếu kiểm soát hải quan về xuất khẩu hoặc quá cảnh ma tuý hoặc không tuân thủ các công ước quốc tế về rửa tiền; d. Gian lận hoặc không hợp tác hành chính như yêu cầu về thẩm tra giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A; e. Những trường hợp rõ ràng về buôn bán không công bằng về phía bên nước được hưởng: việc thu hồi sẽ tuân thủ hoàn toàn theo quy định của WTO; f. Những trường hợp rõ ràng về việc vi phạm các mục đích của các công ước quốc tế như Tổ chức Đánh bắt cá Đông Bắc Atlantic (NAFO), Uỷ ban Đánh cá Tây Bắc Atlantic (NEAFC), Uỷ ban Quốc tế về Bảo vệ Cá ngừ (ICCAT), Tổ chức Bảo vệ Cá Ngừ Bắc Atlantic (NASCO) về bảo vệ và quản lý nguồn cá. Việc thu hồi là không tự động, nhưng theo các tiêu chuẩn thủ tục do EU quy định. Thủ tục này có thể do EU quy định đối với trường hợp (d) và (f) ở trên, và do một nước thành viên, hoặc bởi một thể nhân hay pháp nhân hoặc tổ chức, mà có thể đưa ra lợi ích khi thu hồi đối với trường hợp (a) đến (f) nói trên. Khi thủ tục này đã được quy định, các cuộc tư vấn giữa Uỷ ban và nước thành viên sẽ phải diễn ra trong vòng 8 ngày làm việc trong Uỷ ban Ưu đãi phổ cập. Nếu Uỷ ban thấy rằng có đủ bằng chứng về việc nước ưu đãi có những hành động ở điểm (d) nói trên, Uỷ ban có thể tiến hành hành động trả đũa nước đó bằng cách đình chỉ toàn bộ hoặc một phần ưu đãi thuế quan phổ cập trong 3 tháng, được gia hạn thêm một lần. Khi kết thúc thời gian đình chỉ, Uỷ ban có thể quyết định hoặc: - Chấm dứt biện pháp đình chỉ tạm thời sau khi đã tham khảo ý kiến của Uỷ ban ưu đãi Phổ cập; hoặc - Đề xuất thu hồi tạm thời quyền hưởng GSP. Trong khi chờ phản hồi về các đề xuất này, Uỷ ban có thể quyết định kéo dài biện pháp đình chỉ. Nếu Uỷ ban thấy rằng có đủ bằng chứng cho việc tiến hành điều tra, Uỷ ban sẽ: - Thông báo về việc điều tra trên tờ Official Journal of the European Communities và thông báo cho nước liên quan; - Tiến hành điều tra, kéo dài tới một năm, hợp tác với các nước thành viên và tham khảo ý kiến của Uỷ ban ưu đãi Phổ cập: thời gian điều tra có thể được kéo dài nếu cần thiết. Trong quá trình điều tra, Uỷ ban có thể : - Tìm kiếm mọi thông tin mà Uỷ ban cho là cần thiết; - Thẩm tra thông tin này với các nhà hoạt động kinh tế và cơ quan có thẩm quyền của nước được hưởng liên quan; - Nghe ý kiến những bên có lợi ích liên quan. Khi việc điều tra hoàn thành, Uỷ ban báo cáo kết quả lên Uỷ ban ưu đãi phổ cập. Nếu Uỷ ban thấy việc tạm thu hồi là không cần thiết, Uỷ ban sẽ ra thông báo trên tờ Official Journal of the European Communities, thông báo việc chấm dứt điều tra và các kết luận điều tra. Nếu, ngược lại, Uỷ ban thấy rằng việc tạm thu hồi là cần thiết, Uỷ ban sẽ đệ trình đề xuất thích hợp lên Hội đồng sẽ quyết định trong vòng 30 ngày theo đa số. Ví dụ: Quyết định của Hội đồng 552/97 ngày 24/3/1997 quy định về việc tạm thu hồi việc hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập đối với Liên bang Myanmar vì lý do sử dụng lao động cưỡng bức, vẫn có hiệu lực. 5. Đình chỉ ưu đãi đối với những sản phẩm phải tuân theo những biện pháp chống phá giá Không phải tất cả những sản phẩm tuân theo những biện pháp chống phá giá hoặc chống trợ giá sẽ tự động bị đình chỉ quyền hưởng GSP. Chúng vẫn được hưởng GSP bình thường, trừ phi có thể chỉ ra rằng những biện pháp này được dựa trên thiệt hại phát sinh hoặc theo giá cả mà không phản ánh các thuế suất ưu đãi danh cho nước liên quan (xem Regulation 384/96 và 2026/97). Uỷ ban sẽ ra danh sách sản phẩm và quốc gia không được hưởng GSP trên tờ Official Journal of the European Communities. 6. Cơ chế bảo vệ: Trong chế độ GSP của EU có hai điều khoản bảo vệ chung. Điều khoản bảo vệ thứ nhất quy định thuế MNF của một sản phẩm cụ thể có thể được áp dụng lại vào bất cứ lúc nào theo đề nghị của một nước thành viên hoặc theo đề xuất của Uỷ ban nếu một sản phẩm xuất xứ tại một nước hoặc lãnh thổ đang phát triển bình thường nhập khẩu theo những điều kiện mà sẽ gây ra hoặc đe doạ gây ra những khó khăn nghiêm trọng cho nhà sản xuất hoặc mặt hàng tương tự của EU hoặc những sản phẩm cạnh tranh trực tiếp. Do đó, Uỷ ban sẽ mở cuộc điều tra. Trong khi xem xét khả năng tồn tại cúâc khó khăn nghiêm trọng, Uỷ ban sẽ xem xét các thông tin sau: - Giảm thị phần của các nhà sản xuất EU; - Giảm hoạt động sản xuất của họ; - Tăng hàng hoá lưu kho của họ; - Triệt tiêu khả năng sản xuất của họ; - Phá sản; - Lợi nhuận thấp; - Sử dụng khả năng ở mức thấp; - Nhân công; - Buôn bán; -Giá cả. [...]... phẩm hoàn chỉnh; (g) Việc kết hợp hai hay nhiều hoạt động nói trong các mục (a) đến (f): (h) Giết mổ động vật 7.1.4 Xuất xứ cộng gộp - cộng gộp khu vực Theo chế độ GSP của EU, cộng gộp một phần được cho phép Ba khối kinh tế khu vực các nước được hưởng được phép thực hiện hệ thống cộng gộp khu vực của EU, đó là Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN: Bru-nây, In-đô-nê-sia, Lào, Malay-sia, Phi-lip-pin, Xinggapo,... nguyên liệu thô; (i) Phế liệu và phế thải từ hoạt động sản xuất diễn ra tại nước được hưởng; và (j) Những sản phẩm khác từ đáy biển hoặc bên dưới đáy biển nằm ngoài vùng lãnh hải, với điều kiện nước đó có quyền khai thác duy nhất; (k) Những sản phẩm có tại nước được hưởng chỉ từ những sản phẩm nói tại mục (a) đến mục (i) nói trên 7.1.2 Sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ nguyên liệu, bộ... các sản phẩm xuất xứ từ một nước theo các quy tắc cộng gộp khu vực, với điều kiện phải tuân thủ các tiêu chí sau: - Quốc gia bị rút phải là thành viên của khối khu vực trước khi hệ thống ưu đãi nhiều năm áp dụng cho sản phẩm đó có hiệu lực; và - Quốc gia đó không được coi là nước xuất xứ của sản phẩm cuối cùng Theo quy tắc cộng gộp khu vực của EU, nguyên liệu hay bộ phận nhập khẩu bởi một nước thành viên... tiêu chuẩn xuất xứ 3 Các hoạt động sản xuất, gia 4 Các hoạt động sản xuất, gia công hay chế biến phải tiến hành đối với ex công hay chế biến phải tiến Chương Nội thất nguyên phụ liệu không có xuất xứ hành đối với nguyên phụ liệu 94 khiến sản phẩm làm ra đạt được không có xuất tiêu chuẩn xuất xứ Quy định trong cột 3 và 4 là những quy định lựa chọn, có nghĩa là có thể sử dụng một trong hai quy định này... từ những sản phẩm nói tại mục (a) đến mục (i) nói trên 7.1.2 Sản phẩm được sản xuất toàn bộ hoặc một phần từ nguyên liệu, bộ hay thành phần nhập khẩu: Khi nguyên liệu nhập khẩu được sử dụng để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh, EU yêu cầu các nguyên liệu không có xuất xứ này phải được gia công hoặc chế biến đầy đủ Quy tắc xuất xứ mới nhất của EU đưa ra một Danh mục Đơn mới và dễ hiểu hơn chứa đựng các tiêu... nhất phải tuân thủ để xác định xuất xứ của sản phẩm là xác định mã số HS của sản phẩm và kiểm tra liệu các tiêu chuẩn điều kiện trong Danh mục Đơn cho sản phẩm đó có được đáp ứng Ví dụ: Danh mục đơn:Mã HS Mã HS Mô tả sản phẩm 1 2 Các hoạt động sản xuất, gia công hay chế biến phải tiến hành đối với nguyên phụ liệu không có xuất xứ khiến sản phẩm làm ra đạt được tiêu chuẩn xuất xứ 3 Các hoạt động sản xuất,... gia nào khác, trừ khi là lãnh thổ của một nước khác trong cùng một khối khu vực (b) Hàng hoá của một chuyến hàng được vận chuyển qua lãnh thổ của những nước không phải là nước xuất khẩu được hưởng hay Cộng đồng, mà nếu như trường hợp này xảy ra quá cảnh hay lưu kho tạm thời ở những nước này, bắt buộc hàng hoá đó phải nằm dưới sự kiểm soát của các cơ quan hải quan nước quá cảnh hay lưu kho và chưa trải... Bu-run-đi Kiếc-di-xtan Sri Lan-ca Cam-pu-chia Ki-ri-ba-ti Xanh Kít và Nê-vít Ca-mơ-run Cô-oét Xanh Lu-xia Cáp Ve Lào Xanh Vi-xen và Bắc Grê-na-đin Cộng hoà Trung Phi Li băng Su-đăng Sát Lê-sô-thô Su-ri-nam Chi lê Li-bê-ria Sua-di-lan Trung quốc Ả-rập Li-bi Ja-ma-hi-ria Cộng hoà Ả-rập Si-ri Cô-lôm-bia Ma-đa-gát-xca Tát-di-kít-xtan Cô-mô Ma-la-wi Tan-da-nia Công-gô Ma-lay-sia Thái Lan Cốt-xta Ri-ca Man-đi Tô-gô... Ê-ti-ô-pi Ni-ca-ra-gua Y-ê-men Liên bang Mi-crô-nê-xia Ni-giê Dăm-bi-a Fi-ji Ni-giê-ria Dim-ba-bu-ê Các nước và lãnh thổ phụ thuộc hoặc dưới sự quản lý hoặc quan hệ ngoại giao do các nước thành viên của Cộng đồng hoặc nước thứ ba đại diện Sa-moa Mỹ la tinh Đảo Hớt và Quần đảo Mác-đô-nan An-gui-la Ma-cao An-tac-ti-ca May-ot A-ru-ba Mông-se-rát Béc-mu-đa Ăng-ti thuộc Hà Lan Đảo Bou-vét Đảo Nô-phóc Lãnh thổ... khu vực trên từ một nước thành viên khác của cùng một khối khu vực để sản xuất tiếp sẽ được coi là những sản phẩm có xuất xứ của nước sản xuất mà không phải là của nước thứ ba, với điều kiện các nguyên liệu hay bộ phận này đã là những sản phẩm có xuất xứ của nước thành viên xuất khẩu của khối khu vực đó Theo quy tắc này của EU, nước xuất xứ của sản phẩm cuối cùng sẽ được xác định như sau: Khi hàng hoá . I. CỘNG ĐỒNG CHÂU ÂU I. Những quy định chung 1. Cơ chế thay đổi thuế suất 2. Cơ chế trưởng. phần từ nguyên liệu, bộ hay thành phần nhập khẩu: Khi nguyên liệu nhập khẩu được sử dụng để làm ra sản phẩm hoàn chỉnh, EU yêu cầu các nguyên liệu không có

Ngày đăng: 12/12/2013, 06:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w