Tài liệu THUẬT NGỮ HÓA HỌC ppt

4 385 0
Tài liệu THUẬT NGỮ HÓA HỌC ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THUẬT NGỮ HÓA HỌC 1 . Điểm nóng chảy Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì chất chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng. Nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn) là nhiệt độ đông đặc hay điểm đông đặc. Thông thường điểm nóng chảy trùng vời điểm đông đặc. Không giống như điểm sôi, điểm nóng chảy là tương đối không nhạy cảm với áp suất. Có một số chất, như thủy tinh, có thể làm cứng lại không qua giai đoạn kết tinh được gọi là chất rắn vô định hình. Các chất rắn vô định hình không có điểm nóng chảy cố định. Ví dụ : Điểm nóng chảy của nguyên tố thủy ngân là 234,32 K (−38.83 °C hay −37.89 °F). Chất có điểm nóng chảy (dưới áp suất khí quyển) cao nhất hiện nay được biết là than chì (hay còn gọi là graphit), có điểm nóng chảy 3.948 K. Heli có điểm nóng chảy ở nhiệt độ 0.95 K. 2 . Điểm sôi Nhiệt độ bay hơi hay điểm bay hơi hay điểm sôi của một chất lỏng là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì chất chuyển trạng thái từ lỏng sang khí. Khi nói tới như nhiệt độ của thay đổi ngược lại (tức là từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng), nó được coi là nhiệt độ ngưng tụ hay điểm ngưng tụ. Không giống như điểm nóng chảy, điểm sôi tương đối nhạy cảm với áp suất. 3 . Phân tử gam là khối lượng một mol một nguyên tố hoặc hợp chất hóa học. Phân tử gam được tính từ nguyên tử lượng các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn. Đơn vị của phân tử gam trong hóa học là g/mol, còn trong vật lý là kg/mol vì đơn vị SI cơ bản là kilôgram. 4 . Liên kết hiđrô là liên kết hóa học khi có lực hút tĩnh điện giữa: • H mang điện dương: là nguyên tử hidro liên kết với nguyên tố có độ âm điện mạnh như N, Cl, O, F • Nguyên tố có độ âm điện mạnh, mang điện âm Ảnh hưởng đến tính chất lí, hóa học của các chất • Liên kết hidro liên phân tử làm tăng nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi . • Liên kết hidro liên phân tử làm giảm độ điện ly của axit • Gây biến đổi độ tan : nếu chất tan tạo được liên kết hidro với dung môi thì chất tan tan tốt trong dung môi đó. Ví dụ: rượu etilic tan vô hạn trong nước, amoniac tan rất tốt trong nước . 5 . Liên kết hóa học Trong hóa học, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể. Sự hình thành các liên kết hóa học giửa các nguyên tố để tạo nên phân tử được hệ thống hóa thành các lý thuyết liên kết hóa học . • thuyết liên kết hóa trị và khái niệm của số ôxi hóa được dùng để dự đoán cấu trúc và thành phần phân tử. • Thuyết vật lý cổ điển về Liên Kết Điện Tích và khái niệm của số điện âm dùng để dự đoán nhiều cấu trúc ion. Với các hợp chất phức tạp hơn, chẳng hạn các phức chất kim loại, thuyết liên kết hóa trị không thể giải thích được và sự giải thích hoàn hảo hơn phải dựa trên các cơ sở của cơ học lượng tử . Các đặc trưng không gian và khoảng năng lượng tương tác bởi các lực hóa học nối với nhau thành một sự liên tục, vì thế các thuật ngữ cho các dạng liên kết hóa học khác nhau là rất tương đối và ranh giới giữa chúng là không rõ ràng. Tuy vậy, Mọi liên kết hóa học đều nằm trong những dạng liên kết hóa học sau • liên kết ion hay liên kết điện hóa trị • liên kết cộng hóa trị • liên kết cộng hóa trị phối hợp • liên kết kim loại • liên kết hiđrô Mọi liên kết hóa học phát sinh ra từ tương tác giửa các điện tử của các nguyên tử khác nhau đưa đến quá trình hình thành liên kết chính là sự giảm mức năng lượng. Điều này cho thấy, các quá trình hình thành liên kết luôn có năng lượng đính kèm entanpi < 0 (hệ toả năng lượng). Trong liên kết điện tích , nguyên tố các điện tích liên kết với nhau qua lực hấp dẩn điện giửa hai điện tích . Vậy, các nguyên tố dể cho hay nhận điện tử âm để trở thành điện tích dương hay âm sẻ dể dàng liên kết với nhau. Liên kết điện tích ion được mô tả bởi vật lý cổ điển bằng lực hấp dẩn giửa các điện tích Trong liên kết cộng hóa trị, Các dạng liên kết hóa học được phân biệt bởi khoảng không gian mà các điện tử tập trung hay phân tán giữa các nguyên tử của chất đó. Các điện tử nằm trong liên kết không gắn với các nguyên tử riêng biệt, mà chúng được phân bổ trong cấu trúc ngang qua phân tử, được mô tả bởi học thuyết phổ biến đương thời là các quỹ đạo phân tử . Không giống như liên kết ion thuần túy, các liên kết cộng hóa trị có thể có các thuộc tính không đẳng hướng. Trạng thái trung gian có thể tồn tại, trong các liên kết đó là hỗn hợp của các đặc trưng cho liên kết ion phân cực và các đặc trưng của liên kết cộng hóa trị với điện tử phân tán. Liên kết cộng hóa trị thì phải dựa chủ yếu vào các khái niệm của cơ học lượng tử về khoảng không gian mà các điện tử tập trung hay phân tán với một năng lượng nhiệt tương ứng. Các liên kết hóa học phải tuân theo định luật bảo tồn năng lượng 6. Phân tử là 1 loại hạt có nhiều hơn 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết hóa học. Nguyên tử của phân tử có thể từ một nguyên tố (đơn chất, ví dụ: O 2 , H 2 , P 4 , .) hay nhiều nguyên tố hóa học (hợp chất, như H 2 O, NH 3 , CaCO 3 , .). Phân tử là phần tử nhỏ nhất của một chất hóa học tinh khiết mà vẫn còn giữ được thành phần hợp chất hóa học cùng với các tính chất của hợp chất này . Ngành khoa học nghiên cứu về các phân tử bao gồm hóa học phân tử và vật lý phân tử. Hóa học phân tử quan tâm đến các định luật chi phối sự tương tác giữa các phân tử, nó ảnh hưởng đến sự hình thành hay phá vỡ các liên kết hóa học, trong khi vật lý phân tử quan tâm đến các định luật chi phối cấu trúc và tính chất của chúng. Trên thực tế, không phải lúc nào cũng tách biệt được 2 ngành khoa học này. Khái niệm phân tử lần đầu được giới thiệu vào năm 1811 bởi Avogadro, sự tồn tại của các phân tử vẫn là một đề tài tranh luận sôi nổi trong cộng đồng hoá học, cho tới năm 1911, khi Perrin công bố các kết quả nghiên cứu của mình. Thuyết phân tử hiện đại đã mang đến nhiều ứng dụng trong tính toán, là cơ sở để hình thành nên ngành hóa học tính toán đương thời. Các loại liên kết trong phân tử • Liên kết không cực: độ âm điện χ của nguyên tử là bằng nhau, ví dụ trong đơn chất. Rộng hơn là liên kết giữa C và H, dù hiệu độ âm điện giữa chúng có giá trị từ 0 đến 0,4 • Liên kết phân cực: hiệu độ âm điện giữa các nguyên tử có giá trị từ 0,4 đến 1,8 như trong hầu hết các hợp chất Kích thước phân tử Kích thước phân tử thường được đo bằng Ångström Å, ví dụ phân tử H 2 có kích thước 74 pico mét hay 0,74 Å. . kết hóa học Trong hóa học, liên kết hóa học là lực, giữ cho các nguyên tử cùng nhau trong các phân tử hay các tinh thể. Sự hình thành các liên kết hóa học. liên kết hóa học đều nằm trong những dạng liên kết hóa học sau • liên kết ion hay liên kết điện hóa trị • liên kết cộng hóa trị • liên kết cộng hóa trị

Ngày đăng: 12/12/2013, 18:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan