Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
136,5 KB
Nội dung
Giảng Viên : Mai Hiền Lê Nhóm 14 & Đề Tài: Danh sách thành viên: Vũ Đình Thắng 20807048 Lê Thị Lệ Thu 20807056 Trần Mỹ Thu 20807089 Trần Hoàng Thành 20807084 Phạm Thiết Thật 20807015 Nguyễn Văn Thịnh 20807024 Võ Hoàng Quân 20807011 Lời nói đầu: Với thế hệ trẻ ngày nay có lẽ họ chỉ biết rằng trầucau chỉ xuất hiện trong đám hỏi, đám cưới, lễ hội và họ cho rằng trầucau là việc của mẹ cha, chuyện an trầu là thú vui của người già mà ít ai biết được rằng: Trầucau xuất hiện trong suốt tất cả chặn đường của con người. Từ miếng trầutrong lễ cúng mụ khi đầy cử đầy tháng, đến miếng trầu nhập môn thầy đồ, rồi khi cồng danh thành đạt thì có miếng trầu khao xóm, khao làng. Từ miếng trầutrong lễ chạm ngõ đến miếng trầutrong lễ thành hôn. Khi từ giả cuộc đời thì có miếng trầu cúng tổ tiên. Nhưng đôi trai gái yêu nhau họ thường tặng nhau những miếng trầu do chính tay họ tên để nói lên tìnhyêu của họ. Chính miếng trầu ấy cũng xuất hiện trong suốt cuộc tình duyên của họ. từ lúc làm quen đến khi nên nghĩa phu thê. Và chúng tôi gọi đó là Miếng trầu trongtìnhyêuđôilứa hay Trầu cautrongtìnhyêuđôilứa Tại sao lại là trầu cau? Một câu hỏi lớn đặt ra là tại sao lại là trầu cautrongtìnhyêuđôilứa mà không là một thứ gì khác? Để trả lời cho câu hỏi này ta phải nhìn lại hai khía cạnh: Phong tục, quan niệm của người Việt xưa và Sự tích Trầucau Phong tục, quan niệm: Trongđời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam, hình ảnh miếng trầu đã trở nên hết sức quen thuộc, gần gũi và mời trầu, ăn trầu là một phong tục phổ biến trong cuộc sống thường ngày, đặc biệt là trong các lễ cưới hỏi. Trầucau luôn tượng trưng cho tìnhyêu thủy chung, thắm nồng và hạnh phúc bền chặt của lứa đôi. Trầucau gắn bó suốt cả chặn đường nhân duyên của đôi trai gái: khi mới gặp nhau họ trao cho nhau những tơi trầu để nói thay nỗi long của mình. Khi kết hôn thành phu thê miếng trầu lại là thông điệp như muốn nhắc họ hãy sống với nhau bằng một tìnhyêu thuỷ chung sắc son, hãy say nhau như say trầu. Trầucau là thông điệp của đôitình nhân, và qua miếng trầu mà họ trao cho nhau cũng nói lên tính nết của người con gái. Người xưa cũng quan niệm người con gái lớn mà không biết têm trầu là người con gái “bỏ đi”. Và vì thế mà trầucau cũng nói lên nề nếp gia phong của một gia đình Để giải thích cho lý do vì sao mà trầucau lại tương trưng cho long thủy chung sắc son, tìnhyêu nồng thắm và cũng để giải thích thêm cho nguyên nhân tại sao trầucau lại là biểu tương cho tìnhyêuđôilứa ta hãy nhìn lại sự tích trầu cau. Sự tích trầu cau: Ngày xưa, một nhà quan lang họ Cao có hai người con trai hơn nhau một tuổi và giống nhau như in, đến nỗi người ngoài không phân biệt được ai là anh, ai là em. Năm hai anh em mười bảy mười tám tuổi thì cha mẹ đều chết cả. Hai anh em vốn đã thương yêu ngau, nay gặp cảnh hiu quạnh, lại càng yêu thương nhau hơn trước. Không còn được cha dạy dỗ cho nữa, hai anh em đến xin học ông đạo sĩ họ Lưu. Hai anh em học hành chăm chỉ lại đứng đắn nên được thầy yêu như con. Thầy Lưu có một cô con gái tuổi chừng mười sáu mười bảy, nhan sắc tươi tắn, con gái trong vùng không người nào sánh kịp. Trông thấy hai anh em họ Cao vừa đẹp vừa hiền, người con gái đem lòng yêu mến, muốn kén người anh làm chồng, nhưng không biết người nào là anh, người nào là em. Một hôm, nhân nhà nấu cháo, người con gái lấy một bát cháo và một đôi đũa mời hai người ăn. Thấy người em nhường người anh ăn, người con gái mới nhận được ai là anh, ai là em. Sau đó, người con gái nói với cha mẹ cho phép mình lấy người anh làm chồng. Từ khi người anh có vợ thì thương yêu giữa hai anh em không được thắm thiết nữa. Người em rất là buồn, nhưng người anh vô tình không để ý đến. Một hôm hai anh em cùng lên nương, tối mịt mới về, người em vào nhà trước; chàng vừa bước chân qua ngưỡng cửa thì người chị dâu ở trong buồng chạy ra lầm chàng là chồng mình, vội ôm chầm lấy. Người em liền kêu lên, cả hai đều xấu hổ. Giữa lúc ấy, người anh cũng bước vào nhà. Từ đấy người anh nghi em có tình ý với vợ mình, càng hững hờ với em hơn trước. Một buổi chiều, anh chị đều đi vắng cả, người em ngồi một mình nhìn ra khu rừng xa xa, cảm thấy cô quạnh, lại càng buồn tủi, vùng đứng dậy ra đi. Chàng đi, đi mãi cho đến khu rừng phía trước mặt, rồi theo đường mòn đi thẳng vào rừng âm u. Trời bắt đầu tối, trăng đã lên, mà chàng vẫn cứ đi. Đi đến một con suối rộng nước sâu và xanh biếc, chàng không lội qua được, đành ngồi nghỉ bên bờ. Chàng khóc thổn thức, tiếng suối reo và cứ reo, át cả tiếng khóc của chàng. Đêm mỗi lúc một khuya, sương xuống mỗi lúc một nhiều, sương lạnh thấm dần vào da thịt chàng, chàng chết mà vẫn ngồi trơ trơ, biến thành một tảng đá. Người anh cùng vợ về nhà, không thấy em đâu, lẳng lặng đi tìm, không nói cho vợ biết. Theo con đường mòn vào rừng, chàng đi mãi, đi mãi, và sau cùng đến con suối xanh biếc đang chảy cuồn cuộn dưới ánh trăng và không thể lội qua được, đành ngồi bên bờ suối, tựa mình vào một tảng đá. Chàng có ngờ đâu chính tảng đá là em mình! Sương vẫn xuống đều, sương lạnh rơi lã chã từ cành lá xuống. Chàng rầu rĩ khóc than hồi lâu, ngất đi và chết cứng, biến thành một cây không cành, mọc thẳng bên tảng đá. Ở nhà, vợ không thấy chồng đâu, vội đi tìm và cũng theo con đường mòn đi vào rừng thẳm. Nàng đi mãi, bước thấp bước cao, rồi cuối cùng gặp con suối nước sâu và xanh biếc. Nàng không còn đi được nữa. Nàng ngồi tựa vào gốc cây không cành mọc bên tảng đá, vật mình than khóc. Nàng có ngờ đâu nàng đã ngồi tựa vào chồng mình và sát đó là em chồng. Nàng than khóc, nhưng tiếng suối to hơn cả tiếng than khóc của nàng. Đêm đã ngả dần về sáng, sương xuống càng nhiều, mù mịt cả núi rừng, nàng vật vã khóc than. Chưa đầy nửa đêm mà nàng đã mình gầy xác ve, thân mình dài lêu nghêu, biến thành một cây leo quấn chặt lấy cây không cành mọc bên tảng đá. Về sau chuyện ấy đến tai mọi người, ai nấy đều thương xót. Một hôm, vua Hùng đi qua chỗ ấy, nhân dân đem chuyện ba người kể lại cho vua nghe và đến xem. Vua bảo thử lấy lá cây leo và lấy quả ở cái cây không cành nghiền với nhau xem sao, thì thấy mùi vị cay cay. Nhai thử, thấy thơm ngon và nhổ nước vào tảng đá thì thấy bãi nước biến dần ra sắc đỏ. Nhân dân gọi cái cây mọc thẳng kia là cây cau, cây dây leo kia là cây trầu, lại lấy tảng đá ở bên đem về nung cho xốp để ăn với trầu cau, cho miệng thơm, môi đỏ. Chứng Minh TrầuCau Xuất Hiện TrongTìnhYêuĐôiLứa Để chứng minh cho điều này chúng tôi dựa vào Ca Dao, và Tục Nhuộm Răng đen để làm đỏm, làm đẹp, làm dáng của người xưa Chúng tôi dựa vào Ca Dao để chứng minh là vì ca dao là những câu hát thể hiện nổi lòng, tình cản tâm tư mà người xưa muốn gửi gắm. Dựa vào Tục Nhuộm Răng Đen là vì đã là một phong tục thì phong tục ấy được lưu truyền qua nhiều đời, thế hệ và có nguyên nhân, lý do riêng. Những câu Ca Dao: Chúng tôi kể một câu chuyện có lồng ghép nhưng câu ca dao vào để cho mọi người ở đây có thể thấy trầucau xuất hiện trongtìnhyêuđôilứa một cách rỏ ràng hơn Vào một buổi sáng tinh mơ, có một chàng trai và một cô gái gặp nhau trong một hoàn cảnh thật thơ mộng và họ đã trò chuyện với nhau: “Sáng ngày em đi hái dâu Em gặp anh ấy ngồi câu thạch bàn Và anh đứng dậy hỏi han Hỏi rằng cô đã vội vàng đi đâu Thưa rằng em đi hái dâu Và anh mở túi đưa trầu mời ăn Thưa rằng bác mẹ em răn Làm thân con gái chớ ăn trầu người” Cô gái vốn con nhà nền nếp, trọng gia phong khuôn phép nên chẳng dễ nhận trầu ngay. Và hơn nữa, nhận trầu là nhận lấy một sự ràng buộc nhất định về tình cảm, trong khi đây mới là buổi mới làm quen, cô chưa có nhiều hiểu biết về chàng trai nên cô thận trọng, khéo léo từ chối là lẽ đương nhiên. Nhưng đó lại chính là cơ hội để cho chàng trai giới thiệu về miếng trầu của mình: “Trầu này trầu quế trầu hồi Trầu loan trầu phượng, trầu tôi trầu mình Trầu này trầutínhtrầutìnhTrầu nhân, trầu ngãi, trầu mình, trầu ta Trầu này têm tối hôm qua Trầu cha, trầu mẹ đem ra mời nàng Trầu này không phải trầu hàng Không bùa, không thuốc sao nàng không ăn? Hay nàng chê khó, chê khăn Xin nàng đứng lại mà ăn trầu này” Đây quả là miếng trầu “đặc biệt” được đưa ra mời trong một thời điểm “đặc biệt”. Nó hội tụ tất cả những gì đẹp đẽ, sang trọng nhất bởi miếng trầu đó được têm bằng tấm lòng chân thành, tình cảm trong sáng của chàng trai. Cô gái biết được lai lịch, giá trị của miếng trầu mà qua đó biết được lai lịch, giá trị của người mời trầu. Lời mời trầu của chàng trai rất tình tứ và có duyên khiến cô gái cũng dần phải xiêu lòng. Nhưng chẳng lẽ lại đồng ý ngay! Vì vậy, cô đành tỏ thái độ lững lờ nửa vời, cũng là để “báo hiệu” cho chàng trai: “Miếng trầu ăn nặng bằng chì Ăn rồi em biết lấy gì đền ơn” Được lời như cởi tấm lòng, chàng trai tiến tới khẳng định một lần nữa giá trị của miếng trầu và ngầm ý bảo với cô gái rằng việc mời trầu, nhận trầu là hoàn toàn tự nguyện và chàng luôn tôn trọng ý kiến của cô: “Trầu này têm những vôi Tàu Giữa thêm cát cánh hai đầu quế cay Trầu này ăn thật là say Dù mặn dù nhạt dù cay dù nồng Dù chẳng nên nghĩa vợ chồng Xơi dăm ba miếng kẻo lòng nhớ thương” Sau buổi làm quen đó, hai người dần có cảm tình với nhau và tìnhyêu bắt đầu chớm nở. Để đến khi chàng trai sang nhà chơi thì cô gái đã có thể chủ động mời trầu: “Ra vườn hái quả cau xanh Bổ ra làm sáu cho anh xơi trầu” Cau bổ làm sáu là loại cau vừa đủ độ chín, không non cũng không già. Qua việc mời trầu này, cô gái đã kín đáo bày tỏ thái độ ưng thuận trước chàng trai. Và ngọn lửatìnhyêu nhen lên đã giúp cô gái vượt qua những ràng buộc gò bó của lễ giáo phong kiến để chủ động ướm hỏi chàng trai: “Anh về cuốc đất trồngcau Cho em vun ké dây trầu một bên Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia bén trái lập nên cửa nhà” Và đôi khi cô gái cũng không kém phần bạo dạn, tinh nghịch: “Có trầu mà chẳng có cau Làm sao cho đỏ môi nhau thì làm…” Được cô gái “mở đường chỉ lối”, chàng trai sung sướng như mở cờ trong bụng, nói thẳng ước muốn của mình mà không cần e ngại: “Vào vườn hái quả cau non Anh thấy em giòn muốn kết nhân duyên” Tìnhyêu đã khiến cho cuộc đời của đôilứa trở nên đẹp hơn và giúp họ lạc quan, càng tin tưởng vững chắc vào tìnhyêu của mình. Trên cơ sở tìnhyêu đó, họ tiến tới hôn nhân “trúc mai sum họp một nhà”. Chỉ có tìnhyêu chân thành, nồng thắm thì mới có thể giúp họ “một trăm chỗ lệch cũng kê cho bằng”, thông cảm và vị tha cho nhau: Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng Cau khô ăn với trầu vàng xứng không? Hỏi là hỏi thế thôi chứ thực ra cô gái đã ngầm khẳng định tìnhyêu của mình với chàng trai mà cô đã nguyện gắn bó suốt đời. Tìnhyêu đó sẽ giúp họ vượt qua khó khăn, vất vả để xây dựng hạnh phúc bền vững… [...]... duyên, Ba thương má lúm đồng tiền, Bốn thương răng láng hạt huyền kém thua” Trầucau là vật phẩm của tình yêulứa đôi, và khi đang yêu ai cũng muốn mình luôn đẹp mãi trong mắt người yêu nên họ luôn muốn làm đẹp cho bản than mình từ tâm tính đến ngoại hình Với người xưa, người con gái đẹp phải là má hồng, răng đen Và vì thế mà tìnhyêu của họ đã gắn liền với tục nhuộm răng Tục nhuộm răng được chia ra làm... Người nhuộm muốn đẹp thì vài năm nhuộm lại Với bao thăng trầm của lịch sử, với sự giao thoa của các nền văn hóa bên ngoài nền văn hóa Việt đã có nhiều biến đổi song trầucau – hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn là vật phẩm đẹp trong tìnhyêuđôilứa ... bột nhựa cánh kiến đỏ, lá trầu hòa vào rượu đun trong nồi đất đến dẻo quánh lại Lấy tàu lá dứa hoặc lá chuối hột cắt thành mảnh nhỏ, quyệt len thuốc rồi ép vào răng trước khi đi ngủ và để suốt đêm Ở giao đoạn này không ăn đồ nóng, thịt mỡ Ở giai đoạn này nhuộm cho tới khi rang chuyển sang đỏ bong rồi mới chuyển qua giai đoạn nhuộm răng đen Ở giai đoạn nhuộm răng đen: Ta lấy lá trầu không giã với phèn . miếng trầu của mình: Trầu này trầu quế trầu hồi Trầu loan trầu phượng, trầu tôi trầu mình Trầu này trầu tính trầu tình Trầu nhân, trầu ngãi, trầu mình, trầu. cuộc tình duyên của họ. từ lúc làm quen đến khi nên nghĩa phu thê. Và chúng tôi gọi đó là Miếng trầu trong tình yêu đôi lứa hay Trầu cau trong tình yêu đôi