chuyên đề xúc tiến thương mại, hoàn thiện chính sách quản lý, hoạch định chiến lược marketing, phân tích chi phí kinh doanh, kế toán tập hợp chi phí, phân tích thống kê doanh thu
MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đòi hỏi phải có quản lý, trong đó hạch toán kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nhất, không thể thiếu được trong hệ thống quản lý kinh tế tài chính ở các đơn vị, cũng như trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Nguyên tắc cơ bản của hạch toán kinh tế là sự tự trang trải chi phí và tìm cách thu lợi nhuận. Vậy làm thế nào để tính được chi phí và xác định kết quả kinh doanh? Điều này chỉ có thể thực hiện được khi hạch toán chính xác chi phí và tính được giá thành sản phẩm. Do đó vấn đề hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trở nên một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong thời gian thực tập ở công ty TNHH và thương mại Tùng Chi em đã đi sâu nghiên cứu đề tài: "Tìm hiểu về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp tại công ty TNHH và thương mại Tùng Chi Báo cáo của em bao gồm những mục chính sau: Chương 1: Một số vấn đề chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH và thương mại Tùng Chi Chương 3: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH và thương mại Tùng Chi Mặc dù trong quá trình tìm hiểu lý luận và thực tế, để hoàn thành đề tài của mình em đã nhận được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Thanh Hải và các cô chú trong phòng Kế toán cũng như các phòng khác của Công ty, nhưng do trình độ còn hạn chế nên chắc chắn trong báo cáo còn nhiều thiếu sót. Em rất mong muốn được chỉ bảo để nâng cao kiến thức của mình phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Thị Huyền 2 Chương 1 Một số vấn đề chung về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 1.1. Sự cần thiết của công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng 1.1.1. Khái niệm về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống (tiền lương và các khoản trích theo lương) và lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, khấu hao tài sản cố định ) mà DN đã bỏ ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định. Giá thành sản phẩm là những chi phí sản xuất tính cho khối lượng sản phẩm, lao vụ do DN tiến hành sản xuất đã hoàn thành theo toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất quy định tức là thành phẩm, hoặc hoàn thành một số giai đoạn công nghệ sản xuất nhất định tức là bán thành phẩm. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối liên hệ mật thiết với nhau, có nguồn gốc giống nhau nhưng cũng có những điểm khác nhau : Chi phí sản xuất được tính trong phạm vi giới hạn của từng kỳ nhất định (tháng, quý, năm) không tính đến chi phí đó có liên quan đến số sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Giá thành sản phẩm là giới hạn số chi phí sản xuất liên quan đến khối lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành. Giá thành sản phẩm liên quan đến chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang, chi phí phát sinh kỳ này và số chi phí kỳ này chuyển sang kỳ sau. 1.1.2.Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Về thực chất, chi phí sản xuất và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh (phát sinh trong kỳ, kỳ trước chuyển sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm. Nói cách khác, giá thành là biểu hiện bằng tiền các khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kỳ ở kỳ nào nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành trong kỳ Công thức: 3 Tổng giá chi phí sản Tổng chi phí chi phí sản thành sản = xuất dở dang + sản xuất phát - xuất dở dang phẩm đầu kỳ sinh trong kỳ cuối kỳ Khi giá trị sản phẩm dở dang ( chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng nhau hoặc các ngành sản xuất không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm bằng tổng chi phí phát sinh trong kỳ. 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. Mục tiêu xây dựng lớn nhất của mỗi doanh nghiệp là thực hiện tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, đối với doanh nghiệp xây dựng cũng như vậy. Do đó công tác quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây dựng là một bộ phận quan trọng trong công tác quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng. Mà kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lại là công cụ sắc bén không thể thiếu được của công tác quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng, vì vậy chúng ta có thể nói rằng công tác hạch toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm giữ một vai trò hết sức quan trọng trong công tác quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp xây dựng. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là những chỉ tiêu luôn được các nhà quản lý quan tâm, không chỉ vì chúng gắn liền với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà chúng còn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công tác quản lý và tổ chức trong doanh nghiệp, thông qua số liệu do bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành cung cấp, các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp biết được chi phí và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình cũng như toàn bộ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp, để phân tích đánh giá tình hình thực hiện các định mức, dự toán chi phí tình hình sử dụng lao động, vật tư tiền vốn có hiệu quả hay lãng phí, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm để từ đó đề ra các biện pháp hữu hiệu kịp thời nhằm hạ thấp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, đề ra các quy định phù hợp cho sự phát triển sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Việc phân tích đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ có thể dựa trên giá thành sản phẩm chính xác. Về phần mình tính chính xác của giá thành của sản phẩm lại chịu ảnh hưởng từ kết quả tập hợp chi phí sản xuất. Do đó để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo xác 4 định đúng nội dung, phạm vi cấu thành trong giá thành sản phẩm, lượng giá trị các yếu tố chi phí đã được chuyển dịch vào giá trị sản phẩm (Công trình và các hạng mục công trình) đã hoàn thành có ý nghĩa rất quan trọng đối với một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 1.1.4. Nhiệm vụ của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây dựng. Để đáp ứng yêu cầu quản lý và phát huy vai trò của kế toán, đòi hỏi công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây dựng phải thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, vận dụng các phương pháp tập hợp chi phí và phương pháp tính giá thành một cách hợp lý, tập hợp đầy đủ, chính xác kịp thời toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh. Kiểm tra tình hình các định mức chi phí vật tư, chi phí nhân công và các dự toán chi phí sử dụng máy thi công và chi phí khác. Phát hiện kịp thời các khoản chi phí ngoài dự toán, các khoản thiệt hại, mất mát hư hỏng, . trong doanh nghiệp sản xuất để đề xuất các biện pháp ngăn chặn kịp thời. - Tính toán chính xác, kịp thời giá thành công tác xây lắp và các sản phẩm, lao vụ hoàn thành của công ty. - Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành của công ty theo từng công trình, hạng mục công trình và từng loại sản phẩm, lao vụ, . Để từ đó tìm ra các khả năng còn tiềm tàng và đề ra các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý có hiệu quả. 1.2. Vấn đề chung về chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng. 1.2.1. Chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng Cũng như các doanh nghiệp sản xuất khác, để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp xây dựng thường xuyên phải bỏ ra một khoản chi phí về các đối tượng lao động, tư liệu lao động, lao động của con người, các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. Sự phát sinh của các chi phí này đều bắt nguồn từ ba yếu tố cơ bản của sản xuất, đó là: Tư liệu lao động, đối tượng lao động, và sức lao động. Vậy chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình thi công một công trình. 5 1.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và căn cứ xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Trong công tác chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng có thể nói rằng việc xác định đúng đắn đối tượng tập hợp chi phí sản xuất vừa là công việc đầu tiên vừa là công việc có tính chất định lượng cho toàn bộ khâu kế toán này. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp theo phạm vi giới hạn đó. Để xác định được đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ở từng doanh nghiệp cần căn cứ vào các yếu tố sau: - Thứ nhất: Tính chất sản xuất, loại hình sản xuất và đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, đặc điểm tổ chức sản xuất. + Nếu loại hình sản xuất là đơn chiếc: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là từng công trình, hạng mục công trình. + Nếu loại hình tổ chức hàng loạt: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn đặt hàng. - Thứ hai: Căn cứ vào địa điểm phát sinh chi phí, mục đích công dụng của chi phí. - Thứ ba: Căn cứ vào yêu cầu tính giá thành, yêu cầu quản lý khả năng, trình độ quản lý doanh nghiệp, trình độ càng cang thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất các bước cụ thể và chi tiết. Đối với một doanh nghiệp xây dựng, do đặc điểm của sản phẩm xây dựng, của tổ chức sản xuất thường được xác định là những công trình, hạng mục công trình hay theo từng đơn đặt hàng. Việc xác định đúng đối tượng tập hợp cho chi phí sản xuất sao cho phù hợp với địa điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn trong việc tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất, từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên các tài khoản, sổ chi tiết. 1.2.3. Hệ thống sổ kế toán và tài khoản sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất ở doanh nghiệp xây dựng. 1.2.3.1 Hệ thống sổ kế toán Trong một doanh nghiệp xây dựng nói riêng và một doanh nghiệp sản xuất nói chung sổ kế toán áp dụng để ghi chép chi phí sản xuất gồm hai hệ thống sổ: - Thứ nhất: Sổ kế toán phục vụ kế toán tài chính (sổ kế toán tổng hợp). Tuỳ theo từng hình thức kế toán mà doanh nghiệp xây dựng áp dụng để có sổ kế toán khác nhau, 6 nhưng hình thức kế toán nào cũng chúng ở sổ kế toán tổng hợp, mỗi tài khoản kế toán tài chính (kế toán tổng hợp) được mở rộng một sổ cái và dĩ nhiên mỗi tài khoản đó (TK 621, TK 622, TK 154, TK 631, .) đều phản ánh một số chỉ tiêu về chi phí sản xuất, sản phẩm xây dựng nó sẽ cung cấp các chỉ tiêu, thông tin để lập báo cáo tài chính về chi phí sản xuất giá thành. - Thứ hai: Sổ kế toán phục vụ cho kế toán quản trị (kế toán phân tích, kế toán chi tiết). Do doanh nghiệp xây dựng có đối tượng tập hợp chi phí sản xuất thường là từng công trình, hạng mục công trình hay từng đơn đặt hàng mà kế toán chi phí mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí cho từng đối tượng của từng tài khoản chi phí . Mẫu sổ chi tiết tuỳ từng doanh nghiệp thiết kế nhưng nó vẫn phải đáp ứng được yêu cầu vừa theo dõi chi tiết cho từng khoản mục chi phí vừa theo dõi đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 1.2.3.2. Hệ thống tài khoản sử dụng: Tuỳ thuộc vào phương pháp hàng tồn kho mà doanh nghiệp mà lựa chọn những tài khoản chi phí để sử dụng cho hợp lý . 1.2.3.2.1. Theo phương pháp kế toán kê khai thường xuyên: * TK 621 - "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp". Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho thi công công trình phát sinh trong kỳ, cuối kỳ, cuối quý kết chuyển sang tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành. * TK 622 - "Chi phí nhân công trực tiếp". Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển số chi phí tiền công của công nhân trực tiếp tham gia xây dựng công trình, hạng mục công trình vào tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành (bao gồm cả tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản phụ cấp và các khoản phải trả có tính chất tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất). * TK 623 - "Chi phí sử dụng máy thi công". Tài khoản 623 dùng để tập hợp chi phí và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình. Tài khoản sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng xe, máy thi công đối với doanh nghiệp xây lắp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình theo phương thức thi công hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 mà doanh nghiệp hạch toán các chi phí xây lắp trực tiếp vào tài khoản 621, 622, 627. 7 Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính trên lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công. * TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Tài khoản này dùng để tập hợp toàn bộ chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý, giám sát thi công công trình trong các tổ, đội thi công. * TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Tài khoản 154 được sử dụng để tổng hợp toàn bộ chi phí sản xuất trong kỳ liên quan tới việc thi công, xây dựng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm. Tài khoản 154 được hạch toán chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (theo địa điểm chi phí phát sinh, theo từng công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, .). Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan khác như: TK 142 - Chi phí trả trước, TK 335 - Chi phí trả trước, TK 152 - Nguyên vật liệu. 1.2.3.2.2. Theo phương pháp kế toán hàng tồn kho kiểm kê định kỳ: Theo phương pháp này kế toán sử dụng những tài khoản cơ bản ở phương pháp kê khai thường xuyên. TK 621 - Chi phí NVL trực tiếp. TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. TK 627 - Chi phí sản xuất chung. Cuối kỳ toàn bộ các chi phí ở các tài khoản được kết chuyển vào TK 631 - Giá thành sản xuất còn TK 154 chỉ dùng để phản ánh khối lượng xây dựng cơ bản còn dở dang. 1.2.4. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong hạch toán trong chi phí để tập hợp và phân bổ chi phí trong giới hạn tập hợp chi phí đã định. Trong XDCB, kế toán thường sử dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất cho các đối tượng tính giá thành có liên quan. Phương pháp này đòi hỏi ngay từ khâu hạch toán ban đầu, các chứng từ kế toán đã phản ánh ghi chép riêng rẽ chi phí sản xuất cho từng đối tượng tính giá thành liên quan. Phương pháp trực tiếp áp dụng cho những chi phí sản xuất cơ bản hoặc cho những doanh nghiệp chỉ có một đối tượng tính giá thành là công trình hoặc hạng mục công trình. Ngoài ra còn có các phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí sản xuất. Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp chi 8 phí sản xuất liên quan đến nhiều đối tượng chi phí khác nhau. Để phân bổ chi phí nhiều đối tượng cần phải xác định được tiêu thức phân bổ hợp lý. Tiêu thức phân bổ là tiêu thức phải đảm bảo được mối quan hệ tỷ lệ giữa tổng chi phí cần phân bổ với tiêu thức phân bổ của các đối tượng. Theo phương pháp phân bổ gián tiếp, trước hết ta phải tổng hợp toàn bộ các chi phí, sau đó tiến hành phân bổ cho từng đối tượng cụ thể. Trình tự phân bổ như sau: Xác định hệ số phân bổ: Trong đó: C là tổng chi phí cần phân bổ; t i là tiêu thức phân bổ thuộc đối tượng i. Tính số phân bổ cho từng đối tượng: C i = t i x H. Trong đó: C i là chi phí phân bổ cho từng đối tượng i. 1.2.4.1. Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây dựng thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. 1.2.4.1.1. Phương pháp tập hợp chi phí NVL trực tiếp Chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí về các loại NVL chính trực tiếp cấu thành nên công trình như: gạch đá, cát, sỏi, xi măng, . Ngoài ra các thành phẩm, nửa thành phẩm như Panel, vật kiến trúc, thiết bị gắn liền với vật kiến trúc, vật liệu phụ tùng thay thế, công cụ lao động thuộc tài sản lưu động, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho máy thi công cũng được coi là NVL trực tiếp. Kế toán căn cứ những chứng từ xuất kho để tính giá thực tế vật liệu xuất dùng. Nhưng cũng có một số NVL được xuất theo giá hạch toán (như sắt, thép). Giá thực tế của vật liệu xuất kho trong kỳ được xác định theo công thức: Giá trị thực tế vật liệu Giá hạch toán của vật liệu = x H Xuất kho trong kỳ xuất kho trong kỳ 9 H: h s chờnh lch gia giỏ thc t v giỏ hch toỏn vt liu. 1.2.4.1.2. Phng phỏp tp hp k toỏn chi phớ nhõn cụng trc tip. Chi phớ nhõn cụng trc tip trong chi phớ sn xut kinh doanh ca doanh nghip xõy dng bao gm: - Tin lng chớnh ca cụng nhõn trc tip tham gia xõy dng cụng trỡnh v lp t mỏy múc thit b. - Tin lng chớnh ca cụng nhõn vn chuyn NVL trong thi cụng, ca cụng nhõn lm nhim v bo dng, cụng nhõn dn dp vt liu cụng trng, cụng nhõn khuõn vỏc mỏy t kho n ch lp. - Tin lng ph v cỏc khon phi tr khỏc cho cụng nhõn sn xut. - Tin thng ngoi qu tin lng ca cụng nhõn xõy lp trc tip. 10 sơ đồ phương pháp tập hợp chi phí nvltt TK152,153 TK331,111,112 TK152,153 Xuất kho NVLSD Mua NVL SD không qua kho NVL không hết nhập lại kho TK152,153 TK133 CK hạch toán CPNVL TK154 VAT đầu vào TK331,111,112 3 Tạm ứng . pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất được sử dụng trong hạch toán trong chi phí để tập hợp và phân bổ chi phí trong. chịu ảnh hưởng từ kết quả tập hợp chi phí sản xuất. Do đó để tổ chức tốt công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để đảm bảo