1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Luận văn thạc sĩ sử dụng di tích lịch sử văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử việt nam ở trường trung học phổ thông tỉnh thái nguyên​

145 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 145
Dung lượng 3,99 MB

Nội dung

Thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên...38 Chương 2: HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI LÊ BAN

SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI LÊ BAN

SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn

thành dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS Kim Ngọc Thu Trang Các

kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn là trung thực, chính xác Tài liệutham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng Những kết luận khoa học của luận vănchưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Thái Nguyên, tháng 7 năm

2020

Tác giả luận văn

Bùi Lê Ban

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Kim Ngọc Thu Trang - Người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong quá trình nghiên cứu và

hoàn thiện luận văn

Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Lịch sử, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban Giám hiệu Trường THPTThái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu

-Chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các em HS một số trường THPTtrên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tham gia vào quá trình điều tra khảo sát, thựcnghiệm sư phạm, đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đãluôn động viên, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Thái Nguyên, tháng 07 năm 2020

Tác giả luận văn

Bùi Lê Ban

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG vii

DANH MỤC CÁC HÌNH viii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 11

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

5 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 12

6 Giả thuyết khoa học và đóng góp của luận văn 13

7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 13

8 Cấu trúc luận văn 13

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN 15

1.1 Cơ sở lý luận 15

1.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài 15

1.1.2 Cơ sở xuất phát của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên 18

1.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên 26

1.1.4 Nội dung một số di tích lịch sử - văn hóa Thái Nguyên cần khai thác và sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường THPT 30

1.2 Cơ sở thực tiễn 37

Trang 6

1.2.1 Vài nét về thực trạng các di tích lịch sử - văn hóa tại Thái Nguyên 37

1.2.2 Thực trạng việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên 38

Chương 2: HÌNH THỨC VÀ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH THÁI NGUYÊN 48

2.1 Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam ở trường THPT 48

2.1.1 Vị trí 48

2.1.2 Mục tiêu 48

2.1.3 Nội dung cơ bản 49

2.2 Một số yêu cầu khi lựa chọn các biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên 22

2.2.1 Đảm bảo mục tiêu môn học 22

2.2.2 Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh 24

2.2.3 Phát huy tính tích cực của học sinh 24

2.2.4 Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh 25

2.2.5 Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học 26

2.3 Hình thức sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên 56

2.3.1 Sử dụng tài liệu di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học nội khóa trên lớp 56

2.3.2 Tiến hành bài học nội khóa tại di tích lịch sử - văn hóa 58

2.3.3 Sử dụng tài liệu di tích lịch sử - văn hóa trong hoạt động ngoại khóa 60

2.4 Một số biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên 66

2.4.1 Dạy học nêu vấn đề 66

Trang 7

2.4.2 Dạy học dự án 68

2.4.3 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo 72

2.4.4 Tổ chức hoạt động tham quan ngoại khóa với di tích 3D 75

2.5 Thực nghiệm sư phạm 78

2.5.1 Mục đích thực nghiệm 78

2.5.2 Đối tượng và địa bàn thực nghiệm 78

2.5.3 Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm 79

2.5.4 Kết quả thực nghiệm 82

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86

1 Kết luận 86

2 Kiến nghị 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1 Kết quả khảo sát nhận thức của GV về sử dụng di tích LS-VH 41

Bảng 1.2 Kết quả khảo sát GV về thực tiễn sử dụng di tích LS-VH 42

Bảng 1.3 Kết quả hiểu biết và mức độ tiếp xúc với di tích LS-VH của HS 44

Bảng 1.4 Kết quả khảo sát về phương pháp học tập và thu hoạch của HS 45

Bảng 2.1 Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 10 51

Bảng 2.2 Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 11 53

Bảng 2.3 Di tích LS-VH có thể sử dụng trong DHLS Việt Nam ở lớp 12 56

Bảng 2.4 Thống kê chấm điểm bài kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng .83

Bảng 2.5 Độ chênh lệch điểm kiểm tra lớp thực nghiệm và đối chứng 84

Trang 10

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, HÌNH

1 Biểu đồ

Biểu đồ 1.1 Mức độ cần thiết của việc sử dụng di tích LS-VH trong DHLS

40 Biểu đồ 1.2 Mức độ yêu thích của HS khi tham quan, học tập với di tích

LS-VH ở Thái Nguyên 43

Biểu đồ 2.1 So sánh tỷ lệ loại điểm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 83

2 Hình Hình 2.1 Tham quan di tích 3D 77

Hình 2.2 Di tích Lán Tỉn Keo 80

Hình 2.3 Bộ Chính trị họp tháng 12.1953 80

Hình 2.4 Di tích Lán Khuôn Tát 81

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ngày nay, khoa học và công nghệ phát triển nhanh chóng đã đưa nhânloại bước sang thời đại mới - thời đại cách mạng công nghiệp lần thứ tư Bốicảnh đó tạo ra những thời cơ cũng như thách thức đối với mỗi quốc gia, đặt rayêu cầu cấp thiết phải đổi mới giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,phát triển kinh tế tri thức Giáo dục trở thành nhân tố then chốt quyết định sựphát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia

Trong quá trình đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa,Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo nhằm nângcao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng

để phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam Đặc biệt,Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã ra Nghị quyết số 29-NQ/TW(2013) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầucông nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Nhiệm vụ cốt lõi của việc đổi mới căn bản

và toàn diện là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thứcsang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, nghĩa là từ việcquan tâm đến học sinh (HS) học được cái gì đến chỗ quan tâm HS làm được cái

gì qua việc học Mục tiêu đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 29 là:

“Tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho HS Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời” [39, tr 264].

Môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông (THPT) là một trong nhữngmôn học cơ bản, có vai trò và chức năng quan trọng trong hệ thống chương trình

Trang 12

giáo dục phổ thông Thực tiễn dạy học lịch sử (DHLS) hiện nay đã và đang cónhững chuyển biến tích cực nhất định, không ít giáo viên (GV) có tâm huyết,yêu nghề, tích cực đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả bài học, nhiều

HS vẫn yêu thích bộ môn, tích cực học tập, tham gia các kỳ thi HS giỏi Tuynhiên, chất lượng bộ môn Lịch sử ở nhiều nơi vẫn còn thấp, tâm lí của HS nhìn

chung là “chán” và “sợ” môn học Tình hình này xuất phát từ nhiều nguyên

nhân trong đó chủ yếu là việc vận dụng phương pháp DHLS chưa hiệu quả

Tình trạng "thầy đọc trò chép" hay "dạy chay" vẫn diễn ra phổ biến, phương pháp dạy học hiện đại chưa được quan tâm vận dụng Thực trạng trên không

chỉ thu hút sự quan tâm của các chuyên gia nghiên cứu giáo dục mà còn cả xã

hội, nhằm tìm ra giải pháp để “chấn hưng” việc dạy học môn Lịch sử.

Di tích lịch sử - văn hóa (LS-VH) ở địa phương là nguồn sử liệu đặc biệttrong dạy học bộ môn ở trường phổ thông, là bằng chứng thuyết phục về sự tồntại của quá khứ Các di tích LS-VH ở địa phương là một dạng di sản vật thể đặcbiệt, hàm chứa nhiều giá trị khoa học, lịch sử, nghệ thuật, có ý nghĩa to lớntrong việc bồi dưỡng kiến thức, phát triển kĩ năng, khơi gợi tình yêu quêhương, đất nước, hình thành ý thức giữ gìn di tích, di sản

Thái Nguyên là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa Những di tích LS-VH

ở địa phương có nhiều nội dung phù hợp với chương trình lịch sử Việt Nam nênviệc khai thác, tổ chức dạy học bộ môn với di tích LS-VH là rất cần thiết Nhưngnhìn chung, tại các trường THPT ở Thái Nguyên, việc tổ chức dạy học với ditích LS-VH ở địa phương chưa được quan tâm đúng mức hoặc được tổ chứcmang tính hình thức, chưa mang lại hiệu quả thực sự

Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi chọn vấn đề “Sử dụng di tích lịch

sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài cho luận văn Đề tài đi sâu tìm hiểu, khai

thác các giá trị di tích LS-VH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đó nâng cao nhậnthức về giá trị của di tích trong DHLS, giáo dục ý thức tự hào về quê hương,

Trang 13

đồng thời phát triển năng lực cho HS, góp phần nâng cao chất lượng DHLS ởtrường phổ thông hiện nay.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Di tích LS-VH là loại hình di sản có giá trị quan trọng đối với dạy họcnói chung và DHLS nói riêng Do đó, sử dụng di tích LS-VH là một vấn đềnghiên cứu nhận được sự quan tâm của nhiều nhà giáo dục, giáo dục lịch sử và

đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu

2.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Tác giả A.A.Vagin trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (Tài liệu dịch, Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, 1972) nhấn mạnh vai trò của việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương Tác giả cho rằng,

việc sử dụng đa dạng các nguồn tài liệu, nhất là tài liệu lịch sử địa phương tạonên một tình trạng tâm lý đặc biệt, gọi là “cảm thấy có thật” quá khứ lịch sử

Trong cuốn “Nguyên tắc trực quan trong dạy học lịch sử” (người dịch:

Hoàng Trung, lưu trữ tại thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội, 1979),Đ.N.Nikiphôrốp đã chỉ rõ vai trò, ý nghĩa, các loại đồ dùng trực quan vàphương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong DHLS Việc đảm bảo tính trựcquan giúp HS hiểu sâu và chính xác các sự kiện lịch sử Theo tác giả, di tíchLS-VH cũng là một phương tiện trực quan quan trọng và những nội dung khaithác được từ các di tích chính là những đồ dùng trực quan quan trọng nhất vì đó

là “nhân chứng trực tiếp” của các thời đại đã xa.

Nhìn nhận tài liệu trực quan như là một nguồn nhận thức, N.G.Đairi trong

“Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào?” (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1973), cho

rằng: “Tính cụ thể và hình ảnh của sự kiện có một giá trị lớn lao, bởi vì chúng cho

phép hình dung lại quá khứ” [22, tr 25] Mặc dù chưa đề cập trực tiếp đến việc sử

dụng các di tích song tác giả chú ý đến tầm quan trọng của việc gắn dạy học bộ

môn với “thực tế trực tiếp bao quanh học sinh” Theo đó, việc nghiên cứu “thực

tại”, gặp gỡ nhân chứng lịch sử sẽ dạy cho HS rất nhiều điều và có một

Trang 14

sức mạnh tác động mà không một phương tiện nào có thể thay thế được.

Nhận thức rõ vai trò quan trọng của đồ dùng trực quan trong DHLS, tác

giả I Ia.Lecne trong cuốn “Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học lịch sử”, (NXB Mátxcơva, 1982, tài liệu dịch lưu trữ tại Thư viện Đại học Sư phạm

Hà Nội) đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng các loại đồ dùng trực quannhư: hiện vật, tranh ảnh, tài liệu văn kiện hoặc di tích lịch sử vào dạy học bộmôn Theo tác giả đó là cơ sở quan trọng giúp HS tái hiện chính xác lịch sử,nhận thức lịch sử một cách khách quan, tránh hiện đại hóa lịch sử và tạo cảmhứng đặc biệt cho HS

Cuốn sách “Heritage in the classroom: A Practical Manual for Teachers” (Publisher Het Gemeenschapsonderwijs, 2005) (Di sản trong lớp

học: Sách hướng dẫn thực hành cho GV - NXB Giáo dục Cộng đồng Flender,2005) của nhóm tác giả Veerle De Troyer, Jens Vermeersch đã hướng dẫn cáchtiếp cận di sản ở châu Âu và cách GV sử dụng di sản, trong đó có các di tíchLS-VH vào các bài học ở trường phổ thông Các tác giả đã giới thiệu các loại disản có thể học tập (các dấu vết, các viện bảo tàng, các nghi thức và câuchuyện…), đề xuất một số biện pháp giáo dục di sản (cách lựa chọn di sản, tổchức dạy học, gợi ý cách đặt câu hỏi, hướng dẫn cho HS tiếp cận di sản)

Tác giả Robert J.Marzano trong cuốn “Nghệ thuật và khoa học dạy học”

(NXB Giáo dục Việt Nam, người dịch: Nguyễn Hữu Châu 2013), khẳng địnhkhi thiết kế kiến thức trọng tâm của bài học, giáo viên có thể sử dụng các

phương tiện để truyền đạt thông tin, gồm: “Bài giảng, tài liệu cho học sinh đọc, biểu diễn bằng vật thể, trình bày bằng Video hoặc DVD, các chuyến đi thực tế” [42, tr 206].

Qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy các nhà giáo dục học đã chỉ ravai trò quan trọng của các di tích LS-VH, đồng thời gợi mở một số cách thức sửdụng trong DHLS ở trường phổ thông Được quan sát trực tiếp các di sản nóichung, di tích nói riêng cũng là một cách thiết thực của việc vận dụng nguyên

Trang 15

tắc trực quan trong dạy học.

2.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước

Bài viết “Dạy và học một bài lịch sử tại thực địa”, “Biên soạn bài giảng lịch sử địa phương ở trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Cảnh Minh trong cuốn “Một số vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy lịch sử Việt Nam lớp 12 cải cách giáo dục” (Sách bồi dưỡng GV THPT, 1992, Trường Đại học

Sư phạm Hà Nội) đã khẳng định vai trò, ý nghĩa của các loại bài học trong dạy

học bộ môn Theo tác giả, giáo viên có thể bổ sung, cụ thể hóa, làm phong phúnhững sự kiện có tính chất toàn quốc xảy ra ở địa phương mình, tổ chức họcsinh tham quan di tích lịch sử - cách mạng, bảo tàng, nhà truyền thống địaphương Đó cũng là hoạt động giúp GV thâm nhập vào cuộc sống, kết nối quákhứ và hiện tại giúp bài giảng sinh động và tạo ra cảm xúc mạnh mẽ cho HS

Các tác giả Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi trong

giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử’ cho rằng cần đưa tài liệu lịch sử địa phương, chất liệu cuộc sống hiện tại vào việc trình bày lịch sử quá khứ Trong

phần đầu của giáo trình, khi trình bày về hệ thống các phương pháp DHLS, cáctác giả đều khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của đồ dùng trực quan - cầunối giữa quá khứ và hiện tại trong DHLS Các loại đồ dùng trực quan gồm: đồdùng trực quan tạo hình và đồ dùng trực quan quy ước Các di tích lịch sử làmột dạng đồ dùng trực quan hiện vật rất có giá trị, cần được khai thác Việc tiếnhành bài học tại thực địa có ý nghĩa rất lớn đối với việc hình thành kiến thức, kĩnăng, thái độ của HS Hiệu quả của bài học tại thực địa phụ thuộc vào sự chuẩn

bị của HS và GV, khai thác tốt mối liên hệ giữa di vật với việc tri giác của HS,phát huy khả năng quan sát, hoạt động tự học của HS Hình thức tham quan họctập cũng được các tác giả chú trọng trong dạy học bộ môn Đối với hoạt độngngoại khóa, các tác giả cũng nêu lên những hình thức và biện pháp sử dụng ditích lịch sử có tính khả thi và đạt hiệu quả cao như tham quan ngoại khóa, cáccông tác công ích xã hội tại di tích lịch sử

Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, (NXB

Trang 16

Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009), giáo sư Nguyễn Thị Côi nêu quan điểm:DHLS phải gắn bó, phục vụ trực tiếp cuộc sống, vì vậy cần tăng cường tổ chứctham quan di tích lịch sử Tác giả đã đề xuất nhiều biện pháp rèn luyện các kĩnăng cho sinh viên sư phạm lịch sử, trong đó có việc tổ chức các hoạt động

ngoại khóa, công tác công ích với di tích lịch sử ở địa phương, bởi vì: “Ở mỗi địa phương trên đất nước ta có rất nhiều di tích, con người, sự kiện liên quan tới cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc trong lịch sử mà chưa được sử sách nhắc tới, thậm chí chưa được nhân dân, người thân biết đến ”[18, tr 208] Đây là một gợi ý để GV và HS tiếp tục làm giàu kiến thức lịch sử với các

di tích ngay địa phương mình

Cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường phổ thông” (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2006) của tác giả Nguyễn

Thị Côi đã đề cập đến các hình thức tổ chức dạy học nhằm nâng cao hiệu quảbài học, trong đó nhấn mạnh cần kết hợp giữa dạy học trên lớp với tự học ởnhà, hoạt động nhóm, toàn lớp, đặc biệt là tổ chức tham quan học tập ở các khu

di tích lịch sử để tạo hứng thú học tập, phát huy khả năng tư duy, tăng cườngtinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong lớp

Trong cuốn “Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm”,

(NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996) có bài viết của tác giả Phan Thế Kim vềviệc hướng dẫn hoạt động nhận thức của HS trong học tập lịch sử, trong đó cónhấn mạnh sự cần thiết của các hoạt động tham quan thực địa trong hoạt động học

tập của HS; Tác giả Hoàng Thanh Hải với bài viết “Di tích lịch sử trong việc tích

cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh” đã trình bày ý nghĩa và phương pháp

sử dụng di tích lịch sử trong dạy học bộ môn Theo tác giả, đối với hoạt động dạyhọc ở trên lớp, có thể sử dụng tranh, ảnh, băng hình, đồ phục chế các hiện vật tiêubiểu ở di tích hay có thể dạy một bài lịch sử dân tộc hoặc một bài lịch sử địaphương ngay tại thực địa, nơi xảy ra sự kiện Từ việc chỉ rõ những khó khăn khi tổchức bài học tại thực địa, tác giả khẳng định để bài học thực địa

Trang 17

đạt kết quả tốt cần phải chuẩn bị tốt về mọi mặt, song phải tập trung vào một sốtrọng điểm; kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp, các hình thức dạy họckhác nhau để việc sử dụng di tích phù hợp trình độ học sinh và đạt hiệu quảcao Việc giáo dục phải biến thành nhận thức và hành động cụ thể của HS đểphát hiện, bảo vệ, tuyên truyền ý nghĩa các di tích lịch sử.

Trong cuốn “Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử” (NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội, 2014), tác giả Trịnh Đình Tùng đã đề cập đến nhiều phương phápDHLS phong phú từ việc sử dụng di sản văn hóa đến dạy học theo dự án, dạy họchợp tác, thực hành bộ môn….Đồng thời, tác giả cũng nêu ra định hướng cần

phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học, chuyển quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo

Tài liệu tập huấn “Sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông môn Lịch sử” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014, đã giới thiệu cụ thể các ví dụ về

hình thức sử dụng di sản trong dạy học bộ môn ở cấp trung học cơ sở và THPTnhư sử dụng tài liệu, tranh ảnh về di sản để tiến hành bài học trên lớp, tiến hànhbài học lịch sử và tổ chức tham quan học tập tại nơi có di sản, tổ chức hoạtđộng trải nghiệm ngoại khóa tại di sản Đây là những gợi ý quý giá, giúp chúngtôi tìm kiếm và đề xuất hình thức, biện pháp tổ chức DHLS Việt Nam với ditích LS-VH ở Thái Nguyên

Trong cuốn sách “Bảo tàng, di tích - Nơi khơi nguồn cảm hứng dạy và học

lịch sử cho học sinh phổ thông” (NXB Giáo dục Việt Nam, 2014) do Nguyễn Thị

Kim Thành (Chủ biên), nhóm tác giả đã trình bày khái quát về mối quan hệ bổ trợgiữa việc truyền thụ kiến thức lịch sử trong nhà trường với phương pháp dạy vàhọc lịch sử với bảo tàng và di tích Tác giả đã đề xuất một hệ thống chủ đề, tiểuchủ đề và những yêu cầu nhằm thực hiện hiệu quả hệ thống chủ đề, tiểu chủ đề đó.Các nội dung thực hiện theo chương trình dạy và học lịch sử được thực hiện tại

Câu lạc bộ “Em yêu lịch sử” của Bảo tàng lịch sử quốc gia Phần hình thức dạy và

học lịch sử cho HS phổ thông tại di tích được trình bày khá

Trang 18

công phu, hấp dẫn, có tính thuyết phục và tính khả thi cao.

Nghiên cứu về di tích địa phương tỉnh Thái Nguyên, có một số công trình

tiêu biểu như: Cuốn “Bác Hồ ở ATK” (NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2007) và cuốn

“Về thủ đô gió ngàn ATK in dấu lịch sử” (NXB Hội Nhà văn, 2007) của tác giả

Đồng Khắc Thọ trình bày những tư liệu lịch sử, những mẩu chuyện về Bác Hồ ởATK Định Hóa tỉnh Thái Nguyên Tác giả đã giới thiệu một số di tích lịch sử cáchmạng tiêu biểu ở Khu di tích ATK Định Hóa - Thái Nguyên gắn với những câuchuyện về Bác Hồ, Tổng Bí thư Trường Chinh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trongthời kỳ toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 - 1954) Những tư liệuphản ánh trong các cuốn sách là nguồn tài liệu tham khảo có thể kết hợp với sửdụng tư liệu trưng bày của di tích ATK Định Hóa vào DHLS Đồng thời, nhữngmẩu chuyện lịch sử về Bác Hồ, về di tích ATK cũng là những gợi ý giúp GV, HSxây dựng bài thuyết minh về một số hiện vật trưng bày

Tác giả Phạm Tất Quynh với công trình “Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ” (NXB Lý luận Chính trị, 2010) đã hệ thống và phân tích

những sự kiện về hoạt động chủ yếu của Bác Hồ tại Thái Nguyên, những tìnhcảm sâu đậm của Đảng bộ và đồng bào các dân tộc Thái Nguyên với Bác Hồ,tiêu biểu với những nội dung: Bác Hồ với việc lựa chọn Thái Nguyên làm nơixây dựng An toàn khu; Những hoạt động chủ yếu của Bác Hồ tại An toàn khuThái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc; Bác Hồ với TháiNguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ trong cách mạng và kháng chiến chốngPháp, chống Mĩ cứu nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Những sự kiện, tư liệulịch sử phản ánh trong công trình được khai thác từ nguồn tài liệu trưng bày củacác di tích LS-VH và nhà trưng bày ở Thái Nguyên Đây là những gợi ý thiếtthực cho chúng tôi trong việc xác định nội dung tài liệu di tích cần khai thác sửdụng trong DHLS

Cuốn “Địa chí Thái Nguyên” (NXB Chính trị Quốc gia, 2009) là công

trình nghiên cứu tổng hợp trên mọi lĩnh vực lịch sử phát triển tự nhiên, xã hội,

Trang 19

nguồn lực tự nhiên và con người Thái Nguyên Công trình đã hệ thống khá đầy

đủ các tư liệu về điều kiện tự nhiên, con người, truyền thống lịch sử, kinh tế vàvăn hóa - xã hội của tỉnh Thái Nguyên từ xưa đến nay Do đó, công trình đượcđánh giá là một bộ bách khoa toàn thư về mảnh đất và con người Thái Nguyên.Đối với lĩnh vực văn hóa, công trình đã hệ thống một cách căn bản các di tíchtrên địa bàn Thái Nguyên, đồng thời công trình làm rõ sự đa dạng về loại hình,phong phú về tư liệu trưng bày của di tích Điều đó giúp chúng tôi nhận diệncác di tích, thấy rõ được ưu thế của việc sử dụng di tích ở Thái Nguyên là mộtnguồn tài liệu có giá trị đối với DHLS Việt Nam

Bên cạnh các công trình trên còn có các luận án, luận văn đề cập đến vấn đề

nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau Luận án“Sử dụng di tích lịch sử trong

dạy học lịch sử dân tộc ở trường THCS” (Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư

phạm Hà Nội, 1998) của tác giả Hoàng Thanh Hải cho rằng di tích lịch sử là di sảnvăn hóa quý hiếm của đất nước, có ý nghĩa rất lớn đối với giáo dục truyền thốngdân tộc Từ đó, Luận án đã xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng ditích lịch sử trong dạy học ở trường trung học cơ sở, những hình thức biện pháp sử

dụng và tính lịch sử trong việc sử dụng di tích vào DHLS dân tộc Luận án “Tổ

chức dạy học lịch sử Việt Nam (1919 - 2000) với di tích lịch sử tại địa phương ở trường THPT tỉnh Nghệ An” (Luận án Tiến sĩ Giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội,

2018) của tác giả Nguyễn Thị Duyên đã khẳng định vai trò, ý nghĩa cả việc tổchức dạy học lịch sử Việt Nam với các di tích lịch sử tại địa phương, xác định nộidung hệ thống di tích lịch sử cần khai thác và đề xuất các hình thức, biện pháp tổ

chức dạy học với các di tích đó Luận án “Nâng cao chất lượng dạy học lịch sử

địa phương ở trường trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ” của tác giả Trần Vân

Anh đã chỉ ra cụ thể vai trò, ý nghĩa của việc dạy học lịch sử địa phương, từ đó lựa

chọn các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy

học lịch sử địa phương Luận án “Sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt tại Hà

Nội trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường

Trang 20

trung học phổ thông” của tác giả Phạm Thị Thanh Huyền đã xác định các biện

pháp sử dụng di tích lịch sử quốc gia đặc biệt trong dạy học theo chuỗi hoạt động

gắn với tiến trình bài học Luận án “Sử dụng di sản văn hóa tại địa phương trong

dạy học lịch sử Việt Nam (từ nguyên thủy đến giữa thế kỉ XIX) ở trường trung học phổ thông tỉnh Thanh Hóa” của tác giả Nguyễn Thị Vân và luận văn “Sử dụng tài liệu về di sản văn hóa vật thể ở địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10 trung học phổ thông tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Tiến Dũng cũng đã

khẳng định vai trò, ý nghĩa to lớn của di sản trong DHLS

Ngoài ra, phải kể đến các bài viết trên các tạp chí khoa học liên quan đến

đề tài như “Tổ chức hoạt động trải nghiệm tại di tích lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở” (Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, tháng 10/2017) của tác giả Phan Thị Hiền; bài viết “Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong dạy học lịch sử địa phương”, (Tạp chí Giáo dục, số

411, kì 1, tháng 8/2017) của tác giả Phạm Văn Mạo đề cập đến biện pháp dạy

học nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS trong đó nhấn mạnh đến trải

nghiệm tại các di tích LS-VH Bài viết “Ý nghĩa giáo dục qua việc sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, (Tạp chí Giáo dục, số

287, kì 1, tháng 6/2012) của tác giả Hoàng Thanh Hải nhấn mạnh ý nghĩa của

việc sử dụng di tích trong dạy học, di tích vừa là sử liệu vật chất sinh động vừa

là phương tiện dạy học hiệu quả; Bài viết “Khai thác di tích lịch sử - văn hóa huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, (Tạp chí Giáo dục, số 296, kì 2, tháng 10/2012) của tác giả Trần Quốc

Tuấn đã đề cập đến một số biện pháp sử dụng di tích LS-VH trong dạy học

Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong vàngoài nước, chúng tôi nhận thấy đây là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu tìmhiểu, quan tâm, các tác giả đã xác định vai trò đồng thời gợi mở nhiều hình thức,biện pháp sử dụng di tích trong dạy học Các công trình nghiên cứu liên quanchính là những nguồn tài liệu vô cùng quý giá, làm cơ sở lý luận để chúng tôi

Trang 21

thực hiện đề tài.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình sử dụng di tích LS-VH địaphương trong DHLS Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Luận văn tập trung làm rõ nội dung, tầm quan trọng của các

di tích LS-VH ở Thái Nguyên, từ đó đề xuất một số biện pháp chủ yếu sử dụng

di tích LS-VH trong DHLS Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên

Về hình thức tổ chức dạy học: Luận văn sử dụng hai hình thức chủ yếu là

dạy học nội khóa và ngoại khóa

Về phạm vi điều tra, khảo sát: Chúng tôi thực hiện ở một số trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên (trong đó có các trường ở địa bàn huyện

và thành phố: THPT Thái Nguyên, THPT Phổ Yên, THPT Bình Yên, THPTPhú Lương, THPT Hoàng Quốc Việt…)

Về phạm vi thực nghiệm sư phạm: Luận văn tiến hành thực nghiệm tại

trường THPT Thái Nguyên, phường Quang Trung, Thành phố Thái Nguyên

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khẳng định tầm quan trọng và ý nghĩa của việc sử dụng ditích LS-VH trong DHLS ở trường phổ thông, luận văn xác định lựa chọn nhữngnội dung di tích LS-VH tiêu biểu ở Thái Nguyên có thể sử dụng trong DHLSViệt Nam ở trường phổ thông Từ đó, đề xuất những hình thức và biện pháp sửdụng di tích nhằm góp phần nâng cao chất lượng DHLS Việt Nam ở các trườngTHPT tỉnh Thái Nguyên

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc sử dụng di tích LS-VH

Trang 22

- Khai thác nội dung, chương trình, sách giáo khoa phần lịch sử ViệtNam để lựa chọn những sự kiện lịch sử liên quan đến các di tích LS-VH trongphạm vi đề tài nghiên cứu.

- Tìm hiểu cụ thể các di tích LS-VH được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh

ở Thái Nguyên để phục vụ cho việc DHLS Việt Nam ở các trường THPT

- Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng di tích LS-VH tại Thái Nguyên trong DHLS Việt Nam ở các trường THPT

- Đề xuất các hình thức, biện pháp sử dụng di tích LS-VH tại địa phươngtrong dạy học

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các phương pháp đã đề xuất, trên

cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các phương pháp được tiến hành trong luận văn

5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở phương pháp luận

Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềcông tác giáo dục, nghiên cứu giáo dục, nghiên cứu lịch sử, văn

hóa… 5.2 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lí luận: Đọc, phân tích tài liệu về lý luận dạy học bộ môn lịch sử, tâm lí học, giáo dục học và các tài liệu lịch sử có liên quan Nghiên cứu

về chương trình, nội dung lịch sử Việt Nam ở cấp THPT

Nghiên cứu điều tra thực tiễn: Trao đổi với các cán bộ phụ trách chuyên

môn, ban giám hiệu các nhà trường, cán bộ phụ trách, hướng dẫn ở các khu ditích LS-VH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Tiến hành dự giờ, quan sát, điều trabằng phiếu, phỏng vấn đối với GV dạy môn Lịch sử và học sinh ở các trườngTHPT tỉnh Thái Nguyên để biết được thực trạng việc sử dụng di tích LS-VHtrong DHLS

Thực nghiệm sư phạm: Xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể (một bài thực

Trang 23

nghiệm) theo những biện pháp đã đề xuất trong đề tài.

Phương pháp thống kê toán học: Xử lí số liệu điều tra thực tiễn, kết quả

thực nghiệm sư phạm để rút ra nhận xét, đánh giá và đưa ra các kết luận khoa học.

6. Giả thuyết khoa học và đóng góp của luận văn

6.1. Giả thuyết khoa học

Việc sử dụng các di tích LS-VH ở Thái Nguyên vào DHLS Việt Nam ởcác trường THPT còn nhiều hạn chế và bất cập Nếu sử dụng di tích LS-VH ởThái Nguyên theo các biện pháp sư phạm đề ra trong luận văn sẽ góp phầnnâng cao chất lượng DHLS ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên hiện nay

6.2. Đóng góp của luận văn

Khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của việc sử dụng di tích LS-VH ởThái Nguyên trong DHLS Việt Nam ở các trường THPT

Xác định các hình thức và biện pháp sử dụng di tích LS-VH ở TháiNguyên theo hướng phát triển năng lực của HS, góp phần nâng cao chất lượngDHLS ở trường THPT

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các GV giảng dạy môn Lịch sử

ở Thái Nguyên nói riêng và cả nước nói chung

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

7.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận phương pháp DHLS nóichung và việc sử dụng di tích LS-VH trong DHLS Việt Nam cho HS THPT tỉnhThái Nguyên nói riêng

7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho GV, sinh viên các trường Caođẳng, Đại học trong DHLS ở trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạyhọc bộ môn

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận vănđược cấu trúc thành 2 chương:

Trang 24

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc sử dụng di tích lịch sử văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ

-thông tỉnh Thái Nguyên

Chương 2: Hình thức và biện pháp sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa

phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh TháiNguyên

Trang 25

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC SỬ DỤNG DI TÍCH LỊCH

SỬ - VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia

Di tích lịch sử - văn hóa

Theo điều 4 Luật di sản văn hóa của Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa

Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, kì họp thứ IX, Quốc hội khóa X thông qua ngày

29/06/2001 quy định: “Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học” [50] Di tích LS-VH là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh

sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựngnước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồngthời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại Di tích đượccoi như những trang sử sống mang dấu ấn về sự biến động, thăng trầm củanhiều thời kỳ lịch sử quốc gia, dân tộc…

Trang 26

Có nhiều cách phân loại di tích LS-VH:

Trước hết, phân loại dựa vào nội dung phản ánh của di tích: Trong cuốn

“Bảo tàng lịch sử, cách mạng trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học” (Nguyễn Thị Côi - chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1998) có các loại di tích lịch sử sau: di tích khảo cổ; di tích LS-VH; di tích lịch sử - cách mạng Trong tài liệu “Về vấn đề lưu niệm danh nhân cách mạng”, Bộ Văn hóa

thông tin, Cục Bảo tồn bảo tàng và Bảo tàng Hồ Chí Minh, 1997, các tác giảchia di tích lịch sử ở nước ta thành hai loại: di tích gắn với một sự kiện lịch sửtiêu biểu và di tích lưu niệm danh nhân [13, tr 15] Một số ý kiến đưa ra cáchphân loại di tích LS-VH thành 04 loại, gồm: di tích gắn với những sự kiện củalịch sử dân tộc, di tích gắn với thân thế sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, ditích gắn với các danh nhân văn hóa tiêu biểu, di tích gắn với thân thế và sựnghiệp của các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước

Căn cứ vào Luật Di sản được thông qua 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật di sản (2009), dựa vào phạm vi không gian tồn tại, ảnh

hưởng của di tích, người ta xếp chúng thành 03 hạng: di tích cấp tỉnh; di tíchcấp quốc gia và di tích cấp quốc gia đặc biệt

Phân loại dựa vào giai đoạn xảy ra sự kiện lịch sử: Sự kiện lịch sử diễn ra

vào các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn lịch sử có đặc trưng riêng, ví dụ các ditích lịch sử giai đoạn nguyên thủy, cổ đại, cận đại, hiện đại Trong mỗi giai đoạn,

có các thời kì khác nhau, ví dụ trong lịch sử Việt Nam hiện đại có các di tích thờikháng chiến chống Pháp, các di tích thời kì kháng chiến chống Mĩ

Phân loại căn cứ vào dạng tồn tại: Có di tích hiện thực và di tích kỹ thuật số (di tích tương tác 3D).

Như vậy, di tích LS-VH do con người hoạt động sáng tạo lịch sử, sángtạo văn hóa mà hình thành, ghi dấu nhiều nội dung lịch sử khác nhau, có thểđược phân chia thành: Loại hình văn hóa khảo cổ; Loại hình di tích lịch sử;Loại hình di tích văn hóa nghệ thuật; Các loại danh lam thắng cảnh

Trang 27

Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa trong dạy học lịch sử

Sử dụng di tích VH có nghĩa là dùng di tích hoặc tài liệu về di tích

LS-VH trong dạy học nhằm đạt mục tiêu môn Lịch sử, góp phần thực hiện mục tiêugiáo dục phổ thông Với thuộc tính trực quan, hấp dẫn và tính thuyết phục, sửdụng di tích LS-VH có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành kiến thức lịch sử,giáo dục tư tưởng, tình cảm đúng đắn cho HS Sử dụng di tích chịu sự tác động,chi phối từ các thành tố của quá trình DHLS Phương diện sử dụng di tích trongDHLS được cụ thể hóa ở các nội dung sau: Thông tin tài liệu; phương tiện trựcquan; không gian, môi trường học tập; hướng dẫn viên Phương diện sử dụng thểhiện tính bao quát, toàn diện của các bộ phận cấu thành di tích

Sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên

Sử dụng di tích LS-VH trong DHLS Việt Nam ở trường THPT tỉnh TháiNguyên là việc GV khai thác tư liệu và tổ chức cho HS sử dụng di tích ngay tạiđịa phương Thái Nguyên để học tập nội dung lịch sử Việt Nam Hoạt động trênvừa phát huy di sản của địa phương, đồng thời gắn kết nội dung kiến thức của

di tích với lịch sử dân tộc Các di tích tại địa phương gần gũi với GV, HS chonên sẽ thuận lợi trong việc tiếp cận, khai thác sử dụng trong giờ học lịch sử.Hơn nữa, sử dụng di tích tại địa phương cũng chính là phương thức có nhiều ưuthế để phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của quê hương, từ đó giáo dục sâusắc tình yêu quê hương cho HS

Trên cơ sở tìm hiểu về các di tích LS-VH, GV có thể lựa chọn, khai thác,

sử dụng trong DHLS Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên phù hợpvới từng bài, từng đơn vị kiến thức Sử dụng các di tích LS-VH địa phươngtrong DHLS Việt Nam ở các trường THPT tỉnh Thái Nguyên có tác dụng quantrọng trong việc hình thành kiến thức, phát triển kĩ năng (quan sát, phân tích,đánh giá…), tạo xúc cảm lịch sử, giáo dục đạo đức, nhân cách cho HS, từ đógiúp các em hình thành các năng lực như tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo…

Trang 28

1.1.2 Cơ sở xuất phát của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên

Một là: Mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông

Môn Lịch sử ở trường THPT là môn học quan trọng trong việc hình thành nhâncách, phẩm chất, phát triển năng lực HS Cùng với các môn học khác, mônLịch sử góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục phổ thông ở nước ta.Điều này đã được đề cập trong Luật Giáo dục (2009) với mục tiêu đào tạo conngười Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ vànghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của hệ thống giáo dục phổ thông,

bộ môn Lịch sử cần thực hiện các mục tiêu sau: Bồi dưỡng nhận thức, pháttriển kĩ năng, định hướng thái độ, qua đó góp phần phát triển năng lực nóichung, năng lực bộ môn nói riêng và hình thành phẩm chất đạo đức cho HS

Về kiến thức: DHLS ở trường THPT phải cung cấp cho HS những kiến thức

cơ bản của khoa học lịch sử trên cơ sở củng cố, phát triển nội dung kiến thức đã học

ở trung học cơ sở bao gồm: Sự kiện lịch sử cơ bản, nhân vật tiêu biểu, thờigian, không gian, các khái niệm, thuật ngữ, những hiểu biết về quan điểm líluận sơ giản, những vấn đề nghiên cứu và học tập phù hợp với trình độ của HS

Về kỹ năng: Môn Lịch sử có thể phát triển trí thông minh của HS, rènkhả năng tư duy biện chứng trong học tập như kĩ năng học tập độc lập và thựchành bộ môn Ngoài ra, môn học cũng giúp HS có kĩ năng làm việc với sáchgiáo khoa, các tài liệu tham khảo, sử dụng lược đồ, ứng dụng công nghệ thôngtin vào học tập…

Về tư tưởng, tình cảm: Thông qua kiến thức lịch sử của từng giai đoạngóp phần giáo dục đạo đức, tư tưởng, ý thức dân tộc, tinh thần yêu nước vàhoàn thiện nhân cách cho HS

Về định hướng phát triển năng lực: Môn Lịch sử góp phần phát triển cácnăng lực chung, năng lực chuyên môn, tinh thần cộng đồng và những phẩm chất

Trang 29

tiêu biểu của công dân toàn cầu trong xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo củathời đại.

Hai là: Yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay

Cuộc cách mạng 4.0 cùng với xu hướng toàn cầu hóa đặt ra cho giáo dụcViệt Nam yêu cầu phải đổi mới căn bản và toàn diện về nội dung, hình thức vàphương pháp dạy học

Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là chuyển từ tiếp cận nộidung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến HS họcđược cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học Vì thế,việc sử dụng di tích LS-VH vào DHLS như một nguồn sử liệu quan trọng có ýnghĩa to lớn giúp HS khám phá, vận dụng kiến thức vào các tình huống học tập

và thực tiễn cuộc sống

Ba là: Đặc điểm của kiến thức lịch sử ở trường phổ thông

Kiến thức lịch sử ở trường phổ thông mang các đặc điểm là tính quá khứ,tính cụ thể không lặp lại, tính hệ thống và toàn diện, đảm bảo sự thống nhấtgiữa “sử” và “luận”

Lịch sử ngày càng lùi xa, thời gian trở thành một tác nhân cản trở quátrình nhận thức đối với HS Đây là điều trái ngược với qui luật nhận thức từ gầnđến xa, dễ đến khó, do đó cần có tư duy sáng tạo, cần khơi gợi sự đam mê,hứng thú cho HS, hình thành cho các em phương pháp tư duy đúng đắn, đểnhận thức đúng, khách quan về lịch sử Vì vậy, môn Lịch sử ở trường phổthông cũng như lịch sử nói chung có tính quá khứ

Mỗi một sự kiện, hiện tượng lịch sử chỉ diễn ra một lần, có bối cảnh, diễnbiến, kết thúc cụ thể HS phải biết cách khôi phục sự kiện một cách đầy đủ, vớicác yếu tố cấu thành như: Tên gọi, địa điểm, thời gian - giai đoạn, kết quả, ai thamgia, tại sao sự kiện diễn ra như vậy? Từ đó mà tri thức lịch sử mang tính cụ thể,không lặp lại Xuất phát từ đặc điểm này, HS cần tái hiện sự kiện lịch sử với tính

cụ thể của chúng Lịch sử là hiện thân của cuộc sống nên nó cũng phong phú

Trang 30

và đa dạng như chính cuộc sống của con người Kiến thức lịch sử mang tính hệthống và toàn diện, vì thế HS cần nghiên cứu lịch sử trên cơ sở đảm bảo tínhtoàn diện của chúng, được thể hiện trên nhiều phương diện: Chính trị, kinh tế,ngoại giao, văn hóa, khoa học, nghệ thuật.

Kiến thức lịch sử phải đảm bảo sự thống nhất giữa “sử” và “luận” Từ việckhôi phục bức tranh của quá khứ với hình hài, dáng vẻ riêng của nó, HS cần hìnhthành các biểu tượng lịch sử đúng đắn Trên cơ sở đó, các em phải nắm được bảnchất, quy luật, để lí giải chính xác sự vận động của lịch sử Như vậy, từ việc phụcdựng sự kiện lịch sử với tính cụ thể của nó, HS cần hình thành các khái niệm lịch

sử, giúp các em đánh giá lịch sử một cách khách quan, khoa học

Ví dụ: Khi nghiên cứu về các di tích LS-VH địa phương ở Thái Nguyên

như: Di tích Đền Đuổm, di tích núi Văn, núi Võ, di tích nhà tù Chợ Chu, di tíchđồi Pụ Đồn, di tích ATK Định Hóa… HS phải tái hiện sự kiện (sự kiện diễn ratrong hoàn cảnh nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa), nhân vật liênquan (những nét chính trong thân thế, sự nghiệp của nhân vật), HS phải quansát trực tiếp hoặc gián tiếp để có biểu tượng cụ thể về di tích LS-VH như: Địađiểm của di tích, quá trình hình thành, tu bổ, tôn tạo của di tích, cấu tạo của ditích LS-VH Từ đó, HS chỉ ra được mối liên hệ giữa sự kiện lịch sử với di tíchLS-VH ở địa phương cũng như đưa ra các bình luận, đánh giá đúng đắn, chỉ ragiá trị của các di tích LS-VH

Bốn là: Đặc điểm tâm lí học sinh trung học phổ thông và đặc điểm của nhận thức lịch sử

Hiện thực lịch sử chỉ xảy ra một lần duy nhất, không lặp lại, nhưng nhậnthức lịch sử lại là một quá trình, chịu tác động bởi các yếu tố chủ quan và kháchquan Hiện nay, chúng ta đang cố gắng để tiếp cận lịch sử một cách khách quan,trung thực, gần sự thật nhất Điều này cho thấy việc sử dụng di tích LS-VH trongDHLS ở trường phổ thông như là một nguồn sử liệu mang tính khách quan có ýnghĩa to lớn trong việc làm quá khứ sống lại trong hiện tại và tăng thêm sức mạnh

Trang 31

cho hiện tại.

Lứa tuổi HS THPT là giai đoạn quan trọng trong việc phát triển trí tuệbởi vì các hứng thú và khuynh hướng học tập của các em đã được xác định vàthể hiện khá rõ HS THPT thường bắt đầu có hứng thú ổn định đặc trưng vớimột khoa học, một lĩnh vực tri thức tương ứng tạo nên những khả năng thuậnlợi cho sự phát triển năng lực Hoạt động tư duy của HS THPT cũng phát triểnrất mạnh, các em đã có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cáchđộc lập và sáng tạo

Quá trình nhận thức lịch sử của HS ở trường phổ thông cũng mangnhững đặc điểm của quá trình nhận thức chung của con người Trong quá trìnhDHLS, do đặc trưng môn học mà GV cần tăng cường các hoạt động phát huytri giác HS như: Sử dụng tư liệu lịch sử, văn học liên quan; sử dụng đồ dùngtrực quan, trong đó có các hiện vật tồn tại ngay trong các di tích lịch sử ở địaphương Thông qua đó, HS phát triển khả năng quan sát để nắm bắt các nộidung lịch sử, đây chính là tiền đề để các em phát huy trí tưởng tượng của mình

về lịch sử Như vậy, giai đoạn nhận thức cảm tính trong dạy học bộ môn đượcbắt đầu với khả năng tri giác, chứ không phải cảm giác Từ đó, HS mới pháttriển một giai đoạn cao hơn là nhận thức lý tính: Biết phân tích hiện tượng lịch

sử, biết rút ra bài học, vận dụng vào thực tiễn

Mặc dù nhận thức lịch sử của HS ở trường phổ thông có những nét riêngbiệt nói trên nhưng quá trình đó cũng như quá trình học tập chung còn có một

số đặc điểm: Đó là tính gián tiếp, tính được hướng dẫn, tính giáo dục Việc họctập của HS được thực hiện dễ dàng hơn dựa trên kết quả của các nhà nghiêncứu, thông qua sách giáo khoa và các loại tài liệu lịch sử, trong đó có tài liệuhiện vật, tài liệu di tích LS-VH GV phải làm sao cho việc học tập của các emphải là hành trình tự khám phá, tìm tòi kiến thức mới cho bản thân mình dưới

sự hướng dẫn, tổ chức của GV để hình thành các năng lực chung, năng lựcchuyên biệt cũng như các phẩm chất cần thiết

Năm là: Mối quan hệ giữa di tích lịch sử ở địa phương với lịch sử dân tộc

Trang 32

Lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương có mối liên hệ khăng khít vớinhau Lịch sử dân tộc là bức tranh chung của các địa phương, thể hiện cáichung, còn lịch sử địa phương nói chung, di tích LS-VH ở địa phương nói riêngđóng góp cụ thể, làm phong phú lịch sử chung của dân tộc HS học lịch sử dântộc để hiểu sâu sắc về lịch sử địa phương và ngược lại khi nắm rõ các vấn đềlịch sử địa phương giúp các em củng cố kiến thức lịch sử dân tộc Nội dunglịch sử địa phương hết sức đa dạng, đó là các sự kiện, nhân vật lịch sử vớinhiều nội dung trên các lĩnh vực khác nhau Chúng góp phần cụ thể hóa và làmphong phú kiến thức lịch sử dân tộc Như vậy, di tích LS-VH ở địa phươngchính là biểu hiện của tính cụ thể, sinh động, đa dạng của lịch sử dân tộc, đónggóp sử liệu để xây dựng và cụ thể hóa lịch sử dân tộc qua các thời kỳ.

Di tích lịch sử là nơi xảy ra sự kiện lịch sử, nơi gắn bó với nhân vật lịch sử

và cũng chứa đựng nhiều hiện vật quý giá của lịch sử Đó là minh chứng rõ ràng,đầy sức thuyết phục về sự tồn tại của quá trình lịch sử Các kiến thức lịch sử trongchương trình, sách giáo khoa và tự tìm tòi của HS sẽ giúp các em hiểu sâu sắc giátrị lịch sử, văn hóa của các di tích đó Việc nghiên cứu sự tồn tại của di tích LS-

VH, những vấn đề lịch sử gắn liền với nó giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức bộmôn, đây cũng là một con đường giúp các em vận dụng kiến thức của mình

Xuất phát từ mối quan hệ giữa di tích lịch sử địa phương và lịch sử dântộc, việc tổ chức dạy học bộ môn với các di tích LS-VH ở địa phương có tácdụng lớn trong việc giáo dục HS Đây là vấn đề quan trọng, thiết thực góp phầnthực hiện phương châm học tập lịch sử gắn với cuộc sống Sử dụng di tích LS-

VH ở địa phương làm cho bài học cụ thể, sinh động hơn, tạo hứng thú cho HStrong học tập bộ môn

1.1.3 Một số yêu cầu khi lựa chọn và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên

Đảm bảo mục tiêu môn học

Mỗi bài học lịch sử đều có những mục tiêu nhất định mà trong quá trìnhhọc tập HS cần đạt được Mục tiêu của bài học chính là kết quả mà chủ thể hìnhdung ra trước rồi sử dụng các biện pháp, cách thức, tác động vào đối tượng, làm

Trang 33

đối tượng biến đổi phù hợp với mục tiêu dạy học, đây là sự “cam kết” giữa thầy vàtrò trong giờ học Với quan điểm đó, mục tiêu của từng bài góp phần thực hiệnmục tiêu chung của cả chương, cả khóa trình, hoàn thiện mục tiêu giáo dục.

Khi lựa chọn các hình thức và biện pháp sử dụng di tích LS-VH địaphương trong DHLS Việt Nam ở trường THPT tỉnh Thái Nguyên cần đảm bảomục tiêu một cách toàn diện

Về kiến thức: HS phải nắm được những kiến thức cơ bản, khoa học theo

mức độ chương trình qui định Di tích LS-VH địa phương là nguồn tài liệu hiệnvật vô cùng quý giá, là phương tiện trực quan cần sử dụng thường xuyên trongquá trình DHLS Nếu như HS được tiếp xúc và tìm hiểu về nguồn tài liệu này

sẽ giúp cho các em hình thành tri thức lịch sử, tạo dựng được bức tranh quá khứsinh động, hiểu được quá trình phát triển của lịch sử, hiểu sâu sắc về các sựkiện, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ, từ đó biết vận dụng kiến thức để giảiquyết các vấn đề thực tiễn

Về kĩ năng: HS phải được rèn luyện các kĩ năng bộ môn như quan sát, tái

hiện, phân tích, so sánh, đánh giá… Ngoài ra, GV cũng phải hướng đến việchình thành cho HS kĩ năng sống như kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giải quyếtvấn đề…

Về thái độ: Sử dụng di tích LS-VH địa phương trong DHLS phải đảm bảo tạo ra cho HS những xúc cảm lịch sử, bồi dưỡng ý thức và nhận thức về

những kiến thức được tiếp thu HS phải biết bày tỏ thái độ đối với nhân vật, sựkiện lịch sử, thể hiện tình cảm yêu, ghét, đồng tình, phản đối Trên cơ sở đó,giáo dục cho các em lòng yêu quê hương, đất nước, niềm tin vào chế độ và rènluyện các phẩm chất của một công dân

Trên cơ sở mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ, các năng lực chuyên biệt và năng lực chung cũng được hình thành và phát triển như: Năng lực thu

thập và xử lí thông tin, năng lực tái hiện các sự kiện, hiện tượng lịch sử, nănglực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực hợp tác…

Mục tiêu dạy học ở trường THPT nói chung, DHLS nói riêng cần đảm bảođạt được mục tiêu một cách toàn diện về kiến thức, kĩ năng, thái độ, qua đó hình

Trang 34

thành và phát triển các năng lực cần thiết cho HS Để đáp ứng mục tiêu dạy học

bộ môn, người GV phải xác định nội dung của các di tích LS-VH, từ đó sửdụng các biện pháp, cách thức cho phù hợp với từng bài học cụ thể Qua đó,nâng cao hiệu quả bài học và chất lượng học tập bộ môn

Đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với đối tượng học sinh

Kiến thức lịch sử thì có nhiều, phong phú mà khối óc, trí nhớ của conngười thì có hạn, GV không thể dạy hết tất cả những kiến thức của khoa họclịch sử Vì vậy việc tuân thủ tính vừa sức là cần thiết để khắc phục được tìnhtrạng “quá tải” trong DHLS, góp phần nâng cao hiệu quả bài học

Xuất phát từ yêu cầu mục tiêu đào tạo, trình độ, năng lực học tập của HS,bài học lịch sử phải cung cấp những nội dung cơ bản, quan trọng phù hợp vớithời gian và trình độ nhận thức của HS, giúp các em đạt được trình độ chuẩncủa chương trình Qua đó, trên cơ sở những di tích LS-VH địa phương, chúng

ta cần căn cứ vào nội dung của từng bài học cụ thể, lựa chọn các di tích tươngứng, phù hợp với nội dung, kiến thức cơ bản của bài học để tiến hành tổ chứchọc tập, kích thích hứng thú cho HS trong học tập Tránh sử dụng các di tíchkhông tiêu biểu, không điển hình với nội dung bài học, gây nhàm chán cho HS

và không đạt hiệu quả giảng dạy

Phát huy tính tích cực của học sinh

Đây là một nguyên tắc cần quán triệt thể hiện trong mọi hoạt động, mọikhâu của quá trình dạy học Nguyên tắc này thể hiện quan niệm HS là chủ thểcủa nhận thức, dưới sự hướng dẫn của GV, trong khuôn khổ nhà trường, theochương trình, mục tiêu đã quy định Bản chất chính là sự chuyển đổi mô hình

GV là trung tâm truyền thụ kiến thức một chiều sang mô hình lấy HS làm trungtâm nhằm phát huy tính tích cực, độc lập nhận thức của người học dưới sự điềukhiển, hướng dẫn của GV

Phát huy tính tích cực học tập của HS đòi hỏi phải khắc phục cách dạy họctheo kiểu giáo điều, nhồi nhét, trong đó GV là người thuyết trình giảng giải và

Trang 35

HS thụ động tiếp nhận kiến thức Có nhiều biện pháp để phát huy tính tích cực,chủ động trong nhận thức của HS trong học tập lịch sử, tuy nhiên khi sử dụngcác di tích LS-VH địa phương thì cần tuân thủ một số nguyên tắc nhất định đốivới bài học Đặc biệt để HS hứng thú với việc quan sát, tìm hiểu nội dung bàihọc thông qua các di tích thì GV cần phải vận dụng các phương pháp dạy họclinh hoạt như kết hợp giữa phương pháp dạy học nêu vấn đề với trao đổi đàmthoại GV phải là người biết khơi dậy hứng thú học tập cho HS bằng cách sửdụng nhuần nhuyễn và thành thạo các phương tiện trực quan (ở đây là các ditích LS-VH) thông qua lời kể, miêu tả, tường thuật sinh động GV vừa là người

tổ chức cho HS làm việc với phương tiện trực quan đồng thời phải quan sát,duy trì không khí học tập cho lớp học

Do vậy, việc sử dụng các di tích LS-VH ở địa phương được sử dụng,khai thác như một nguồn sử liệu, một loại phương tiện thông tin nhằm cụ thểhóa sự kiện lịch sử, phát huy tính tích cực, độc lập của HS

Tăng cường các hoạt động trải nghiệm, tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh

Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục trong đó từng HS được trựctiếp tham gia các hoạt động trong nhà trường hoặc ngoài xã hội dưới sự hướngdẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó giúp HS phát triển các năng lực cần

Trang 36

Đa dạng hóa các hình thức, phương pháp dạy học

Không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, duy nhất và cũngkhông có bài học nào chỉ sử dụng một phương pháp trong quá trình học tập, vìthế trong quá trình dạy học cần phải phối hợp nhuần nhuyễn các phương phápdạy học để đạt hiệu quả tốt nhất

Di tích LS-VH địa phương ở Thái Nguyên là những di tích có ý nghĩa,vai trò đối với lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc Đây chính là phương tiệntrực quan trong dạy học, nhưng để HS tiếp thu đầy đủ nội dung, kiến thức bàihọc, tạo hứng thú học tập, đặc biệt làm nổi bật giá trị di tích thì việc sử dụng ditích LS-VH địa phương phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học ví dụ như:Trao đổi đàm thoại, làm việc nhóm, sử dụng phương pháp tạo tình huống cóvấn đề, phương pháp đóng vai…

Như vậy, việc sử dụng di tích LS-VH địa phương trong DHLS ở trườngphổ thông phải lựa chọn các hình thức, biện pháp phù hợp, kết hợp linh hoạt,sáng tạo với các phương pháp dạy học khác nhằm phát huy tính tích cực, độclập, chủ động trong nhận thức của HS đối với bài học, nâng cao hiệu quả dạyhọc bộ môn ở trường phổ thông

1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng di tích lịch sử - văn hóa địa phương trong

dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Thái Nguyên

Vai trò

Lịch sử là các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ, vì thế việc tiếp nhận tri thứcđòi hỏi óc tưởng tượng phong phú để tái tạo lại bức tranh quá khứ thông qua cácbiểu tượng Việc sử dụng phương tiện trực quan nói chung, đặc biệt là các di tíchLS-VH ở địa phương có thể giúp HS phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng,

tư duy và ngôn ngữ, hình thành cảm xúc lịch sử Nói cách khác, sử dụng di tíchLS-VH địa phương trong dạy học có vai trò quan trọng, giúp HS nhận thức lịch sửmột cách đầy đủ, khôi phục lại bức tranh quá khứ một cách sống động và chânthực nhất Các di tích LS-VH đóng vai trò là nguồn thông tin trực tiếp, quý giá vàhết sức thuyết phục đối với HS Vai trò của việc sử dụng di

Trang 37

tích LS-VH được biểu hiện trên các khía cạnh sau:

Thứ nhất, hỗ trợ đắc lực cho các kiến thức lịch sử mà HS được hình thành theo quy định của chương trình, sách giáo khoa.

Thứ hai, là nguồn cung cấp thông tin chính cho HS trong một số trường

hợp đặc biệt nếu tại địa phương xảy ra sự kiện lịch sử song cũng là sự kiện lớncủa lịch sử dân tộc

Thứ ba, các di tích LS-VH ở địa phương là phương tiện trực quan vô giá

trong DHLS và giáo dục các thế hệ Đó là những nơi sự kiện đã xảy ra hoặc nơiđược dựng lên để ghi nhớ sự kiện, lưu niệm những ký ức về nhân vật lịch sử

Di tích LS-VH là bằng chứng của lịch sử mà HS có thể đặt chân đến, tận mắtquan sát và cảm nhận được những rung cảm lịch sử mà không có một phươngtiện trực quan nào làm được

Thái Nguyên là một vùng đất cách mạng, các công trình văn hóa - tâmlinh như các ngôi đền, đình, nhà thờ các dòng họ cũng gắn với lịch sử tranhđấu của nhân dân Khi đặt chân đến một di tích LS-VH, HS sẽ tự hỏi: Sự kiện

gì đã xảy ra? Di tích có ý nghĩa gì? Công tác bảo tồn và khai thác di tích đã cóhiệu quả chưa? Các em phải huy động năng lực học tập lịch sử của mình để giảiđáp và hình thành trách nhiệm của mình đối với di tích Việc tăng cường, đadạng hóa các hình thức tổ chức dạy học bộ môn với di tích LS-VH ở địaphương cũng là một biện pháp nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học

bộ môn ở trường phổ thông hiện nay

Ý nghĩa

Di tích LS-VH phản ánh những hoạt động đời sống kinh tế, văn hóa tiêubiểu của con người, vì thế, đây là nguồn cung cấp chất liệu để xây dựng nộidung dạy học, giáo dục có ý nghĩa toàn diện

Về kiến thức:

Việc tiếp cận với di tích LS-VH mang lại lợi ích cụ thể, trước mắt đó là

Trang 38

giúp HS làm phong phú hoặc củng cố kiến thức của mình Từ các hiện vật gốc,dấu vết còn lưu lại, HS nhớ lại sự kiện lịch sử đã diễn ra khi nào, ở đâu, ai thamgia, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và bài học của nó ra sao HS hình dung lịch sửdựa trên việc kết hợp năng lực tri giác, tư duy của bản thân với sự hỗ trợ của

GV, người hướng dẫn khu di tích Đây là phương pháp giáo dục trực quan, đầythuyết phục dựa trên nguồn sử liệu trực tiếp, giúp HS khôi phục bức tranh quákhứ một cách chân thực

Thông qua các hoạt động liên quan đến di tích như: sử dụng tài liệu về ditích trong bài học nội khóa, tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan tại ditích hoạt động nhận thức của HS được nâng cao Các em sẽ phải tái hiện sựkiện, giai đoạn lịch sử tương ứng để giải thích vì sao có di tích LS-VH đó, làm

rõ mối liên hệ nguyên nhân - kết quả, hiểu sâu bản chất sự tồn tại của chúng, điđến hình thành các khái niệm, quy luật lịch sử

Ví dụ: Khi dạy học Bài 13: “Việt Nam thời nguyên thủy” (Lịch sử lớp 10),

để làm rõ những dấu tích của thời kì hình thành và phát triển của công xã thị tộc

ở Việt Nam, GV cho HS quan sát (nếu có thể sờ trực tiếp hiện vật) một số công

cụ đá ghè đẽo của Người tinh khôn Việc quan sát những hình ảnh trên giúp HSphát triển khả năng tri giác tài liệu, ghi nhớ hình ảnh, trên cơ sở đó các kĩ năngphân tích, đánh giá được hình thành

Trang 39

Sử dụng di tích LS-VH tại Thái Nguyên trong DHLS ở trường phổ thôngcòn giúp HS phát triển kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin phục vụ cho học tập.

Ví dụ: Khi dạy học Bài 19: “Những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thế kỉ

X- XV” (Lịch sử 10), GV giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm tài liệu về nhân vật

Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú từ việc khai thác di tích Đền Đuổm và di tíchnúi Văn, núi Võ HS sẽ được GV hướng dẫn lập kế hoạch sưu tầm, các địa chỉtìm kiếm, cách sắp xếp và báo cáo… Với việc tham gia trực tiếp vào các nhiệm

vụ học tập cụ thể, kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin ở HS sẽ dần hình thành.Đây chính là kĩ năng đặc trưng HS được hình thành, rèn luyện khi học tập với

di tích LS-VH

Về thái độ:

Trên cơ sở hình thành kiến thức, phát triển kỹ năng, việc học tập bộ mônvới di tích lịch sử còn có tác dụng tích cực trong việc định hướng thái độ, xúccảm cho HS về lịch sử như: đồng tình, phản đối, hứng thú Từ đó, giáo dục ýthức trân trọng, bảo vệ di tích Tổ chức dạy học với di tích LS-VH địa phươngcòn góp phần hun đúc, bồi dưỡng nhiều phẩm chất đạo đức đúng đắn như: tìnhcảm tự hào, tình yêu đối với quê hương, đất nước; sự tri ân sâu sắc nhữngngười đã góp phần công sức, xương máu cho sự bình yên của quê hương mình

Về định hướng phát triển năng lực:

Tổ chức dạy học với di tích LS-VH ở địa phương góp phần phát triển cácnăng lực chung: Năng lực phát hiện, giải quyết vấn đề; năng lực tự học; Nănglực hợp tác; Năng lực thuyết trình, tranh luận Các năng lực chuyên biệt cũngđược hình thành và phát triển như: Tái hiện lịch sử, thực hành lịch sử, chỉ racác mối liên hệ, so sánh, đánh giá hiện tượng, sự kiện lịch sử; vận dụng vàothực tế; Sử dụng ngôn ngữ trình bày một vấn đề lịch sử

Với tất cả ý nghĩa nêu trên, việc sử dụng di tích LS-VH trong DHLS sẽ làcầu nối giữa hiện thực quá khứ với đời sống hiện tại Sử dụng di tích LS-VH góp

Trang 40

phần tạo ra hứng thú học tập cho các em, kích thích lòng say mê học tập bộmôn Lịch sử.

1.1.5 Nội dung một số di tích lịch sử - văn hóa Thái Nguyên cần khai thác

và sử dụng trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông

Trên cơ sở nghiên cứu nội dung di tích, đề tài xác định một số di tích LS

-VH tiêu biểu ở tỉnh Thái Nguyên có thể khai thác và sử dụng trong DHLS ViệtNam như sau:

Di tích khảo cổ học thời đại đồ đá cũ ở Thần Sa

Di tích khảo cổ Thần Sa (thuộc địa bàn xã Thần Sa, huyện Võ Nhai) gồm

2 di chỉ tiêu biểu là hang Phiêng Tung và mái đá Ngườm với hàng trăm hiện vật

đồ đá, gồm nhiều mảnh tước, mũi nhọn, rìu tay của người nguyên thủy, có niênđại cách ngày nay từ 30.000 năm đến 10.000 năm Đặc biệt hố khai quậtNgườm có 4 tầng văn hóa, các hiện vật đá mang đặc trưng của các nền văn hóaNgườm, Sơn Vi, Hòa Bình, Bắc Sơn

Khu di tích Khảo cổ học Thần Sa có thể khai thác sử dụng trong DHLS

Việt Nam lớp 10, bài 13 “Việt Nam thời nguyên thủy” Các di chỉ khảo cổ trên

đã chứng tỏ Thái Nguyên là một trong những nơi xuất hiện sớm người nguyênthủy ở Việt Nam

Lý Nam Đế có thể khai thác trong DHLS Việt Nam lớp 10, Bài 16: “Thời Bắc

thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc”.

Di tích lịch sử và thắng cảnh đền Đuổm

Di tích đền Đuổm thuộc xã Động Đạt (Phú Lương) thờ Dương Tự Minh

Ngày đăng: 09/06/2021, 08:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w