Nghệthuậtsinhtồncủacác công tytưvấnluật Đã qua rồi cái thời mà nhiều côngty xem luật sư như “bác sĩ” của mình bằng việc chỉ khi bị pháp luật “sờ gáy'' và không còn cách giải quyết nào khác thì mới sử dụng hạ sách thuê cáccôngty luật. Ngày nay, bắt nguồn từ nhiều lợi ích “siêu hưởng” nhưng rất thực tế, thói quen thường xuyên sử dụng cáccôngtyluật trong các hoạt động kinh doanh đã trở nên phổ biến. Thị trường tưvấn pháp luật do vậy cũng trở nên cạnh tranh hơn bao giờ hết. Các cuộc sáp nhập, mua bán đã bắt đầu tái xuất hiện với nhiều côngtyluật lớn hơn ra đời. Giờ đây, cáccôngtyluật cho dù lớn hay nhỏ đều đưa ra những quy định tài chính chặt chẽ hơn cũng như các kế hoạch kinh doanh mới để làm vừa lòng các cổ đông, quan chức hay nhà quản lý chuyên ngành. Với một môi trường đầy những luật lệ và nghiêm ngặt về tài chính như vậy, cáccôngtyluật đã phải tiến hành nhiều bước đi khác nhau về chuyên môn, giá cả trong các hoạt động kinh doanh của mình với hy vọng sẽ thu hút được ngày một nhiều hơn số lượng khách hàng. Do đó, chính sự năng động và nhạy bén trong việc thu hút khách hàng củacáccôngtyluật sẽ là những yếu tố quyết định đến sự sống còn và phát triển của những côngty này trong thị trường pháp lý ngày nay. Cáccôngtyluật đã cố gắng chứng minh cho khách hàng thấy những khó khăn của họ có thể được giải quyết nhờ vai trò củatưvấn pháp luật, nó sẽ cung cấp thông tin, giải thích pháp luật cho khách hàng và định hướng hành vi của khách hàng trong những điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu trước. T ừ đó, cáccôngty sẽ đưa ra các lời khuyên khác nhau nhằm đem lại cho khách hàng những lợi ích vượt chi phí tưvấn pháp luật, phòng ngừa những tranh chấp và những rủi ro pháp lý khác trong quá trình kinh doanh của họ. Đó là với khách hàng, còn đối với hoạt động kinh doanh của chính bản thân, nhiều côngtyluật đã giao phó trách nhiệm quản lý các chiến lược kinh doanh của mình cho những nhà quản lý chuyên nghiệp (như nhà quản lý công ty, nhà quản lý mối quan hệ với khách hàng, nhà quản lý kinh doanh,…). Việc phân chia trách nhiệm quản lý rõ ràng này đã tạo điều kiện để hoạt động củacôngty được ổn định hơn. Những người quản lý từng bộ phận riêng biệt sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ trong công việc của họ. Chẳng hạn như nhà quản lý các mối liên hệ với khách hàng sẽ chịu trách nhiệm từ việc tìm kiếm khác hàng, chăm sóc khác hàng, cung cấp thông tin và duy trì niềm tin của khách hàng, còn nhà quản lý kinh doanh sẽ thoả thuận các hợp đồng, nội dung công việc, giá cả với khách hàng, lên các kế hoạch kinh doanh phát triển thị trường,…. Những nhà quản lý này nói chung phải là các chuyên gia thực thụ cả về kinh doanh, marketing, pháp luật, quản lý cũng như kinh nghiệm để đem lại lợi nhuận và sự thoả mãn của khách hàng cho côngtycủa mình. Vậy đâu là những nhân tố quan trọng để các nhà quản lý kinh doanh, nhà quản lý côngtyluật có thể tiến hành thành côngcác hoạt động kinh doanh pháp lý của mình trên một thị trường không kém phần cạnh tranh? Hiểu rõ khách hàng Để duy trì tính cạnh tranh và tiếp tục có được niềm tin từ phía khách hàng, cáccôngtyluật cần có những hiểu biết sâu rộng và kỹ lưỡng về khách hàng, bao gồm cả các hoạt động kinh doanh đến các mục tiêu hướng tới của khách hàng. Và quan trọng hơn cả, những nhà quản lý kinh doanh, nhà quản lý côngty cần hiểu tường tận các khách hàng mong đợi gì trong mối quan hệ giữa họ với khách hàng. Cáccôngtyluật đang phục vụ khách hàng là những côngty khác nhau trên thị trường, họ cần nhận thấy rằng thị trường đang thay đổi từng ngày, các hoạt động kinh doanh đang trở nên năng động và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Việc có những quyết định nhanh chóng và hiệu quả để duy trì tính cạnh tranh là vô cùng cần thiết. Việc hiểu được những thách thức và rủi ro pháp lý mà khách hàng đang đối mặt là rất quan trọng. Trong nhiều trường hợp, các khách hàng không đơn thuần nhờ đến các nhà tưvấn pháp lý chỉ để đối phó với những tình huống xấu, họ cần đến cáccôngtyluật vì những lời khuyên và dịch vụ tưvấn nhằm họ giảm thiểu rủi ro cũng như những vấn đề pháp lý khác liên quan trước mỗi quyết định kinh doanh. Việc hiểu nhu cầu, thị trường và mục tiêu kinh doanh của khách hàng luôn là trọng tâm của bất kỳ dịch vụ pháp lý nào để duy trì và hướng tới thành công. Trong bối cảnh nhiều côngtyluật hiện nay vẫn thường xuyên mắc sai lầm khi không tìm hiểu kỹ về khách hàng trước khi tiến hành hoạt động tưvấn thì những nhà quản lý hoạt động tưvấn nào nhận thấy tầm quan trọng của sự hiểu biết về khách hàng và lợi thế cạnh tranh mà nó mang lại sẽ có thể giúp côngtycủa mình có những bước tiến dài trên thị trường. Không may mắn thay, nhiều côngtyluật đã không thể đuổi kịp các đối thủ khác trong cuộc đua phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Và kết quả đau đớn là danh tiếng củacôngty sẽ bị giảm sút, trở nên tầm thường và chìm nghỉm trong số hàng nghìn cáccôngtyluật khách trên thị trường, những côngty sẵn sàng làm mọi thứ để thu hút khách hàng. Nhiều côngtyluật rất muốn thiết lập mối quan hệ với khách hàng dựa trên cơ sở ổn định và dài hạn. Trong con mắt củacác khách hàng, họ thực sự muốn mình là một đối tác pháp lý quan trọng và tin tưởng để sẵn sàng giao phó mọi công việc kinh doanh. Để có được điều đó, cáccôngtyluật cần trở nên là những người bạn thực sự của khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi để khách hàng cảm thấy thoải mái nhất với dịch vụ pháp lý của mình. Cáccôngtyluật cần cho phép các nhà quản lý của mình xây dựng mối quan hệ đối tác thực sự chứ không đơn giản là những giao dịch tưvấn kinh doanh thu lợi nhuận. Ngoài việc hiểu khách hàng, nắm vững những kiến thức chuyên môn tưvấn trong các lĩnh vực mà khách hàng cần, cáccôngtyluật cần cải thiện dịch vụ pháp lý của mình, ưu tiên đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Cũng như tất cả các hoạt động kinh doanh gặp rủi ro do không có lời tưvấn pháp lý hay tưvấn sai lầm, dịch vụ pháp lý cũng có thể thất bại nếu không có những quyết định đúng đắn hay quá tập trung vào chuyên môn mà quên đi công việc chăm sóc khách hàng. Một cách tổng thế, cáccôngtyluật cũng cần tự đánh giá và xem xét lại mình trong việc đang cung cấp dịch vụ pháp lý cho ai và như thế nào. Tính cạnh tranh trên thị trường pháp lý ngày nay yêu cầu cáccôngty thường xuyên đánh giá lại hoạt động kinh doanh để trả lời các câu hỏi như liệu đã thoả mãn các nhu cầu của khách hàng hay chưa? Liệu đã giúp khách hàng được những gì? Liệu dịch vụ của mình còn có điểm nào yếu kém khiến khách hàng chưa hài lòng?,… Ngoài ra, những yếu tố như kinh doanh tại phân khúc thị trường nào cho phù hợp, các nhà quản lý thiết lập mối quan hệ với khách hàng như thế nào cũng rất quan trọng để duy trì sự ổn định củacác hoạt động tưvấn pháp luật. Đứng ra đại diện cho một nhóm các nguyên đơn trong một vụ kiện kinh tế luôn là công việc hấp dẫn củacáccôngtyluật ngày nay, nhưng nếu bị đơn là một côngty lớn có tiềm lực tài chính hùng mạnh thì vấn đề có thể hoàn toàn khác. Lúc này, cáccôngtyluật sẽ khó khăn hơn để giành phần thắng và do vậy uy tín cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, đừng để những lợi ích ngắn hạn trước mắt mà ảnh hưởng đến các chiến lược kinh doanh dài hạn cũng như các cơ hội hợp tác với các khách hàng lớn hơn trong tương lai. Công việc tưvấn nhiều khi dễ dàng hơn những hoạt động kiện tụng bởi nó không liên quan nhiều đến cácvấn đề tài chính và thủ tục pháp lý. Từ bỏ những khách hàng tiềm năng trong một số trường hợp lại là những hành động đúng, nhưng không hẳn là chiến lược kinh doanh dễ dàng nhất có thể chấp nhận được. Những hoạt động kinh doanh chỉ thực sự thành công khi cáccôngty luôn kiên định và tập trung vào các chiến lược của mình. Các nhà quản lý tạicáccôngtyluật cần nhận ra điều này và thấy rằng trong mọi giao dịch kinh doanh không phải lúc nào các khách hàng cũng dễ dàng thay đổi cáccôngtyluật mà mình đã thuê. Tôn trọng lợi ích của khách hàng Ngày nay, kinh doanh đang phát triển rất mạnh. Cáccôngty mới được hình thành ngày một xuất hiện nhiều. Có những côngty kinh doanh nhưng thật sự chưa hiểu hết pháp luật, họ kinh doanh theo cách riêng của mình mà quên đi yếu tố điều chỉnh khá quan trọng đó là các quy định pháp luật về kinh doanh. Chỉ cần một hoạt động kinh doanh “lệch” khỏi “đường ray” pháp luật thì côngty rất dễ phải trả giá. Chính điều này đòi hỏi tính chất trợ giúp củacác công tytưvấn luật. Rất nhiều khách hàng ngày nay củacáccôngtyluật đều đưa ra những mục tiêu ấn định hay bản báo cáo về triển vọng và nhiệm vụ. Việc này thường liên quan trực tiếp theo một cách nào đó đến giá trị củacông ty, những quy định hướng dẫn hay nguyên tắc kinh doanh. Nói một cách ngắn gọn, những đánh giá này là hình ảnh thu nhỏ củacôngty và các nhân viên của họ. Sẽ rất quan trọng cho các hoạt động kinh doanh khi nhìn vào cáccôngty khác, các đối tác kinh doanh để biểu hiện những đặc điểm tương tự. Cáccôngtyluật không phải là một ngoại lệ. Đối với các khách hàng, côngtyluật cần nhìn vào giá trị thực sự mà họ muốn đạt được để đề ra các nguyên tắc làm việc cho riêng mình. Hoạt động tưvấn pháp lý thực chất là một dịch vụ chuyên nghiệp phục vụ khách hàng, do đó lợi ích của khách hàng và sự tôn trọng khách hàng cần được đặt lên hàng đầu. Bất kể thứ gì kém hơn, ít hơn đều không thể chấp nhận được. Giữ vị thế chủ động trong kinh doanh Dù mọi thứ đã thay đổi những vẫn còn nhiều côngtyluật chờ đợi khách hàng đem đến cho họ những vấn đề pháp lý cần giúp đỡ. Những vấn đề này xảy ra là kết quả của hoạt động, giao dịch và các mối quan hệ kinh doanh trên thị trường. Sẽ thật là sai lầm nếu chờ đợi như vậy bởi dần dần chính bản thân cáccôngtyluật sẽ mất đi tính hiệu quả trong hoạt tựvấncủa mình chứ chưa nhắc gì đến việc khách hàng sẽ không còn mặn mà nữa. Cáccôngty luật, những người hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng, sẽ tiến xa và có được nhiều thành công lớn hơn nếu thường xuyên nghiên cứu, phân tích các hoạt động kinh doanh cũng như chiến lược của khách hàng để tìm hiểu và nắm bắt những rủi ro mà khách hàng có thể gặp phải. Từ đó, cáccôngtyluật sẽ đưa ra những lời khuyên phòng tránh rủi ro hay hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra. Với công việc này, những mối quan hệ bền vững và chặt chẽ giữa khách hàng và côngty sẽ được tăng cường hơn rất nhiều. Khách hàng sẽ có niềm tin hơn vào hoạt động tưvấn pháp luật, họ coi đây là một trong các chiến lược trợ giúp kinh doanh chứ không đơn thuần là các biện pháp chữa cháy. Tiếp thu những chiến lược kinh doanh mới Đã qua rồi thời điểm mà chỉ có một cách làm việc duy nhất. Hợp tác và kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau đang nhanh chóng trở thành những chiến lược kinh doanh hiệu quả. Lĩnh vực tưvấn pháp luật cũng vậy. Như các thị trường khác, để tồntại và phát triển trong lĩnh vực pháp lý, cáccôngtyluật cần liên tục đặt ra cho mình những kế hoạch kinh doanh khác nhau nhằm ngày một nâng cao chất lượng dịch vụ, duy trì và mở rộng các khách hàng trên thị trường. Trong bối cảnh côngnghệ lấn át kinh doanh, hoạt động tưvấn pháp luật dù được đánh giá là khá “bảo thủ và truyền thống”, cáccôngtyluật cũng cần ứng dụng những côngnghệ mới vào trợ giúp công việc hàng ngày của mình chẳng hạn như thiết lập hệ thống hoá đơn điện tử, hệ thống quản lý văn bản, lưu giữ thông tin và cáccôngnghệ hiện đại khác. Chính những côngnghệ này một mặt sẽ nâng cao tính hiệu quả trong hoạt động tư vấn, mặt khác sẽ giảm thiểu chi phí thuê tưvấn cho khách hàng đến mức thấp nhất. Cáccôngtyluật nên thường xuyên thay đổi mình, đáp ứng tốt nhất mọi mong muốn của khách hàng để côngty mình có tên trong Danh sách những côngty được yêu thích và lựa chọn của khách hàng. Hãy trở thành đối tác lâu dài và đáng tin cậy Khi mà ngày càng có nhiều côngtyluật trên thị trường sẵn sàng nhảy vào chiếm lấy các khách hàng của bạn, việc thiết lập và duy trì một quan hệ đối tác lâu dài và tin tưởng giữa côngtyluật với các khách hàng là rất cần thiết để sao cho cứ khi nào cần là khách hàng sẽ nhờ ngay đến mình hay chí ít thì cũng xem xét có nên tiếp tục hợp tác nữa hay không. Nhiều và nhiều hơn các khách hàng ngày nay đã đề ra các chiến lược kinh doanh thắt chặt chi tiêu và việc phải nhờ đến tưvấntừ bên ngoái. Việc tạo ra mối quan hệ đối tác chiến lược mặc dù hứa hẹn nhiều công việc pháp lý ổn định trong tương lai nhưng không đảm bảo rằng công việc sẽ suôn sẻ và sự uỷ thác sẽ vô hạn định. Phần lớn những mối quan hệ hợp tác này không kéo dài quá thời gian 12 tháng. Tuy nhiên, nhiều côngtyvẫn nâng cao khả năng cạnh tranh để được lựa chọn và duy trì sự hiện diện của mình trong Danh sách những côngtyluật được khách hàng yêu thích và lựa chọn. Kết luận Những doanh nhân làm nghề sản xuất, kinh doanh sẽ không sản xuất kinh doanh những mặt hàng không đem lại lợi nhuận cho họ. Còn cáccôngty luật, có khi biết nguy hiểm vẫn phải làm. Chẳng hạn đứng ra bào chữa cho những côngty đã vi phạm pháp luật kinh doanh khỏi bị thiệt hại năng nề. Có thể những hành động này khiến nhiều người không thích cáccôngty luật, nhưng đó là một trong những “hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận” của họ. Trong kinh doanh, các doanh nhân đương nhiên phải tính toán sao cho có lợi nhuận. Nhưng, khoản lợi nhuận ấy phải do bàn tay khéo léo và khối óc thông minh tạo ra. Đó là nghệthuật kinh doanh chân chính. Những côngtyluật thành công trong một thị trường đầy cạnh tranh như hiện nay là những côngty hiểu được nhu cầu, giá trị, hình ảnh và mục tiêu kinh doanh của khách hàng. Làm việc thêm giờ miễn phí không phải là cái gì đó bất thường đối với những côngtyluật thành công bởi theo họ điều này đồng nghĩa với việc họ đang cùng với khách hàng chia sẻ khó khăn nhằm đạt được những mục tiêu kinh doanh đề ra. Qua đó, sẽ xây dựng một mối quan hệ hợp tác lâu dài và ổn định trong tương lai với khách hàng. Cáccôngtyluật cần hiểu rõ một chân lý rằng họ đang kinh doanh một dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng, khách hàng quyết định sự tồntạicủa mình và mối quan hệ giữa mình với khách hàng là mối quan hệ cộng sinh, hai bên cũng có lợi. Thị trường tưvấn pháp luật giờ đây không khác các thị trường chung là bao, đều có những thách thức và mang tính cạnh tranh nhằm thu lợi nhuận cao nhất, hoạt động tưvấn pháp luật là một nghề giống như mọi nghề khác, cũng chịu sự chi phối của quy luật thị trường. Do đó, để tồntại và phát triển, cáccôngtyluật cần tiếp thu và đề ra cácnghệthuật kinh doanh mới cho phù hợp. (Tổng hợp theo bài viết của Richard Brzakala trên tạp chí điện tử Business Power Law) Vài nét về tác giả: Richard Brzakala là một nhà quản lý hoạt động tưvấnluật pháp tại Phòng luậtcủa Viện tài chính ở Toronto, Canada. Tại đây, Richard có trách nhiệm quản lý hoạt động tưvấncủa nhiều luật sư nổi tiếng cũng như chịu trách nhiệm báo cáo tài chính về những thông tin chi phí tưvấn pháp luật, sự tuân thủ củacáccôngty luật. Với bài viết này, bằng kinh nghiệm thực tế của mình, Richard muốn chia sẻ những đánh giá và phân tích của mình về hoạt động củacáccôngtyluật trong một thị trường pháp lý đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Gần đây, Richard đã làm việc và đưa ra nhiều lời khuyên về việc triển khai và cung cấp cáccôngnghệ hiện đại như thanh toán trực tuyến, mạng nội bộ, mã hoá những thông tin liên quan đến dịch vụ pháp luậttạicôngtycủa mình. . Nghệ thuật sinh tồn của các công ty tư vấn luật Đã qua rồi cái thời mà nhiều công ty xem luật sư như “bác sĩ” của mình bằng việc chỉ khi bị pháp luật. pháp luật thì công ty rất dễ phải trả giá. Chính điều này đòi hỏi tính chất trợ giúp của các công ty tư vấn luật. Rất nhiều khách hàng ngày nay của các công