Với xu thế ngày càng phát triển như hiện nay, Việt Nam đang đưa ra những phương pháp để cải cách tài chính, trong đó đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/4/2015, Ng
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
TRẦN DUY HÒA
VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60 34 03 01
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐOÀN NGỌC PHI ANH
Đà Nẵng - Năm 2019
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả phương án nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trần Duy Hòa
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Phương pháp nghiên cứu 2
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2
6 Bố cục đề tài 3
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu 3
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 6
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 6
1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị 6
1.1.2 Lịch sử phát triển của kế toán quản trị 7
1.1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị 8
1.1.4 Vai trò của kế toán quản trị 9
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM 11
1.2.1 Đặc điểm của bệnh viện công lập 11
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện công lập 11
1.2.3 Đặc điểm hoạt động tài chính của Bệnh viện công lập 12
1.3 VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP 13
1.3.1 Sự cần thiết vận dụng kế toán quản trị vào các Bệnh viện công lập 13
1.3.2 Vận dụng kế toán quản trị trong việc lập dự toán 14
Trang 51.3.3 Vận dụng kế toán quản trị trong việc tổ chức thực hiện dự toán 19
1.3.4 Vận dụng kế toán quản trị trong việc kiểm tra đánh giá thực hiện dự toán 19
1.3.5 Vận dụng kế toán quản trị trong việc ra quyết định 22
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 24
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 25
2.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 25
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 25
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện 25
2.1.3 Cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ các bộ phận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum 27
2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Bệnh viện 29
2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 34
2.2.1 Công tác lập dự toán 34
2.2.2 Kế toán các phần hành chủ yếu tại Bệnh viện 52
2.2.3 Kiểm tra, kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện dự toán 63
2.2.4 Cung cấp thông tin thích hợp cho việc ra quyết định 67
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 69
2.3.1 Ưu điểm 69
2.3.2 Nhược điểm 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 72
CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 73
Trang 63.1 TÍNH TẤT YẾU VÀ YÊU CẦU VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
ĐỐI VỚI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 73
3.2 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 74
3.2.1 Hoàn thiện công tác lập dự toán theo yêu cầu của kế toán quản trị 74
3.2.2 Hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát, đánh giá phân tích chi phí 79
3.2.3 Cung cấp thông tin hỗ trợ việc ra quyết định 82
3.2.4 Hoàn thiện bộ máy kế toán tại bệnh viện 87
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ THỰC HIỆN VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 89
3.3.1 Đối với nhà nước và các cơ quan chức năng 89
3.3.2 Đối với Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum 89
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91
KẾT LUẬN 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 7DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
BVĐK Bệnh viện đa khoa
KTQT Kế toán quản trị
NSNN Ngân sách nhà nước
TBYT Thiết bị y tế
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
2.1 Danh mục và mẫu báo cáo kế toán được áp dụng tại
2.2 Dự toán thu, chi nguồn thu sự nghiệp, thu dịch vụ năm
2.3
Phương án xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2018
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
3.1 Dự toán chi thường xuyên theo quý năm 2018 76
3.2 Dự toán thu chi linh hoạt theo quy mô giường bệnh của
3.3 Dự toán linh hoạt chi phí mở lớp liên kết với Trường
3.4 Báo cáo kiểm soát nguồn Thu năm 2018 82
Trang 92.5 Quy trình luân chuyển chứng từ của BVĐK tỉnh Kon
2.6 Quy trình luân chuyển chứng từ thu viện phí 58
2.7 Quy trình luân chuyển chứng từ chi từ nguồn ngân sách
2.8 Quy trình luân chuyển chứng từ chi từ nguồn thu viện
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán quản trị được xem như là một môn khoa học, một công cụ, một
hệ thống đo lường, thu thập, tổng hợp, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin hữu ích để đơn vị tổ chức quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động nhằm tối ưu hóa các mục tiêu của đơn vị Nếu như kế toán tài chính (KTTC) phản ánh thông tin trong quá khứ, mang tính khách quan thì kế toán quản trị (KTQT) phản ánh thông tin hiện tại, mang tính dự báo tương lai Như vậy cùng với KTTC, KTQT góp phần hoàn chỉnh hệ thống kế toán trong đơn vị, góp phần thiết lập để tạo thành một hệ thống thông tin chi tiết phục vụ cho việc điều hành và quản lý đơn vị
Với xu thế ngày càng phát triển như hiện nay, Việt Nam đang đưa ra những phương pháp để cải cách tài chính, trong đó đã ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 06/4/2015, Nghị định này quy định các nguyên tắc, quy định chung về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực: Giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, đồng thời Nghị định này ban hành đưa ra rõ lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước buộc các đơn vị sự nghiệp có thu phải tự chủ kinh tế, đặc biệt là các đơn vị sử nghiệp có thu như Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, thì việc điều chỉnh quản
lý các hoạt động thu chi một cách hợp lý trong thời gian cải cách các hoạt động của đơn vị sao cho phù hợp với Nghị định 16/2015/NĐ-CP là một điều còn rất khó khăn và nan giải Vì vậy muốn chủ động kiểm soát thu chi hiện tại, chúng ta cần đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính Tuy nhiên việc vận dụng kế toán quản trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum còn có nhiều vấn đề, chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho các chức năng khác
Trang 112
nhau của quản lý
Với đề tài “Vận dụng kế toán quản trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Kon Tum” tác giả mong muốn góp phần tăng tính hiệu quả trong việc quản
lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum nói riêng và các bệnh viện công lập nhà nước nói chung
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về vận dụng kế toán quản trị tại các bệnh viện công lập
- Nghiên cứu thực trạng vận dụng kế toán quản trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
- Đưa ra những giải pháp nhằm vận dụng kế toán quản trị tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Kon Tum, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính tại bệnh viện
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nội dung kế toán quản trị được vận dụng cho Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác kế toán quản trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum trong năm 2016-2017
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp mô tả kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích số liệu qua các năm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum Ngoài ra, luận văn còn kế thừa các kiến thức, kinh nghiệm tiếp thu được từ các tài liệu, công trình nghiên cứu về lĩnh vực có liên quan đến đề tài
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về mặt lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản của KTQT, làm rõ bản chất của KTQT, khẳng định vai trò của KTQT trong tổ chức Làm rõ đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý tài chính của các đơn vị sự
Trang 126 Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được trình bày thành 3 chương:
Chương 1:Cơ sở lý luận về kế toán quản trị trong các bệnh viện công lập
Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
Chương 3: Hoàn thiện kế toán quản trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum
7 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Việc nghiên cứu vận dụng kế toán quản trị tại các đơn vị sự nghiệp có thu cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu, như:
- Luận văn thạc sĩ “Vận dụng kế toán quản trị tại Trường Đại học Ngoại
ngữ, Đại học Đà Nẵng” của Nguyễn Thị Hường (2008), tác giả đã đánh giá
được tính thực tiễn về vận dụng kế toán quản trị đối với các trường đại học theo quy chế tài chính mới, nhận diện biểu hiện của việc vận dụng kế toán quản trị và đưa ra hướng vận dụng kế toán quản trị trong Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng Đề tài đã nêu rõ được những biểu hiện của kế toán quản trị tại Trường Đại học Ngoại ngữ để từ đó đưa ra định hướng hoàn thiện một số nội dung kế toán quản trị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài
Trang 134
chính cho đơn vị Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng kết lý luận, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp mô tả so sánh để làm rõ các vấn đề về lý luận, thực trạng và định hướng vận dụng kế toán quản trị trong Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
- Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Bệnh viện
Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An” của Chu Thị Thanh Huyền (2013), đã tổng quát
được cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong các đơn vị sự nghiệp có thu ở nước ta hiện nay Đồng thời đi sâu nghiên cứu, nêu lên thực trạng, nhận xét, đánh giá về hiệu quả cũng như hạn chế của kế toán quản trị chi phí tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị thực
tế mang tính khả thi nhằm hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An Tuy nhiên, luận văn mới chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí, mặt khác luận văn được hoàn thành trước khi Nghị định 16/2015/NĐ-CP được ban hành, vì vậy chưa đánh giá hết những vấn đề có liên quan đến kế toán quản trị tại đơn vị sự nghiệp công lập trong giai đoạn thực hiện cơ chế tự chủ hiện nay
- Luận văn thạc sĩ “Vận dụng kế toán quản trị tại Bệnh viện Đa khoa
tỉnh Đăk Lăk” của Bùi Thị Ngân Hà (2016), luận văn đã trình bày một số lý
luận về tổ chức kế toán cũng như những đặc điểm về cơ chế quản lý của các đơn vị SNCL trong giai đoạn hiện nay Luận văn cũng đã làm rõ thực trạng tổ chức vận dụng kế toán tại bệnh viện và chỉ ra những mặt còn hạn chế trong tổ chức quản lý tài chính của đơn vị Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất những giải pháp cụ thể cũng như những kiến nghị về việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế tài chính của bệnh viện
- Luận án tiến sĩ “Kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện công
Trang 145
trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội” của Vũ Thị Thanh Thủy (2017)
Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng về kế toán quản trị chi phí trong các bệnh viện, tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí trong các Bệnh viện công trực thuộc Bộ Y tế trên địa bàn Hà Nội Tác giả cũng đề xuất điều kiện thực hiện các giải pháp từ phía Nhà nước, Bộ Y tế và từ phía các bệnh viện để đảm bảo thực hiện được những giải pháp trên
Các nghiên cứu trên đều là những công trình khoa học có giá trị, tuy nhiên do công tác kế toán quản trị thường xuyên được đổi mới theo yêu cầu chung của quá trình cải cách quản lý tài chính nên một số vấn đề cần phải được cập nhật Mặt khác, qua quá trình hoạt động, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận, công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum hiện nay vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định và cho đến nay chưa
có đề tài, nghiên cứu nào về vận dụng kế toán quản trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, vì thế nghiên cứu đề tài này là cần thiết
Trang 156
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
1.1.1 Khái niệm về kế toán quản trị
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị:
Theo Luật Kế toán Việt Nam, Kế toán quản trị “là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”
Theo Viện nghiên cứu Kế toán quản trị của Mỹ, “Kế toán quản trị là một quy trình nhận dạng, tổng hợp, trình bày, giải thích và truyền đạt thông tin thích hợp cho nhà quản trị thiết lập chiến lược kinh doanh, hoạch định và kiểm soát hoạt động, ra quyết định kinh doanh, sử dụng có hiệu quả nguồn lực kinh tế, cải tiến và nâng cao giá trị doanh nghiệp, đảm bảo an toàn cho tài sản, kết hợp chặt chẽ việc quản trị và kiểm soát nội bộ”
Theo Kaplan và Atkinson (2004) thì “Kế toán quản trị là hệ thống kế toán cung cấp thông tin cho những nhà quản lý trong việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động của đơn vị Hoạt động của kế toán quản trị bao gồm việc thu thập, sắp xếp, phân loại, xử lý phân tích và báo cáo thông tin cho các nhà quản trị Không như thông tin do kế toán tài chính cung cấp cho những người
sử dụng bên ngoài đơn vị như nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp và cơ quan thuế, thông tin kế toán quản trị giúp cho việc ra quyết định trong nội bộ đơn vị”
Tóm lại, tùy thuộc vào các quan điểm khác nhau, có thể có những định nghĩa khác nhau về kế toán quản trị tuy nhiên sự khác nhau là không nhiều Các định nghĩa trên đều nhìn nhận kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành
Trang 167
không thể tách rời của hệ thống kế toán, có nhiệm vụ tổ chức thông tin kế toán trong đơn vị, KTQT có quan hệ chặt chẽ với KTTC trong việc sử dụng
số liệu kế toán chi tiết của KTTC, song KTQT không phải là kế toán chi tiết
Có thể nói, nhìn từ góc độ phục vụ cho việc quản lý và ra quyết định thì kế toán quản trị là công việc ghi chép, thu thập, đo lường, phân tích và xử lý các thông tin kinh tế tài chính nhằm phục vụ cho các nhà quản lý doanh nghiệp trong việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh doanh
1.1.2 Lịch sử phát triển của kế toán quản trị
Lịch sử phát triển của kế toán quản trị được chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Trước năm 1950, Kế toán quản trị tồn tại duới hình thức
kế toán chi phí Cùng với sự phát triển của sản xuất và các doanh nghiệp, kế toán chi phí cũng phát triển với nhiều nôi dung khác nhau như áp dụng kỹ thuật phân bổ chi phí sản xuất chung vào giá thành sản phẩm, đánh giá sản phẩm dở dang, đánh giá hàng tồn kho, Mục tiêu chủ yếu của kế toán quản trị là xác định chi phí và kiểm soát tài chính bằng cách sử dụng phương pháp lập dự toán và phương pháp tính giá thành sản phẩm Tuy nhiên, giá thành sản phẩm đươc xác định trong giai đoạn này chủ yếu phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính Trong giai đoạn này, kế toán quản trị được xem như là một hoạt động kế toán cần thiết nhằm đạt đươc mục tiêu của tổ chức
- Giai đoạn 2: Vào những năm 1960, các nhà kế toán nhận ra rằng các
thông tin chi phí sử dụng cho mục đích quản trị có sự khác biệt với các thông tin chi phí cho mục đích lập báo cáo tài chính Điều này dẫn đến sự chuyển hướng kế toán chi phí thành kế toán quản trị, việc cung cấp thông tin cho các mục tiêu lập kế hoạch và kiểm soát của nhà quản trị bằng cách sử dụng các phương pháp như phân tích ra quyết định, kế toán trách nhiệm quản lý
- Giai đoạn 3: Vào những năm 1980, khái niệm kế toán quản trị mới
Trang 178
bắt đầu được sử dụng rộng rãi, trong giai đoạn này kế toán quản trị tập trung vào việc giảm thiểu hao phí nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích quá trình quản lý chi phí
- Giai đoạn 4: Vào những năm 1990, kế toán quản trị chuyển qua quan
tâm vào việc tạo ra giá trị gia tăng bằng cách sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giá các yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng và tổ chức, có thể nói từ giai đoạn 3 trở đi, kế toán quản trị được xem là một bộ phận cấu thành của quá trình quản lý vì tất cả những nhà quản trị đều có thể trực tiếp tiếp cận với thông tin
Trong từng giai đoạn cả quá trình phát triển KTQT thể hiện sự thích nghi với những điều kiện mới đặt ra cho tổ chức, thể hiển bằng sự hoà nhập, kết cấu lãi Mỗi giai đoạn là sự kết hợp giữa cái cũ và cái mới, trong đó cái cũ được kết cấu lại để phù hợp với cái mới
Hiển nhiên, sự phát triển của kế toán quản trị sẽ được liên tục tiếp diễn Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa hoc công nghệ, nhiều công cụ mạnh được áp dụng vào việc xây dựng hệ thống kế toán quản trị, giúp cho hệ thống ngày càng hoàn thiện và phát huy được hiệu quả trong điều kiện môi trường hoạt động luôn thay đổi
Trong từng giai đoạn cả quá trình phát triển thể hiện sự thích nghi với những điều kiện mới đặt ra cho tổ chức, thể hiện bằng sự hoà nhập, kết cấu lãi Mỗi giai đoạn là sự kết hợp giữa cái cũ và cái mới, trong đó cái cũ được kết cấu lại để phù hợp với cái mới
1.1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ của kế toán quản trị
- Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin cho lãnh đạo ra quyết định quản trị có trọng tâm, giúp lãnh đạo có thể tham gia vào quá trình quản trị và điều hành hoạt động
+ Cung cấp thông tin: Thu thập và cung cấp thông tin cần thiết cho nhà
Trang 18- Nhiệm vụ của kế toán quản trị:
+ Thống kê các nguồn lực của tổ chức với mục đích kiểm soát và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực
+ Kiểm soát và phân tích hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ nhằm điều chỉnh các hoạt động cần thiết để đạt đƣợc mục tiêu đề ra
+ Hoạch định: Đây chính là quá trình xây dựng mục tiêu
+ Dự báo và đánh giá dự báo
1.1.4 Vai trò của kế toán quản trị
Kế toán quản trị là công cụ đánh giá việc thực hiện những mục tiêu thông qua việc phân tích chi phí, là công cụ kiểm tra quá trình thực hiện quá trình hoạt động theo kế hoạch đã đề ra, từ đó có những quyết định hợp lý để hoạt động ngày càng đạt hiệu quả cao hơn
- Vai trò của kế toán quản trị là cung cấp thông tin hữu ích liên quan đến việc lập kế hoạch, tổ chức điều hành hoạt động, kiểm tra kiểm soát và đƣa
- Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức điều hành hoạt động: Kế toán quản trị phải tổ chức ghi chép, xử lý thông tin, sắp xếp thông tin phù hợp cho từng tình huống khác nhau để các nhà quản trị xem xét ra quyết định
Trang 1910
đúng đắn nhất trong quá trình điều hành hoạt động
- Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát: Để giúp các nhà quản trị
có thể kiểm soát được hoạt động, kế toán quản trị sẽ cung cấp những báo cáo thực hiện và đánh giá việc thực hiện thông qua việc so sánh với dự toán
- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: Kế toán quản trị phải cung cấp thông tin linh họat, kịp thời cho nhà quản trị để ra các quyết định thích hợp
- Mối liên hệ của các chức năng như sau: Cung cấp thông tin cho việc lên kế hoạch, cung cấp thông tin cho tổ chức điều hành hoạt động, cung cấp thông tin cho quá trình kiểm soát, cung cấp thông tin cho quá trình đưa ra quyết định:
+ Trong việc lập kế hoạch, nhà quản lý vạch ra những bước phải làm để đưa hoạt động của đơn vị hướng về các mục tiêu đã xác định Những kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn Khi các kế hoạch được thi hành sẽ giúp cho việc liên kết tất cả các lực lượng của tất cả các bộ phận trong đơn vị hướng về các mục tiêu đã định
+ Trong việc tổ chức, nhà quản lý sẽ quyết định cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức, con người với các nguồn lực lại với nhau sao cho kế hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất Trong việc điều hành, các nhà quản lý giám sát hoạt động hàng ngày và giữ cho cả tổ chức hoạt động trôi chảy
+ Sau khi đã lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện kế hoạch Để thực hiện chức năng kiểm tra, các nhà quản lý sử dụng các bước công việc cần thiết để đảm bảo cho từng bộ phận và cả tổ chức đi theo đúng kế hoạch đã vạch ra Trong quá trình kiểm soát, nhà quản lý sẽ so sánh hoạt động thực tiễn với kế hoạch đã thiết lập So sánh này sẽ chỉ ra ở khâu nào công việc thực hiện chưa đạt yêu cầu, và cần sự hiệu chỉnh để hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu đã thiết lập
Trang 20Tất cả các quyết định đều có nền tảng từ thông tin Do vậy, một yêu cầu đặt ra cho công tác kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, chính xác cho nhà quản lý nhằm hoàn thành tốt việc ra quyết định
1.2 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP TẠI VIỆT NAM
1.2.1 Đặc điểm của bệnh viện công lập
- Là một đơn vị hành chính sự nghiệp có thu do cơ quan thẩm quyền
của nhà nước thành lập ra, đơn vị này sẽ cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng là khám chữa bệnh cho nguời dân, bệnh viện sẽ được cấp kinh phí và tài sản để thực hiện các chức năng cho nhà nước đề ra, đồng thời đơn vị còn tự tạo được nguồn thu thông qua nguồn thu BHYT và nguồn thu viện phí
- Là một đơn vị có tổ chức bộ máy, biên chế và bộ máy quản lý tài chính kế toán theo chế độ Nhà nước quy định;
- Có mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng đề ký gửi các khoản thu, chi tài chính thì đơn vị còn hoạt động tạo ra nguồn thu riêng
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện công lập
- Khám bệnh, chữa bệnh: Bệnh viện là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định; tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước
Trang 2112
- Đào tạo cán bộ: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện
- Nghiên cứu khoa học: Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng, những tiến độ khoa học kỹ thuật vào việc khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ người bệnh
- Chỉ đạo tuyến: Hệ thống các bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật, Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật tuyến dưới
- Phòng bệnh: Song song với khám bệnh, chữa bệnh phòng bệnh là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện
- Quản lý kinh tế trong bệnh viện: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước tổ chức việc hạch toán chi phí về khám bệnh, chữa bệnh trong bệnh viện
- Hợp tác quốc tế: Theo đúng các quy định của Nhà nước
1.2.3 Đặc điểm hoạt động tài chính của Bệnh viện công lập
Đặc điểm hoạt động của các bệnh viện công lập là việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội do Bộ Y tế giao phó
- Nguồn tài chính của các bệnh viện công lập bao gồm: Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu từ viện phí, BHYT, nguồn viện trợ, tài trợ,
quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật, nguồn khác
- Nội dung chi của các đơn vị sự nghiệp có thu:
+ Chi thường xuyên
+ Chi không thường xuyên
- Hàng năm sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp từ lãi tiền gửi ngân hàng, từ hoạt động dịch vụ đấu thầu giữ xe, căng tin, ) và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi bệnh viện công lập được trích lập các quỹ như sau: trích tối thiểu 25%
Trang 221.3 VẬN DỤNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.3.1 Sự cần thiết vận dụng kế toán quản trị vào các Bệnh viện công lập
Kế toán quản trị cần được áp dụng cho mọi thành phần kinh tế và mọi lĩnh vực kinh doanh, kể cả các bệnh viện công lập hay bất kỳ đơn vị sự nghiệp
có thu nào bởi vì bất cứ một tổ chức nào dù mục đích của họ là lợi nhuận hay phi lợi nhuận cũng đều phải tiến hành các hoạt động nhằm cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng Mọi tổ chức sẽ không tồn tại lâu dài nếu không đáp ứng được nhu cầu khách hàng nên các tổ chức đều mong muốn tối thiểu hóa chi phí đầu vào và tối đa hóa kết quả đầu ra để đạt được hiệu quả cao nhất
Với cơ chế quản lý tài chính mà nhà nước mới ban hành như hiện nay
là việc tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP buộc các bệnh viện công lập phải đưa ra các phương pháp để hoạt động có hiệu quả các nguồn lực hiện có đồng thời phát triển thêm các dịch vụ mới để tạo thêm nguồn thu Bệnh viện công lập phải hoạch định, kiểm soát chi phí, đánh giá trách nhiệm
cá nhân, đánh giá việc hoàn thành mục tiêu đề ra và ra các quyết định thích hợp Hơn nữa, trong giai đoạn nền kinh tế mở cửa hội nhập, ngày càng nhiều bệnh viện tư nhân được mở ra để phục vụ nguời bệnh do đó càng làm gia tăng
sự cạnh tranh đã và đang diễn ra trong lĩnh vực Y tế Vì vậy để thu hút người bệnh và các nguồn tài trợ buộc các nhà quản lý phải xây dựng được thương
Trang 2314
hiệu riêng cho bệnh viện của mình, nghĩa là chất lượng khám chữa bệnh phải ngày càng tăng cao sẽ tạo ra phải đạt chất lượng toàn diện, chứng tỏ được khả năng quản lý thật sự hiệu quả
Việc vận dụng kế toán quản trị vào các bệnh viện công với những nội dung phù hợp trong bối cảnh hiện nay là một tất yếu khách quan Mặc dù việc vận dụng diễn ra có phần chậm hơn so với lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì Y
tế không vì mục tiêu lợi nhuận nhưng nó vẫn phải diễn ra cho phù hợp với xu thế phát triển hiện nay
Với công cụ KTQT sẽ giúp bệnh viện công lập về:
- Dự toán nguồn thu và chi hoạt động của các đơn vị
- Tổ chức thực hiện KTQT hoạt động thu, chi theo dự toán
- Thực hiện kiểm soát tình hình thực hiện so với dự toán
- Cung cấp thông tin thích hợp để lãnh đạo các đơn vị có những quyết định mang lại hiệu quả tài chính cao
Với những công cụ này việc vận dụng KTQT vào hoạt động của các bệnh viện công lập như hiện nay là hoàn toàn phù hợp với xu thế hội nhập như hiện nay
1.3.2 Vận dụng kế toán quản trị trong việc lập dự toán
Dự toán là cách diễn đạt về lượng hóa các mục tiêu của quản lý và là một công cụ được dùng để phân tích quá trình hướng đến các mục tiêu kế hoạch đó Một bảng dự toán hiệu quả phải gắn chặt với chức năng quản trị
Dự toán là công cụ quan trọng cho việc hoạch định và kiểm soát Thông qua dự toán, nhà quản trị tiến hành đánh giá tình hình thu, chi dựa theo kế hoạch và thực tế đạt được trong phạm vi ngân sách đã dự toán, thấy được những thay đổi so với dự toán
Trong hoạt động của những bệnh viện công lập, dự toán có các tác dụng sau:
Trang 2415
- Là cơ sở để được xét duyệt và cấp kinh phí hoạt động hàng năm
- Là cơ sở để tổ chức, xây dựng bộ máy biên chế, tính toán cụ thể chế
độ đãi ngộ đối với CBVC
- Là cơ sở để tính toán đầu tư cơ sở vật chất nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu phục vụ khám chữa bệnh
Cách tiến hành lập dự toán:
a) Dự toán nguồn thu sự nghiệp
Dự toán các khoản thu sự nghiệp được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán khác
- Dự toán các khoản thu sự nghiệp là một hoạt động rất quan trọng đối với các bệnh viện công lập, song theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP buộc các đơn vị phải chủ động hơn cho trong việc chi tiêu, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn thu NSNN Dự toán này cần được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng quy định của Luật ngân sách
- Dự toán thu phí, lệ phí: gồm nguồn thu viện phí từ BHYT, viện phí
trực tiếp, nguồn thu dịch vụ theo Thông tư số 37/2015/TTLT-BYT-BTC quy định Dự toán thu viện phí được tính dựa vào số lượng khám chữa bệnh năm trước để làm kế hoạch lập dự toán cho năm nay
- Dự toán các khoản thu sự nghiệp khác: nguồn thu từ các dịch vụ khác
như: tiền đấu thầu căn tin, nhà xe, giường yêu cầu, khám chữa bệnh theo yêu cầu, các khoản thu hợp pháp khác,
Với những nguồn thu khám chữa bệnh theo yêu cầu đơn vị dựa trên lượng bệnh nhân đăng ký khám yêu cầu của năm trước và mức chỉ tiêu đề ra cho năm tới và giá khám chữa bệnh yêu cầu đã được thông qua cấp thẩm quyền cũng như lãnh đạo bệnh viện để tính dự toán mức thu khám chữa bệnh theo yêu cầu
Đối với các khoản thu này thì căn cứ vào nhu cầu tài chính của đơn vị, căn cứ vào chi phí bỏ ra và dựa vào quy định của nhà nước để xây dựng dự
Trang 2516
toán với các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi
phí và có tích lũy
b) Dự toán chi sự nghiệp
Dự toán chi hoạt động thường xuyên của đơn vị: Theo chức năng,
nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao và chi các hoạt động sự nghiệp Dự toán chi bao gồm chi từ ngân sách nhà nước và chi từ nguồn thu được để lại
Dự toán chi thanh toán cá nhân được xây dựng dựa vào số lượng cán bộ CNV hiện có, các dự toán còn lại được xây dựng chủ yếu vào số thực hiện của năm trước và nhu cầu cụ thể của năm dự toán
Dự toán nhóm chi cho con người (nhóm thanh toán cá nhân): bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp về lương (được tính theo chế độ hiện hành,
kể cả nâng bậc lương hàng năm trong từng đơn vị hành chính sự nghiệp), tiền thưởng, phúc lợi tập thể và các khoản nộp theo lương: Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá trình tái sản xuất sức lao động cho y bác sỹ, y tá, cán bộ công nhân viên của bệnh viện
− Dự toán nhóm chi về hàng hóa, dịch vụ, bao gồm các khoản chi: tiền điện, tiền nước, văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, hội nghị, đoàn ra, đoàn vào, xăng xe, chi mua hàng hoá, vật tư dùng cho công tác điều trị và khám bệnh; trang thiết bị kỹ thuật; sách, tài liệu chuyên môn y tế….
- Dự toán nhóm các khoản chi khác: Bao gồm chi các khoản lệ phí cầu đường, sân bay, bến bãi, bảo hiểm phương tiện, chi phí tiếp khách, chi lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập, chi lập quỹ phúc lợi khen thưởng, chi lập quỹ phát triển sự nghiệp và các chi phí khác
- Dự toán nhóm chi hỗ trợ vốn cho đơn vị, các quỹ và đầu tư vào tài sản: Bao gồm chi mua sắm, sửa chữa tài sản Hàng năm do nhu cầu hoạt động, do sự xuống cấp tất yếu của tài sản cố định dùng cho hoạt động chuyên
Trang 2617
môn cũng như quản lý nên thường phát sinh nhu cầu kinh phí để mua sắm, trang bị thêm hoặc phục hồi giá trị sử dụng cho những tài sản cố định đã xuống cấp
- Chi hoạt động chuyên môn quản lý: Căn cứ vào nhiệm vụ được giao
và khả năng nguồn tài chính, đơn vị được quyết định mức chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý, nhưng tối đa không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định
- Dự toán chi hoạt động không thường xuyên: Đơn vị chi theo quy định của Luật NSNN và pháp luật hiện hành với từng nguồn kinh phí như chi các khoản sửa chữa phát sinh đột xuất, chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, chi dự án, chi viện trợ… Đối với chi hoạt động không thường xuyên này, bệnh viện lập kế hoạch chi theo đúng nội dung mục chi được Nhà nước giao dự toán
c) Dự toán kết quả hoạt động tài chính
Dự toán kết quả hoạt động tài chính là phần chênh lệch thu lớn hơn chi giữa tổng dự toán thu và tổng dự toán chi của bệnh viện Đây là phần dôi ra
để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập 4 quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ phúc lợi, Quỹ khen thưởng, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập
d)Dự toán phân phối kết quả hoạt động tài chính
Được xây dựng sau khi đã có dự toán kết quả hoạt động tài chính thu lớn hơn chi Dự toán phân phối kết quả hoạt động tài chính được xây dựng và
sử dụng theo Khoản 3 Điều 12 của Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy định như sau:
- Dự toán Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: Trích tối thiểu 25%
phần chênh lệch thu lớn hơn chi Quỹ này được dùng để đầu tư, phát triển nâng cao hoạt động sự nghiệp, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
Trang 2718
mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc, chi áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ, trợ giúp thêm đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề năng lực công tác cho cán bộ, viên chức đơn vị; được sử dụng góp vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và khả năng của đơn vị
và theo quy định của pháp luật Việc sử dụng Quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
- Dự toán trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: Trả thu nhập
tăng thêm cho người lao động Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ
do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị;
- Dự toán Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập: Đối với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá
3 tháng tiền công, tiền lương và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm Quỹ dự phòng ổn định thu nhập để đảm bảo thu nhập cho người lao động Quỹ khen thưởng dùng để thưởng định kỳ, đột xuất cho tập thể, cá nhân trong và ngoài đơn vị theo hiệu quả công việc và thành tích đóng góp vào hoạt động của đơn vị Mức thưởng do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Quỹ phúc lợi dùng để xây dựng, sửa chữa các công trình phúc lợi, chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể của người lao động trong đơn vị; trợ cấp khó khăn đột xuất cho người lao động, kể cả trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức; chi thêm cho người lao động trong biên chế thực hiện tinh giản biên chế Thủ trưởng đơn vị quyết định việc sử dụng quỹ theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị
Trang 28Để đạt được mục tiêu trên, nhà quản trị bệnh viện phải sử dụng tổng hợp các thông tin của nhiều bộ phận trong đơn vị, thông tin bên trong và bên ngoài, thông tin định lượng, định tính để phán đoán và thực hiện các kế hoạch, dự toán đã xây dựng Đây là giai đoạn quyết định nhất, bởi vì các quyết định quản lý tài chính phải hết sức linh hoạt, phù hợp với các mục tiêu hoạt động
1.3.4 Vận dụng kế toán quản trị trong việc kiểm tra đánh giá thực hiện dự toán
Vận dụng kế toán quản trị kiểm tra bằng cách tiến hành so sánh kết quả thực hiện với dự toán được lập Thông qua kết quả so sánh đó cho thấy sự khác nhau giữa thực hiện và dự toán để từ đó đưa ra hướng xử lý khi phát sinh tình huống
Dự toán, kiểm tra và đánh giá hoạt động tài chính là công cụ chủ yếu để điều hành và quản lý các hoạt động thu - chi tài chính của bệnh viện nhằm đạt các mục tiêu, kế hoạch hoạt động đã đề ra
a) Kiểm tra công tác thu
Hàng năm BV xây dựng kế hoạch thu tài chính của từng nguồn kinh phí: NSNN, BHYT, Viện phí trực tiếp, nguồn dịch vụ Kế hoạch tài chính này được xây dựng dựa vào tình hình thu thực tế của năm trước để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho năm sau
Sau khi được cơ quan chủ quản giao kế hoạch thu chi tài chính, BV triển khai tổ chức thực hiện việc thu tài chính của đơn vị làm sao thu đúng, thu đủ theo pháp luật của nhà nước, cụ thể:
Trang 2920
Nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước: Nhận dự toán giao hàng năm của
cơ quan chủ quản về việc chi tiền lương và các hoạt động chuyên môn của
BV (nguồn kinh phí thường xuyên) Nguồn kinh phí không thường xuyên: nguồn kinh phí này được cấp chi tiết theo từng danh mục mua sắm, sửa chữa
mà đơn vị đã xây dựng kế hoạch tài chính đầu năm, số kinh phí mà đơn vị đề xuất sẽ được cơ quan chủ quản cân đối trong phần ngân sách của tỉnh để cấp cho đơn vị Đơn vị căn cứ trên từng danh mục mua sắm, sửa chữa cụ thể để triển khai thực hiện
Nguồn thu sự nghiệp: BV thực hiện thu đúng, thu đủ các nguồn thu BHYT, viện phí trực tiếp, đồng thực hiện tăng mức viện phí theo đúng lộ trình theo Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC đưa ra
Nguồn thu dịch vụ: Mức thu các dịch vụ cho thuê mặt bằng theo giá đấu thầu hàng năm; mức thu của dịch vụ khám chữa bệnh yêu cầu theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Đối với các khoản thu từ việc đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ
chức thì cần phải kiểm tra, đối chiếu giữa thông báo, kế hoạch và việc thực hiện
Vào giữa năm, BV cân đối lại số thực thu trong năm và đối chiếu, so sánh với xây dựng kế hoạch tài chính đầu năm Nguồn kinh phí không thường xuyên theo từng danh mục nếu có thừa, thiếu cần thay đổi, bổ sung thì làm tờ trình gửi Sở Y tế để xin điều chỉnh danh mục để chuyển từ những mục thừa sang sử dụng cho những khoản kinh phí bị thiếu Nguồn thu sự nghiệp (BHYT, viện phí trực tiếp, dịch vụ) nếu vượt thu theo xây dựng kế hoạch tài chính thì làm tờ trình bổ sung tăng thêm nguồn thu sự nghiệp để có thể sử dụng, bổ sung nguồn kinh phí hoạt động sử dụng trong năm
Việc kiểm soát các nguồn thu của BV do Phòng Tài chính Kế toán phụ trách, Phòng Tài chính Kế toán có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thu viện phí cho đúng, đủ theo đúng quy định về giá viện phí của liên Bộ Tài
Trang 3021
chính - Bộ Y Tế - Bộ Lao động thương binh và xã hội; và có báo cáo thu hàng tháng, hàng quý
b) Kiểm tra công tác chi
- Kiểm soát chi là việc phân tích tình hình chi thực tế so với dự toán để đảm bảo chi đúng theo dự toán đã phê duyệt và để cân đối thực hiện mục tiêu chi, tránh tình trạng có mục chi thì quá nhiều dẫn đến lãng phí hoặc mục chi thì quá ít do thiếu hụt kinh phí
- Các khoản chi được lập kế hoạch định mức chi hàng năm theo từng nhóm mục chi trên cơ sở tình hình tài chính của năm trước
- Để thực hiện tốt các khoản chi không sai mục đích thì BV phải có định mức chi từng tháng, quý Các khoản chi được Phòng Tài chính Kế toán xem xét chi cho đúng mục chi theo bảng kế hoạch đề ra
- Những khoản chi đã xây dựng theo kế hoạch đầu năm không sử dụng đến thì phải điều chỉnh qua mục chi khác cho hợp lý, hạn chế tình trạng dư thừa kinh phí cuối năm
c) Đánh giá tình hình hoạt động giữa thực hiện và dự toán
Dự toán, kiểm tra và đánh giá hoạt động tài chính là công cụ chủ yếu để
điều hành và quản lý các hoạt động thu, chi tài chính của bệnh viên nhằm đạt các mục tiêu kế hoạch hoạt động đã đề ra Về mặt thực hiện thì nó là kiểm soát giữa chi thực tế với chi dự toán để đánh giá, xem xét cũng như có cơ sở
lập dự toán cho kỳ tiếp theo
Nội dung chủ yếu của việc đánh giá là:
- Đánh giá và tính toán hiệu quả của các hoạt động khám chữa bệnh, và các hoạt động dịch vụ khác
- Kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch,
dự toán và so với các năm trước
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, phát hiện tiềm năng và đề
ra biện pháp khai thác hiệu quả
Trang 3122
1.3.5 Vận dụng kế toán quản trị trong việc ra quyết định
Cũng giống như việc hoạch định, việc ra quyết định chỉ đề cập đến khuôn khổ kinh tế của từng hoạt động khám chữa bệnh, mục này chỉ đề cập đến các khía cạnh về chi phí của việc ra quyết định Tuy nhiên các chi phí không phải là tiêu chí duy nhất trong việc ra quyết định nhưng quyết định lại ảnh hưởng đến các chi phí
- Quyết định mang tính ngắn hạn
Là việc ra quyết định có liên quan đến các lựa chọn tức thời, đến từng giao dịch một như thể đó là hoạt động duy nhất và được đánh giá dựa trên giá trị của từng hoạt động
Các quyết định mang tính ngắn hạn như: quyết định mức giá khám nghĩa vụ quân sự trong đợt tuyển quân, khám sức khỏe tổng quát cho một đơn
vị nào đó, quyết định về ký hợp đồng liên kết đào tạo cho một trường y,
Muốn đưa ra các quyết định này thì đòi hỏi cần phải có những thông tin
cụ thể về chi phí mà trong đó chi phí được phân loại thành chi phí cố định và chi phí biến đổi Chi phí cố định là những chi phí không thể bỏ đi được như là tiền lương, tiền phụ cấp, tiền khấu hao tài sản cố định, Khi các chi phí cố định gia tăng thì yêu cầu đặt ra là phải tính toán giá khám bao nhiêu? Những dịch vụ nào sẽ được đưa vào để khám tổng quát? Lượng nguời khám cho từng đợt, với nguyên tắc lấy thu bù chi và có được mức tích lũy mong muốn
Đối với những loại quyết định này cần đưa ra những phân tích liên quan đến chi phí đầu vào như hóa chất, vật tư, thuốc men…, số cán bộ tham gia hoạt động khám chữa bệnh, sau đó tổng lại mức chi phí cho từng hoạt động từ đó so sánh mức giá khám theo quy định của nhà nước, từ đó nhà quản trị mới đưa ra quyết định
- Quyết định mang tính dài hạn
Là quyết định giúp nhà quản lý giải quyết được bài toán kinh tế hoạch địch chiến lược lâu dài
Trang 3223
Các quyết định mang tính dài hạn là các quyết định về việc mua sắm trang thiết bị mới hay cải tạo trang thiết bị cũ, quyết định về đầu tƣ mở rộng
cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động lâu dài của bệnh viện
Hiện nay việc công bố mức giá khám chữa bệnh theo Thông tƣ liên tịch
số 37/2015/ TTLT-BYT-BTC cũng là một trong những yếu tố để các nhà quản trị đƣa ra các quyết định liên quan đến chi phí trực tiếp nhƣ việc mua sắm thuốc men, hóa chất,… sao cho phù hợp nhất
Trang 3324
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Ở Chương 1, luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa những nội dung cơ bản của KTQT Cụ thể: Khái niệm, vai trò, lịch sử phát triển, mục tiêu nhiêm vụ và đặc điểm thông tin của kế toán quản trị Luận văn cũng trình bày đặc điểm, hoạt động tài chính của các bệnh viện công lập và ảnh hưởng của quản lý tài chính đối với công tác kế toán ở các bệnh viện công lập Từ đó nêu ra những nội dung KTQT có thể vận dụng ở các bệnh viện công lập như: Lập dự toán, kiểm tra đánh giá thực hiện dự toán, vận dụng KTQT cho việc ra quyết định Những vấn đề đưa ra chắc chắn chưa được đầy đủ và toàn diện nhưng đây là những vấn đề cơ bản và thiết thực của kế toán quản trị nhằm xác lập cơ sở lý luận nghiên cứu cho việc phản ánh thực trạng kế toán quản trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum ở Chương 2 và đưa ra hướng hoàn thiện ở Chương 3
Trang 3425
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM 2.1 TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KON TUM
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum được thành lập theo Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 20/3/1992 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum, từ một Bệnh viện đa khoa khu vực với quy mô nhỏ, trang thiết bị y tế nghèo nàn, lạc hậu; trải qua nhiều giai đoạn, vượt qua thời gian bao khó khăn, nhờ sự quan tâm của Ngành chủ quản, các cấp Chính quyền đã dần từng bước phát triển, rút ngắn khoảng cách về mọi mặt so với các bệnh viện tuyến tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và lân cận Đến nay là một bệnh viện tuyến tỉnh hạng II với quy mô 480 giường bệnh, phấn đấu trở thành Bệnh viện hạng I trực thuộc tỉnh vào năm 2020 Trong những năm qua, Bệnh viện tỉnh nhờ sự đoàn kết của tập thể Lãnh đạo, các Đoàn thể và toàn thể CBVC-NVYT thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó là chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân, là nơi mà mọi tầng lớp nhân dân gửi gắm sức khỏe, tính mạng khi gặp hoạn nạn ốm đau …
Qua 26 năm hoạt động và phát triển, đến nay Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum đã có quy mô rộng lớn với hơn 500 giường bệnh, kỹ thuật hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo, tri thức y học đã được nâng lên với
630 người, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện
Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum có những chức năng chính như sau:
- Cấp cứu - khám bệnh - chữa bệnh: Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu,
Trang 3526
khám bệnh, chữa bệnh nội trú hay ngoại trú; tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà nước; có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh; tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu; chuyển người bệnh lên tuyến trên khi bệnh viện không đủ khả năng giải quyết
- Đào tạo cán bộ y tế: Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y
tế ở bậc Trung học; tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong bệnh viện và tuyến dưới để nâng cao trình độ chuyên môn
- Nghiên cứu khoa học về y học: Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc; nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên sức khoẻ trong địa bàn tỉnh và các ngành; kết hợp với bệnh viện tuyến trên và các bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của bệnh viện
- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật: Lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới (bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn; kết hợp với bệnh viện tuyến dưới thực hiện các trương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh và các ngành
- Phòng bệnh: Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực
hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch
- Hợp tác quốc tế: Hợp tác với các tổ chức hoặc cá nhân ở nước ngoài
theo quy định của nhà nước
- Quản lý kinh tế y tế: Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách nhà nước cấp Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám chữa bệnh; tạo thêm
Trang 36:chỉ đạo trực tiếp phối hợp thực hiện
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Bệnh Viện Đa Khoa tỉnh Kon Tum
BAN GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG
CHỨC NĂNG
CÁC KHOA LÂM SÀNG
CÁC KHOA CẬN LÂM SÀNG
- Khoa Ngoại Tổng quát
- Khoa Ngoại thần kinh
- Khoa Chấn thương chỉnh hình
- Khoa Nội tổng quát
- Khoa Nội tim mạch
- Khoa Truyền nhiễm
- Khoa Ung bướu
- Khoa Điều trị theo yêu cầu
- Khoa Nội soi
- Khoa Dược
- Khoa Chống nhiễm khuẩn
- Khoa Dinh dưỡng
CÁC KHOA HẬU CẦN
Trang 3728
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận:
- Giám đốc: Giám đốc bệnh viện là người đứng đầu bệnh viện, chịu
trách nhiệm trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động của bệnh viện
- Phó Giám đốc: Phó Giám đốc là người giúp Giám đốc về từng mặt công tác do Giám đốc phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quyết định của mình Phó Giám đốc được quyền thay Giám đốc giải quyết những công việc theo giấy uỷ quyền của Giám đốc và phải báo cáo lại
những công việc đã giải quyết với Giám đốc
- Phòng Kế hoạch tổng hợp: Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực
tiếp của Giám đốc bệnh viện
Nhiệm vụ: Căn cứ vào nhiệm vụ của BV, hướng dẫn các khoa, phòng lập kế hoạch thực hiện các mặt hoạt động của BV; tổ chức, theo dõi, đôn dốc, đánh giá, hiệu quả việc thực hiện kế hoạch, quy chế BV để báo cáo Giám đốc xem xét, chỉ đạo; tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong BV và tuyến dưới Phối hợp với Trường Cao đẳng Cộng đồng để tổ chức thực hành cho học viên, sinh viên; tổng kết đánh giá công tác chuyên môn, triển khai công tác nghiên cứu khoa học trong toàn BV; tổ chức việc điều hoà phối hợp công tác giữa các khoa, phòng trong BV, giữa BV với các cơ quan có liên quan nhằm nâng cao hiệu quả công tác khám bệnh, chữa bệnh của Bệnh viện; đảm bảo việc lưu trữ, thống kê, khai thác hồ sơ theo bệnh án theo quy định; tổ chức công tác thường trực, trực đêm, làm thêm giờ toàn BV; xây dựng quy hoạch phát triển chuyên môn kỹ thuật của BV để trình Giám đốc xét duyệt và báo cáo cấp trên; lập kế hoạch chỉ đạo tuyến dưới, trình Giám đốc phê duyệt
để tổ chức thực hiện; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn kỹ thuật của tuyến dưới; phối hợp các chuyên khoa tổ chức thực hiện đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới, đồng thời làm tốt công tác nghiên cứu khoa học; định kỳ sơ kết, tổng kết công tác điều trị, đúc rút
Trang 38công tác chăm sóc người bệnh toàn diện
- Phòng vật tư - thiết bị y tế: Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc Bệnh viện và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ
công tác vật tư, thiết bị y tế trong Bệnh viện
- Phòng Hành chính quản trị: Phòng Hành chính quản trị là phòng
nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước
Giám đốc về toàn bộ công tác hành chính quản trị trong Bệnh viện
- Phòng Tổ chức cán bộ: Là phòng nghiệp vụ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về tổ chức thực hiện công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệ chính trị nội bộ của bệnh viện
- Phòng Tài chính kế toán: Phòng Tài chính kế toán của bệnh viện là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của bệnh viện
2.1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán tại Bệnh viện
a) Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
- Bộ máy kế toán tại Bệnh viện được tổ chức theo mô hình tập trung Với mô hình bộ máy kế toán tập trung, các nhân viên kế toán bệnh viện được
tổ chức thành các bộ phận kế toán phần hành Mỗi bộ phận kế toán sẽ phụ trách riêng từng phần hành kế toán riêng, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp
số liệu của các bộ phận kế toán gửi lên để lập báo cáo tài chính
- Bộ máy kế toán trong bệnh viện ngoài việc ghi chép thu thập xử lý và cung cấp thông tin kinh tế tài chính còn phải thực hiện các chức năng của
Trang 3930
quản lý tài chính như: xây dựng các dự toán thu của bệnh viện căn cứ vào việc xác định khả năng thu, xây dựng dự toán chi theo đúng định mức, mục lục ngân sách, lập dự toán kinh phí, theo dõi việc thực hiện dự toán thu chi bệnh viện, lập báo cáo kế toán phục vụ cho công tác quản lý và điều hành bệnh viện; thực hiện chức năng kiểm tra giám sát đánh giá việc thu hút quản
lý và sử dụng các nguồn tài chính, tài sản trong đơn vị, từ đó đưa ra phương pháp sử dụng vốn và nguồn lực hiệu quả Tổ chức bộ máy kế toán được thể
hiện qua Hình 2.2
Hình 2.2 Sơ đồ bộ máy kế toán tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum
Từ sơ đồ bộ máy kế toán tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum được thể hiện qua Hình 2.2 ta sẽ thấy rõ chức năng của từng bộ phận như sau:
- Trưởng phòng Tài chính kế toán: Là người lãnh đạo tổ chức công tác
kế toán và bộ máy kế toán bệnh viện, kiểm tra giám sát hoạt động kế toán, cân đối thu chi, quyết toán và các báo cáo tài chính định kỳ
- Kế toán tổng hợp kiêm kế toán dược: Hỗ trợ kế toán trưởng điều hành
về công tác tổ chức kế toán, là người lãnh đạo trực tiếp tổ chức công tác kế
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp kiêm kế toán dược
Kế toán cá
khoản thu
Kế toán vật tư và tài sản cố định
Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán
Thủ Quỹ
Thu ngân nội trú Thu ngân ngọai trú
Trang 4031
toán, kiểm tra giám sát trực tiếp hoạt động kế toán của từng kế toán viên, tổng hợp, cân đối tình hình thu chi, quyết toán ngân sách; tính toán chính xác và đầy đủ tình hình mua vào và tổng nguồn xuất ra của tất cả các loại dược phẩm
và các loại y dụng cụ
- Kế toán các khoản thu: Chịu trách nhiệm theo dõi các khoản thu viện phí toàn viện, bao gồm cả các khoản thu BHYT, và các khoản thu sự nghiệp, thu dịch vụ khác phát sinh tại đơn vị
- Kế toán vốn bằng tiền và thanh toán: Chịu trách nhiệm phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình thu, chi bằng tiền mặt và chuyển khoản Cuối ngày phải có số liệu tiền mặt còn tồn quỹ để đối chiếu với thủ quỹ; tính toán chính xác, kịp thời các khoản thanh toán với công nhân viên chức và người lao động
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Chịu trách nhiệm tính toán, phản ánh kịp thời
và kiểm tra chặt chẽ tất cả các loại tài sản, vật tư trong kho trên các mặt: số lượng, chủng loại, giá trị và thời gian cung cấp
- Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt thực tế tại bệnh viện, thực hiện việc kiểm tra quỹ, ghi chép sổ quỹ và lập báo cáo tồn quỹ theo quy định
- Thu ngân ngoại trú và thu ngân nội trú chịu trách nhiệm thu tiền trực tiếp từ bệnh nhân
b) Hình thức và chế độ công tác kế toán
- Hình thức kế toán đang áp dụng Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum là
“Chứng từ ghi sổ”, “Công tác hạch toán kế toán” tại Bệnh viện sử dụng hệ thống tài khoản dành cho đơn vị hành chính sự nghiệp được ban hành tại Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp Trên cơ sở đó và tùy theo thực tế hoạt động, kế toán có thể mở thêm các tài khoản con cấp 2, cấp 3 để phục vụ hạch toán