đại học cần thơ đại học cần thơ đại học cần thơ đại học cần thơ - -- - khoa nông nghiệp khoa nông nghiệp khoa nông nghiệp khoa nông nghiệp giáo trình giảng dạy trực tuyến Đờng 3/2, Tp. Cần Thơ. Tel: 84 71 831005, Fax: 84 71 830814 Website: http://www.ctu.edu.vn/knn email: dminh@ctu.edu.vn, vtanh@ctu.edu.vn BệNH CHUYêN KHOA BệNH CHUYêN KHOABệNH CHUYêN KHOA BệNH CHUYêN KHOA CHơNG 23: BệNH HạICâYTIêU Giáo Trình Bệnhcây Chuyên Khoa 287 CHƯƠNG XXIII BỆNH HẠICÂYTIÊU Hiện nay, thành phần bệnhhạitiêu trồng ở vùng ĐBSCL rất phong phú. Có gần 30 dạng bệnhhạitiêu trồng ở vùng ĐBSCL, chủ yếu có các bệnh sau đây: BỆNH RỤNG LÓNG (Tiêu cùi) I. TRIỆU CHỨNG và TÁC NHÂN GÂY BỆNH. Các lóng rụng dần từ đọt xuống hoặc rụng đồng loạt nhiều lóng, tùy theo loại tác nhân gây bệnh. Bệnh có thể do các ký sinh hoặc do thiếu kích thích tố tăng trưởng. - Bệnh do nấm Rhizoctonia solani: nấm tấn công ở đốt dây tiêu, làm đốt thối nâu đen rồi rụng phần lóng phía trên đốt. - Bệnh do nấm Phytophthora sp.: nấm tấn công phần lóng, làm lóng thối dần xuống đốt bên dưới rồi lóng mới rụng. - Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas sp.: vi khuẩn tấn công từ đọt, làm đọt bò héo, bệnh lan dần xuống, làm lóng rụng dần dần. - Bệnh do thiếu chất Kích thích tố tăng trưởng. II. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH. - Phun phòng trò bệnh do nấm Rhizoctonia hoặc do vi khuẩn Pseudomonas bằng thuốc Copper B. Phun phòng trò bệnh do nấm Phytophthora bằng thuốc Aliette 0,4%, phun đònh kỳ 15 ngày/lần. - Nếu rụng lóng do thiếu Kích thích tố tăng trưởng thì bổ sung. Giáo Trình Bệnhcây Chuyên Khoa 288 BỆNHTIÊU ĐIÊN I. TRIỆU CHỨNG và TÁC NHÂN GÂY BỆNH. Trên lá non có những đốm nhỏ màu vàng, bệnh lan dần lên đọt mỗi lúc càng nặng hơn. Bệnh nặng, đọt và các lá non nhỏ lại, quăn queo, dây tiêu cằn cổi, năng suất kém. Bệnh chưa được xác đònh rõ tác nhân gây ra. Bệnh có thể do virus hoặc do mycoplasma và có thể có một loài Rầy xanh truyền bệnh; tuyến trùng Xiphinema cũng có thể là nguyên nhân lây lan bệnh; cũng có thể do thiếu nguyên tố vi lượng Mg. II. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH. Khi bệnh mới bắt đầu xuất hiện, trộn đất với phân tro rồi bón thêm vào gốc tiêu. Nếu bệnh do thiếu Mg, thì cần phát hiện bệnh sớm và phun dung dòch Mg. Ngăn ngừa Rầy xanh và tuyến trùng. BỆNH THỐI CỔ RỂ I. TRIỆU CHỨNG và TÁC NHÂN GÂY BỆNH. Dây tiêu có màu vàng và héo từ đọt xuống. Cổ rể có vết bệnh ẩm ướt, thối làm vỏ cổ rể bong ra. Dưới vết bệnh mọc ra một số chồi mới. Bệnh do nấm Phytophthora parasitica var. piperina, nấm lưu tồn trong đất, sinh ra noãn-bào-tử (oospores) và động- bào-tử (zoospores). Động-bào-tử di chuyển được trong đất và dọc theo dây tiêu khi dây bò ướt. Nấm thường tấn công nơi cổ rể. II. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH. - Phòng bệnh: đây là biện pháp chủ yếu cho hiệu quả cao đối với bệnh nầy. Nên bón nhiều phân chuồng đã hoai mục, nhất là phân trâu bò. Ở vùng ĐBSCL, nên vun mô lên khỏi mặt líp, không nên bón phân heo hoặc phân gà. Có thể phun thuốc Copper Zinc 0,4% lên cổ rể để ngừa bệnh. Giáo Trình Bệnhcây Chuyên Khoa 289 - Trò bệnh: phun thuốc Aliette 0,4% lên lá (nếu lá còn tươi) hoặc tưới vào rể (nếu lá đã bò héo). Thuốc không có tác dụng tiếp xúc mà có tác dụng lưu dẫn được cả hai chiều lên và xuống. BỆNH HÉO RỦ I. TRIỆU CHỨNG và TÁC NHÂN GÂY BỆNH. Các lá dưới bò vàng và héo dần lên các lá trên, dây bò héo đột ngột. Trong dây tiêu có màu đen, rể cũng có màu đen. Bệnh do nấm !IFusarium!i sp. gây ra, nấm bệnh lưu tồn chủ yếu trong đất và tấn công vào rể, thường là ở rể của những dây bò suy yếu do tuyến trùng gây hại hoặc ở rể có vết thương. Nấm phát triển bên trong rể và lan dần lên trên. II. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH. Chủ yếu là khâu phòng bệnh, bằng cách vun mô cao, bón phân chuồng hoai mục. Phòng trò tuyến trùng ở rể bằng cách rải thuốc Basudin vào gốc. Tránh gây vết thương cho rể khi vun xới gốc. Bệnh tương đối khó trò vì khi cây biểu hiện triệu chứng ra ngoài thì bệnh đã trầm trọng. BỆNH HÉO DÂY I. TRIỆU CHỨNG và TÁC NHÂN GÂY BỆNH. Bệnh do hai loài nấm gây ra với triệu chứng thay đổi tùy theo tác nhân. - Héo dây do nấm !ISclerotium!i sp. : cây bò héo dần dần, nên bệnh còn có tên là bệnh "héo chậm". Lá vàng, vết bệnh màu nâu xuất hiện ở phần thân cách mặt đất khoảng 1-2 dm. Bệnh nặng, nhu mô nơi vết bệnh rả ra. - Héo dây do nấm Botryobasidium rolfsii : bệnh thường phát triển vào mùa mưa, có hiện tượng héo như trên nhưng không có vết bệnh trên thân. Các rể non bò thối đen, bệnh nặng, cả bộ rể bò thối. Giáo Trình Bệnhcây Chuyên Khoa 290 II. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH. - Giữ đất và vườn tiêu được thoáng. Vun mô lên và trộn nhiều phân chuồng hoai mục. - Phun thuốc Copper B hoặc Rovral, phun lên dây tiêu đònh kỳ 10-15 ngày/lần để phòng trò bệnh. BỆNH BƯỚU RỂ (VÀNG LÁ do Tuyến Trùng, CHẾT CHẬM, Root-knot nematodes) I. TRIỆU CHỨNG BỆNH. Lá bò vàng đều trên toàn cây, trông gần giống như hiện tượng bò thiếu đạm, nhưng bệnh thường chỉ xuất hiện rải rác từng đám, còn triệu chứng thiếu đạm thì lại xảy ra nguyên đám. Một số lá có hiện tượng cháy từ chóp lá vào. Gặp nắng gắt, lá héo giống như bò thiếu nước trầm trọng. Cây phát triển kém, cho ít trái, năng suất giảm. Rể phát triển kém, thường ngắn lại và ít đâm rể phụ, Rể có nhiều bướu, gây biến dạng các mạch dẫn truyền trong các bướu, từ đó sẽ làm rối lọan hoặc làm ngưng sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng. Vào mùa nắng, câybệnh bò khô héo rất nhanh, triệu chứng bệnh càng thể hiện rõ nét và nặng hơn. Trái lại, vào mùa mưa, bệnh trở nên giảm nhẹ đi nếu cây được chăm sóc tốt và tăng cường phân bón đầy đủ hơn. Sau khi bò tuyến trùng tấn công, rể bò tổn thương, mở đường cho các vi sinh vật khác phụ nhiểm thêm, như các giống nấm có sẵn trong đất: Fusarium, Rhizoctonia, Pythium, Phytophthora, . làm cây càng suy yếu hơn. II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH. Bệnh do tuyến trùng Meloidogyne spp., trong đó, hai loài phổ biến nhất là: M. incognita và M. arenaria. Loài incognita thường tạo ra các bướu rể có kích thước rất to (có thể đạt gần 2cm với hàng chục con trưởng thành trong mỗi bướu, đây là kết quả Giáo Trình Bệnhcây Chuyên Khoa 291 được quan sát ở một số vườn tiêu của huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh) so với bướu rể tạo ra do loài arenaria được quan sát ở Hà Tiên và Phú Quốc. Mầm bệnh có vòng đời ngắn (3 tuần - 2 tháng), thay đổi tùy theo cây ký chủ và môi trường sống. Nhiệt độ đất tối hảo cho tuyến trùng phát triển là 20-30 độ C. Loài incognita có khả năng chòu đựng điều kiện nhiệt độ cao hơn loài arenaria: trên 32 độ C, loài arenaria sẽ giảm khả năng đẻ trứng và tạo bướu nhỏ lại, còn loài incognita thì vẫn tiếp tục sinh sản được ở nhiệt độ đất lên đến trên 35,5 độ C. Tuyến trùng có khả năng gây hại cho cây từ khi mới nở từ trứng. Trứng được đẻ trong mô rể cây hoặc trong đất: nếu ấu trùng nở trong mô rể cây, sẽ chích hút tại chỗ; còn nếu nở từ trứng trong đất thì ấu trùng sẽ di chuyển tìm rể cây để tấn công. Khi còn ở trong đất, ấu trùng không ăn uống gì cả mà vẫn có thể sống được trong nhiều tháng. Sau khi xâm nhập vào rể, ấu trùng di chuyển đến gần trụ trung tâm, cố đònh tại đó rồi bắt đầu chích hút. Trước khi chích hút dòch cây, tuyến trùng thường tiết ra một chất dòch tiêu hóa, chất nầy làm cho các tế bào ở trụ mạch phát triển to ra, đồng thời làm tăng tốc độ phân cắt tế bào vùng vỏ trụ, nên rể cây phình to ra thành bướu. III. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH. - Trồng đúng mùa vụ. Dùng dây tiêu mạnh để làm giống. - Bón phân cân đối, tăng cường bón thêm phân hữu cơ đã thật hoai mục. Tránh ngập úng và vệ sinh tốt cho vườn tiêu. Có thể trồng quanh gốc câytiêu các loại cây chống tuyến trùng như Cúc, Vạn Thọ v.v ., nhằm hạn chế sự phát triển của tuyến trùng gây hại, nếu có. - Nên khử đất ngừa bệnh trước khi trồng, nhất là đối với các vườn thường xuyên bò nhiểm bệnh, bằng cách: rải 50g thuốc Furadan 3H cho mỗi hố trồng, hoặc rải 20g thuốc Mocap 10G cho mỗi hố trồng. - Khi cây bò nhiểm bệnh, dùng các thuốc nêu trên, tưới hoặc rải vào gốc tiêu. BỆNH THỐI RỂ do TUYẾN TRÙNG PRATYLENCHUS (Root-lesion nematodes) I. TRIỆU CHỨNG BỆNH. Giáo Trình Bệnh cây Chuyên Khoa 292 Lá vàng, các lóng của dây tiêu hơi ngắn lại. Bộ rể kém phát triển, trên rể có nhiều vết bệnh màu nâu đến đen do tuyến trùng chích hút, làm rể bò thối. Cây suy yếu dần. II. TÁC NHÂN GÂY BỆNH. Bệnh do tuyến trùng Pratylenchus spp. gây ra. Tuyến trùng nầy thuộc nhóm nội ký sinh di động (migratory endoparasites). Chúng chích hút rể non, lấy chất dinh dưỡng của cây, sống và sinh sản trong vỏ rể cây. Về kích thước, đây là tuyến trùng nhỏ nhất trong nhóm tuyến trùng sống nhờ vào cây, thành trùng dài: 500-800 micron. Một số loài như: P. brachyurus, P. zeae thì phổ biến và hiện diện với mật số cao trong đất cát, nhất là ở các vùng nóng. Các loài khác như: P. hexincisus, P. penetrans thì lại phổ biến trong đất nặng và nhiều ở vùng ôn đới. Tuyến trùng nầy có phổ ký chủ rất rộng, ngoài cây tiêu, chúng còn tấn công cây bắp, cây ngủ cốc khác, mía,, rau cải, thuốc lá, cà chua, khoai tây, dâu tây, cây ăn trái, cây thông và nhiều loài cỏ. Ngoài việc gây tác hại trực tiếp, khi tuyến trùng chích hút rể, cũng chính là lúc chúng mở đường cho các vi-sinh-vật khác tấn công vào cây, làm rể bò thối càng nhanh hơn. III. CÁCH PHÒNG TRỊ BỆNH. Áp dụng các biện pháp giống như đối với bệnh Bướu rể cây tiêu. BỆNH THỐI RỂ do TUYẾN TRÙNG XIPHINEMA (Dagger nematodes) Bệnh do tuyến trùng Xiphinema spp. gây ra. Tuyến trùng nầy thuộc nhóm ngoại ký sinh (ectoparasites), có phổ ký chủ rất rộng, gồm: rau cải, dâu tây, cây hoa hồng và các cây hoa kiểng khác, cà chua, các cây đại thụ, nhiều loài cỏ, như cỏ alfalfa, cỏ red- clover và nhiều loài cây khác. Giáo Trình Bệnhcây Chuyên Khoa 293 Tuyến trùng nầy hiện diện phổ biến ở vùng bán nhiệt đới và vùng ôn đới. Bên cạnh việc gây tác hại trực tiếp cho cây, tuyến trùng còn có khả năng truyền bệnh virus cho cây. Đây là mối quan ngại nhất cho ký chủ. Bệnh nầy có triệu chứng tương tự như bệnh Thối rể do tuyến trùng Pratylenchus. Áp dụng cách phòng trò như đối với bệnh Bướu rể cây tiêu. . BệNH CHUYêN KHOA BệNH CHUYêN KHOABệNH CHUYêN KHOA BệNH CHUYêN KHOA CHơNG 23: BệNH HạI CâY TIêU Giáo Trình Bệnh cây Chuyên Khoa 287 CHƯƠNG XXIII BỆNH HẠI. HẠI CÂY TIÊU Hiện nay, thành phần bệnh hại tiêu trồng ở vùng ĐBSCL rất phong phú. Có gần 30 dạng bệnh hại tiêu trồng ở vùng ĐBSCL, chủ yếu có các bệnh