1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố đà nẵng

110 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Từ những vấn đề mang tính thực tiễn, cấp thiết nêu trên, cùng với yêu cầucải cách hệ thống thuế, trong đó chương trình cải cách hiện đại hoá công tác QLT được coi là nội dung trọng tâm,

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận văn

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Bố cục đề tài 3

6 Tổng quan nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP 7

1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 7

1.1.1 Tổng quan về quản lý thuế 7

1.1.2 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn FDI 13

1.1.3 Đặc điểm QLT đối với doanh nghiệp có vốn FDI 21

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DN CÓ VỐN FDI 30

1.2.1 Về tuyên truyền, hỗ trợ NNT 31

1.2.2 Về giải quyết thủ tục hành chính thuế 31

1.2.3 Về công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế 33

1.2.4 Về công tác thu nợ và cưỡng chế thu nợ 34

1.2.5 Về giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 35

1.3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DN CÓ VỐN FDI 36

1.3.1 Những yếu tố về chính sách 36

1.3.2 Những yếu tố từ cơ quan quản lý thuế 37

1.3.3 Những yếu tố từ phía doanh nghiệp 38

1.3.4 Những yếu tố khác 38

Trang 3

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ THUẾ DN CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ

MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG 39

1.4.1 Khảo sát kinh nghiệm của một số nước 39

1.4.2 Kinh nghiệm quản lý thuế đối với DN ở một số địa phương 43

1.4.3 Một số bài học tham khảo cho Cục Thuế TP Đà Nẵng 45

CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DN CÓ VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 47

2.1 TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 47

2.1.1 Tình hình phát triển của DN có vốn FDI trên địa bàn 47

2.1.2 Những đóng góp của DN có vốn FDI trên địa bàn 48

2.2 TÌNH HÌNH THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 51

2.2.1 Khát quát về Cục Thuế TP Đà Nẵng 51

2.2.2 Kết quả thu thuế từ DN có vốn FDI 55

2.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 60

2.3.1 Về tuyên truyền, hỗ trợ NNT 60

2.3.2 Về giải quyết thủ tục hành chính thuế 62

2.3.3 Về công tác kiểm tra thuế, thanh tra thuế 66

2.3.4 Về công tác thu nợ và cưỡng chế thu nợ 69

2.3.5 Về giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế 71

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ DN CÓ VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 72

2.4.1 Những mặt tích cực 72

2.4.2 Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại 73

Trang 4

CHƯƠNG 3- CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP

ĐÀ NẴNG 76

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT 76

3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của TP Đà Nẵng 76

3.1.2 Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2020 76

3.1.3 Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLT đối với DN có vốn FDI trên địa bàn TP Đà Nẵng trong thời gian đến 78

3.2 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI TRONG THỜI GIAN ĐẾN 80

3.2.1 Quan điểm hoàn thiện công tác QLT đối với DN có vốn FDI 80

3.2.2 Mục tiêu hoàn thiện công tác QLT doanh nghiệp có vốn FDI 82

3.3 GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN FDI TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 82

3.3.1 Các giải pháp cơ bản 82

3.3.2 Các giải pháp hỗ trợ 91

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 95

3.4.1 Với Bộ Tài chính 95

3.4.2 Với Tổng cục Thuế 96

KẾT LUẬN 98

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNTT : Công nghệ thông tin

CQT : Cơ quan Thuế

CSKD : Cơ sở kinh doanh

DN : Doanh nghiệp

ĐTNT : Đối tượng nộp thuế

FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (Organization

for Economic Cooperation and Development)QLT : Quản lý thuế

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Số lượng CBCC tại các bộ phận chức năng (cuối

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH

Số sơ đồ,

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình quản lý thuế đối với DN có vốn

Hình 2.4 Tỷ trọng thu từ DN có vốn FDI trên GDP (giá

hiện hành) và trên tổng thu từ thuế và phí

50

Hình 2.5 Tỷ trọng thu từ DN có vốn FDI trên GDP (giá

hiện hành) và trên tổng thu từ thuế và phí

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thuế là một phần thu nhập của xã hội được tập trung vào quỹ NSNN đểphục vụ nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trongNSNN và là công cụ quan trọng quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước; gópphần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khuyến khíchđầu tư trong và ngoài nước, điều tiết toàn bộ nền kinh tế, điều chỉnh cơ cấukinh tế có hiệu quả Để đảm bảo được yêu cầu trên thì Nhà nước phải xây dựngmột hệ thống thuế hiệu lực và hiệu quả phù hợp với từng thời kỳ phát triển củaNhà nước, của nền kinh tế và đây cũng mục tiêu của mọi quốc gia Hệ thốngthuế hiệu lực và hiệu quả không chỉ phụ thuộc vào hệ thống chính sách thuếhợp lý mà còn phụ thuộc vào hoạt động QLT của Nhà nước

Từ năm 1990 đến nay, Việt Nam đã trải qua ba giai đoạn (1986-1995,1996-2005, 2006-2010) cải cách hệ thống thuế, qua đó, hệ thống chính sáchthuế ngày càng được hoàn thiện và áp dụng thống nhất đối với các thành phầnkinh tế; công tác QLT thường xuyên được đổi mới và từng bước hiện đại hoá

Hệ thống thuế mới đã đánh dấu một bước tiến bộ trong công tác quản lý vĩ mônền kinh tế và tăng thu NSNN Tuy nhiên, trong thực tế hệ thống thuế vẫn chưatheo kịp với sự phát triển của xã hội, còn thể hiện nhiều hạn chế và có nhữngđiểm chưa phù hợp với tình hình thực tế trong nước, cần phải tiếp tục sửa đổi,

bổ sung hoàn thiện

Trong bối cảnh hiện nay, quá trình khu vực hoá và toàn cầu hoá diễn rangày càng rộng rãi đặt ra nhiều thách thức mà chúng ta phải nỗ lực thì mới đạtđược những mục tiêu về phát triển đất nước Do vậy, đòi hỏi chúng ta phải cónhững cải cách mới, làm cho hệ thống thuế vừa đáp ứng được nhu cầu quản lýkinh tế trong nước, vừa phù hợp với những luật lệ và thông lệ quốc tế

Từ khi Việt Nam gia nhập WTO (tháng 01/2007), nguồn vốn FDI vàoViệt Nam đã tăng đột biến Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê,

Trang 10

trong 5 năm (2007 - 2011), cả nước đã thu hút được 6.251 dự án FDI với vốnđăng ký mới đạt 137,3 tỷ USD, trong đó, TP Đà Nẵng cấp 112 dự án với vốnđăng ký 2,2 tỷ USD Đây là nguồn lực quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh

tế phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, xét trên phương diện QLT, một vấn đềlớn CQT đang phải đối mặt là tình hình kê khai thua lỗ của các DN có vốn FDIngày càng trở nên phổ biến và nghiêm trọng Một số ít DN có vốn FDI kê khai

có lãi, nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các DN này cũng rất thấp (từnăm 2009 đến năm 2011 trên địa bàn TP Đà Nẵng, số DN có vốn FDI có lãi chỉchiếm từ 17,6% - 21,2% trên tổng số DN có vốn FDI phải kê khai quyết toánthuế) Hiện tượng “lỗ giả” của các DN đã được Chính phủ nhận định, đánh giá

và chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan tăng cường kiểm soát và ngăn chặn[17]

Nguồn thu từ khu vực DN có vốn FDI chiếm tỷ trọng tương đối khá sovới các lĩnh vực khác (chỉ sau khu vực DN nhà nước), đồng thời loại hình DNnày có trình độ quản lý cao, tiên tiến, ngành nghề đa dạng, phạm vi hoạt độngrộng, luôn phát sinh những giao dịch kinh tế mới Do đó, công tác QLT đối vớikhu vực DN này đòi hỏi phải được quan tâm, cán bộ quản lý cần có sự nhạybén, trình độ cao và phương pháp quản lý phải phù hợp

Từ những vấn đề mang tính thực tiễn, cấp thiết nêu trên, cùng với yêu cầucải cách hệ thống thuế, trong đó chương trình cải cách hiện đại hoá công tác

QLT được coi là nội dung trọng tâm, tác giả đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” cho luận văn thạc sĩ của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Từ việc hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về QLT, về hoạt động đầu tưtrực tiếp nước ngoài, từ đó vận dùng để phân tích thực trạng công tác QLT đốivới DN có vốn FDI trên địa bàn TP Đà Nẵng, chỉ ra những kết quả đạt được,những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó Trên cơ sở đó, đề xuất những

Trang 11

giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLT đối với DN có vốn FDI trên địa bàn

TP Đà Nẵng hướng đến mục tiêu chung đó là tăng mức độ tuân thủ pháp luậtcủa DN và nâng cao chất lượng QLT

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là QLT đối

với DN có vốn FDI, bao gồm các vấn đề chủ yếu như: Tổ chức bộ máy QLT,tuyên truyền, hỗ trợ NNT, quy trình và giải quyết thủ tục hành chính thuế,thanh tra, kiểm tra thuế, quản lý thu nợ thuế đối với DN có vốn FDI

- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu vấn đề QLT nội địa, không

bao gồm QLT xuất khẩu, thuế nhập khẩu (do cơ quan Hải quan quản lý thu) vàkhông đi sâu phân tích, đánh giá vấn đề QLT TNCN do DN có vốn FDI khấutrừ khi chi trả thu nhập cho người lao động và nộp vào NSNN Luận văn tậptrung phân tích việc QLT đối với một số sắc thuế chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớntrong tổng thu từ DN có vốn FDI

- Về không gian: Địa bàn thành phố Đà Nẵng, có tham khảo kinh nghiệm

một số nước và địa phương trong nước

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, tác giả đã vậndụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩaMác - Lê Nin, kết hợp với các phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phỏng vấnchuyên gia, khảo sát, phân tích thực tế luận văn tiếp thu và kế thừa có chọnlọc kết quả nghiên cứu của một số công trình liên quan đã được công bố

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các từ viết tắt, danh mục cácbảng, hình vẽ, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có ba chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn

đầu tư trực tiếp nước ngoài

Chương 2: Thực trạng quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư

Trang 12

trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế đối với doanh

nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

6 Tổng quan nghiên cứu

Gill, J.B.S dựa vào mô hình phù hợp xem QLT như là một hệ thống mởvới sự tác động qua lại của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài môi trường.Ông cho rằng tính hiệu lực của QLT đạt được khi có sự phù hợp của chiến lượcđổi mới QLT với các yếu tố môi trường [26] Những cách tiếp cận nêu ở trên,theo ông là xuất phát từ sự thiếu hụt nào đó của hệ thống QLT

Xuất phát từ mô hình phù hợp nói trên, những nghiên cứu hiện nay tậptrung vào hướng mới là sự phù hợp và sự thích nghi của QLT đối với sự thayđổi của NNT Các nghiên cứu theo hướng này tập trung làm rõ tại sao và làmthế nào để NNT tuân thủ pháp luật thuế, với hai cách tiếp cận khác nhau.Hướng thứ nhất, một số nghiên cứu tập trung vào làm rõ tại sao NNT lại trốnthuế và xác định những yếu tố tạo ra sự trốn thuế [26] Hướng nghiên cứu thứhai, một số tác giả cho rằng theo chuẩn mực truyền thống thì NNT nên tuân thủhơn là không tuân thủ và vì vậy một hệ thống thuế có hiệu lực phải đạt được sựvui lòng hợp tác của đa số những NNT Cơ quan thuế sẽ có lợi hơn khi giúp đỡNNT tuân thủ, đáp ứng những nhu cầu của họ, tạo điều kiện cho họ tuân thủnghĩa vụ thuế hơn là tiêu tốn quá nhiều nguồn lực vào thiểu số những đối tượngtrốn thuế Do đó, hệ thống TKTN là sự ngụ ý cho việc đảm bảo và tăng cường

sự tuân thủ [27], [28]

Nghiên cứu QLT ở Việt nam trong thời gian qua khá đa dạng Tuy nhiên,những công trình nghiên cứu về QLT DN có vốn FDI còn rất hạn chế hoặc mớichỉ đề cập một số khía cạnh hẹp

“Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiệnhiện nay” (2003) là một đề tài cấp Bộ có chất lượng của tập thể tác giả, gồmPGS.TS Nguyễn Thị Bất là chủ nhiệm đề tài và các cộng sự Đề tài đã hệ

Trang 13

thống hóa những lý thuyết cơ bản về QLT và phân tích thực trạng QLT ở ViệtNam Đồng thời, đề tài đã đưa ra các giải pháp mang tính đột phá, phù hợp vớitình hình thực tiễn ở Việt Nam Tuy nhiên nghiên cứu của đề tài chỉ dừng lại ởmốc thời gian 2003.

“Đổi mới và hoàn thiện hệ thống thu thuế ở Việt Nam” của tác giảNguyễn Thị Mai Phương (2003) là một đề tài cấp Viện của Viện Khoa học Tàichính Đóng góp chủ yếu của đề tài là đã khái quát thực trạng công tác QLT ởViệt Nam và đánh giá thực trạng công tác QLT trên 2 góc độ: thực trạng côngtác tổ chức bộ máy QLT và thực trạng công tác hành thu Từ phân tích kinhnghiệm QLT của một số nước trên thế giới và thực trạng của Việt Nam, đề tàirút ra một số bài học kinh nghiệm và nêu ra các giải pháp phù hợp với ViệtNam Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập được một số vấn đề lý thuyết cơ bản nhưkhái niệm QLT, nội dung và phương thức QLT Một số vấn đề về nhận xét cảicách quản lý hành chính thuế ở một số nước trên thế giới được tác giả nêu ra làphong phú nhưng các bài học cho Việt Nam chưa rõ Các giải pháp chưa cótính đột phá để cải thiện về cơ bản công tác QLT ở Việt Nam hiện nay Ngoài

ra phạm vi và thời gian nghiên cứu của đề tài cũng chỉ đến năm 2003

"Nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế ở Việt Nam trong quá trình đổi mới",luận văn thạc sĩ Kinh tế của tác giả Trịnh Hoàng Cơ, Hà Nội, 2004

“Quản lý thu thuế khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnhNghệ An-Thực trạng và giải pháp đổi mới”, luận văn thạc sĩ Kinh doanh vàquản lý của tác giả Lê Doãn Danh, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,

Hà Nội, 2005

“Hoàn thiện quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp ở nước ta hiện nay”,luận văn thạc sĩ Kinh doanh và quản lý của tác giả Vũ Thị Mai, Học viện Chínhtrị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005

“Quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”(2011) là luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thùy Dương, trường Đại học

Trang 14

Kinh tế Quốc dân, đề tài đã nghiên cứu định tính và định lượng dựa trên điềutra khảo sát đối với thực trạng QLT ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, trong

đó chú trọng tới khu vực FDI, kết quả nghiên cứu cho thấy công tác quản trịchiến lược trong QLT chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, pháp luật thuế đôi khichưa được tuân thủ nghiêm minh, việc QLT còn nhiều bất cập trong quy trình

và thời gian xử lý khiếu kiện của NNT, đặc biệt là các DN có vốn FDI, thiếu sựquan tâm, tiếp thu góp ý từ NNT trong việc thay đổi trong chính sách và thủ tụcQLT Đề tài đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả QLT ở Việt Nam trongđiều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hướng đến các nội dung: (1) Giải quyết tốtmối quan hệ với NNT như giảm thấp chi phí tuân thủ cho NNT, tăng cườnggiao tiếp thông tin với NNT; (2) Xây dựng mô hình phân tích để dự báo và ứngdụng vào công tác quản trị thuế; tăng cường công tác lập thống kê, báo cáo,tổng hợp trong quản trị thuế; (3) Thành lập bộ phận chức năng tại Tổng cụcThuế chuyên trách quản lý sự thay đổi của môi trường bên trong và bên ngoài

có tác động đến hoạt động QLT, đồng thời thành lập bộ phận chuyên quản lý,theo dõi, giám sát hoạt động của các Đại lý thuế; (4) Bổ sung thêm các quyđịnh về giao dịch điện tử trong Luật Quản lý thuế

Các công trình nghiên cứu trên có mục đích chung là nghiên cứu nhằmhoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác QLT nhưng đối tượng, phạm vi nghiêncứu, cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứumột cách hệ thống và trực tiếp về QLT đối với DN có vốn FDI trên địa bàn TP

Đà Nẵng

Trang 15

CHƯƠNG 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI

VỚI DOANH NGHIỆP

1.1 TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.1.1 Tổng quan về quản lý thuế

a Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế

 Khái niệm về thuế:

Đến nay, vẫn chưa có khái niệm thống nhất về thuế, tùy vào góc độnghiên cứu mà người ta có những quan niệm khác nhau về thuế, phù hợp vớilĩnh vực mà họ nghiên cứu

Theo các nhà kinh điển thì thuế được quan niệm là: "Để duy trì quyền lực công cộng, cần phải có những sự đóng góp của những người công dân của Nhà nước đó là thuế khoá " [8, tr 522] Với quan điểm này, thuế chỉ là sự đóng

góp của công dân để duy trì quyền lực Nhà nước

Dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế chính trị học, người ta định nghĩa:Thuế là hình thức phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhậpquốc dân để hình thành các quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm đáp ứngcác nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước [21]

ới góc độ nghiên cứu pháp luật, thuế được coi là khoản đóng góp bắt buộc

mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo quy định củapháp luật [21]

Dưới góc độ nghiên cứu của kinh tế học, thuế là một biện pháp đặc biệt,theo đó, Nhà nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực

từ khu vực tư sang khu vực công, nhằm thực hiện các chức năng KTXH củaNhà nước [21]

Trang 16

Ở Việt Nam, đến nay cũng chưa có một khái niệm thống nhất về thuế.Theo từ điển tiếng Việt - Trung tâm từ điển học (1998) thì thuế là khoản tiềnhay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh, tuỳ theo tài sản, thunhập, nghề nghiệp, buộc phải nộp cho Nhà nước theo mức quy định.

Các nhà kinh tế đều cho rằng, để làm rõ được bản chất của thuế thì địnhnghĩa về thuế phải nêu bật được các khía cạnh sau đây:

+ Nội dung kinh tế của thuế được đặc trưng bởi các quan hệ tiền tệ giữaNhà nước với các pháp nhân và các thể nhân, không mang tính hoàn trả trựctiếp; được nảy sinh một cách khách quan và có ý nghĩa xã hội đặc biệt - việcchuyển giao thu nhập có tính chất bắt buộc theo mệnh lệnh của Nhà nước;+ Việc nộp thuế được pháp luật quy định

+ Và việc sử dụng tiền thuế phải dành cho mục đích chung

Từ các góc độ nghiên cứu và các yêu cầu nêu trên, có thể hiểu thuế theo

khái niệm như sau: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho Nhà nước theo quy định của pháp luật; không mang tính chất hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và sử dụng cho mục đích công cộng [13,

tr 5]

 Đặc điểm của thuế

Thuế là một trong những công cụ tài chính của Nhà nước, được sử dụng

để hình thành nên quỹ tiền tệ tập trung nhằm sử dụng cho mục đích công cộng.Điều này thể hiện qua các đặc điểm cơ bản như sau:

- Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền: Về nguyên tắc, thuế là một

khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thứcthanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây Sự phát triển của quan hệ hànghoá - tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa vụcủa ĐTNT được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển củakinh tế thị trường [13, tr 6]

Trang 17

- Thứ hai, thuế là khoản đóng góp bắt buộc gắn với quyền lực của Nhà

nước thông qua hệ thống pháp luật thuế Do đó, ĐTNT không có quyền trốnthuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình

mà chỉ có quyền chấp thuận Những ĐTNT VPPL sẽ bị cơ quan nhà nước cóthẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật

để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế Đây là điểm khác biệt giữa thuếvới các khoản đóng góp mang tính chất tự nguyện [13, tr 6]

- Thứ ba, thuế là khoản thu có tính chất xác định Thuế là khoản thu xác

định của các tổ chức thụ hưởng, đó là Nhà nước, các cấp chính quyền địaphương [13, tr 7]

- Thứ tư, thuế là một khoản chuyển giao thu nhập không mang tính hoàn

trả trực tiếp, một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho NNT thông qua cáckhoản phúc lợi xã hội, dịch vụ công của cơ quan Nhà nước cung cấp cho xãhội Sự không hoàn trả trực tiếp được thể hiện ở cả trước và sau khi thu thuế.Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào choNNT Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào choNNT [13, tr 8]

 Vai trò của thuế

Vai trò của thuế là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thuế trongnhững điều kiện KTXH nhất định Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, thuếđóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển KTXH Vai trò củathuế được thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

- Thứ nhất, thuế tạo nguồn thu cho NSNN: Với chức năng phân phối lại

thu nhập quốc dân, thuế hình thành nên nguồn tài chính tập trung lớn nhất phục

vụ cho chi tiêu công cộng, đó là NSNN NSNN được tập hợp từ nhiều nguồnthu khác nhau, nhằm đảm bảo yêu cầu chi tiêu chung cho nhu cầu công cộng.Trong tất cả các nguồn, thông thường số thu về thuế chiếm tỷ trọng cao nhấttrong tổng số thu NSNN Đây là nguồn thu ổn định nhất được kế hoạch hoá tốt

Trang 18

trên cơ sở dự báo kế hoạch và tiềm năng phát triển kinh tế của đất nước trongmột năm Hầu như mọi khoản chi tiêu của NSNN đều dựa vào sự đóng thuế củangười dân Vì vậy, xã hội có trách nhiệm phải tôn trọng NNT, những ngườithông qua hành vi của mình đóng góp tài chính cho Nhà nước một cách trựctiếp và gián tiếp [13, tr 9].

- Thứ hai, thuế là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội:

Một trong những khiếm khuyết của nền kinh tế thị trường là có sự chênh lệchlớn về mức sống, về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Kinh tế thịtrường càng phát triển thì khoảng cách giàu - nghèo giữa các tầng lớp dân cưngày càng có xu hướng gia tăng Sự phát triển của một đất nước là thành quảcủa sự nỗ lực của cả cộng đồng, mỗi thành viên trong xã hội đều có nhữngđóng góp nhất định Nếu không chia sẻ thành quả phát triển kinh tế cho mọithành viên sẽ thiếu công bằng và tạo nên sự đối lập về quyền lợi và của cải giữacác tầng lớp dân cư và gây ra bất ổn xã hội Chính vì vây, Nhà nước cần phảican thiệp vào quá trình phân phối thu nhập, của cải của xã hội Thuế là công cụquan trọng mà Nhà nước sử dụng để tác động trực tiếp vào quá trình này [13,

tr 10]

Việc điều hoà thu nhập giữa các tầng lớp dân cư được thực hiện một phầnthông qua thuế gián thu mà đặc biệt là hình thức thuế TTĐB Loại thuế này cóđối tượng chịu thuế chủ yếu là các hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cao cấp, đắttiền Các HHDV này thông thường chỉ có những người có thu nhập cao trong

xã hội mới có thể sử dụng và hoặc sử dụng nhiều, qua đó điều tiết bớt một phầnthu nhập của họ

Các sắc thuế trực thu, đặc biệt là thuế TNCN với việc sử dụng thuế suấtluỹ tiến là loại thuế có tác dụng rất lớn trong vấn đề điều tiết thu nhập, đảm bảocông bằng xã hội

- Thứ ba, thuế là công cụ để thực hiện kiểm tra, kiểm soát các hoạt động

SXKD: Vai trò này được xuất hiện trong quá trình tổ chức thực hiện các luật

Trang 19

thuế trong thực tế Để đảm bảo thu được thuế và thực hiện đúng các quy địnhcủa các luật thuế đã ban hành, CQT và các cơ quan liên quan phải bằng mọibiện pháp nắm vững số lượng, quy mô các cơ sở SXKD, ngành nghề và lĩnhvực KD, mặt hàng họ được phép KD cũng như các định mức chi tiêu đặc thù vàcác phương thức hạch toán riêng có Từ công tác thu thuế mà CQT sẽ phát hiện

ra những khó khăn mà họ gặp phải để giúp đỡ họ tìm biện pháp tháo gỡ Đồngthời, cũng qua công tác thu thuế, CQT cập nhật được kiến thức quản lý kinh tế

để phục vụ tốt hơn cho việc kiểm tra, kiểm soát sau này Như vậy, qua công tácQLT mà có thể kết hợp kiểm tra, kiểm soát toàn diện các mặt hoạt động của cơ

sở kinh tế, đảm bảo thực hiện tốt quản lý Nhà nước về mọi mặt của đời sốngKTXH [13, tr 10]

- Thứ tư, thuế góp phần thúc đẩy SXKD phát triển: Thuế trong cơ chế thị

trường không chỉ đóng vai trò là nguồn thu chủ yếu của NSNN, mà còn là mộtcông cụ làm đòn bẩy để thúc đẩy SXKD phát triển Theo quan điểm công bằng,bất kỳ một tổ chức, cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhànước, họ được quyền thụ hưởng và cung ứng những lợi ích công cộng nhấtđịnh và được tạo thuận lợi nhất cho hoạt động SXKD của mình Bên cạnh đó,tùy thuộc vào chủ trương phát triển kinh tế, Nhà nước có thể dùng thuế để tácđộng, tạo thuận lợi hơn cho hoạt động KD ở một số ngành, vùng để khuyếnkhích SXKD phát triển nhằm tạo ra một cơ cấu hợp lý hơn [13, tr 10]

b Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý thuế

 Quản lý thuế

Quản lý nói chung là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối tượng quản

lý là tập thể con người để khơi nguồn các động lực sáng tạo, phối hợp và hướnghoạt động của họ vào thực hiện mục tiêu đã xác định

Quản lý thuế là hoạt động tổ chức, điều hành và giám sát của CQT nhằmđảm bảo NNT chấp hành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN theo quy định của phápluật về thuế [13]

Trang 20

Quản lý thuế có vai trò bảo đảm cho chính sách thuế được thực thinghiêm chỉnh trong thực tiễn đời sống KTXH Chính sách thuế thường đượcthiết kế nhằm thực hiện những chức năng cao cả của thuế như điều tiết kinh tế

vĩ mô phục vụ mục tiêu tăng trưởng của đất nước hay phân phối thu nhập nhằmbảo đảm sự công bằng giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội Tuy nhiên, cácmục tiêu này chỉ trở thành hiện thực nếu QLT thực hiện điều hành, giám sát tốt

để ai là NNT thì phải nộp thuế và NNT phải nộp đúng, nộp đủ và nộp đúng hạn

số thuế phải nộp vào NSNN Vì vậy, có thể khẳng định QLT có vai trò Quyếtđịnh cho sự thành công của từng chính sách thuế

 Mục tiêu quản lý thuế

Quản lý thuế nhằm đảm bảo các mục tiêu chung đó là:

- Tập trung huy động đầy đủ và kịp thời các khoản thu cho NSNN dựavào khai thác cơ sở thuế hiện tại và tìm kiếm, khuyến khích cơ sở thuế tiềmnăng

- Phát huy tốt vai trò của công cụ thuế trong nền kinh tế thị trường như vaitrò ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo công bằng trong phân phối thu nhập, điềuhòa các hoạt động SXKD

- Tăng cường sự tuân thủ thuế của DN một cách đầy đủ, kịp thời và tựnguyện theo các quy định của luật thuế

- Góp phần bảo đảm sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các loại hình DNkhác nhau, giữa các DN lớn và DN nhỏ,…

 Nguyên tắc quản lý thuế

Quản lý thuế phải bảo đảm nguyên tắc cơ bản sau: [20, tr 10]

- Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội đều có trách nhiệmtham gia QLT

- Việc QLT được thực hiện theo quy định của Luật quản lý thuế và cácquy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 21

- Việc QLT phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảmquyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế.

1.1.2 Tổng quan về doanh nghiệp có vốn FDI

a Một số khái niệm

 Khái niệm doanh nghiệp có vốn FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) xảy ra khi côngdân của một nước (nước đầu tư) nắm giữ quyền kiểm soát các hoạt động kinh

tế ở một nước khác (nước chủ nhà hay nước nhận đầu tư) Trong khái niệmnày, thật sự không có sự đầu tư gia tăng về kinh tế hay một sự chuyển giaoròng giữa các quốc gia mà đơn thuần chỉ là một sự di chuyển tư bản từ quốc gianày sang quốc gia khác Các công ty nắm quyền kiểm soát hoạt động ở nhiềuquốc gia được xem như các công ty đa quốc gia, các công ty xuyên quốc giahay các công ty toàn cầu Sự phát triển hoạt động của các công ty này chính làđộng lực thúc đầy sự phát triển trong thương mại quốc tế thông qua hình thứcđầu tư trực tiếp vào các quốc gia khác trên thế giới

Theo Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005:

Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốnbằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư

Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và thamgia quản lý hoạt động đầu tư

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân haycông ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở SXKD Cá nhân haycông ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở SXKD này, là sự đầu tưthông qua SX, cung cấp dịch vụ, buôn bán tại nước nhận đầu tư Hình thức đầu

tư này thường dẫn đến sự thành lập một pháp nhân riêng như công ty liêndoanh, công ty 100% vốn nước ngoài, chi nhánh công ty nước ngoài Góp phầnlàm tăng tổng sản phẩm quốc nội, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và

Trang 22

phương thức quản lý, KD tiên tiến, đồng thời góp phần giải quyết vấn đề việclàm tại nước nhận đầu tư.

DN có vốn FDI vào Việt Nam là DN do nhà đầu tư nước ngoài thành lập

và tham gia quản lý DN để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam

 Công ty đa quốc gia

Công ty đa quốc gia - Multinational Corporations (MNC) hoặcMultinational Enterprises (MNE) là công ty có hoạt động SXKD hoặc cung cấpdịch vụ không chỉ nằm gói gọn trong lãnh thổ của một quốc gia mà hoạt độngSXKD và cung cấp dịch vụ trải dài ít nhất ở hai quốc gia và có công ty có mặtlên đến hơn trăm quốc gia khác nhau [28]

Công ty đa quốc gia bao gồm công ty mẹ ở một nước và thực hiện đầu tưFDI ra nước ngoài để hình thành các công ty con Các công ty mẹ - con này ảnhhưởng lẫn nhau và cùng chia sẻ kiến thức, nguồn lực và trách nhiệm lẫn nhau.Các công ty quốc gia thành lập các chi nhánh và các công ty con tại cácquốc gia khác sẽ trở thành công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia này vớihoạt động SXKD ngày càng phát triển, chúng SX ra ngày càng nhiều hàng hóa

và của cải, khai thác các thị trường hiện tại một cách hiệu quả và tìm kiếm cácthị trường mới Mục tiêu của các MNC này còn bao hàm cả việc tìm kiếm cácnguồn nguyên liệu, nhân công với giá cả so sánh, tìm kiếm những ưu đãi vềthuế, ưu đãi về kinh tế nhằm phục vụ cho mục tiêu to lớn nhất của các công ty

là tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị tài sản công ty

Các MNC có thể xếp vào 3 nhóm lớn theo cấu trúc phương tiện SX nhưsau: [29]

Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” là các công ty đa quốc gia mà cóhoạt động SXKD các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự tại các quốc gia màcông ty này có mặt

Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” là công ty có các cơ sở sản xuất haycác chi nhánh, công ty con tại một số quốc gia sản xuất ra các sản phẩm mà các

Trang 23

sản phẩm này lại là đầu vào để sản xuất ra sản phẩm của các công ty con haycác chi nhánh tại các quốc gia khác.

Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” là công ty có nhiều chi nhánh hay công

ty con tại nhiều quốc gia khác nhau mà các công ty này phát triển và hợp tácvới nhau cả chiều ngang lẫn chiều dọc

 Chuyển giá trong các doanh nghiệp có vốn FDI [17]

Xác định giá chuyển nhượng (transfer pricing) là một thuật ngữ quốc tếchung phản ánh về cách tính giá trong các giao dịch kinh tế nội bộ giữa các bêntrong một tập đoàn công ty đa quốc gia (thuật ngữ này trước đây thường đượcgọi tại Việt Nam là "chuyển giá quốc tế") Do tính chất là giao dịch nội bộ nênviệc tính giá của bên bán và bên mua mặc dù được thể hiện bằng hóa đơn hợppháp nhưng cơ sở tính giá thường không phản ánh đúng tính kinh tế như cácgiao dịch giữa các bên độc lập theo nguyên tắc giao dịch độc lập hay giá thịtrường cạnh tranh (là mức giá giữa người mua và người bán tự nguyện trên cơ

sở người mua muốn mua rẻ, người bán muốn bán đắt) Xuất phát từ quan hệphụ thuộc về kinh tế giữa các thành viên trong một tập đoàn, mức giá tính chocác giao dịch liên kết thường làm sao cho có lợi nhất về kinh tế, tức là giảm tốithiểu chi phí phải bỏ ra để tối đa hóa lợi nhuận, trong đó thuế là một yếu tố chiphí quan trọng Chính vì vậy, các công ty đa quốc gia thường có xu hướng dồnthu nhập về nơi có thuế thấp (hoặc không có thuế) và đẩy chi phí về nơi có thuếcao mà một công cụ hữu hiệu để hợp pháp hóa là sử dụng giá chuyển nhượng.Trong điều kiện mở cửa kinh tế, tự do hóa thương mại và đầu tư, nếu không cóquy định pháp lý về cách tính giá trong giao dịch giữa các bên liên kết, các bên

có chung lợi ích kinh tế thì giá chuyển nhượng sẽ là công cụ hữu hiệu để cáccông ty đa quốc gia trốn thuế và tránh thuế một cách hợp pháp - khi đó ngân

sách quốc gia sẽ chỉ còn biết "nhìn và tiếc" - hoạt động trên gọi chung là chuyển giá

Trang 24

Theo thông lệ quốc tế, chuyển giá được hiểu là việc thực hiện chính sáchgiá đối với HHDV được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn quabiên giới không theo giá thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp của cáccông ty đa quốc gia trên toàn cầu Để làm được điều này, công ty đa quốc giathường nắm bắt và vận dụng những quy định khác biệt về thuế giữa các quốcgia, các ưu đãi trong quy định thuế để xây dựng và áp dụng một chính sách vềgiá giao dịch nội bộ trong tập đoàn Theo đó, giá chuyển giao giữa các thànhviên trong nội bộ tập đoàn có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi íchđạt được từ những giao dịch này Sở dĩ giá cả có thể bị tác động trong nhữnggiao dịch liên kết là do: [17, tr 3-4]

Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ

thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch Do đó, họ hoàntoàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn

Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên

kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinhdoanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục

Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong

nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổitổng nghĩa vụ thuế của họ Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển

từ nơi bị điều tiết cao sang nơi điều tiết thấp hơn và ngược lại Sự khác nhau vềchính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách KTXHmỗi nước khác nhau, đồng thời, sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế làđiều tất yếu, nên chênh lệch mức độ điều tiết thuế hoàn toàn có thể xảy ra

Chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa cácchủ thể trong nhóm liên kết Cơ sở để xác định mối quan hệ liên kết giữa cácchủ thể là yếu tố quản lý, điều hành hay góp vốn Xét theo cơ sở này thì các

DN liên kết có thể được hình thành trong cùng một quốc gia hoặc có thể ởnhiều quốc gia khác nhau Do đó, về nguyên tắc, chuyển giá không chỉ diễn ra

Trang 25

trong các giao dịch quốc tế mà có thể cả trong những giao dịch trong nước Tuynhiên, trên thực tế chuyển giá thường được tập trung vào các giao dịch quốc tếhơn do sự khác biệt về chính sách thuế giữa các quốc gia được thể hiện rõ hơn.Đối với các quốc gia có chế độ ưu đãi thuế, các bên liên kết trong nước có thểhưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế bằng cách chuyển thu nhập từ DNliên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp hơn sang DN liênkết được hưởng ưu đãi cao hơn.

Các dấu hiệu nhận biết hiện tượng chuyển giá:

Một số dấu hiệu cho thấy có thể tồn tại hiện tượng chuyển giá trong một

DN có quan hệ liên kết là: [17]

 Các DN bị lỗ trong 2 năm liên tiếp trở lên, sau giai đoạn mới thành lập;

 Có các nghiệp vụ chuyển giao từ các DN liên kết ở những quốc gia cóthuế suất thấp;

 Các DN có tình hình lãi và lỗ luân phiên hoặc tình hình lãi lỗ phát sinhkhông bình thường;

 Các DN mà tỷ suất lợi nhuận của chúng nhỏ hơn nhiều (chênh lệch khálớn) so với các DN khác trong cùng ngành;

 Các DN mà tỷ suất lợi nhuận của chúng thấp hơn tỷ suất lợi nhuận củacác DN khác trong cùng một tập đoàn

 Các DN mà có chi phí sản xuất thực tế khá thấp

Khi một trong những dấu hiệu trên xuất hiện tại một DN kèm theo nhữngtrường hợp như: thiết bị sản xuất của DN đó được mua từ công ty mẹ ở nướcngoài; nguyên liệu hoặc các bộ phận của sản phẩm được cung cấp bởi các công

ty mẹ hoặc các công ty liên kết trong cùng một tập đoàn hay sản phẩm của DNđược bán cho công ty mẹ hoặc những DN liên kết khác, thì khả năng xảy rahiện tượng chuyển giá là rất cao

Trang 26

b Các hình thức và đặc trưng cơ bản của DN có vốn FDI

Tùy theo cách phân loại mà FDI tồn tại dưới các dạng sau:

 Phân theo hình thức đầu tư

 Hình thức doanh nghiệp 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài: Đây làhình thức các công ty hay xí nghiệp hoàn toàn thuộc quyền sở hữu của tổ chức,

cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài thành lập, quản lý và hoàn toàn chịutrách nhiệm về kết quả KD

Đặc điểm của các DN này là được thành lập dưới hình thức công tyTNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân và là một pháp nhânmới ở nước nhận đầu tư; hoạt động dưới sự chi phối của luật pháp nước nhậnđầu tư

 Hình thức doanh nghiệp liên doanh: Đây là các công ty hay xí nghiệpliên doanh, được thành lập giữa một bên là nhà đầu tư trong nước (nước nhậnđầu tư) và một bên là nhà đầu tư nước ngoài Một DN liên doanh có thể gồmhai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh

Đặc điểm của hình thức liên doanh này là cho ra đời một DN mới, với tưcách pháp nhân mới và được thành lập dưới hình thức công ty TNHH hai thànhviên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh; thời gian hoạt động, cơ cấu tổchức quản lý của DN liên doanh được quy định tùy thuộc vào luật pháp củanước nhận đầu tư; các bên tham gia liên doanh phải có trách nhiệm góp vốnliên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn

 Hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một hợpđồng được ký kết giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặcnhiều nhà đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiềuhoạt động SXKD ở nước nhận đầu tư trên cơ sở quy định về quyền lợi, tráchnhiệm và phân chia kết quả KD cho mỗi bên hợp doanh mà không thành lậppháp nhân

Trang 27

Đặc điểm của hình thức FDI này đó là cả hai bên cùng hợp tác KD trên cơ

sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm,quyền lợi và nghĩa vụ; không thành lập một pháp nhân mới, có quyền thoảthuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác KD, ban điều phốikhông phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh; bên hợp doanh nướcngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện chomình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác KD; thời hạn của hợp đồng hợp tác

KD do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động KD và sự cần thiết

để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng

 Các hình thức khác: Đầu tư vào các khu chế xuất, khu phát triển kinh tế,thực hiện những hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), hợp đồngxây dựng - chuyển giao - kinh doanh (BTO) hoặc hợp đồng xây dựng - chuyểngiao (BT) cũng khá phổ biến

Dạng đầu tư này thường áp dụng cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầngđòi hỏi số vốn lớn như xây dựng nhà máy điện, các công trình đường bộ

 Phân theo bản chất đầu tư

 Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹđầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện KD mới ở nước nhận đầu tư Hìnhthức này làm tăng khối lượng đầu tư vào

 Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều DN cóvốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một DN này (có thể đang hoạtđộng ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một DN có vốn FDI ởnước nhận đầu tư Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu

tư vào

 Phân theo tính chất dòng vốn

 Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do mộtcông ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào cácquyết định quản lý của công ty

Trang 28

 Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thuđược từ hoạt động KD trong quá khứ để đầu tư thêm.

 Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công

ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư haymua cổ phiếu, trái phiếu DN của nhau

 Phân theo động cơ của nhà đầu tư

 Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồntài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động

có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năngdồi dào Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn cóthương hiệu ở nước tiếp nhận Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệcủa nước tiếp nhận Ngoài ra, hình thức này còn nhằm tranh giành các nguồntài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh

 Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thànhđầu vào KD thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giácác yếu tố SX như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặtbằng SXKD rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v

 Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thịtrường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất Ngoài ra, hìnhthức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếpnhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâmnhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu

c Vai trò của DN có vốn FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam

- Góp phần tăng nguồn vốn giải quyết vấn đề thiếu vốn cho phát triểnKTXH

- Góp phần tăng thu NSNN và các cân đối vĩ mô

- Góp phần nâng cao năng lực công nghệ cho nước nhận đầu tư và tạođộng lực cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trong nước

Trang 29

- Tác động đến XK và cán cân thanh toán.

- Tác động lan tỏa của ĐTNN đến các thành phần kinh tế khác trong nềnkinh tế

- Tác động đến quá trình mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập kinh tếquốc tế

- Góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động,cải thiện nguồn nhân lực

1.1.3 Đặc điểm QLT đối với doanh nghiệp có vốn FDI

a Các loại thuế áp dụng đối với DN có vốn FDI

Từ các hình thức của DN có vốn FDI như trên, hiện nay, DN có vốn FDItại Việt Nam áp dụng những loại thuế cơ bản sau:

 Thuế giá trị gia tăng

 Thuế GTGT là một loại thuế gián thu đánh vào đối tượng tiêu dùngHHDV chịu thuế GTGT, đánh trên phần giá trị tăng thêm của HHDV phát sinh

ở từng khâu trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được thu ởkhâu tiêu thụ HHDV [21, tr.105]

Đối tượng chịu thuế là HHDV dùng cho SXKD và tiêu dùng ở Việt Nam(trừ những trường hợp không chịu thuế đã được quy định) NNT là các tổ chức,

cá nhân SXKD HHDV chịu thuế và các tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hànghóa, mua dịch vụ từ nước ngoài thuộc diện chịu thuế GTGT

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất; giá tính thuế đối vớiHHDV là giá bán chưa có thuế GTGT; thuế suất hiện nay ở Việt Nam có bamức thuế suất là 0%, 5% và 10%

Hiện nay, các DN có vốn FDI chủ yếu áp dụng hai phương pháp tính thuếphù hợp với từng ĐTNT, như sau:

Phương pháp khấu trừ thuế, áp dụng đối với CSKD bao gồm cả DN hoạt

động theo luật đầu tư và các nhà thầu nước ngoài thực hiện đầy đủ chế độ kế

Trang 30

toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng

từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế

Số thuế GTGT đầu ra được xác định bằng tổng số thuế GTGT của hànghoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn GTGT Số thuế GTGT đầu vào được khấutrừ được xác định bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hànghoá, dịch vụ, chứng từ nộp thuế GTGT của hàng hoá nhập khẩu

Phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT, áp dụng đối với tổ chức, cá

nhân nước ngoài KD không theo Luật Đầu tư và các tổ chức khác không thựchiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quyđịnh của pháp luật; hoạt động KD mua, bán vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ

Đối với CSKD và tổ chức, cá nhân nước ngoài KD không có cơ sở thườngtrú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy

đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ thì:

Doanh thu tính thuế GTGT là toàn bộ doanh thu do cung cấp dịch vụ, dịch

vụ gắn với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

 Vai trò của thuế GTGT: Thuế GTGT có vai trò rất quan trọng đối vớiđời sống KTXH, cụ thể: [21, tr.107-108]

- Có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng HHDVchịu thuế GTGT

- Tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho NSNN Hiện nay, sốthu về thuế GTGT ở Việt Nam chiếm tỷ trọng khoảng 30-32% trong tổng thuNSNN (phần nội địa)

- Không trùng lắp, thuế đã nộp ở các khâu trước được tính khấu trừ ởkhâu sau nên khuyến khích đầu tư phát triển SXKD; khuyến khích xuất khẩuHHDV (áp dụng thuế suất 0%), DN xuất khẩu HHDV không những không phảichịu thuế GTGT ở khâu xuất khẩu mà còn được hoàn toàn bộ số thuế đầu vàonên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh

về giá HHDV xuất khẩu trên thị trường quốc tế

Trang 31

- Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá đơn, chứng từ

và thanh toán qua ngân hàng

 Thuế tiêu thụ đặc biệt

 Thuế TTĐB là thuế đánh vào một số HHDV, nhằm điều tiết hướng dẫnsản xuất, tiêu dùng của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ [21, tr.149]

Đối tượng chịu thuế TTĐB là HHDV nhập khẩu, sản xuất và cung ứngdịch vụ trong nước thuộc phạm vi điều chỉnh của luật thuế TTĐB NNT TTĐB

là tổ chức, cá nhân có sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và KD dịch vụ thuộc đốitượng chịu thuế TTĐB Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của HHDVchịu thuế TTĐB và thuế suất thuế TTĐB

 Vai trò của thuế TTĐB [21, tr.150-151]

- Thuế TTĐB là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chức nănghướng dẫn sản xuất và điều tiết tiêu dùng xã hội

- Thuế TTĐB cũng là công cụ để nhà nước điều tiết thu nhập của ngườitiêu dùng vào NSNN một cách công bằng hợp lý và để điều chỉnh việc SXKD,lưu thông và tiêu dùng một số HHDV đắt tiền, chưa phù hợp với nhu cầu tiêudùng của đại bộ phận người dân

- Cùng với thuế GTGT và TNDN, thuế TTĐB đóng góp số thu quan trọngcho NSNN

 Thuế thu nhập doanh nghiệp

 Thuế TNDN là một loại thuế đánh vào thu nhập phát sinh của cơ sởSXKD trong một khoảng thời gian nhất định thường là một kỳ KD [21, tr.1-2].Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động SXKD HHDV và thunhập khác

Đối tượng nộp thuế là các tổ chức, cá nhân SXKD HHDV có thu nhậpchịu thuế Căn cứ tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất; thu nhập tínhthuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhậpđược miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước; thu nhập

Trang 32

chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động SXKD cộngthu nhập khác.

 Vai trò của thuế TNDN [21, tr.2-3]

- Là công cụ quan trọng của Nhà nước trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế

- Là khoản thu quan trọng của NSNN, chiếm tỷ trong lớn trong tổng thuNSNN (những năm gần đây chiếm từ 30-32%)

- Là một công cụ của Nhà nước thực hiện chính sách công bằng xã hội.Một trong những mục tiêu của thuế TNDN là điều tiết thu nhập, đảm bảo sựcông bằng trong phân phối thu nhập xã hội

 Thuế tài nguyên

 Thuế tài nguyên là khoản thu của NSNN nhằm điều tiết một phần giátrị tài nguyên thiên nhiên khai thác đối với tổ chức, cá nhân khai thác tàinguyên hợp pháp trên lãnh thổ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Namtạo nguồn thu NSNN, đảm bảo quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyêncủa Nhà nước [21]

NNT tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượngchịu thuế tài nguyên Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tínhthuế, giá tính thuế và thuế suất; giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sảnphẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế GTGT

 Vai trò của thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên có vai trò chủ yếu, như:tạo nguồn thu quan trọng cho NSNN; góp phần tăng cường quản lý nhà nướctrong việc bảo vệ, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia [21, tr.176-177]

 Thuế môn bài

Thuế môn bài là thuế đánh hàng năm vào việc được phép SXKD của cácthể nhân, pháp nhân

Mức thuế được áp dụng theo số tuyệt đối, đối với DN có vốn FDI thì thuếmôn bài được xác định căn cứ vào vốn đăng ký, mức thuế cụ thể được quy định

từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

Trang 33

 Tiền thuê mặt đất, mặt nước

Thu tiền thuê mặt đất, thuê mặt nước (gọi chung là tiền thuê đất) là mộttrong những khoản thu của NSNN đối với người sử dụng đất áp dụng trongtrường hợp được Nhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước Nhà nước cho thuê đất

là việc Nhà nước trao quyền sử dụng đất bằng hợp đồng cho đối tượng có nhucầu sử dụng đất Tiền thuê đất là số tiền người sử dụng đất phải trả khi đượcnhà nước cho thuê đất, thuê mặt nước trong một thời hạn nhất định [21, tr.222]Đối với DN có vốn FDI được áp dụng hình thức nộp tiền thuê đất hàngnăm hoặc nộp một lần cho cả thời gian thuê

 Thuế TNCN

 Thuế TNCN là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập thực nhận đượccủa các cá nhân trong một kỳ tính thuế nhất định thường một năm, từng thánghoặc từng lần, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập [21, tr 60]

Người nộp thuế TNCN bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

có thu nhập chịu thuế Các DN có vốn FDI thực hiện khấu trừ và nộp thuếTNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của người lao động trong DN,

do đó, luận văn không đi phân tích, đánh giá về thuế TNCN

 Vai trò của thuế TNCN [21, tr 62-63]

- Thuế TNCN là công cụ góp phần thực hiện công bằng xã hội, giảm bớt

sự chênh lệch về thu nhập giữa những người có thu nhập cao và những người

có thu nhập thấp trong xã hội

- Thuế TNCN là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn địnhcho NSNN

- Thuế TNCN là công cụ kinh tế vĩ mô được Nhà nước sử dụng điều tiếtthu nhập, tiêu dùng và tiết kiệm

- Thuế TNCN góp phần quản lý thu nhập dân cư

Trang 34

Ngoài ra, từ năm 2012 DN có vốn FDI còn phải nộp thuế sử dụng đất phinông nghiệp đối với phần diện tích đất thuê của Nhà nước theo quy định luậtthuế sử dụng đất phi nông nghiệp (hiện nay đang trong giai đoạn triển khai ápdụng – luận văn không phân tích đánh giá đối với loại thuế này)

b Tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với DN có vốn FDI

Trong phạm vi luận văn này chỉ đề cập đến cơ cấu tổ chức bộ máy QLTđối với DN nói chung và DN có vốn FDI nói riêng thực hiện nhiệm vụ thu thuếnội địa ở cấp địa phương Cụ thể có các mô hình tổ chức bộ máy QLT sau:

 Mô hình tổ chức quản lý theo sắc thuế: Theo đó, cơ cấu tổ chức baogồm các bộ phận (gọi chung là phòng) quản lý một hoặc một số sắc thuế Theo

mô hình này, mỗi phòng thực hiện tất cả các chức năng để quản lý loại thuế màphòng đó được phân công quản lý thu đối với tất cả các NNT Mô hình này phùhợp với các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, có môi trường tài chínhkhông ổn định và có các quy định khác nhau về thủ tục quản lý đối với từngloại thuế Mô hình này có một số ưu điểm và hạn chế sau [21, tr 143-144]:

- Ưu điểm: (i) Tạo điều kiện để quản lý từng sắc thuế được chuyên sâu,

hiểu rõ cách thức quản lý sắc thuế một cách hiệu quả nhất, cho phép từngphòng tự phát triển các chương trình quản lý chuyên sâu phù hợp nhất theo yêucầu quản lý của từng sắc thuế (ii) Phản ứng kịp thời với những thay đổi củaluật thuế hay những biện pháp quản lý đối với từng sắc thuế

- Hạn chế: (i) Chi phí quản lý cao, hiệu suất quản lý của cả hệ thống thu

thuế thấp vì chức năng quản lý bị chồng chéo giữa các bộ phận (ii) Gây khókhăn trong việc tuân thủ luật thuế của NNT, vì để hiểu và thực hiện đầy đủnghĩa vụ thuế, họ phải cần đến sự hỗ trợ của nhiều bộ phận trong cùng mộtCQT Dẫn đến chi phí tuân thủ pháp luật của NNT và của CQT cao (iii) Dễxảy ra sự thông đồng giữa NNT và cán bộ QLT do mỗi phòng hoạt động độclập với các phòng khác (iv) Bộ máy quản lý cồng kềnh

Trang 35

 Mô hình tổ chức bộ máy theo nhóm NNT: Theo đó, cơ cấu tổ chức baogồm các bộ phận quản lý theo từng nhóm NNT Một số nước phân loại nhómNNT theo quy mô, một số nước khác phân loại theo ngành nghề KD hoặc theohình thức sở hữu Theo mô hình này, phải hình thành các phòng quản lý thuthuế theo đối tượng (quy mô) kết hợp với theo ngành nghề KD của đối tượng

đó Mỗi phòng thực hiện tất cả các chức năng quản lý để quản lý thu tất cả cácsắc thuế đối với NNT được phân công quản lý Mô hình này có một số ưu điểm

và hạn chế sau [21, tr 145-146]:

Ưu điểm: (i) Đáp ứng yêu cầu QLT phù hợp với đặc điểm của từng loại

đối tượng (ii) Tạo điều kiện thực hiện phương pháp quản lý và phân bổ nguồnlực phù hợp với những rủi ro về QLT đối với từng nhóm NNT nhằm nâng caohiệu quả quản lý và đảm bảo nguồn thu cho ngân sách (iii) Tạo thuận lợi choviệc giao nhiệm vụ cũng như kiểm tra, đánh giá, quy định trách nhiệm rõ ràng

về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao trong quản lý thu thuế đối với nhómNNT

Hạn chế: (i) Không đáp ứng được yêu cầu QLT khi số lượng và quy mô

của NNT thường xuyên tăng lên, loại hình và phạm vi hoạt động SXKD ngàycàng đa dạng, phức tạp (ii) Dễ xảy ra tình trạng thiếu thống nhất trong việcthực hiện các luật thuế, các biện pháp quản lý đối với những NNT khác nhaungay trong cùng một sắc thuế, tạo ra sự không công bằng về thuế giữa nhữngNNT (iii) Bộ máy quản lý cồng kềnh, chi phí quản lý cao do mỗi phòng đềuphải thực hiện đầy đủ các chức năng quản lý đối với nhóm NNT (iv) Dễ dẫnđến tình trạng quản lý chuyên quản khép kín, mà hậu quả của nó là thamnhũng, tiêu cực

 Mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng: Theo đó, cơ cấu tổ chức baogồm các bộ phận thực hiện một hoặc một số chức năng trong quy trình QLT.Mỗi phòng thực hiện một hoặc một số chức năng QLT có quan hệ mật thiết với

Trang 36

nhau để quản lý đối với tất cả các NNT theo chức năng được phân công thựchiện Mô hình này có một số ưu điểm và hạn chế sau [21, tr 146-147]:

Ưu điểm: (i) Thích ứng với mọi sự thay đổi về chính sách thuế và NNT.

(ii) Hiệu quả quản lý cao do công tác quản lý được chuyên môn hoá sâu theotừng chức năng Đặc biệt, hiệu quả quản lý sẽ cao hơn nếu kết hợp mô hình nàyvới quản lý ĐTNT theo quy mô (iii) Tăng cường tính tự giác và giảm chi phíquản lý cũng như chi phí tuân thủ luật thuế đối với NNT (iv) Giảm thiểu hiệntượng tiêu cực, tham nhũng trong QLT nhờ có kiểm tra, giám sát chéo giữa các

bộ phận trong quá trình thực hiện quy trình QLT

Hạn chế: (i) Khó vận dụng khi trình độ hiểu biết pháp luật thuế và tính tự

giác tuân thủ của NNT còn thấp, chỉ tiêu thu thuế mang tính pháp lệnh (ii) Dễdẫn tới sự thiếu đồng bộ trong hoạt động quản lý do mỗi bộ phận chức năng chỉtập trung vào một khía cạnh hẹp liên quan đến QLT, tách biệt với công việc của

bộ phận khác (iii) Khó phân định trách nhiệm cụ thể cho các bộ phận và cánhân khi xảy ra thất thu thuế hoặc không hoàn thành dự toán thu nhà nước giao

Để phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn chế của các mô hình QLTtrên, nhiều nước áp dụng mô hình QLT kết hợp Thông thường, có một số hìnhthức kết hợp: sắc thuế - chức năng - quy mô đối tượng; chức năng - quy mô đốitượng - sắc thuế; đối tượng (quy mô, ngành nghề) - chức năng - sắc thuế

Trong ba mô hình kết hợp trên, hình thức chức năng quy mô đối tượng sắc thuế; đối tượng (quy mô, ngành nghề) - chức năng - sắc thuế được áp dụngrộng rãi và có ưu điểm hơn

-c Quy trình quản lý thuế đối với DN có vốn FDI

Hiện nay, ngành thuế áp dụng mô hình tổ chức bộ máy QLT đối với DN

có vốn FDI theo mô hình chức năng, theo đó, cơ cấu tổ chức bao gồm các bộphận (phòng) thực hiện chức năng QLT theo nhiệm vụ được phân công

Trang 37

Thực hiện QLT theo chức năng là nhằm thực hiện cơ chế QLT theohướng: CSKD tự tính thuế, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN Các chứcnăng QLT cơ bản bao gồm:

- Tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế

- Xử lý hồ sơ khai thuế và Kế toán thuế

- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế

- Quản lý thu nợ thuế và cưỡng chế thu nợ thuế

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

Ngoài các bộ phận thực hiện các chức năng QLT cơ bản, cơ cấu tổ chứccòn gồm một số bộ phận thực hiện việc quản lý các sắc thuế đặc thù hoặc thựchiện các chức năng khác phục vụ cho QLT (QLT TNCN, pháp chế, chính sách,

dự toán thu thuế, quản lý ấn chỉ, quản lý cán bộ, )

Để thực hiện các chức năng QLT, Tổng cục Thuế đã ban hành các quytrình áp dụng cho từng chức năng cụ thể, tác giả xin tóm tắt các nội dung chủ

yếu liên quan đến công tác QLT đối với DN có vốn FDI theo Sơ đồ 1.1.

Trang 38

Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quy trình quản lý thuế đối với DN có vốn FDI

(1) Cơ quan thuế thực hiện tuyên truyền, hỗ trợ chính sách thuế cho DN (2) DN thực hiện đăng ký thuế, nộp hồ sơ thuế

(3) DN nộp thuế vào NSNN

(4) Xử lý chứng từ nộp thuế

(5) Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

(6) Xác định số thuế nợ

(7) Thực hiện thu nợ thuế và tiền phạt

(8) Thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế

(9) Thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở DN

(10) Xử lý kết quả sau thanh tra, kiểm tra thuế

(11) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DN CÓ VỐN FDI

Với mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng, công tác QLT DN có vốnFDI thực hiện các nội dung như sau:

CƠ QUAN THUẾ

Doanh nghiệp

Kho bạc Nhà nước,

Ngân hàng

Tuyên truyền chính sách thuế, hỗ trợ doanh nghiệp

Kê khai và Kế toán thuế

Kiểm tra thuế,Thanh tra thuế

Giải quyết khiếu nại,

(7) (10)

Trang 39

1.2.1 Về tuyên truyền, hỗ trợ NNT

Căn cứ tình hình đăng ký thuế, mức độ tuân thủ pháp luật thuế, khảo sátthăm dò ý kiến về nhu cầu hỗ trợ của NNT, CQT có chương trình, kế hoạchtuyên truyền, hỗ trợ cho NNT hàng năm Các hình thức tuyên truyền được ápdụng như tuyên truyền qua hệ thống tuyên giáo các cấp; qua tờ rơi, tờ gấp; quapa-nô, áp-phích; trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua trang thông tinđiện tử và các hình thức tuyên truyền khác Các hình thức hỗ trợ cho NNT như

tổ chức tập huấn, đối thoại với NNT; xây dựng, cấp phát tài liệu hỗ trợ NNT;giải đáp vướng mắc về thuế qua điện thoại, trực tiếp tại CQT, bằng văn bản

1.2.2 Về giải quyết thủ tục hành chính thuế

Kết quả của việc đăng ký thuế là DN được cấp một Giấy chứng nhận đăng

ký doanh nghiệp Trên Giấy chứng nhận đăng ký DN có ghi mã số DN, mã sốnày đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế của DN DN chỉđược cấp một mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động,không được cấp lại cho tổ chức, cá nhân khác [21, tr 5-7]

b Về kê khai thuế, ấn định thuế

 Kê khai thuế là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong

kỳ kê khai thuế theo quy định đối với của từng loại thuế NNT sử dụng hồ sơkhai thuế của từng loại thuế theo quy định của Luật quản lý thuế để kê khai sốthuế phải nộp với CQT và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của các số liệutrong hồ sơ khai thuế

Trang 40

Luật Quản lý thuế quy định, kỳ khai và tính thuế gồm có: tháng, quý, năm

và theo từng lần phát sinh Sau khi hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, NNT pháthiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho CQT có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến

số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế [21, tr 8-9]

 Ấn định thuế, là việc cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp và yêucầu NNT chấp hành nộp thuế theo Quyết định ấn định thuế của CQT trongtrường hợp NNT không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, không chínhxác, không trung thực

Việc ấn định thuế phải bảo đảm khách quan, công bằng và tuân thủ đúngquy định của pháp luật về thuế Cơ quan QLT ấn định số thuế phải nộp hoặc ấnđịnh từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp Yếu tố ấn định

có thể là doanh thu, chi phí, giá tính thuế hoặc có thể là một phần trong chi phí

để xác định chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế [21, tr 17-18]

c Về nộp thuế

Đối với NNT tự kê khai và tự tính thuế thì thời hạn nộp thuế chậm nhất làngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế; trường hợp cơ quan QLT tínhthuế hoặc ấn định thuế thì thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của

cơ quan QLT

Ngày đã nộp tiền thuế là ngày được xác nhận trên Giấy nộp tiền vàoNSNN bằng chuyển khoản hoặc được ngày xác nhận việc thu tiền trên chứng từthu thuế bằng tiền mặt Ngày nộp thuế là căn cứ để tính ngày chậm nộp tiềnthuế, số ngày tính phạt chậm nộp được tính từ ngày hết hạn nộp thuế đến ngàyNNT nộp thuế [21, tr 21-22]

d Về hoàn thuế

Cơ quan thuế giải quyết hoàn thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TTĐB, thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật thuế tương ứng và cácloại thuế khác nếu NNT nộp thừa NNT phải lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi

Ngày đăng: 06/06/2021, 17:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w