Quy trìnhvắtsữathủcông Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Chuẩn bị - Dọn vệ sinh chuồng trại: đưa ra khỏi máng phần thức ăn dư thừa; dọn phân trên nền chuồng và dội rửa nền chuồng bằng nhiều nước. Chú ý không quét và gây tung bụi bẩn. - Dùng dây mềm cố định đuôi bò vào hai chân sau. - Vệ sinh thân thể bò sữa và bầu vú: nếu bò cái bẩn quá, dùng vòi phun nước, phun rửa hai bên sườn, chân sau và bụng. Nếu bò không bẩn lắm chỉ cần dùng 1 khăn mềm nhúng vào nước ấm 40-42oC và lau rửa bầu vú, có thể nhúng khăn vào dung dịch sát trùng nhẹ (dung dịch i-ốt 1-2%). - Lau thật khô bầu vú bằng khăn mềm, sạch (tốt nhất là sử dụng loại khăn giấy dùng 1 lần). - Xoa bóp nhẹ lên bầu vú để kích thích. Kiểm tra bầu vú - Vắt bỏ những tia sữa đầu tiên vào một chiếc ca, sau đó thu vào một chiếc xô riêng, không đổ xuống nền chuồng. - Kiểm tra viêm vú: vắt một vài tia sữa vào một chiếc ca hoặc tách đáy đen và quan sát xem sữa có bình thường không. Cần sử dụng 2 tay, vắt cả hai núm vú cùng một lúc theo đường chéo: trước trái-sau phải, trước phải-sau trái. Phương pháp vắt (có 2 cách): - Phương pháp vắt vuốt núm vú: kẹp núm vú giữa ngón trỏ và ngón cái, sau đó kéo xuống phía dưới, đẩy sữa theo chiều ống núm vú cho đến khi sữa ra khỏi lỗ mở núm vú. Phương pháp này chỉ áp dụng trong trường hợp bò cái có núm vú rất ngắn. - Phương pháp vắt nắm: dùng ngón cái và ngón trỏ nắm chặt phía trên núm vú làm cho sữa không trở lại bầu vú được nữa. Lần lượt nắm và xiết chặt các ngón tay lại, làm cho sữa bị đẩy ra ngoài. Sau đó lại mở bàn tay cho sữa chảy xuống núm vú và cứ tiếp tục làm như vậy. Làm kiệt sữa bầu vú Khi những tia sữa cuối cùng rất nhỏ và yếu thì dừng vắtsữa và dùng 2 tay xoa lên bầu vú theo chiều từ trên xuống để kích thích lần nữa. Một tay giữ phía trên bầu vú, tay kia vắt nốt lượng sữa cuối cùng trong núm vú ra. Phòng bệnh viêm vú - Nhúng sát trùng núm vú: nhúng núm vú vào một trong các dung dịch sát trùng sau: iốt 1-2%, Lodamam, Lugol . Nhúng ngập 3/4 núm vú trong cốc dung dịch. - Cho bò ăn ngay để bò không nằm xuống, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào ống núm vú, vì lỗ mở ống núm vú đóng hoàn toàn sau 30-40 phút. Một số yêu cầu đảm bảo chất lượng sữa - Dụng cụ vắtsữa và chứa sữa làm bằng nhôm hoặc thép không rỉ, có đáy vát tròn và phải được cọ rửa cẩn thận sau mỗi lần sử dụng. - Người vắtsữa không mắc bệnh truyền nhiễm, trước khi vắt phải rửa tay với xà phòng, kỳ chải móng tay và sau đó lau khô cẩn thận bằng khăn lau sạch. - Phải luôn luôn bảo đảm cho bò trong trạng thái bình thường, không gây ra những biến động. Xoa bóp nhẹ nhàng lên bầu vú, thời gian kích thích khoảng 1 phút. - Việc vắtsữa cần được tiến hành chỉ do cùng 1 người, vào thời gian nhất định trong ngày và theo cùng một trình tự vắtsữa (nếu có nhiều bò). Những con bò bị bệnh và bị viêm vú vắtsữa sau cùng. - Số lần vắtsữa mỗi ngày tuỳ thuộc vào năng suất sữa: vắt 2 lần mỗi ngày nếu bò có năng suất dưới 18kg và 3 lần mỗi ngày nếu năng suất trên 18kg. - Tốc độ vắtsữa bảo đảm vừa phải, không nên nhanh hay quá chậm và đảm bảo thời gian vắtsữa chỉ kéo dài 5-6 phút. - Phải lọc sữa khi đổ sữa vào bình chứa và chuyển ngay sữa đến địa điểm thu gom hoặc nơi tiêu thụ. . Quy trình vắt sữa thủ công Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Chuẩn bị - Dọn vệ sinh chuồng trại:. lượng sữa - Dụng cụ vắt sữa và chứa sữa làm bằng nhôm hoặc thép không rỉ, có đáy vát tròn và phải được cọ rửa cẩn thận sau mỗi lần sử dụng. - Người vắt sữa