1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN Lịch Sử Đảng

25 274 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 181,65 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN 1954 1964, KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ GVHD: Ths. Lê Quang Chung SVTH: MSSV Đỗ Hồng Quân 19161049 Trần Quang Thiện 19161005 Phạm Huỳnh Minh Khanh 19161069 Vũ Ngọc Phương Nam 19161039 Lớp thứ 2 – Tiết 7 8 201LLCT220514E_02CLC Tp. Hồ Chí Minh, 4 tháng 1 năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO MÔN HỌC: LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC CỦA ĐẢNG TRONG GIAI ĐOẠN 1954 1964, KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ GVHD: Ths. Lê Quang Chung SVTH: MSSV Đỗ Hồng Quân 19161049 Trần Quang Thiện 19161005 Phạm Huỳnh Minh Khanh 19161069 Vũ Ngọc Phương Nam 19161039 Lớp thứ 2 – Tiết 7 8 201LLCT220514E_02CLC Tp. Hồ Chí Minh, 4 tháng 1 năm 2021 ĐIỂM SỐ TIÊU CHÍ NỘI DUNG BỐ CỤC TRÌNH BÀY TỔNG ĐIỂM NHẬN XÉT Ký tên Ths. Lê Quang Chung BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỨ TỰ NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾT QUẢ KÝ TÊN 1 Phụ trách chương 1, thuyết trình Đỗ Hồng Quân Hoàn thành tốt 2 Phụ trách chương 2 Trần Quang Thiện Hoàn thành tốt 3 Phụ trách chương 3 Phạm Huỳnh Minh Khanh Hoàn thành tốt 4 Phụ trách powerpoint Vũ Ngọc Phương Nam Hoàn thành tốt DANH MỤC VIẾT TẮT CNXH: Chủ nghĩa xã hội XHCN: Xã hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận 3 6. Kết cấu của tiểu luận 4 CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU THÁNG 71954 5 1.1 Tình hình thế giới sau tháng 71954 5 1.2 Tình hình trong nước sau tháng 71954 6 CHƯƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU THÁNG 71954 10 2.1 Quá trình hình thành 10 2.2 Nội dung đường lối 12 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1954 1964 14 3.1 Kết quả của đường lối 14 3.2 Ý nghĩa của đường lối 14 KẾT LUẬN 16 TÀI LIỆU THAM KHẢO 18 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài  Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng là thiên anh hùng ca vĩ đại của chiến tranh Việt Nam trong thế kỷ XX, là một trong những trang chói lọi trong lịch sử của nhân dân cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc thời đại ngày nay. Các cuộc chiến tranh đó đi qua để lại bao đau thương và mất mát Ai cũng biết hậu quả chiến tranh là to lớn biết bao. Cho dù đó là chiến tranh phi nghĩa hay chiến tranh chính nghĩa thì đất nước đó cũng hứng chịu những tổn thất nặng nề. Song, không phải đất nước nào cũng có quyền chọn cho mình nền hòa bình, tự do. Có những lúc họ không muốn chiến tranh, nhưng họ buộc phải chiến đấu cho nền độc lập nước nhà. Và Việt Nam đất nước chúng ta rơi vào tình thế đó. Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đi qua, chúng ta không khỏi kinh hoàng trước những con số thiệt hại cả về người và của. Bây giờ chúng ta đang hưởng nền hòa bình, chúng ta đang độc lập. Song, điều đó không có nghĩa là chúng ta quên quá khứ, bởi lẽ không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tương lai. Chúng ta đã chiến đấu anh dũng trong các cuộc kháng chiến. Chúng ta có những người lãnh đạo tài giỏi, chúng ta có Đảng lãnh đạo tài tình, chúng ta có sự đoàn kết đồng lòng của dân tộc và chúng ta đã chiến thắng. Có rất nhiều yếu tố để tạo nên thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhưng ở đây tôi xin nêu ra một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong các cuộc kháng chiến mà ít ai nghĩ đến đó là “nghệ thuật lãnh đạo”.   Các chiến lược chiến tranh “chống nổi dậy” với những âm mưu vô cùng thâm độc, hiểm ác mà chỉ có Mỹ mới nghĩ ra, kết hợp cùng những phương tiện chiến tranh tiên tiến nhất, hiện đại nhất, vũ khí có khả năng hủy diệt nhất nhằm đè bẹp các lực lượng cách mạng ở Việt Nam. Nhưng với một quyết tâm sắt đá và khí thế cách mạng nóng bỏng: “ Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định  không chịu mất nước, nhất không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Để giành được thắng lợi, cả dân tộc ta đã phải trải qua những thử thách, gian truân có những lúc tưởng như khó vượt nổi, chịu những hy sinh, tổn thất lớn lao chưa từng thấy trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc kháng chiến thần thánh đến toàn thắng. Đặc biệt là quân dân cả nước đã đem hết tinh thần và xương máu chiến đấu, hi sinh cao cả cho đến ngày giành chiến thắng. Điều đó càng được thể hiện rõ trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1964, giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương cho chiến trường miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Xuất phát từ những vấn đề nói trên, tôi đã chọn đề tài: “Đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảng giai đoạn 19541964” làm tiểu luận kết thúc môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. 2.Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận Mục đích Tìm hiểu bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Phân tích “ nghệ thuật lãnh đạo” của Đảng và sự đồng lòng của cả dân tộc để giành thắng lợi, độc lập cho đất nước giai đoạn 19541964. Trên cơ sở đó đưa ra kết luận cũng như ý nghĩa của giai đoạn 19541964 đối với chiến thắng lịch sử 3041975. Thể hiện những đường lối đúng đắn của Đảng. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích nêu trên, tiểu luận cần thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể như sau: Trình bày tình hình trong nước và thế giới giai đoạn sau tháng 71954, những thuận lợi và khó khăn. Trình bày chi tiết quá trình hình thành đường lối của Đảng. Trình bày nội dung của đường lối từ đó đưa ra đánh giá cũng như ý nghĩa của đường lối 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận Đối tượng nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về đường lối của Đảng trong giai đoạn 19541964 và Đại hội lần III của Đảng, tiểu luận tập trung vào làm sáng tỏ tư tưởng chiến lược của Đảng cùng với sự đồng lòng của nhân dân cả nước trong công cuộc xây dựng và đấu tranh giành độc lập. Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận tập trung nghiên cứu Đường lối của Đảng trong giai đoạn 19541964 và những nội dung trong Đại hội lần III của Đảng. 4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh; các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn những nội dung cơ bản trong đường lối của Đảng 19541964 và những nội dung trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (91960). Phục vụ cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân có nhu cầu tìm hiểu về các nội dung này. Trình bày sâu sắc, có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo cả 2 miền trong giai đoạn 19541964. Góp phần vào việc nghiên cứu, tổng kết lịch sử quá trình hình thành và phát triển của Đảng giai đoạn này. 6. Kết cấu của tiểu luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luận được chia làm 3 chương. Chương 1: Bối cảnh lịch sử của cách mạng việt nam sau tháng 71954 Chương 2: Quá trình hình thành đường lối kháng chiến của Đảng Chương 3: Nội dung, ý nghĩa đường lối kháng chiến của Đảng CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU THÁNG 71954 1.1 Tình hình thế giới sau tháng 71954 Trên vũ đài chính trị quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ II, một hệ thống xã hội mới xuất hiện với hàng loạt nước dân chủ nhân dân chọn con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô là một hình mẫu lớn. Cũng sau chiến tranh thế giới lần II, phong trào giải phóng dân tộc ở Á Phi Mỹ Latinh phát triển thành cơn bão táp cách mạng, phá vỡ từng mảng thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc. Những cuộc đấu tranh vũ trang, những lực lượng cách mạng chiếm ưu thế trong dân tộc, xu hướng độc lập dân chủ hòa bình trung lập… Chiến tranh thế giới qua đi, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, nhiều nước đế quốc, cả thắng trận và bại trận đều bị tàn phá nghiêm trọng, nhưng đế quốc Mỹ lại trở nên giàu có hơn bao giờ hết. Là một trong những nước lớn góp phần quyết định vào thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh, lại là nước giàu mạnh nhất sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã giương lên ngọn cờ sen đầm quốc tế và muốn áp đặt tự do kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới. Chiến lược toàn cầu của Mỹ phản ánh một tham vọng muốn xác lập sức mạnh của đế quốc Hoa Kỳ trên tất cả mọi khu vực của thế giới. Chiến lược toàn cầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức chủ yếu: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang và thực hiện chủ nghĩa thực mới. Chiến tranh lạnh, và chạy đua vũ trang tạo ra sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, Mỹ sẽ lôi kéo các nước phe Mỹ vào cuộc chiến chống Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa thực dân mới sẽ thay thế lối thống trị thuộc địa mà phương Tây nay đã lỗi thời. Ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Mỹ đã triển khai chiến lược toàn cầu từ rất sớm, trong đó Việt Nam là một trong những trọng điểm. Việt Nam nằm trong khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế vì rất giàu khoáng sản, nguyên nhiên liệu, lại có nguồn nhân lực lao động dồi dào. Việt Nam còn có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự cho cả vùng Đông Nam Á. Đất liền nối với nhiều quốc gia và đi sâu vào tận miền Trung Á. Biển có những đảo và hải cảng không những thuận tiện giao thông, mà còn có khả năng khống chế cả vùng rộng lớn. Việt Nam lại là tiêu điểm của phong trào giải phóng dân tộc đang sôi sục ở châu Á. Thuận lợi: Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoa học — kỹ thuật, nhất là của Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục phát triển ở châu Á, châu Phi vả khu vực Mỹ latinh; phong trào hòa bình, dân chủ lên cao ở các nước tư bản chủ nghĩa. Khó khăn: Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủ thế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới buớc vào thời kỳ chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên Xô và Trung Quốc. 1.2 Tình hình trong nước sau tháng 71954 Sau Cách Mạng Tháng Tám khi Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, cục diện chính trị trên bán đảo Đông Dương thay đổi lớn, bất lợi cho chủ nghĩa đế quốc. Đã có sự tập hợp các lực lượng phản cách mạng chống lại lượng cách mạng, nhưng chúng đã không thành công. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi với việc giải phóng nửa nước ở miền Bắc, đi lên chủ nghĩa xã hội. Sau Hiệp định Gioneve 1954, đất nước Việt Nam bị chia làm hai miền. Cuộc chuyển quân tập kết đã làm thay đổi tình hình. Lực lượng cách mạng đang phát triển thuận lợi trên phạm vi toàn cục, nay tập trung ra miền Bắc, thế và lực lượng cách mạng lớn mạnh ở miền Bắc nhưng vô cùng bất lợi ở miền Nam. Trong khi đó lực lượng Pháp và các phe phái chính trị phản động trên toàn quốc dồn cả về miền Nam, mang theo tâm trạng thua cuộc, hận thù, muốn tìm chỗ dựa mới, đó là cơ hội để Mỹ nhảy vào miền Nam hất cẳng Pháp, thực hiện chủ nghĩa thực dân mới. Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đình chiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực. Nhưng phía Pháp chỉ thực hiện khi có những đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của nhân dân ta. Ngày 10101954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội. Cùng ngày, quân ta tiến vào tiếp quản. Thủ đô giải phóng rợp cờ, hoa, biểu ngữ, vang dậy tiếng hoan hô của đồng bào mừng đón đoàn quân chiến thắng trở về. Ngày 111955, tại quảng trường Ba Đình lịch sử đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội chào mừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô. Ngày 1651955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, và đến ngày 2251955 thì rút khỏi đảo Cát Bà. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng. Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc trước đó đã phá hỏng nhiều máy móc, thiết bị, tài sản để gây khó khăn cho ta. Pháp còn cùng với Mỹ và Ngô Đình Diệm chỉ đạo bọn phản động tiến hành dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào công giáo vào Nam để thực hiện ý đồ phung phá cách mạng về sau. Với những hoạt động xây dựng chủ nghĩa thực dân mới, tấn công đánh phá lực lượng và phong trào cách mạng, trong mấy năm 1954 1959 Mỹ Diệm đã biến miền Nam Việt Nam từ một chiến trường chống chủ nghĩa thực dân thành một chiến trường phản kích lại các lực lượng cách mạng. Âm mưu chiến lược của Mỹ là biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự, một bàn đạp để tấn công miền Bắc và phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam, ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn xuống vùng Đông Nam Á. Ngày 2371954, ngoại trưởng Mỹ Đa lét (Dulles) tuyên bố: Từ nay về sau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ để việc thất thủ miền Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bành trướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương. Tháng 91954, Mỹ lôi kéo được một số đồng minh như Pháp, Anh... và một số nước Đông Nam Á lập ra khối Liên minh quân sự Đông Nam Á (SEATO) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này. Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉ đạo của Mỹ, ra sức phá hoại Hiệp định Gionevo, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thống nhất Việt Nam trong thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định. Đến hạn hai năm, tháng 71956, Diệm tuyên bố. Sẽ không có hiệp thương tổng tuyển cử, vì chúng ta không ký Hiệp định Giơnevơ, bất cứ phương diện nào chúng ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó. Bằng một loạt hành động trái với hiệp định, như bầy trò trưng cầu dân ý để phế truất Bảo Đại rồi suy tôn Ngô Đình Diệm làm Tổng thống (tháng 101955), tổ chức bầu cử riêng rẽ, lập quốc hội lập hiến (tháng 5 1956), ban hành hiến pháp của cái gọi là Việt Nam cộng hoà (tháng 101956), Diệm đã trắng trợn từ chối và phá hoại việc thống nhất Việt Nam. Mỹ đã thi thố ở Việt Nam 4 chiến lược chiến tranh, ứng dụng từ 3 lần thay đổi chiến lược toàn cầu, do 5 đời tổng thống kế tiếp nhau thực hiện từ năm 1953 đến năm 1975. Đó là sự lựa chọn đúng nơi, đúng lúc, đúng đối tượng tiến hành chiến tranh của Mỹ. Chưa bao giờ Mỹ huy động được sức mạnh của cả nước Mỹ cùng các nước phe Mỹ, trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự như là trong thời kỳ họ tiến hành chiến tranh Việt Nam. Ý chí và quyết tâm của Mỹ khi đánh Việt Nam không phải chỉ nhằm khuất phục một dân tộc, dập tắt một ngọn lửa đấu tranh vì độc lập tự do, mà còn nhằm đe dọa nhiều nước khác, đồng thời thể nghiệm sức mạnh của Hoa Kỳ trong nửa cuối thế kỷ XX. Cách mạng Việt Nam vừa giành thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến 9 năm chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nay lại đứng trước kẻ thù mới vừa lớn mạnh vừa đầy tham vọng. Đất nước bị tạm thời chia cắt làm hai miền, có hai chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Nửa nước ở miền Bắc được giải phóng và có lực lượng cách mạng của cả nước tập trung về. Do đó niềm Bắc có nhiệm vụ phải nhanh chóng hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại của Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để bước tiếp sang cuộc cách mạng mới, đưa miền Bắc lên chủ nghĩa xã hội. Nửa nước còn lại ở miền Nam chưa được giải phóng, cách mạng lại bị mất thế lực, quần chúng nhân dân đang tiếp tục bị khủng bố đàn áp. Vì thế miền Nam có nhiệm vụ phải gây dựng lại lực lượng và phong trào cách mạng, tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam, giành tự do độc lập. Đặc điểm đó đòi hỏi Đảng ta phải đề ra được đường lối cách mạng phù hợp với đặc điểm của tình hình mới và thời đại để đưa cách mạng Việt Nam tiến lên. Thuận lợi: Miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, làm căn cứ địa vững chắc cho cả nước; thế và lực của cách mạng đã lớn mạnh hơn sau chín năm kháng chiến; có ý chí độc lập thống nhất Tổ quốc của nhân dân từ Bắc chí Nam. Khó khăn: Đất nước ta bị chia làm hai miền, kinh tế miền Bắc nghèo nàn, lạc hậu, miền Nam trờ thành thuộc địa kiểu mới của Mỹ và đế quốc Mỹ trở thành kẻ thù trực tiếp của nhân dân ta. CHƯƠNG 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU THÁNG 71954 2.1 Quá trình hình thành Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 71954 là phải đề ra được đường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừa phù hợp với xu thế chung của thời đại. Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II), từ ngày 15 đến ngày 1871954, đã xác định: đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam. Tháng 91954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụ mới và chính sách mới của Đảng. Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếu của tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từ chiến tranh chuyển sang hòa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thôn chuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung. Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 31955) và lần thứ tám (tháng 81955) Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải ra sức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam. Tháng 81956, tại Nam Bộ đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cách mạng miền Nam, xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là bạo lực cách mạng, “Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác. Tháng 121957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, được xác định: Mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắc tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình. Tháng 11959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạng miền Nam. Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trang ương đã ra nghị quyết về cách mạng miền Nam. Trung ương Đảng nhận định: hiện nay, cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng quan hệ hữu cơ với nhau... nhằm phương hướng chung là giữ vững hòa bình, thực hiện thống nhất nước nhà, tạo điều kiện thuận lợi để đưa cả nước Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có ruộng, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Con đường phát triển cơ bản của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân. Đó là con đường lấy sức mạnh của quần chúng, dựa vào lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang đế đánh đổ quyền thống trị của đế quốc và phong kiến, dựng lên chính quyền cách mạng của nhản dân. Tuy vậy, cần thấy rằng cách mạng ở miền Nam vẫn có khả năng hòa bình, phát triển, tức là khả năng dần dần cải biến tình thế, dần dần thay đổi cục diện chính trị ở miền Nam có lợi cho cách mạng: Khả năng đó hiện nay rất ít, song Đảng ta không gạt bỏ khả năng đó, mà cần ra sức tranh thủ khả năng đó. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 có ý nghĩa lịch sử to lớn, chẳng những đã mở đường cho cách mạng miền Nam tiến lên, mà còn thể hiện rõ bản lĩnh độc lập tự chủ, sáng tạo của Đảng ta trong những năm tháng khó khăn của cách mạng. Quá trình đề ra và chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chủ trương nói trên chính là quá trình hình thành đường lối chiến lược chung cho cách mạng cả nước, được hoàn chỉnh tại Đại hội lần thứ III của Đảng. 2.2 Nội dung đường lối Đại hội lần thứ III của Đảng họp tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 1091960. Đại hội đã hoàn chỉnh đường lối chiến lược chung của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới. Cụ thể là: Nhiệm vụ chung: tăng cường đoàn kết toàn dân, kiên quyết đấu tranh giữ vững hòa bình, đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đồng thời đẩy mạnh cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà trên cơ sở độc lập và dân chủ, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, thiết thực góp phần tăng cường phe xã hội chủ nghĩa và bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và thế giới. Nhiệm vụ chiến lược: Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn hiện tại có hai nhiệm vụ chiến lược. Một là, tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Hai là, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bọn tay sai, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong cả nước. Nhiệm vụ cách mạng ở miền Bắc và nhiệm vụ cách mạng ở miền Nam thuộc hai chiến lược khác nhau, mỗi nhiệm vụ nhằm giải quyết yêu cầu cụ thể của mỗi miền trong hoàn cảnh nước nhà tạm bị chia cắt. Hai nhiệm vụ đó lại nhằm giải quyết mâu thuẫn chung của cả nước giữa nhân dân ta với đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng, thực hiện mục tiêu chung trước mắt là hòa bình thống nhất Tổ quốc. Mối quan hệ của cách mạng hai miền: Do cùng thực hiện một mục tiêu chung nên Hai nhiệm vụ chiến lược ẩy có quan hệ mật thiết với nhau và có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau. Vai trò, nhiệm vụ của cách mạng mỗi miền đối với cách mạng cả nước: Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc có nhiệm vụ xây dựng tiềm lực và bảo vệ căn cứ địa của cả nước, hậu thuẫn cho cách mạng miền Nam, chuẩn bị cho cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội về sau, nên giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam và đối với sự nghiệp thống nhất nước nhà. Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. Con đường thống nhất đất nước: Trong khi tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng, Đảng kiên trì con đường hòa bình thống nhất theo tinh thần Hiệp nghị Giơnevơ, sẵn sàng thực hiện hiệp thương tổng tuyển cử hòa bình thống nhất Việt Nam, vì đó là con đường tránh được sự hao tổn xương máu cho dân tộc ta và phù hợp với xu hướng chung của thế giới. Nhưng chúng ta phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với mọi tình thế. Nếu đế quốc Mỹ và bọn tay sai của chúng liều lĩnh gây ra chiến tranh hòng xâm lược miền Bắc, thì nhân dân cả nước ta sẽ kiên quyết đứng dậy đánh bại chúng, hoàn thành độc lập và thống nhất Tổ quốc. Triển vọng của cách mạng Việt Nam: Cuộc đấu tranh nhằm thực hiện thống nhất nước nhà là một quá trình đấu tranh cách mạng gay go, gian khổ, phức tạp và lâu dài chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai của chúng ở miền Nam. Thắng lợi cuối cùng nhất định thuộc về nhân dân ta, Nam Bắc nhất định sum họp một nhà, cả nước sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và Lê Duẩn làm Bí thư thứ nhất. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨA ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CỦA ĐẢNG GIAI ĐOẠN 1954 1964 3.1 Kết quả của đường lối Từ đầu năm 1960, phong trào Đồng khởi bùng nổ toàn miền Nam, giải phóng nhiều vùng đất đai. Ngày 20121960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập. Cách mạng miền Nam chuyển mạnh từ thế giữ gìn lực lượng chuyển sang thế tiến công ngày càng mạnh mẽ. Phong trào đấu tranh ở đô thị, sự nổi dậy phá vỡ hàng vạn ấp chiến lược của Mỹ nguỵ cùng các chiến thắng Bình Giã (Bà Rịa), Ba Gia (Quàng Ngãi) và Đồng Xoài (Bình Phước)... đã làm phá sản “Chiến tranh đặc biệt”của Mỹ nguỵ. 3.2 Ý nghĩa của đường lối Đường lối tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ hai chiến lược cách mạng do Đại hội lần thứ III của Đảng đề ra có ý nghĩa lý luận và thực tiễn hết sức to lớn. Đường lối đó thể hiện tư tưởng chiến lược của Đảng: giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vừa phù hợp với miền Bắc vừa phù hợp với miền Nam, vừa phù hợp với cả nước Việt Nam và phù hợp với tình hình quốc tế, nên đã huy động và kết hợp được sức mạnh của hậu phương và tiền tuyến, sức mạnh cả nước và sức mạnh của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, tranh thủ được sự đồng tình giúp đỡ của cả Liên Xô và Trung Quốc. Do đó đã tạo ra được sức mạnh tổng hợp để dân tộc ta đủ sức đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Đặt trong bối cảnh Việt Nam và quốc tế lúc bấy giờ, đường lối chung của cách mạng Việt Nam đã thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử, vừa đúng với thực tiễn Việt Nam, vừa phù hợp với lợi ích của nhân loại và xu thế thời đại. Đường lối chiến lược chung cho cả nước và đường lối cách mạng ở mỗi miền là cơ sở để Đảng chỉ đạo quân dân ta phấn đấu giành được những thành tựu to lớn trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thắng lợi chống các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ và tay sai ở miền Nam. Kinh nghiệm lịch sử: Một là, giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội nhằm huy động sức mạnh toàn dân đánh Mỹ, cả nước đánh Mỹ. Hai là, Đảng đã tìm ra được phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn, sáng tạo. Ba là, sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn của Trung ương Đảng và công tác tổ chức chiến đấu tài giỏi của Đảng qua các cấp bộ Đảng và các cấp chỉ huy quân đội. Bốn là, coi trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến đấu trong cả nước. KẾT LUẬN Đường lối của Đảng trong giai đoạn từ 19541964 đóng vai trò vô cùng quan trọng, là bước đệm chắc chắn cho những chiến thắng vô cùng oanh liệt sau này như sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 và sự trưởng thành của Đảng ta trong việc giải quyết những vấn đề không có tiền lệ lịch sử. Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 này đã đánh dấu sự thất bại chung cuộc của phía Hoa Kỳ, đồng minh và Việt Nam Cộng hòa trong cuộc chiến tại Việt Nam; Chấm dứt việc các cường quốc thế giới can thiệp trực tiếp bằng quân sự vào Việt Nam trong suốt hơn 100 năm (từ 1858 tới 1975). Và để có được những thành công đó là sự chuẩn bị tốt từ hậu phương và những đường lối đúng đắn của Đảng trong giai đoạn 19541964. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu. Đảng có đường lối chính trị, quân sự và phương pháp cách mạng độc lập, tự chủ, đúng đắn, sáng tạo, tổng hợp. Nhân dân cả nước ta chiến đấu gian khổ hy sinh vì có chính nghĩa. Thắng lợi đó là kết quả đấu tranh anh dũng của cán bộ, chiến sĩ và hàng chục triệu đồng bào yêu nước ở miền Nam ngày đêm đối mặt với quân thù, xứng đáng với danh hiệu “Thành đồng của Tổ quốc”. Đó là kết quả của đồng bào và chiến sĩ miền Bắc vừa xây dựng, vừa chống chiến tranh phá hoại, vừa hoàn thành nghĩa vụ hậu phương lớn, chi viện tiền tuyến lớn đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Đó là kết quả của đoàn kết chiến đấu của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia; sự ủng hộ hết lòng và sự giúp đỡ to lớn của các nước xã hội chủ nghĩa; sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới, kể cả nhân dân tiến bộ Mỹ. Mặc dù trong quá trình xây dưng CNXH trên miền Bắc, chúng ta còn có những hạn chế nhất định. Nhưng điều căn bản là hậu phương miền Bắc đã giữ được ổn định vững chắc về tất cả mọi mặt và phát triển trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Vượt lên những khó khăn thử thách, miền Bắc đà hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là hậu phương của cuộc chiến tranh. Không thể nào có thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nếu không có miền Bắc XHCN, suốt 16 năm qua luôn cùng lúc phải làm 2 nhiệm vụ chiến lược. Đặc biệt từ năm 1965, miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sực mạnh của chế độ XHCN và đã làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ căn cứ cách mạng của các nước TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Báo cáo lịch sử đảng Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam sau năm 1954 và đường lối cách mạng của Đại Hội III docx Link: https:123doc.netdocumentshomedocument_download.php?id=1720733t=1608123446aut=abc9f13a966be1b11752c9988ed1b6f7 Truy cập ngày: 16122020 Tác giả: Khuyết danh 2.Đường lối trong giai đoạn 19541964 Link:https:loigiaihay.comduongloitronggiaidoan19541964c125a20120.html Truy cập ngày 16122020 Tác giả: Khuyết danh  3.Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009 Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 và 2003 13 Link: https:tailieu.vndoctieuluanduongloikhangchienchongmycuunuocthongnhattoquoc195419751598210.html 4.Đường lối và quá trình xây dựng CNXH trên miền Bắc với tư cách là hậu phương lớn Truy cập 21122020 Tác giả: khuyết danh Link: https:kenhdaihoc.netthreadsduongloivaquatrinhxaydungcnxhtrenmienbacvoitucachlahauphuonglon.3314

Trang 1

Vũ Ngọc Phương Nam 19161039 Lớp thứ 2 – Tiết 7 8

201LLCT220514E_02CLC

Tp Hồ Chí Minh, 4 tháng 1 năm 2021

Trang 3

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

Vũ Ngọc Phương Nam 19161039 Lớp thứ 2 – Tiết 7 8

201LLCT220514E_02CLC

Tp Hồ Chí Minh, 4 tháng 1 năm 20213

Trang 4

ĐIỂM SỐ

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Ths Lê Quang Chung

Trang 5

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỨ

1 Phụ trách chương 1,thuyết trình Đỗ Hồng Quân Hoàn thành tốt

2 Phụ trách chương 2 Trần Quang Thiện Hoàn thành tốt

3 Phụ trách chương 3 Phạm Huỳnh MinhKhanh Hoàn thành tốt

4 powerpointPhụ trách Vũ Ngọc Phương Nam Hoàn thành tốt

Trang 6

DANH MỤC VIẾT TẮT

CNXH: Chủ nghĩa xã hội

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỤC LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước toàn thắng là thiên anh hùng ca vĩđại của chiến tranh Việt Nam trong thế kỷ XX, là một trong những trang chói lọitrong lịch sử của nhân dân cách mạng thế giới chống chủ nghĩa đế quốc thời đạingày nay.Các cuộc chiến tranh đó đi qua để lại bao đau thương và mất mát Aicũng biết hậu quả chiến tranh là to lớn biết bao Cho dù đó là chiến tranh phinghĩa hay chiến tranh chính nghĩa thì đất nước đó cũng hứng chịu những tổn thấtnặng nề Song, không phải đất nước nào cũng có quyền chọn cho mình nền hòabình, tự do Có những lúc họ không muốn chiến tranh, nhưng họ buộc phải chiếnđấu cho nền độc lập nước nhà Và Việt Nam - đất nước chúng ta rơi vào tình thế

đó

Hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ đi qua, chúng ta không khỏikinh hoàng trước những con số thiệt hại cả về người và của Bây giờ chúng tađang hưởng nền hòa bình, chúng ta đang độc lập Song, điều đó không có nghĩa

là chúng ta quên quá khứ, bởi lẽ không có quá khứ sẽ không có hiện tại và tươnglai Chúng ta đã chiến đấu anh dũng trong các cuộc kháng chiến Chúng ta cónhững người lãnh đạo tài giỏi, chúng ta có Đảng lãnh đạo tài tình, chúng ta có sựđoàn kết đồng lòng của dân tộc và chúng ta đã chiến thắng Có rất nhiều yếu tố

để tạo nên thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ,nhưng ở đây tôi xin nêu ra một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trongcác cuộc kháng chiến mà ít ai nghĩ đến đó là “nghệ thuật lãnh đạo”.

Các chiến lược chiến tranh “chống nổi dậy” với những âm mưu vô cùngthâm độc, hiểm ác mà chỉ có Mỹ mới nghĩ ra, kết hợp cùng những phương tiệnchiến tranh tiên tiến nhất, hiện đại nhất, vũ khí có khả năng hủy diệt nhất nhằm

đè bẹp các lực lượng cách mạng ở Việt Nam Nhưng với một quyết tâm sắt đá vàkhí thế cách mạng nóng bỏng: “ Thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu

8

Trang 9

mất nước, nhất không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” Đểgiành được thắng lợi, cả dân tộc ta đã phải trải qua những thử thách, gian truân

có những lúc tưởng như khó vượt nổi, chịu những hy sinh, tổn thất lớn lao chưatừng thấy trong lịch sử chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc kháng chiếnthần thánh đến toàn thắng Đặc biệt là quân dân cả nước đã đem hết tinh thần vàxương máu chiến đấu, hi sinh cao cả cho đến ngày giành chiến thắng Điều đócàng được thể hiện rõ trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1964, giai đoạnmiền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội làm hậu phương cho chiến trường miềnNam đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn Xuất phát từ nhữngvấn đề nói trên, tôi đã chọn đề tài: “Đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảnggiai đoạn 1954-1964” làm tiểu luận kết thúc môn học Đường lối cách mạng củaĐảng Cộng sản Việt Nam

2 Mục đích và nhiệm vụ của tiểu luận

Mục đích

Tìm hiểu bối cảnh lịch sử của cách mạng Việt Nam sau cuộc kháng chiếnchống Pháp

Phân tích “ nghệ thuật lãnh đạo” của Đảng và sự đồng lòng của cả dân tộc

để giành thắng lợi, độc lập cho đất nước giai đoạn 1954-1964

Trên cơ sở đó đưa ra kết luận cũng như ý nghĩa của giai đoạn 1954-1964đối với chiến thắng lịch sử 30-4-1975

Thể hiện những đường lối đúng đắn của Đảng

Trình bày chi tiết quá trình hình thành đường lối của Đảng

Trình bày nội dung của đường lối từ đó đưa ra đánh giá cũng như ý nghĩacủa đường lối

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của tiểu luận

Đối tượng nghiên cứu

9

Trang 10

Trên cơ sở nghiên cứu về đường lối của Đảng trong giai đoạn 1954-1964

và Đại hội lần III của Đảng, tiểu luận tập trung vào làm sáng tỏ tư tưởng chiếnlược của Đảng cùng với sự đồng lòng của nhân dân cả nước trong công cuộc xâydựng và đấu tranh giành độc lập

Phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu Đường lối của Đảng trong giai đoạn

1954-1964 và những nội dung trong Đại hội lần III của Đảng

Cơ sở lý luận

Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tưtưởng Hồ Chí Minh về chiến tranh; các quan điểm, chủ trương, đường lối củaĐảng và Nhà nước

Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng hai phương pháp nghiêncứu chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic Bên cạnh đó, tác giảcòn sử dụng các phương pháp khác như phương pháp phân tích, phương pháptổng hợp, phương pháp so sánh

Tiểu luận góp phần cung cấp và làm rõ hơn những nội dung cơ bản trongđường lối của Đảng 1954-1964 và những nội dung trong Đại hội đại biểu toànquốc lần thứ III (9-1960) Phục vụ cho các cơ quan, đơn vị và cá nhân có nhucầu tìm hiểu về các nội dung này

Trình bày sâu sắc, có hệ thống quá trình Đảng lãnh đạo cả 2 miền tronggiai đoạn 1954-1964 Góp phần vào việc nghiên cứu, tổng kết lịch sử quá trìnhhình thành và phát triển của Đảng giai đoạn này

6 Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, tiểu luậnđược chia làm 3 chương

10

Trang 11

Chương 1: Bối cảnh lịch sử của cách mạng việt nam sau tháng 7/1954Chương 2: Quá trình hình thành đường lối kháng chiến của Đảng

Chương 3: Nội dung, ý nghĩa đường lối kháng chiến của Đảng

CHƯƠNG 1

BỐI CẢNH LỊCH SỬ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM SAU THÁNG

7/1954 1.1 Tình hình thế giới sau tháng 7/1954

Trên vũ đài chính trị quốc tế những năm sau chiến tranh thế giới lần thứ

II, một hệ thống xã hội mới xuất hiện với hàng loạt nước dân chủ nhân dân chọn

11

Trang 12

con đường phát triển theo chủ nghĩa xã hội mà Liên Xô là một hình mẫu lớn.Cũng sau chiến tranh thế giới lần II, phong trào giải phóng dân tộc ở Á - Phi -

Mỹ La-tinh phát triển thành cơn bão táp cách mạng, phá vỡ từng mảng thuộc địacủa chủ nghĩa đế quốc Những cuộc đấu tranh vũ trang, những lực lượng cáchmạng chiếm ưu thế trong dân tộc, xu hướng độc lập - dân chủ - hòa bình - trunglập…

Chiến tranh thế giới qua đi, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, nhiều nước đếquốc, cả thắng trận và bại trận đều bị tàn phá nghiêm trọng, nhưng đế quốc Mỹlại trở nên giàu có hơn bao giờ hết Là một trong những nước lớn góp phầnquyết định vào thắng lợi của phe Đồng minh trong chiến tranh, lại là nước giàumạnh nhất sau chiến tranh, Hoa Kỳ đã giương lên ngọn cờ sen đầm quốc tế vàmuốn áp đặt tự do kiểu Mỹ ở khắp nơi trên thế giới

Chiến lược toàn cầu của Mỹ phản ánh một tham vọng muốn xác lập sứcmạnh của đế quốc Hoa Kỳ trên tất cả mọi khu vực của thế giới Chiến lược toàncầu của Mỹ sử dụng 3 phương thức chủ yếu: chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang

và thực hiện chủ nghĩa thực mới Chiến tranh lạnh, và chạy đua vũ trang tạo ra

sự đối đầu giữa hai hệ thống thế giới, Mỹ sẽ lôi kéo các nước phe Mỹ vào cuộcchiến chống Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa; chủ nghĩa thực dân mới sẽ thaythế lối thống trị thuộc địa mà phương Tây nay đã lỗi thời

Ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã triển khai chiến lược toàncầu từ rất sớm, trong đó Việt Nam là một trong những trọng điểm Việt Namnằm trong khu vực có tiềm năng lớn về kinh tế vì rất giàu khoáng sản, nguyênnhiên liệu, lại có nguồn nhân lực lao động dồi dào Việt Nam còn có vị trí chiếnlược quan trọng về quân sự cho cả vùng Đông Nam Á Đất liền nối với nhiềuquốc gia và đi sâu vào tận miền Trung Á Biển có những đảo và hải cảng khôngnhững thuận tiện giao thông, mà còn có khả năng khống chế cả vùng rộng lớn.Việt Nam lại là tiêu điểm của phong trào giải phóng dân tộc đang sôi sục ở châuÁ

12

Trang 13

Thuận lợi:

Hệ thống xã hội chủ nghĩa tiếp tục lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự, khoahọc — kỹ thuật, nhất là của Liên Xô; phong trào giải phóng dân tộc tiếp tục pháttriển ở châu Á, châu Phi vả khu vực Mỹ latinh; phong trào hòa bình, dân chủ lêncao ở các nước tư bản chủ nghĩa

Khó khăn:

Đế quốc Mỹ có tiềm lực kinh tế, quân sự hùng mạnh, âm mưu làm bá chủthế giới với các chiến lược toàn cầu phản cách mạng; thế giới buớc vào thời kỳchiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủnghĩa; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, nhất là giữa Liên

Xô và Trung Quốc

1.2 Tình hình trong nước sau tháng 7/1954

Sau Cách Mạng Tháng Tám khi Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa - nhà nướccông nông đầu tiên ở Đông Nam Á ra đời, cục diện chính trị trên bán đảo ĐôngDương thay đổi lớn, bất lợi cho chủ nghĩa đế quốc Đã có sự tập hợp các lựclượng phản cách mạng chống lại lượng cách mạng, nhưng chúng đã không thànhcông Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đã kết thúc thắng lợi với việcgiải phóng nửa nước ở miền Bắc, đi lên chủ nghĩa xã hội

Sau Hiệp định Gioneve 1954, đất nước Việt Nam bị chia làm hai miền.Cuộc chuyển quân tập kết đã làm thay đổi tình hình Lực lượng cách mạng đangphát triển thuận lợi trên phạm vi toàn cục, nay tập trung ra miền Bắc, thế và lựclượng cách mạng lớn mạnh ở miền Bắc nhưng vô cùng bất lợi ở miền Nam.Trong khi đó lực lượng Pháp và các phe phái chính trị phản động trên toàn quốcdồn cả về miền Nam, mang theo tâm trạng thua cuộc, hận thù, muốn tìm chỗ dựamới, đó là cơ hội để Mỹ nhảy vào miền Nam hất cẳng Pháp, thực hiện chủ nghĩathực dân mới

13

Trang 14

Chúng ta đã thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định về đìnhchiến, tập kết chuyển quân và chuyển giao khu vực Nhưng phía Pháp chỉ thựchiện khi có những đấu tranh mạnh mẽ và kiên quyết của nhân dân ta Ngày 10-10-1954, quân Pháp rút khỏi Hà Nội Cùng ngày, quân ta tiến vào tiếp quản Thủ

đô giải phóng rợp cờ, hoa, biểu ngữ, vang dậy tiếng hoan hô của đồng bào mừngđón đoàn quân chiến thắng trở về Ngày 1-1-1955, tại quảng trường Ba Đình lịch

sử đã diễn ra cuộc mít tinh trọng thể của hàng chục vạn nhân dân Hà Nội chàomừng Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về Thủ đô Ngày16-5-1955, toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hải Phòng, và đến ngày 22-5-1955thì rút khỏi đảo Cát Bà Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng

Khi rút quân, Pháp mang theo hoặc trước đó đã phá hỏng nhiều máy móc,thiết bị, tài sản để gây khó khăn cho ta Pháp còn cùng với Mỹ và Ngô ĐìnhDiệm chỉ đạo bọn phản động tiến hành dụ dỗ, cưỡng ép nhiều đồng bào cônggiáo vào Nam để thực hiện ý đồ phung phá cách mạng về sau Với những hoạtđộng xây dựng chủ nghĩa thực dân mới, tấn công đánh phá lực lượng và phongtrào cách mạng, trong mấy năm 1954 - 1959 Mỹ - Diệm đã biến miền Nam ViệtNam từ một chiến trường chống chủ nghĩa thực dân thành một chiến trườngphản kích lại các lực lượng cách mạng Âm mưu chiến lược của Mỹ là biến miềnNam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, thành căn cứ quân sự, một bàn đạp đểtấn công miền Bắc và phe xã hội chủ nghĩa từ phía Nam, ngăn chặn sự bànhtrướng của chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn xuống vùng Đông Nam Á

Ngày 23-7-1954, ngoại trưởng Mỹ Đa lét (Dulles) tuyên bố: "Từ nay vềsau, vấn đề bức thiết không phải là than tiếc dĩ vãng, mà là lợi dụng thời cơ đểviệc thất thủ miền Bắc Việt Nam không mở đường cho chủ nghĩa cộng sản bànhtrướng ở Đông Nam Á và Tây Nam Thái Bình Dương"

Tháng 9-1954, Mỹ lôi kéo được một số đồng minh như Pháp, Anh vàmột số nước Đông Nam Á lập ra khối "Liên minh quân sự Đông - Nam Á"(SEATO) và ngang nhiên đặt miền Nam Việt Nam dưới sự bảo trợ của khối này

14

Trang 15

Chính quyền Ngô Đình Diệm, với sự giúp đỡ và có sự chỉ đạo của Mỹ, rasức phá hoại Hiệp định Gionevo, từ chối hiệp thương với Chính phủ Việt Namdân chủ cộng hoà về việc tổ chức tổng tuyển cử tự do trong cả nước để thốngnhất Việt Nam trong thời hạn hai năm theo điều khoản của Hiệp định

Đến hạn hai năm, tháng 7-1956, Diệm tuyên bố "Sẽ không có hiệpthương tổng tuyển cử, vì chúng ta không ký Hiệp định Giơnevơ, bất cứ phươngdiện nào chúng ta cũng không bị ràng buộc bởi Hiệp định đó" Bằng một loạthành động trái với hiệp định, như bầy trò "trưng cầu dân ý" để phế truất Bảo Đạirồi suy tôn Ngô Đình Diệm làm Tổng thống (tháng 10-1955), tổ chức bầu cửriêng rẽ, lập quốc hội lập hiến (tháng 5 -1956), ban hành hiến pháp của cái gọi là

"Việt Nam cộng hoà" (tháng 10-1956), Diệm đã trắng trợn từ chối và phá hoạiviệc thống nhất Việt Nam Mỹ đã thi thố ở Việt Nam 4 chiến lược chiến tranh,ứng dụng từ 3 lần thay đổi chiến lược toàn cầu, do 5 đời tổng thống kế tiếp nhauthực hiện từ năm 1953 đến năm 1975 Đó là sự lựa chọn đúng nơi, đúng lúc,đúng đối tượng tiến hành chiến tranh của Mỹ Chưa bao giờ Mỹ huy động đượcsức mạnh của cả nước Mỹ cùng các nước phe Mỹ, trên các lĩnh vực kinh tế,chính trị, văn hóa, khoa học kỹ thuật và quân sự như là trong thời kỳ họ tiếnhành chiến tranh Việt Nam Ý chí và quyết tâm của Mỹ khi đánh Việt Namkhông phải chỉ nhằm khuất phục một dân tộc, dập tắt một ngọn lửa đấu tranh vìđộc lập tự do, mà còn nhằm đe dọa nhiều nước khác, đồng thời thể nghiệm sứcmạnh của Hoa Kỳ trong nửa cuối thế kỷ XX

Cách mạng Việt Nam vừa giành thắng lợi to lớn trong cuộc kháng chiến 9năm chống chủ nghĩa thực dân Pháp, nay lại đứng trước kẻ thù mới vừa lớnmạnh vừa đầy tham vọng Đất nước bị tạm thời chia cắt làm hai miền, có hai chế

độ chính trị, xã hội khác nhau Nửa nước ở miền Bắc được giải phóng và có lựclượng cách mạng của cả nước tập trung về Do đó niềm Bắc có nhiệm vụ phảinhanh chóng hoàn thành nốt những nhiệm vụ còn lại của Cách mạng dân tộc dânchủ nhân dân để bước tiếp sang cuộc cách mạng mới, đưa miền Bắc lên chủ

15

Trang 16

nghĩa xã hội Nửa nước còn lại ở miền Nam chưa được giải phóng, cách mạnglại bị mất thế lực, quần chúng nhân dân đang tiếp tục bị khủng bố đàn áp Vì thếmiền Nam có nhiệm vụ phải gây dựng lại lực lượng và phong trào cách mạng,tiếp tục cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam,giành tự do độc lập Đặc điểm đó đòi hỏi Đảng ta phải đề ra được đường lối cáchmạng phù hợp với đặc điểm của tình hình mới và thời đại để đưa cách mạng ViệtNam tiến lên.

CHƯƠNG 2

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG ĐƯỜNG LỐI CỦA CÁCH

MẠNG VIỆT NAM SAU THÁNG 7-1954 2.1 Quá trình hình thành

Yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng ta sau tháng 7-1954 là phải đề ra đượcđường lối đúng đắn, vừa phù hợp với tình hình mỗi miền, tình hình cả nước, vừaphù hợp với xu thế chung của thời đại.16

Trang 17

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá II), từ ngày

15 đến ngày 18-7-1954, đã xác định: đế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dânViệt Nam

Tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết về tình hình mới, nhiệm vụmới và chính sách mới của Đảng Nghị quyết đã chỉ ra những đặc điểm chủ yếucủa tình hình trong lúc cách mạng Việt Nam bước vào một giai đoạn mới là: từchiến tranh chuyển sang hòa bình; nước nhà tạm chia làm hai miền; từ nông thônchuyển vào thành thị; từ phân tán chuyển đến tập trung

Tại Hội nghị lần thứ bảy (tháng 3-1955) và lần thứ tám (tháng 8-1955)Trung ương Đảng nhận định: Muốn chống đế quốc Mỹ và tay sai, củng cố hòabình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ, điều cốt lõi là phải rasức củng cố miền Bắc, đồng thời giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh của nhândân miền Nam

Tháng 8-1956, tại Nam Bộ đồng chí Lê Duẩn đã dự thảo Đường lối cáchmạng miền Nam, xác định con đường phát triển của cách mạng miền Nam là bạolực cách mạng, “Ngoài con đường cách mạng không có một con đường khác"

Tháng 12-1957, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 13, đường lối tiến hànhđồng thời hai chiến lược cách mạng, được xác định: "Mục tiêu và nhiệm vụ cáchmạng của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay là: Củng cố miền Bắc, đưa miền Bắctiến dần lên chủ nghĩa xã hội Tiếp tục đấu tranh để thực hiện thống nhất nướcnhà trên cơ sở độc lập và dân chủ bằng phương pháp hòa bình"

Tháng 1-1959, Hội nghị Trung ương lần thứ 15 họp bàn về cách mạngmiền Nam Sau nhiều lần họp và thảo luận, Ban Chấp hành Trang ương đã ranghị quyết về cách mạng miền Nam Trung ương Đảng nhận định: "hiện nay,cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến lược:cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân

17

Ngày đăng: 30/05/2021, 08:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w