Cổnhạclàgì?Cổnhạc , nói chung, bao gồm nhiều loại nhạc khác nhau: nhạc cung đình, nhạc tôn giáo, nhạc thính phòng, nhạc tuồng (hát bội, chèo, cải lương), nhạc dân gian từ bài hát ru con, các loại đối ca, đến loại hò đưa linh . Nói một cách khác, cổnhạclànhạc của người dân Việt từ thời lập quốc đến giai đoạn hiện đại do người Việt sáng tác theo truyền thống truyền khẩu . Trong phạm vi bài này, tôi không thể tạm gác một bên các loại nhạc đồng bào thiểu số vì không thể kê khai nhạc của 54 sắc tộc sống trên xứ Việt ngư người Thái, Mông , Mường, Mán, Thổ, Tày, Dao, Ra-đê, Ba-na, Mnong, Sê Ðăng, Ê Ðê ,Chàm ,vvẨ Nhạc cung đình được Lương Ðăng phỏng theo nhạc cung đình nhà Minh bên Trung quốc vào thế kỷ thứ 15 . Ðến thời nhà Nguyễn (1802-1945), nhạc cung đình gồm các loại : Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ Tự nhạc, Ðại Triều nhạc, Thường Triều nhạc, Cứu Nhựt nguyệt giao trùng nhạc, cung trung chi nhạc, Yến nhạc, văn nhạc, võ nhạc do nhiều dàn nhạc như đại nhạc, tiểu nhạc với số nhạc công rất đông . Ðó là chưa kể một số điệu vũ như văn vũ , võ vũ , tứ linh vũ , hoa đăng vũ , bát man tấn cống vũ, vvẬ Nhạc tôn giáo gồm cónhạc Khổng giáo bây giờ không cò n nữa (chỉ còn nghe tại Ðài Loan và Ðại Hàn mà thôi ), nhạc Phật Giáo rất phong phú với các điệu niệm, tán , tụng đầy nhạc tính, nhạc Cao Ðài đặc biệt miền Nam trên điệu Nam (Nam Xuân, Nam Ai, Oán), và tất cả các loại nhạc dính liền với các tế lễ như chầu văn, hầu văn, rỗi bóng, lên đồng, nhạc đám ma . Nhạc thính phòng (tạm gọi là thính phòng theo nghĩa Tây phương), là một bộ môn rất được ưa chuộng tại Việt Nam . Có ba loại nhạc thính phòng đặc thù của ba miền : miền Bắc có "Hát Ả Ðào", miền Trung có "Ca Huế ", và miền Nam có "Ðàn Tài Tử " . Hát ả đào còn gọi là "Ca Trù ", "Hát Cô Ðầu" không còn được thịnh hành tại miền Bắc vì không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại mặc dù đã được chấn hưng từ 20 năm nay . " Ca Huế ", với các bài Nam Ai, Nam Bằng, Tứ Ðại Cảnh, 10 bài ngự vẫn còn được ưa thích . "Ðàn Tài Tử " được bành trướng mạnh mẽ tại miền Nam với các đại hội liên hoan được tổ chức tại các tỉnh miền Nam (Tân An, Mỹ Tho, Bạc Liêu ) . Chính "Ðàn Tài Tử " đã đóng góp rất nhiều cho sự hình thành nhạc hát cải lương . Nhạc dân gian Việt Nam rất giàu . Miền Bắc có biết bao nhiêu dân ca đã làm sống lại những nét đẹp của phong cảnh, của phong tục nghìn xưa như loại hát quan họ Bắc Ninh với phong tục kết bạn, ngủ bọn (liền anh , liền chị ) , hát thi hát lấy giải; rồi hát trống quân, hát giậm, hát phường vải, hát ví, hát xoan, còlả , hội sim . Ngoài ra còn có hát xẩm . Miền Trung có hò sông Mã , hò mái nhì, mái đẩy, mái sấp, hò hụi, hò nện, các điệu lý như lý mười thương, lý con sáo, lý giao duyên . Trong Nam những điệu hò thay đổi từng miền, từng vùng như Hò Ðồng Tháp, hò Bạc Liêu, hò Bến Tre, hò lơ , hay các điệu lý như Lý Ngựa Ô , lý chuồn chuồn, lý con khỉ Ðột, lý dĩa bánh bò , lý che hường, vvẬ Hầu hết các điệu lý, hò , đối ca đều dựa trên thể thơ lục bát rất đặc biệt Việt Nam. Dân ca Việt Nam, nhờ vào những cuộc hát thi lấy giải và óc sáng tạo nhạy bén mà ngày nay có trên mấy ngàn bài được phổ biến khắp nơi . Tôi hy vọng rằng, qua bài tiểu luận này, quý bạn đọc sẽ có một khái niệm đại cương về thế nào là "Vọng cổ", thế nào là "Cải lương", thế nào là "Cổ nhạc" . Biết được nguồn gốc nhạc Việt là một điều cần thiết nhứt là cho kiến thức văn hóa cho mỗi người trong chúng ta lúc phải bị lìa xa quê hương . Hiểu được nhạc mình, biết qua nhạc người, dung hòa hai nền nhạc Âu và Việt để đừng bị mất gốc mất rể và có thể dạy dỗ con cháu thuộc thế hệ sau . Tự hào nhạc Việt, cũng như tự hào tiếng nói Việt, văn hóa Việt là nung nấu chí khí quật cường bất khuất của dân tộc Việt, là nuôi dưỡng tình yêu quê hương, tình thương dân tộc để xứng đáng là con cháu dòng dõi Lạc Hồng . . Cổ nhạc là gì ? Cổ nhạc , nói chung, bao gồm nhiều loại nhạc khác nhau: nhạc cung đình, nhạc tôn giáo, nhạc thính phòng, nhạc tuồng (hát. Giao nhạc, Miếu nhạc, Ngũ Tự nhạc, Ðại Triều nhạc, Thường Triều nhạc, Cứu Nhựt nguyệt giao trùng nhạc, cung trung chi nhạc, Yến nhạc, văn nhạc, võ nhạc