1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI THU HOẠCH Kinh tế Đối Ngoại

4 986 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 104 KB

Nội dung

Yêu cầu: Câu 1: Phân tích nhân tố có tính chất quyết định chi phối quan hệ kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay? Theo Anh, Chị Việt nam cần vận dụng những nhân tố đó như thế nào để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế ?

Họ và Tên : Bùi Văn Tá Hà Nội Ngày 9/12/2007 Lớp : K49 KTCT Trường ĐHKT - ĐHQGHN BÀI THU HOẠCH Môn : Kinh tế Đối Ngoại Giảng viên: PGS.TS. Phan Huy Đường Yêu cầu: Câu 1: Phân tích nhân tố có tính chất quyết định chi phối quan hệ kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay? Theo Anh, Chị Việt nam cần vận dụng những nhân tố đó như thế nào để mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế ? Bài Làm Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực kinh tế thể hiện phần tham gia của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và là phần phụ thuộc về kinh tế giữa các quốc gia hay “phần giao” của những giao dịch kinh tế giữa các nước. Đây là tổng thể các quan hệ kinh tế giữa một quốc gia với phần còn lại của thế giới dựa trên cơ sở sự phát triển phân công lao động quốc tế và chuỗi giá trị toàn cầu. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và chuyển giao công nghệ, di chuyển lao động quốc tế, các quan hệ tiền tệ và tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại có thể được xem xét từ bản chất kinh tế của quan hệ và giao dịch, ý chí điều chỉnh của Chính phủ thông qua chính sách, cơ chế và các công cụ và đội ngũ nhân lực thực hiện các quan hệ. Sự phát triển lĩnh vực kinh tế đối ngoại thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và sự phát triển các quan hệ kinh tế trong nước tạo đà cho sự phát triển của lĩnh vực kinh tế đối ngoại. Việc phát triển mạnh của lĩnh vực kinh tế đối ngoại làm cho nền kinh tế đất nước trở thành một mắt khâu quan trọng trong chuỗi giá trị toàn cầu và do đó, sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu làm tăng giá trị nền kinh tế. Động lực phát triển kinh tế toàn cầu, lúc đó, sẽ trở thành động lực tăng trưởng trực tiếp của nền kinh tế. Những nhân tố có tính chất quyết định chi phối quan hệ kinh tế quốc tế trong thời đại ngày nay có thể kể đến sau đây: Khi Thomas L.Friedman cho ra mắt cuốn sách The World Is Flat (Thế giới phẳng) và bản dịch tiếng Việt được NXB Trẻ phát hành năm 2006. Không có gì đáng ngạc nhiên khi cuốn sách này được Financial Times và Golman Sachs Business bình chọn là Cuốn sách hay nhất trong năm 2005. Tác giả cuốn sách này được US. News & Report bình chọn là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc nhất của nước Mỹ. Ông cũng đã nhiều lần được nhận giải thưởng báo chí Pulitzer. Tác giả đã rất có lý khi chọn ra những nhân tố có vai trò quyết định trong việc làm phẳng thể giới, Cũng như những nhân tố đã chi phối đến các quan hệ kinh tế quốc tế trên toàn cầu: 1) Ranh giới của các quốc gia đang mờ dần: Ta thấy rằng mỗi quốc gia thường là một thành viên của một hay nhiều tổ chức khác nhau WTO, ASEAN, APEC, WHO… không phân biệt biên giới và lãnh thổ hoạt động, nó chi phối các điều lệ và luật lệ của các bên tham gia thành luật chơi chung, do đó những rào cản về điạ chính trị ngày càng mất đi tác dụng, 2) Công nghệ thông tin xoá mờ đi khoảng cách: Chúng ta sống ở kỷ nguyên bùng nổ về công nghệ thông tin, sự tăng tốc của các phần mềm xử lý thông tin, trang web là kho dữ liệu bất tận, là nguồn trí thức của nhân loại được mở đến vô cùng, kỹ nghệ truyền thông như cáp quang, vệ tính giúp chúng ta trong tức thời có thể trò chuyện trao đổi thông tin với người cách chúng ta nửa vòng trái đất 3) Sản phẩm được tiêu chuẩn hoá: Chúng ta nhận thấy rằng các hệ thống tiêu chuẩn ngày càng có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình giao thương, Hệ thống quản lý chất lượng như ISO, TQM, 5S… và tiêu chuẩn cho từng ngành hàng cho từng loại sản phẩm được thống nhất theo những quy định chặc chẽ với những thông số, tính năng, ký mã hiệu và công dụng ngày càng được được xem là tiêu chuẩn bắt buộc cho các bên khi tham gia vào thị trường quốc tế. 4) Công việc được chia nhỏ: Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trước đây một tổ chức hay cá nhân hoàn thành côngviệc mình thường từ đầu đến cuối, ngày nay công việc được chia ra ngày càng nhỏ đi và có tính chuyên biệt hơn, sâu hơn, chi tiết hơn, mỗi người tham gia quá trình sản xuất là tham gia hệ thống nó được tiêu chuẩn hoá từng công việc khác nhau và được thiết kế thành Mô-đun, và có xu hướng ngày càng nhỏ đi , ngắn gọn hơn chuyên biệt hớn, sản phẩm ngày nay thường là của nhiều người cùng đóng góp. 5) Thuê bên ngoài làm (outsourcing): Mỗi quốc gia có lợi thế riêng về tài nguyên thiên nhiên, lực lượng lao động, kỹ năng quản lý và trình độ khoa học kỹ thuật. Chia nhỏ công việc và phân công công việc cho mỗi quốc gia khác nhau nhằm khai thác lợi thế tuyệt đối, và tương đối cuả quốc gia đó nhằm tìm kiếm lợi nhuận là một xu hướng khá phổ biến, nhằm chuyên môn hoá trong từng lĩnh vực ngành nghề và khai thác lợi thế theo quy mô cuả sản phẩm (economics of scale) hạ thấp giá thành sản phẩm. 6) Chuyển dịch của dòng sản phẩm,công nghệ, thiết bị, tài chính: Các nước trên thế giới được chia thành các nước đã phát triển như: Mỹ, Nhật, Pháp, Đức, Anh…. , các nước đang phát triển như: Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo… và các nước kém phát triển như: Việt Nam, các nước châu phi…ta thấy có dòng chuyển dịch về công nghệ, trang thiết bị, tài chính. Như ta đã biết sản phẩm có dòng đời từ nghiên cứu phát triển, tung ra thị trường, bão hoà và suy thoái. Bắt đầu từ các nước phát triển sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất, tung ra thị trương chính quốc đến gia đoạn bão hoà và suy thoái nó được chuyển dịch dần đến các nước đang phát triển và khi ở các nước đang phát triển cũng đi đến giai đoạn bão hoà thì nó lại chuyển dịch dần đến các nước kém phát triển, các nước kém phát triển sau khi tiếp nhận công nghệ gíá rẻ của dòng công nghệ nầy tiến hành sản xuất đại trà với chi phí thấp, số lượng nhiều sẽ có khả năng phụ vụ đại đa số dân chúng ở các nước kém phát triển và chuyển dịch ngược sản phẩm nầy đến các nước đang phát triển và đã phát triển, còn các nước đã phát triển thì tiếp tục nghiên cứu sản phẩm, công nghệ mới và tiếp tục dòng chảy cho sản hẩm, công nghệ mới do vậy thế giới ngày càng phong phú về sản phẩm và gía cả ngày càng thấp hơn. 7) Tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu (suply chains): Nhìn vào bức tranh toàn cầu ta thấy một dòng chảy sản phẩm từ nhà máy, cơ sở sản xuất như những mạch nước nhỏ (phương tiện chuyên chở nhỏ) tập hợp thành con suối ( phương tiện vận tải lớn hơn, điểm giao nhận) và nhiều con suối tập hợp thành dòng sông (các tổng kho, các phương tiện vận tải lớn hơn) và từ đây có dòng chảy ngược lại đến các tổng đại lý, điểm bán hàng và cuối cùng là đến tay người tiêu dùng. Quan sát chúng ta thấy dòng chảy không ngừng và bất tận. Điều nào làm cho dòng chảy này hiệu quả nhất? đó là việc tham gia vào chuỗi cung ứng, mỗi vị trí có một vai trò đóng góp không nhỏ cho việc hình thành chuỗi cung ứng.và học thuyết đúng thời điểm (just in time) sẽ là một học thuyết có tác động rất lớn trong việc góp phần xây dựng chuỗi cung ứng. Đây là một cơ hội (thách thức) Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng đổi mới và tự đổi mới sao cho phù hợp với tiến trình phát triển chung của quy luật kinh tế của sự phát triển. Đối với Việt Nam nói riêng: Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Đây là một quá trình vận động quan trọng mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và buộc Việt Nam phải đối mặt với những áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý với những thách thức to lớn và tất yếu. Cả nền kinh tế, các ngành sản xuất, các doanh nghiệp và các loại hàng hoá và dịch vụ Việt Nam đều phải đương đầu với sức ép cạnh tranh cực kỳ gay gắt. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại Việt Nam, một lĩnh vực hết sức đa dạng, thường xuyên biến động và là động lực quan trọng hàng đầu thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển theo hướng hội nhập hiện nay, đang chịu những tác động trực tiếp và hết sức to lớn của quá trình này. Vấn đề là cần có những giải pháp thích hợp để tăng tính nghi, vừa phát triển nhanh lĩnh vực kinh tế đối ngoại Việt Nam theo phương châm đa dạng hoá và đa phương hoá trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế nhằm phục vụ có hiệu quả công cuộc công nghiệp hoá, hiện đạihoá để đưa Việt Nam về cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá vào năm 2020. Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chưa đựng rất nhiều thách thức. Sau gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh lên nhiều. Chúng ta có lợi thế rất lớn là tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định. Môi trường hoà bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tiếp tục tạo điều kiện để Việt Nam phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực. Tuy nhiên, chúng ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức rất lớn. Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã từng chỉ rõ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII năm 1996 là tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng xã hội chủ nghĩa, nạn tham nhũng và tệ quan liêu, diễn biến hoà bình do các thế lực thù địch gây ra đến nay vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen và tác động lẫn nhau. Nhằm phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc Đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển." * Trên cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua, Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định, thoả thuận quan trọng đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ, Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia . Các mối quan hệ song phương và đa phương đó đã góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trường hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Chủ động hội nhập quốc tế, trước hết là hội nhập kinh tế quốc tế là nội dung quan trọng trong đường lối và hoạt động đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam trong bối cảnh thế giới toàn cầu hóa và cách mạng khoa học kỹ thuật diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay. Trong tiến trình hội nhập này, Việt Nam đặt ưu tiên cao cho việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng và đa dạng hoá thị trường, tranh thủ vốn, kinh nghiệm quản lý và khoa học công nghệ tiên tiên cho sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực như ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á -Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á - Âu (ASEM) và đang tích cực đàm phán để sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực của Việt Nam ở Liên Hợp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó là cơ sở để Việt Nam ứng cử vào ghế Uỷ viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009. Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới hiện nay đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu mà không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyết được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực để cùng nhau giải quyết những thách thức chung như dịch bệnh truyền nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường, buôn lậu ma túy, . Đặc biệt từ sau sự kiện 11/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của các nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh và ổn định của các quốc gia. Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quốc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chính vì vậy nắm bắt tích cực được những nhân tố chi phối đến quan hệ kinh tế quốc tế là yêu cầu cấp thiết đối với những nhà nghiên cứu, hoạch định chính sách, có hiểu đúng và lựa chọn hướng đi phù hợp mới có thể đưa Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, trên cơ sở tận dụng các nguồn lực từ quá trình hội nhập của nền kinh tế. Hết . hóa kinh tế ? Bài Làm Kinh tế đối ngoại là lĩnh vực kinh tế thể hiện phần tham gia của nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế thế giới và là phần phụ thu c. vực kinh tế đối ngoại thúc đẩy kinh tế trong nước phát triển và sự phát triển các quan hệ kinh tế trong nước tạo đà cho sự phát triển của lĩnh vực kinh tế

Ngày đăng: 11/12/2013, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w