1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng, đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề chế biến thủy sản vàm láng, tỉnh tiền giang

115 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 3,64 MB

Nội dung

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Gò Công Đông, Ủy ban nhân dân thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông và các cơ sở sản xuất kinh doanh đang

Trang 1

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Ban Giám hiệu, Phòng Quản lý sau đại học, các Giảng viên của Viện Khoa học công nghệ và Quản lý môi trường – Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, đã tham gia quản lý, giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại Trường

Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

Gò Công Đông, Ủy ban nhân dân thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông và các cơ

sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động tại Làng nghề Chế biến thủy sản Vàm Láng

đã hỗ trợ cung cấp thông tin, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu, thực hiện Đề tài này

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đặc biệt đến Thầy TS Lê Việt Thắng – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ về kiến thức, tài liệu và phương pháp để tôi hoàn thành đề tài này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong suốt quá trình thực hiện đề tài, song chắc chắn còn

có những mặt hạn chế, thiếu sót Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của các Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 3

This project contains 4 chapters, main Sections including: Introduction, Literature review, Content, Research methodology, Result and Discussion, Conclusion, Proposal

The main purpose of this project is to research, evaluate of the current environmental conditions and the implements of environmental management in Vam Lang Seafood Processing Fairtrade Village

The aim of this thesis is to suggest the proposal solutions to Government Organisations, Manufacturers operating in Vam Lang Fairtrade Village These proposal would be effective improvement in the environmental management implements for sustainable development of Vam Lang Fairtrade Village in the furture

Trang 4

iv

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu của Đề tài luận văn thạc sĩ “Đánh giá hiện trạng, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Làng nghề Chế biến thủy sản Vàm Láng tỉnh Tiền Giang” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được

công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này

Ngoài ra, trong Đề tài còn có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác đã được trích dẫn và chú thích nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong Đề tài là trung thực, các số liệu trong các Bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo./

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2019

Tác giả

Dương Quốc Lâm

Trang 5

v

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

DANH MỤC BẢNG BIỂU x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT xi

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 5

1.1 Tổng quan chung về làng nghề ở Việt Nam 5

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng làng nghề 5

1.1.2 Phân loại làng nghề 6

1.1.3 Tiêu chí công nhận làng nghề 7

1.1.4 Vai trò của các làng nghề 8

1.1.5 Tình hình sản xuất của các làng nghề 8

1.2 Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề ……… 9

1.2.1 Ô nhiểm môi trường không khí tại các làng nghề 11

1.2.2 Ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề 11

1.2.3 Ô nhiễm về chất thải rắn tại các làng nghề 12

1.2.4 Môi trường lao động và sức khỏe tại các làng nghề 13

1.2.5 Vấn đề quản lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề 13

1.3 Thực trạng phát triển làng nghề ở Tiền Giang 14

1.3.1 Hiện trạng phát triển làng nghề ở Tiền Giang 14

1.3.2 Khó khăn, thách thức cho hoạt động của làng nghề ở Tiền Giang 16

1.3.3 Xu hướng phát triển làng nghề ở tinh Tiền Giang 17

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Nội dung nghiên cứu 18

2.1.1 Nội dung 1: Thu thập, tổng hợp, thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng KT-XH và môi trường Làng nghề CBTS Vàm Láng 18

2.1.2 Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực Làng nghề CBTS Vàm Láng trên cơ sở thu thập, tổng hợp các kết quả phân tích mẫu môi trường 19

2.1.3 Nội dung 3: Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng các nguồn thải khu vực khu vực Làng nghề CBTS Vàm Láng 21

Trang 6

vi

2.1.4 Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đến

môi trường từ hoạt động của Làng nghề CBTS Vàm Láng: 22

2.2 Phương pháp nghiên cứu 22

2.2.1 Phương pháp thu thập, kế thừa, tổng hợp thông tin, số liệu, tài liệu 22

2.2.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn 22

2.2.3 Phương pháp khảo sát thực địa kết hợp quay phim, chụp ảnh, phỏng vấn tại hiện trường 23

2.2.4 Phương pháp chuyên gia 23

2.2.5 Phương pháp đánh giá nhanh 23

2.2.6 Phương pháp lập bảng liệt kê 23

2.2.7 Phương pháp kế thừa 23

2.2.8 Các phương pháp đánh giá tác động môi trường 24

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25

3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Làng nghề CBTS Vàm Láng 25

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 25

3.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội 29

3.1.3 Đặc điểm và quy trình của nghề chế biến các loại thủy sản, khô tại Làng nghề CBTS Vàm Láng 32

3.2 Hiện trạng môi trường các cơ sở đang hoạt động tại Làng nghề CBTS vàm Láng 36

3.2.1 Tổng hợp thống kê hiện trạng phát sinh, biện pháp xử lý chất thải của các cơ sở đang hoạt động tại làng nghề CBTS Vàm Láng 36

3.2.2 Đối với nước thải 36

3.2.3 Đối với khí thải, mùi hôi 44

3.2.4 Đối với chất thải rắn 47

3.3 Hiện trạng môi trường làng nghề CBTS Vàm Láng 50

3.3.1 Đối với chất lượng nước mặt 50

3.3.2 Đối với chất lượng nước biển ven bờ 57

3.3.3 Đối với chất lượng không khí xung quanh 62

3.4 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về BVMT tại làng nghề CBTS Vàm Láng và ý thức BVMT của người dân 67

3.4.1 Hiện trạng công tác quản lý nhà nước về môi trường tại Làng nghề CBTS Vám Láng 67

3.4.2 Ý thức của doanh nghiệp và ngưởi dân về công tác BVMT tại Làng nghề CBTS Vàm Láng 69

3.5 Đề xuất các giải pháp BVMT Làng nghề CBTS Vàm Láng 70

3.5.1 Giải pháp quản lý, xử lý, giải quyết vấn đề về thoát nước và ONMT do nước thải của các cơ sở đang hoạt động trong làng nghề CBTS Vàm Láng 71

Trang 7

vii

3.5.2 Giải pháp quản lý, xử lý, giải quyết vấn đề ONMT do CTR từ các cơ sở

đang hoạt động trong làng nghề CBTS Vàm Láng 73

3.5.3 Giải pháp quản lý, xử lý, giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, mùi hôi cho các cơ sở đang hoạt động trong làng nghề CBTS Vàm Láng 74

3.5.4 Giải pháp áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở đang hoạt động trong làng nghề CBTS Vàm Láng 76

3.5.5 Giải pháp thành lập tổ chức tự quản về BVMT tại làng nghề CBTS Vàm Láng 76 3.5.6 Giải pháp xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Phương án BVMT làng nghề CBTS Vàm Láng 78

3.5.7 Giải pháp tăng cường theo dõi và giám sát chất lượng môi trường làng nghề CBTS Vàm Láng kết hợp việc định kỳ đánh giá phân loại làng nghề theo mức độ ONMT 78

3.5.8 Giải pháp về nâng cao nhận thức cộng đồng và BVMT làng nghề CBTS Vàm Láng dựa vào cộng đồng 79

3.5.9 Giải pháp tăng cường kiểm tra thực hiện pháp luật về BVMT tại làng nghề CBTS Vàm Láng 80

3.5.10 Giải pháp về nâng cao năng lực cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường cấp tỉnh, huyện và xã trong BVMT làng nghề 80

3.5.11 Giải pháp quy hoạch, cải tạo, nâng cấp hạ tầng làng nghề CBTS Vàm Láng gắn với định hướng di dời các cơ sở đang hoạt động trong láng nghề gây ONMT kéo dài, khó khắc phục 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82

1 Kết luận 81

2 Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

PHỤ LỤC……… 86

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG CỦA HỌC VIÊN……… ……102

Trang 8

viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Sự phân bổ làng nghề Vệt Nam theo khu vực 6

Hình 3.1 Một số hình ảnh của thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông 26

Hình 3.2 Vị trí thị trấn Vàm Láng trong quan hệ Vùng tỉnh Tiền Giang 26

Hình 3.3 Vị trí của Làng nghề CBTS Vàm Láng 27

Hình 3.4 Phân bố số lượng cơ sở hoạt động tại làng nghề CBTS Vàm Láng 32

Hình 3.5 Quy trình sản xuất chế biến cá khô 33

Hình 3.6 Chế biến thủy sản, cá khô ở Cơ sở Hồng Chương 34

Hình 3.7 Quy trình sản xuất, chế biến fille cá/ghẹ 34

Hình 3.8 Sơ chế thủy sản, cá khô ở DNTN Nam Tuyền 35

Hình 3.9 Quy trình sản xuất, bột cá 35

Hình 3.10 Dây chuyền sản xuất bột cá ở DNTN Châu Ngọc 36

Hình 3.11 Bể thu gom xử lý nước thải sơ bộ tại Cơ sở Hồng Chương 38

Hình 3.12 Hệ thống xử lý nước thải tại DNTN Nam Tuyền 38

Hình 3.13 Cống thoát nước thải tại làng nghề CBTS Vàm Láng 39

Hình 3.14 Đồ thị giá trị pH trong nước thải sản xuất 39

Hình 3.15 Đồ thị nồng độ BOD5 và nồng độ COD trong nước thải sản xuất 40

Hình 3.16 Đồ thị nồng độ TSS trong nước thải sản xuất 41

Hình 3.17 Đồ thị nồng độ Nitơ tổng và Amoni trong nước thải sản xuất 42

Hình 3.18 Đồ thị nồng độ Tổng dầu mỡ và Coliform trong nước thải sản xuất 43

Hình 3.19 Phơi khô thủy sản tại Làng nghề CBTS Vàm Láng 45

Hình 3.20 Trấu cấp cho lò hơi và Hệ thống xử lý mùi tại DNTN Châu Ngọc 46

Hình 3.21 Đồ thị nồng độ Bụi tổng, SO2, NO2, CO khí thải lò hơi 47

Hình 3.22 Thu gom rác thải sinh hoạt tại Làng nghề CBTS Vàm Láng 48

Hình 3.23 Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi xuống cống và rạch Cần Lộc 48

Hình 3.24 Phụ phẩm phát sinh từ chế biến thủy sản 49

Hình 3.25 Hiện trạng kênh Cần Lộc khu vực thị trấn Vàm Láng 50

Hình 3.26 Đồ thị Độ dẫn diện, Nhiệt độ và giá trị pH nước mặt kênh Cần Lộc 51

Hình 3.27 Đồ thị Nồng độ TSS nước mặt Rạch Cần Lộc 52

Hình 3.28 Đồ thị các nồng độ DO, BOD5, COD nước mặt Rạch Cần Lộc 53

Hình 3.29 Đồ thị các nồng độ Amoni, Nitrit, nitrat, Tổng N, Tổng P nước mặt Rạch Cần Lộc 54

Hình 3.30 Đồ thị Nồng độ Cl- và SO42- nước mặt Rạch Cần Lộc 55

Hình 3.31 Đồ thị nồng độ Coliform, Tổng Dầu mỡ nước mặt Rạch Cần Lộc 56

Hình 3.32 Đồ thị giá trị pH nước biển ven bờ khu vực Làng nghề Vàm Láng 57

Hình 3.33 Đồ thị TSS nước biển ven bờ khu vực Làng nghề Vàm Láng 58

Hình 3.34 Đồ thị DO nước biển ven bờ khu vực Làng nghề Vàm Láng 59

Trang 9

ix

Hình 3.35 Đồ thị Amoni nước biển ven bờ khu vực Làng nghề Vàm Láng 59 Hình 3.36 Đồ thị Coliform nước biển ven bờ khu vực Làng nghề Vàm Láng 60 Hình 3.37 Đồ thị kim loại nặng nước biển ven bờ khu vực Làng nghề CBTS Vàm

Láng 61 Hình 3.38 Đồ thị Dầu mỡ khoáng nước biển ven bờ khu vực Làng nghề CBTS Vàm

Láng 61 Hình 3.39 Đồ thị Độ ồn và bụi lơ lững không khí xung quanh khu vực Làng nghề

CBTS Vàm Láng 63 Hình 3.40 Đồ thị các nồng độ CO, NO2, SO2, O3 không khí xung quanh khu vực

Làng nghề Vàm Láng 64 Hình 3.41 Đồ thị các nồng độ NH3, H2S, Mercaptan, CH4 không khí xung quanh

khu vực Làng nghề Vàm Láng 66

Trang 10

x

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề Việt Nam hiện nay 8 Bảng 1.2 Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề 9 Bảng 1.3 Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề chế

biến lương thực, thực phẩm 12 Bảng 1.4 Danh sách làng nghề được công nhận tại tỉnh Tiền Giang 14 Bảng 3.1 Thống kê số Cơ sở đang hoạt động trong làng nghề Vàm Láng 29 Bảng 3.2 Tổng hợp thống kê hiện trạng phát sinh, biện pháp xử lý chất thải của các

cơ sở đang hoạt động tại làng nghề CBTS Vàm Láng 36 Bảng 3.3 Thống kê kết quả phân tích chất lượng nước thải của các DN trong Làng

nghề CBTS Vàm Láng 39 Bảng 3.4 Thống kê kết quả phân tích chất lượng khí thải của 02 DN trong Làng

nghề CBTS Vàm Láng 46 Bảng 3.5 Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước mặt Cống Cần Lộc khu vực

Làng nghề CBTS Vàm Láng 50 Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng nước biển ven bờ khu vực Làng

nghề CBTS Vàm Láng 57 Bảng 3.7 Tổng hợp kết quả quan trắc chất lượng không khí xung quanh khu vực

Làng nghề CBTS Vàm Láng 62

Trang 11

xi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATVSTP : An toàn vệ sinh thực phẩm

ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động

KT - VHXH : Kinh tế - Văn hóa xã hội

STNMT : Sở Tài nguyên và Môi trường

QLMT` : Quản lý môi trường

QCVN : Quy chuẩn môi trường Việt Nam

Trang 12

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước ta nói chung và nền kinh tế nông thôn nói riêng Nhiều làng nghề truyền thống hiện nay đã và đang được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹ thuật ngày càng cao hơn, hàng hóa được sản xuất tại các làng nghể không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn xuất khẩu mang lại giá trị lớn về kinh tế

Tuy nhiên, một trong những thách thức đặt ra đối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, của cộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng từ hoạt động của các làng nghề

Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bền vững của các làng nghề Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng như công tác quản lý môi trường và đã gặt hái được một số kết quả đáng khích lệ Song, đối với không ít làng nghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô còn chất lượng môi trường ngày càng xấu đi do không được đầu tư một cách tương xứng

Tiền Giang là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long Trong đó, có nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng đã và đang đem lại nhiều cơ hội quảng bá hình ảnh, du lịch cho tỉnh nhà Một trong các thế mạnh làng nghề ở tỉnh Tiền Giang là chế biến nông thủy sản, lương thực, thực phẩm, cung cấp cho khu vực và cả nước Một số làng nghề đã trở nên quen thuộc như Làng nghề

Tủ thờ Gò Công (thị xã Gò Công), Làng nghề Bánh bún hủ tiếu (thành phố Mỹ Tho), Làng nghề Bánh phồng (huyện Cái Bè), Làng nghề CBTS Vàm Láng (huyện Gò Công Đông) Mỗi năm, các làng nghề sản xuất ra hàng ngàn tấn sản phẩm với chất lượng tốt phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu

Trang 13

mặt ở những sạp khô, mắm trong và ngoài tỉnh [1]

Năm 2013, UBND tỉnh Tiền Giang chính thức công nhận Làng nghề CBTS Vàm Làng theo Quyết định số 1551/QĐ-UBND ngày 28/6/2013, phạm vi làng nghề thuộc khu phố 2, khu phố 4 và khu phố Chợ 2, thị trấn Vàm Láng, nằm về phía Đông Bắc của huyện Gò Công Đông, bên cạnh cửa sông Soài Rạp, là nơi thuận tiện giao thông thủy đi các tỉnh trong khu vực như Long An, Tp Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu, giữ vai trò trung tâm của tiểu vùng phát triển kinh tế biển kết hợp với giữ gìn an ninh quốc phòng của khu vực phía Đông của tỉnh Tiền Giang

Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của UBND thị trấn Vàm Láng, tổng sản lượng khai thác, đánh bắt thủy sản trong năm là 32.854 tấn (so với cùng kỳ năm 2017 tăng 11,6%), tổng giá trị khoảng 1.157.546,7 triệu đồng, đạt 116,3 % kế hoạch [2]

Nhìn chung, tình hình đánh bắt thủy sản của các phương tiện tương đối thuận lợi, đặc biệt đối với các phương tiện đánh bắt xa bờ Cùng với sự hỗ trợ bảo hiểm và vốn lưu động, nhiên liệu cho các phương tiện đánh bắt và các phương tiện dịch vụ hậu cần nghề cá của chính quyền địa phương đã góp phần thúc đẩy ngành khai thác thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá ngày càng phát triển

Bên cạnh các cơ sở chế biến cá khô truyền thống (cá khô, tôm khô, ruốc khô…) tồn tại rất lâu đời, hiện nay, các cơ sở sơ chế, chế biến thủy sản gần đây cũng phát triển

Trang 14

Hiện nay các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, công tác BVMT tại Làng nghề CBTS Vàm Láng chưa đạt hiệu quả cao, chỉ mang tính cục bộ, chưa có các công trình thu gom, xử lý chất thải tập trung đạt tiêu chuẩn và đảm bảo công suất xử lý theo quy định Bên cạnh đó việc phát sinh mùi hôi, khí thải, gây ONMT không khí cũng cần được quan tâm

Xuất phát từ thực tế trên, việc có một nghiên cứu Đánh giá hiện trạng, đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường Làng nghề Chế biến thủy sản Vàm Láng tỉnh Tiền Giang đóng vai trò quan trọng Nó là tiền đề cho việc đưa ra các chương trình hành

động cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề môi trường, ngăn ngừa ô nhiễm do các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của làng nghề, phục vụ cho công cuộc phát triển KT – XH của địa phương

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Đánh giá hiện trạng ONMT, công tác QLMT và ý thức của người dân về BVMT tại Làng nghề CBTS Vàm Láng

Trang 15

4

- Đề xuất các giải pháp BVMT cho Làng nghề CBTS Vàm Láng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Làng nghề CBTS Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang

- Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đề xuất ra một số các giải pháp mà các cơ sở sản xuất đang hoạt động trong Làng nghề CBTS Vàm Láng có thể áp dụng nhằm giảm thiểu ONMT; khuyến nghị một số giải pháp mà cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và chính quyền địa phương có thể áp dụng trong thời gian tới nhằm quản lý tốt hơn vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động của Làng nghề CBTS Vàm Láng

vì mục tiêu phát triển bền vững trong thời gian tới

Trang 16

5

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan chung về làng nghề ở Việt Nam

1.1.1 Khái niệm và đặc trưng làng nghề

Làng, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là một khối người quây quần ở một nơi nhất định trong nông thôn Làng là một tế bào của xã hội của người Việt, là một

tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng Đó là một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và sản xuất Trong quá trình đô thị hóa, khái niệm làng được hiểu một cách tương đối

Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành nghề phụ, chủ yếu được nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn Về sau, do quá trình phân công lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông nghiệp nhưng lại phục

vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó người thợ thủ công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhưng họ vẫn gắn chặt với làng quê mình Khi nghề thủ công phát triển, số người chuyên làm nghề thủ công và sống được bằng nghề này tăng lên, điều nay diễn ra ngay trong các làng quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn

Có nhiều khái niệm khác nhau về làng nghề, Đề tài sử dụng khái niệm làng nghề theo quy định tại Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của

Chính phủ Về phát triển ngành nghề nông thôn thì “Làng nghề là một hoặc nhiều

cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương

tự tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn” Trên cả nước, làng nghề phân bố tập

trung chủ yếu tại miền Bắc (chiếm khoảng 60%); còn lại là ở miền Trung (khoảng 30%) và miền Nam (khoàng 10%) [4]

Trang 17

1.1.2.3 Theo quy mô làng nghề

- Làng nghề quy mô lớn, lan tỏa, liên kết nhiều làng làm cùng một nghề hoặc cùng một không gian địa lý lãnh thổ, tạo thành vùng nghề hoặc xã nghề, ở đó các làng nghề, có quy mô lao động phi nông nghiệp rất lớn, không chỉ với lực lượng lao động tại chỗ mà còn thu hút nhiều lao động địa phương khác đến làm thuê

Trang 18

7

- Làng nghề quy mô nhỏ, là trong phạm vi một làng theo địa giới hành chính Ở các làng nghề này thường hoạt động kinh doanh một ngành nghề phi nông nghiệp, được truyền nghề theo phạm vi dòng tộc

1.1.2.4 Theo loại hình kinh doanh của làng nghề có tính phổ biến ở Việt Nam

- Các làng nghề truyền thống chuyên doanh một chủng loại sản phẩm hàng hoá;

- Các làng nghề kinh doanh tổng hợp một số sản phẩm truyền thống;

- Các làng nghề vừa chuyên doanh các sản phẩm truyền thống vừa phát triển các ngành nghề mới như dịch vụ, xây dựng Loại làng nghề này đang có xu hướng phát triển mạnh trong những năm gần đây

1.1.2.5 Theo tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề

- Các làng nghề vừa sản xuất nông nghiệp vừa kinh doanh các ngành nghề phi nông nghiệp;

- Các làng nghề thủ công chuyên nghiệp;

- Các làng nghề sản xuất hàng xuất khẩu

1.1.3 Tiêu chí công nhận làng nghề

Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ Về phát triển ngành nghề nông thôn quy định làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:

- Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận;

- Đáp ứng các điều kiện BVMT làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành

Trang 19

8

1.1.4 Vai trò của các làng nghề

Nghề truyền thống đã làm ra các sản phẩm hết sức thiết dụng, độc đáo, từ độ vận dụng trong gia đình hàng ngày tới các mặt hàng tinh xảo trong các lễ hội, chùa đình Hàng vạn thợ giỏi và nghệ nhân đã tạo nên công ăn việc làm trong xã hội và các nghề được truyền lại trong dòng họ, làng xóm hoặc vùng miền, trở thành “Bí quyết” nghề nghiệp qua nhiều đời Sản phẩm truyền thống không chỉ đem lại giá trị kinh tế trong nước mà còn đem lại giá trị ngoại tệ khi được xuất khẩu ra nước ngoài

Những sản phẩm thủ công đều chứa đựng tình cảm, lòng yêu thiên nhiên đất nước qua bàn tay tài hoa của con người Đây cũng chính là ưu thế của các sản phẩm truyền thống của người Việt khi mở rộng giao lưu trên thị trường quốc tế và mở rộng quan hệ văn hóa, nghệ thuật với các nước trên thế giới

1.1.5 Tình hình sản xuất của các làng nghề

Hầu hết các cơ sở sản xuất nghề nông thôn, nhất là ở khu vực các hộ tư nhân vẫn còn sử dụng các loại công cụ thô sơ, thủ công truyền thống hoặc cải tiến một phần Trình độ công nghệ còn lạc hậu, cơ khí hóa thấp, các thiết bị phần lớn là cũ, sử dụng lại của các cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, an toàn vệ sinh môi trường trình độ công nghệ thủ công và bán cơ khí vẫn chiếm tỷ lệ hơn 60% ở các làng nghề

Bảng 1.1 Trình độ kỹ thuật ở các làng nghề Việt Nam hiện nay [4]

Trình độ kỹ

thuật

Chế biến nông – lâm – thủy sản

Thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng

Các ngành dịch vụ

Các ngành khác

Trang 20

9

có 60% hộ nông dân dùng nước sạch theo các hình thức: nước giếng khoan, nước mưa, nước giếng khơi còn lại là sử dụng nước mặt ao hồ sông, suối [4]

1.2 Tổng quan ô nhiễm môi trường làng nghề

Theo Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008 – Môi trường làng nghề Việt Nam, các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe người dân và ngày cảng trở thành vấn

đề bức xúc ONMT làng nghề là dạng ô nhiễm phân tán trong phạm vi một khu vực (thôn, làng, xã…) Do quy mô sản xuất nhỏ, phan tán, đan xen với khu sinh hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát ONMT tại lảng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp đến môi trường nước, không khí, đất trong khu vực Bảng 1.2 Đặc trưng ô nhiễm từ sản xuất của một số loại hình làng nghề [5]

Xỉ than, CTR từ nguyên liệu sản xuất

Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm

2 Dệt nhuộm, ươm

tơ, thuộc da

Bụi, CO,

SO2, NOx, hơi axit, hơi kiềm, dung môi

BOD5, COD, màu, tổng N, hóa chất thuốc tẩy;

Cr3+ (thuộc da)

Xỉ than, tơ sợi, vải vụn, bao bì hóa chất

Ô nhiễm nhiệt, độ ẩm, tiếng ồn

Xỉ than, phế phẩm; cặn hóa chất

Ô nhiễm nhiệt (gốm sứ)

Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy trong số đó, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng (đối với không khí hoặc nước hoặc đất hoặc cả ba dạng), 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ Các kết quả quan trắc

Trang 21

10

trong thời gian gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm của các làng nghề không giảm xuống mà còn có xu hướng tăng lên [5]

Trên thế giới, từ những năm đầu của thế kỷ XX đã có một số công trình nghiên cứu

có liên quan đến ONMT làng nghề như “The costs of soil erosion on Java” (Chi phí

do tác động của xói mòn đất ở Java) của William và Arens đã chỉ ra rằng ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề ở nông thôn đã gây thiệt hại khoảng 411,2 triệu đô la Mỹ/năm, tương đương 4% GDP ngành nông nghiệp của Java, Indonesia (315 triệu đô la Mỹ đối với vùng sản xuất nông nghiệp

bị ảnh hưởng trực tiếp và 96,2 triệu đô la Mỹ đối với các vùng sản xuất nông nghiệp lân cận) và khuyến cáo cần có giải pháp chia sẻ lợi ích giữa hộ làm nghề và hộ bị ảnh hưởng bởi chất thải phát sinh từ làng nghề và các khu vực phụ cận làng nghề

“Conservation or conversion of mangrove in Fiji: an ecological economic analysis” (Bảo tồn hay chuyển đổi rừng ngập mặn ở Fiji: phân tích kinh tế sinh

thái) của Lal đã chỉ ra rằng ONMT do các hoạt động sản xuất ngành nghề nông thôn gây thiệt hại kinh tế nuôi trồng thủy sản tại chỗ là 9 đô la Mỹ/ha nhưng lại gây thiệt hại 150 đô la Mỹ/ha cho hoạt động thủy sản ở các vùng phụ cận ở đảo Fiji

“An assessment of paper mill wastewater impacts and treatment options in Vientiane Capital City, Lao" (Đánh giá tác động của nước thải nhà máy giấy và các giải pháp xử lý ở thủ đô Viêng Chăn, Lào) của Kaisorn và Phousavanh đã chỉ ra

rằng chi phí phòng ngừa rủi ro do ONMT ở các làng nghề chế biến bột giấy tại Viêng Chăn, Lào là từ 60 đến 90 USD/kilogam độc chất ô nhiễm BOD

Điển hình trong các nghiên cứu về ONMT làng nghề trong nước là “Nghiên cứu cơ

sở khoa học và thực tiễn nhằm xây dựng các chính sách và giải pháp cải thiện môi trường các làng nghề nông thôn Việt Nam" của Đặng Kim Chi Đề tài đã tập trung

nghiên cứu định hướng các chính sách nhằm phát triển bền vững làng nghề phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và đề xuất các nhóm giải pháp cải thiện môi trường ở các làng nghề Việt Nam như: giải pháp công nghệ xử lý môi trường cho các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, làng nghề tái chế kim loại; các giải pháp sản xuất

Trang 22

“Những giải pháp nhằm phát triển làng nghề ở một số tỉnh đồng bằng sông Hồng”

của Nguyễn Trí Dĩnh, đã chỉ ra rằng môi trường ở các làng nghề vùng Đồng bằng sông Hồng ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do các hộ sản xuất nghề thiếu ý thức bảo

vệ môi trường và hạn chế về điều kiện vốn, kỹ thuật, thiếu quy hoạch tổng thể và hầu như không đầu tư xử lý chất thải, vi phạm nghiêm trọng Luật BVMT; từ đó đề xuất các giải pháp BVMT làng nghề như: cần xây dựng và hoàn thiện chính sách ngăn ngừa ONMT đồng bộ; quy hoạch và xây dựng KCN, CCN làng nghề đạt tiêu chuẩn môi trường; kiện toàn các cơ quan quản lý môi trường ở tỉnh và huyện đủ mạnh để thực thi các nhiệm vụ bảo vệ môi trường; tăng cường công tác giáo dục, đào tạo, nâng cao nhận thức của người dân nói chung và ở làng nghề nói riêng về môi trường; chú trọng đầu tư cho công tác BVMT làng nghề một cách thỏa đáng

1.2.1 Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề

Các làng nghề có quy mô nhỏ, trình độ sản xuất thấp, thiết bị cũ và công nghệ lạc hậu, nằm xen kẽ trong khu dân cư chiếm tới trên 70% Các làng nghề phát thải khí thải còn do việc sử dụng than làm nhiên liệu đốt (phổ biến là than có chất lượng thấp), sử dụng nguyên vật liệu và hóa chất trong dây chuyền công nghệ sản xuất Khí thải chứa các thành phần đặc trưng là bụi, CO2, CO, SO2, NOx, và CHC Trung bình mỗi ngảy, hoạt động sản xuất trong các làng nghề thải ra từ 300 đến 500 tấn

bã, hơn 15.000 m3

nước thải, hàng trăm tấn CTR chứa các chất tẩy rữa hóa học qua quá trình phân hủy tạo ra mùi hôi thối [5]

1.2.2 Ô nhiễm nguồn nước ở các làng nghề

Cùng với tốc độ phát triển và mở rộng của các làng nghề truyền thống, môi trường làng nghề đang bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng, trong đó nước thải là một trong

Trang 23

12

những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này Các làng nghề đang có xu hướng bị

ô nhiễm hữu cơ nặng nề do nước thải từ làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ, đặc biệt là nước thải từ khâu lọc tách bã, tách bột đen của quá trình sản xuất tinh bột từ sắn, dong riềng

Nươc thải tại các khu vực làng nghề gần như chưa được xử lý một cách hiệu quả, không chỉ gây ONMT mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe người dân Nguyên nhân dẫn đến ONMT ở các làng nghề hiện nay là do hầu hết các cơ sở san xuất có quy

mô nhỏ, nằm trong khu dân cư, mặt bằng chật hẹp nên khó xây dựng hệ thống xử lý môi trường; phần lớn các hộ sản xuất của làng nghề chưa đầu tư thích đáng nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải, bụi, CTR Nước thải chưa qua

xử lý cùng nước thải sinh hoạt được xả vào hệ thống thoát nước mặt

Bảng 1.3 Thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải của một số làng nghề chế

1.2.3 Ô nhiễm về chất thải rắn tại các làng nghề

CTR ở hấu hết các làng nghề chưa được thu gom, xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi, gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường, gây ô nhiễm không khí,

Trang 24

13

nước và đất Theo thống kê, khối lượng CTR của 255 làng nghề thuộc thành phố Hà Nội (sau mở rộng) đã tăng lên 207,3 m3/ngày (tương đương khoàng 90 tấn/ngày) chưa tính chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm [5] Bên cạnh đó, các loại chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động của các cơ sở sản xuất trong các làng nghề phần lớn chưa được thu gom, hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển và xử lý theo đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại, tiềm ẩn nguy cơ gây ONMT cao

từ loại chất thải này

1.2.4 Môi trường lao động và sức khỏe tại các làng nghề

Theo kết quả một cuộc khảo sát mới đây, tại các cơ sở sản xuất trong các làng nghề, việc tổ chức sản xuất - tổ chức lao động chưa hợp lý, lao động thủ công chiếm tới

70 - 80% và có tới gần 80% các khâu trong dây chuyền công nghệ, người lao động phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, vất vả; không có hoặc thiếu bộ phận làm công tác ATVSLĐ Cụ thể, hơn 90% người lao động làng nghề tiếp xúc các yếu tố nóng; bụi: 65,89%; tiếng ồn: 48,8%; hóa chất: 59,5%; hơn 50% số người lao động tại các làng nghề bị nhiễm bệnh liên quan đến hô hấp; nhiều nguy cơ dẫn đến bỏng, đứt tay chân, điện giật, bệnh ngoài da, hô hấp, tiêu hóa…[6]

Công tác quản lý ATVSLĐ các cấp đối với các làng nghề gần như đang bị bỏ ngỏ Rất ít các cuộc thanh kiểm tra việc tuân thủ luật pháp về lĩnh vực ATVSLĐ, kiểm tra việc sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn Trong khi đó, đây là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ cao về mất an toàn lao động

1.2.5 Vấn đề quản lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề

Trong những năm gần đây, các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã thực hành nhiều chính sách nhằm cải thiện điều kiện môi trường sống nói chung và môi trường tại các làng nghề nói riêng Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản dưới Luật được ban hành được áp dụng từ đó đã có một số chuyển biến Nhiều làng nghề

đã và đang từng bước cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất

Cùng với sự phát triển về quy mô, các vấn đề môi trường ở các làng nghề ở nước ta hiện đang là mối lo ngại Hiện nay, hướng giải quyết những vấn đề môi trường

Trang 25

14

trong các làng nghề đang gặp nhiều vướng mắc Các biện pháp tăng cường quản lý, kiểm soát chỉ đạt hiệu quả ở mức độ rất thấp, do các cơ sở sản xuất chỉ dùng biện pháp tiêu cực như nộp phạt tiền, tạm ngưng sản xuất vào thời điểm kiểm tra…), để đối phó với công luận và sự kiểm soát của các cơ quan quản lý Do đó, tình trạng ONMT tại các làng nghề trên cả nước vẫn tồn tại và chưa được cải thiện triệt để

1.3 Thực trạng phát triển làng nghề ở Tiền Giang

1.3.1 Hiện trạng phát triển làng nghề ở Tiền Giang

Tính đến năm 2018, tỉnh Tiền Giang đã có 15 làng nghề được công nhận Nhìn chung, hoạt động các làng nghề trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời gian qua là ổn định, sản phẩm được tiêu thụ mạnh ở thị trường trong nước và một số xuất khẩu Qua đó, các làng nghề tại Tiền Giang đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông hộ, thúc đẩy quá trình giảm nghèo nông thôn cũng như xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh

Bảng 1.4 Danh sách làng nghề được công nhận tại tỉnh Tiền Giang [1]

tt Tên làng nghề

Năm công nhận

Long Định

ấp Mới, ấp Tây, ấp Kênh 2, ấp Khu Phố

5 Làng nghề làm

chiếu Đăng Hưng 2004

Chợ Gạo

Đăng Hưng Phước

ấp Bình Phú Quới, Đông Phong

Trang 26

15

tt Tên làng nghề

Năm công nhận

Tân Trung ấp Ông Non, Sơn

Qui B

10 Làng nghề Bánh –

Bún – Hủ tiếu 2004

Tp.Mỹ Tho

Mỹ Phong và phường 9

ấp Hội Gia và Khu

ấp An Hiệp và Khu 4

13 Làng nghề bánh

ấp Hậu Thuận, Hậu Hoa, Hậu Hòa

14 Làng nghề chế biến

thủy sản Vàm Láng 2013

Gò Công Đông

Thị trấn Vàm Láng

Khu phố 2, khu phố 4, khu phố Chợ 2

ấp Một, ấp 4, ấp Tân Phú

Trang 27

16

1.3.2 Khó khăn, thách thức cho hoạt động của làng nghề ở Tiền Giang

1.3.2.1 Thiếu vốn xoay vòng sản xuất, thiết bị sản xuất lạc hậu, thô sơ

Các làng nghề hiện nay hoạt động chủ yếu dựa trên kinh nghiệm cha truyền con nối, người trước chỉ người sau bằng cách cầm tay chỉ việc, phụ thuộc vào kỹ năng khéo léo của đôi tay là chính Mức độ đầu tư máy móc thiết bị vào sản xuất còn thấp, việc

áp dụng khoa học, kỹ thuật còn rất hạn chế

1.3.2.2 Giao thông, cơ sở hạ tầng còn yếu kém

Hệ thống giao thông nội bộ của một số làng nghề vẫn chưa được quan tâm đầu tư,

do đó trong quá trình vận chuyển nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất và thành phẩm chưa thuận tiện Giao thông nông thôn chỉ mới đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển nhẹ, điện chỉ đáp ứng cho sinh hoạt

1.3.2.3 Tư duy làm ăn manh mún, nhỏ lẻ

Phần lớn các cơ sở trong các làng nghề có tư duy làm ăn manh mún, nhỏ lẻ, không liên kết chặt chẽ với nhau mà hầu như nhà nào biết nhà đó Điều này khiến cho thương hiệu làng nghề không được xây dựng, lương nhân công không nâng cao được do áp lực cạnh tranh về giá giữa các hộ gia đình Đơn cử như trường hợp làng nghề chạm khắc gỗ tại Tiền Giang, bình quân thu nhập của nghệ nhân chỉ khoảng 200.000 đến 500.000 đồng/người/ngày, tương đương với lương của một phụ hồ, nhưng nếu nâng giá cao hơn thì chủ hàng sẽ giao đơn hàng cho hộ khác, dẫn đến mất mối khách Ở làng nghề bàng buông Tiền Giang thì lương công nhân còn thấp hơn, chỉ ở mức 4 triệu – 4,5 triệu đồng/tháng; mặc dù hàng được HTX làm xuất sang các nước châu Âu và châu Mỹ, nhưng do chủ cơ sở không trực tiếp làm được công việc xuất khẩu mà phải qua trung gian của một công ty khác [1]

1.3.2.4 Thiếu ý thức trong vấn đề an toàn lao động

Trong quá trình sản xuất, người lao động cũng chưa thật sự quan tâm đến việc tự bảo vệ mình, chưa trang bị bảo hộ lao động đầy đủ nên dễ xảy ra tai nạn lao động Khi tai nạn xảy ra sẽ không có chế độ bảo hiểm y tế nào để trang trải chi phí, khiến

Trang 28

17

cho cuộc sống của người lao động đã chật vật lại càng thêm eo hẹp Điều này cũng gây ra tâm lý chán nản, họ dễ bỏ nghề để kiếm việc khác có chế độ lương cũng như bảo hiểm tốt hơn Làng nghề vì thế ngày càng mai một do không thể níu chân được lực lượng lao động có tay nghề cao

1.3.2.5 Chưa có quy định cụ thể về hình thức tổ chức đại diện cho tập thể các cơ sở của làng nghề

Các làng nghề hiện nay chưa có quy định cụ thể về hình thức tổ chức đại diện cho tập thể các cơ sở của làng nghề trong các quan hệ đối nội và đối ngoại, làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động, phát triển cũng như việc xem xét hỗ trợ kinh phí của Nhà nước cho làng nghề

1.3.2.6 Khả năng xúc tiến thương mại của làng nghề còn yếu

Các cơ sở làm nghề chưa có chiến lược phát triển sản phẩm một cách bền vững và cũng chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho sản phẩm đặc trưng của làng nghề

1.3.2.7 Giá nguyên liệu không ổn định

Khó khăn mà các làng nghề truyền thống hiện nay đang phải đương đầu là giá nguyên liệu Điều này dẫn tới giá thành phẩm cũng dao động theo khiến chủ cơ sở không dám ký những hợp đồng dài hạn với giá trị lớn Nhiều chủ cơ sở muốn mua trữ nguyên liệu nhưng lại thiếu vốn

1.3.3 Xu hướng phát triển làng nghề ở tinh Tiền Giang

Tỉnh Tiền Giang đang tập trung các giải pháp khôi phục, khuyến khích phát triển làng nghề một cách bền vững gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Đến năm 2020, tỉnh Tiền Giang dự kiến sẽ đầu tư gần 500 tỷ đồng để bảo tồn và phát triển làng nghề gắn với du lịch, đào tạo cán bộ quản lý và tập huấn kỹ thuật cho người lao động; hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề ở nông thôn và tổ chức các hội thi tay nghề giỏi [7]

Trang 29

18

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

2.1.1 Nội dung 1: Thu thập, tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu về điều kiện

tự nhiên, hiện trạng KT-XH và môi trường Làng nghề CBTS Vàm Láng

2.1.1.1 Thu thập thông tin, số liệu về điều kiện tự nhiên làng nghề CBTS Vàm Láng

- Địa hình, địa mạo

- Đất đai thổ nhưỡng và hiện trạng sử dụng đất

- Khí hậu, khí tượng

- Thủy văn

- Các hệ sinh thái

- Các tài liệu liên quan khác

2.1.1.2 Thu thập các tài liệu về điều kiện KT-XH làng nghề CBTS Vàm Láng

- Niên giám thống kê của tỉnh, huyện năm 2017, 2018

- Dân số và phân bố dân cư

- Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, sử dụng đất của tỉnh và huyện đến năm

2020, 2030

- Các tài liệu về dân sinh và kinh tế khác có liên quan

2.1.1.3 Thu thập tài liệu, số liệu về các cơ sở sản xuất của làng nghề, về tình hình quản lý, xử lý chất thải (nước thải, rác thải, khí thải, bụi, tiếng ồn), tình hình BVMT tại các cơ sở, diễn biến môi trường làng nghề CBTS Vàm láng trong các năm qua

- Thu thập các tài liệu, số liệu, thông tin về các cơ sở sản xuất đang hoạt động trong làng nghề

Trang 30

19

- Thông tin, dữ liệu về các nguồn xả thải

- Thông tin, dữ liệu về hiện trạng công nghệ xử lý nước thải

- Thông tin, dữ liệu về hiện trạng công nghệ xử lý khí thải

- Thông tin, dữ liệu về hiện trạng công nghệ xử lý rác thải thông thường, chất thải nguy hại

- Thu thập số liệu quan trắc về hiện trạng chất lượng môi trường khu vực làng nghề

2.1.1.4 Sàng lọc và đánh giá thông tin, tài liệu, số liệu thu thập được

- Đánh giá, nhận xét về tình trạng thông tin và số liệu thu thập được

- Xác định các lỗ hổng về mặt thông tin hồ sơ

- Lập kế hoạch điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và số liệu bổ sung

2.1.2 Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực Làng nghề CBTS Vàm Láng trên cơ sở thu thập, tổng hợp các kết quả phân tích mẫu môi trường

2.1.2.1 Hiện trạng chất lượng nước mặt tại khu vực làng nghề

- Lựa chọn, kế thừa các số liệu quan trắc chất lượng môi trường nước mặt khu vực làng nghề CBTS Vàm Láng từ các Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ (trong các Quý I, II, III và IV năm 2018), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang

- Số lượng: 03 vị trí (01 vị trí nước mặt kênh Cần Lộc, 02 vị trí nươc biển ven bờ khu vực làng nghề CBTS Vám Láng) qua 04 lần quan trắc (tổng cộng 12 mẫu nước mặt và nước biển ven bờ)

- Các thông số đánh giá theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt và Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ

Trang 31

20

2.1.2.2 Hiện trạng chất lượng nước thải tại các cơ sở đang hoạt động trong làng nghề CBTS Vàm Láng

- Lựa chọn, kế thừa các số liệu quan trắc chất lượng nước thải sản xuất của các cơ

sở đang hoạt động trong làng nghề CBTS Vàm Láng từ các kết quả thanh tra, kiểm tra về BVMT của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang trong 02 năm

2017, 2018; tổng hợp số liệu kết quả quan trắc chất lượng nước thải từ các Báo cáo kết quả giám sát môi trường định kỳ hàng năm, Báo cáo giám sát xả nước thải vào nguồn nước định kỳ hàng năm của các cơ sở; kế thừa số liệu từ Báo cáo tổng hợp

Đề án Cải tạo vệ sinh môi trường thị trấn Vàm Láng của Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường – Đại học Nông lâm TPHCM

- Số lượng: 10 mẫu nước thải sản xuất tại các cơ sở điển hình thuộc 03 nhóm hoạt động trong làng nghề gồm: Chế biến khô, Chế biến bột cá, Chế biến file thịt tôm, ghẹ

- Các thông số đánh theo QCVN 11-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chế biến thủy sản

2.1.2.3 Hiện trạng môi trường không khí khu vực làng nghề

- Lựa chọn, kế thừa các số liệu quan trắc chất lượng môi trường không khí khu vực làng nghề CBTS Vàm Láng từ các Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ (trong các Quý I, II, III và IV năm 2018), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang

- Số lượng: 01 vị trí, qua 04 lần quan trắc của năm 2018 (tổng cộng 04 mẫu môi trường không khí xung quanh)

- Các thông số đánh giá theo QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về chất lượng không khí xung quanh và QCVN 26:2010/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Trang 32

- Số lượng mẫu: 02 mẫu khí thải lò hơi tại 02 cơ sở chế biến bột cá có phát sinh khí thải tại nguồn

- Các thông số đánh giá theo QCVN 19: 2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ

2.1.3 Nội dung 3: Điều tra, thống kê, đánh giá hiện trạng các nguồn thải khu vực khu vực Làng nghề CBTS Vàm Láng

2.1.3.1 Điều tra và thu thập thông tin vào phiếu điều tra các nguồn thải khu vực làng nghề

- Đối tượng điều tra là 27 cơ sở đang hoạt động trong làng nghề

- Các thông tin thu thập gồm: ngành nghề, quy mô, công nghệ sản xuất, thành phần, tính chất, khối lượng các loại chất thải, hiện trạng quản lý môi trường

2.1.3.2 Tiến hành điều tra khảo sát theo lộ trình để quan sát, mô tả, chụp ảnh, xác định các vị trí xả thải trực tiếp

2.1.3.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động và tải lượng các chất ô nhiễm sinh ra từ các

cơ sở chế biến thủy sản bao gồm tải lượng bụi, khí thải, nước thải, lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh từ các cơ sở điều tra

2.1.3.4 Đánh giá hiện trạng việc tuân thủ các quy định, thủ tục pháp lý về BVMT tại các cơ sở điều tra trên địa bàn

2.1.3.5 Đánh giá hiện trạng thực hiện các công trình, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

đã và đang được áp dụng tại các cơ sở điều tra

Trang 33

22

2.1.4 Nội dung 4: Đề xuất các giải pháp ngăn ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường từ hoạt động của Làng nghề CBTS Vàm Láng

- Các giải pháp giảm thiểu, kiểm soát ONMT về nước thải

- Các giải pháp giảm thiểu, kiểm soát ONMT về khí thải, mùi hôi

- Các giải pháp giảm thiểu và kiểm ONMT do chất thải rắn

- Các giải pháp về đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức về BVMT cho cộng đồng; tăng cường công tác quản lý nhà nước về BVMT trong thời gian tới

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập, kế thừa, tổng hợp thông tin, số liệu, tài liệu

- Thu thập các số liệu về KT - XH và môi trường, các thông tin có liên quan đến hiện trạng phát triển KT - XH của địa phương; các thông tin về đối tượng nghiên cứu, thu thập trực tiếp tại các cơ quan quản lý địa phương

- Thu thập, kế thừa một số nội dung của Báo cáo tổng hợp Đề án Cải tạo vệ sinh môi trường thị trấn Vàm Láng của Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường – Đại học Nông Lâm TPHCM

- Thu thập, kế thừa các kết quả quan trắc chất lượng môi trường của Sở Tài nguyên

và Môi trường tỉnh Tiền Giang và của các cơ sở đang hoạt động trong Làng nghề CBTS Vàm Láng

2.2.2 Phương pháp điều tra, phỏng vấn

Phương pháp này sẽ được sử dụng để điều tra, phỏng vấn đối tượng nghiên cứu các nội dung sẽ điều tra, phỏng vấn gồm:

- Các thông tin chung về tình hình hoạt động: loại hình sản xuất của từng cơ sở; quy

mô công suất thiết kế, quy mô công suất hoạt động thực tế; loại nguyên, nhiên phục

vụ sản xuất; năng lượng (điện, than, chất đốt khác), số lượng nhân viên; nhu cầu sử dụng nước

Trang 34

- Đối tượng khảo sát: lựa chọn và khảo sát đại diện theo nhóm đối tượng

- Nội dung khảo sát gồm: khảo sát thực tế các công trình xử lý môi trường, các công đoạn phát sinh chất thải; các loại chất thải phát sinh, nguyên nhiên liệu đầu vào của quá trình sản xuất, công nghệ sản xuất

2.2.4 Phương pháp chuyên gia

Tổng hợp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và cán bộ chuyên ngành có kinh nghiệm, các cán bộ quản lý tại địa phương thông qua các báo cáo chuyên đề, các ý kiến trên các hội thảo hoặc bằng văn bản nhằm phục vụ cho việc đề xuất các giải pháp khả thi

2.2.5 Phương pháp đánh giá nhanh

Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh về hệ số ô nhiễm, rút ra được từ các phương pháp chuẩn của thế giới (UNEP, WHO,…) và từ các công trình đề tài và chuyên gia nghiên cứu khoa học

2.2.6 Phương pháp kế thừa

Lựa chọn, kế thừa các số liệu quan trắc từ các nguồn tài liệu gồm: Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ (trong các Quý I, II, III và IV năm 2018), Báo cáo tổng hợp kết quả quan trắc môi trường năm 2018 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang; Báo cáo tổng hợp Đề án Cải tạo vệ sinh môi trường thị trấn Vàm Láng của Viện Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Môi trường – Đại học Nông Lâm TPHCM; Báo cáo tổng hợp Hiện trạng môi trường tỉnh Tiền Giang (2011 -2015) của Viện Khoa học, Công nghệ và quản lý môi trương – Đại học Công nghiệp thành

Trang 35

24 phố Hồ Chí Minh phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng môi trường của Làng nghề CBTS Vàm Láng

Trang 36

25

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của khu vực Làng nghề CBTS Vàm Láng

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Làng nghề CBTS Vàm Láng (trước kia có tên gọi là Làng nghề cá khô Vàm Láng) thuộc địa bàn thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang gắn liền với

sự hình thành của Làng cá Vàm Láng từ xa xưa và tồn tại, phát triển cho đến ngày nay

Lịch sử hình thành Làng nghề CBTS Vàm Láng từ thuở ban đầu, người xưa làm khô

vì lượng cá tươi đánh bắt được quá nhiều, ăn không hết nên chế biến, dự trữ để ăn dần trong những lúc trời mưa to, bão lớn Theo thời gian, những cư dân ở đây đi làm

ăn nơi xa đều mang món cá khô của quê nhà theo để ăn và được nhiều người ở xứ khác khen ngon, nhờ đặt mua giùm Dần dần từ đó, món cá khô ở làng biển này đã có mặt ở những sạp khô, mắm trong và ngoài tỉnh

Năm 2013, UBND tỉnh Tiền Giang chính thức công nhận Làng nghề CBTS Vàm Làng theo Quyết định số 1551/QĐ-UBND ngày 28/6/2013, phạm vi làng nghề thuộc khu phố 2, khu phố 4 và khu phố Chợ 2, thị trấn Vàm Láng

Trang 37

26 Hình 3.1 Một số hình ảnh của thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông

Hình 3.2 Vị trí thị trấn Vàm Láng trong quan hệ Vùng tỉnh Tiền Giang [8]

Trang 38

27

Hình 3.3 Vị trí của Làng nghề CBTS Vàm Láng

Làng nghề CBTS Vàm Láng thuộc địa bàn thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông nên về tổng thể, Làng nghề CBTS Vàm Láng có đầy đủ các đặc trưng về điều kiện tự nhiên, KT XH của thị trấn Vàm Láng [3] như:

3.1.1.1 Địa hình

Địa hình của thị trấn Vàm Láng tương đối bằng phẳng, cao trình phổ biến từ 0,5 – 0,6m Một số công trình, cơ sở hạ tầng trong khu dân cư tập trung, tỉnh lộ 871 và đê ngăn mặn có cao trình từ 1,3 – 1,5 m

3.1.1.2 Khí hậu

Thị trấn Vàm Láng mang những nét đặc trưng của khí hậu đồng bằng châu thổ, chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa, hằng năm đều có hai mùa mưa, nắng rõ rệt Nhiệt độ nóng ẩm quanh năm, thích hợp cho nhiều loại cây trồng sinh trưởng và phát triển Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa không lớn Nhiệt độ cao và khá ổn

Trang 39

28

định, trung bình năm là 27,9oC, trung bình tháng nóng nhất là 37oC (tháng 4), tháng lạnh nhất là 26oC (tháng 1) Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm từ 6oC đến 13o

C Mùa mưa thường trùng với thời gian gió mùa Tây Nam hoạt động mang nhiều hơi nước, bắt đầu từ tháng 5 đến cuối tháng 11 Dương lịch

- Gió mùa Đông Bắc: Thổi vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 5, vận tốc gió trung bình từ 2,5 – 3 m/s, ảnh hưởng đến sự gia tăng xâm nhập mặn, phá hoại các công trình đê biển và mang hơi nước mặn tác động đến năng suất các vùng lúa ven biển

3.1.1.4 Nguồn nước

Nguồn nước mặt của thị trấn Vàm Láng được cung cấp bởi hệ thống sông, rạch, ao với lượng nước dồi dào, tuy nhiên chất lượng nước kém, thường bị nhiễm mặn Ngoài ra, nguồn nước mặt của thị trấn còn được cung cấp từ nước mưa

3.1.1.5 Thủy văn

Mạng lưới thủy văn của thị trấn Vàm Láng là hệ thống kênh rạch tự nhiên chảy qua địa bàn thị trấn như: kênh Cần Lộc, kênh Xóm Mới, kênh Bảy Láo, Xóm Giồng…

có vai trò dẫn nước ngọt cung cấp nước tưới và tiêu mặn, úng

Chế độ thủy văn phụ thuộc vào quy trình vận hành của dự án ngọt hóa Gò Công Triều biển có biên độ khá lớn, dao động theo mùa (3,2 – 4m), thuận lợi cho việc tiêu nước; nước mặn theo thủy triều vào kênh Cần Lộc và rạch Xẻo

Trang 40

29

3.1.1.6 Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra tổng hợp của chương trình 60B (chuyển đổi đất theo FAO/UNESCO) và kết quả phân tích phẫu diện các loại đất của Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp miền Nam cho thấy, trên địa bàn thị trấn chủ yếu là loại đất nhiễm mặn, bao gồm: Đất mặn nặng và đất mặn trung bình ở khu vực ấp Đôi Ma với địa hình trung bình thấp, kém phát triển và có hiện tượng mặn hóa tầng mặt, thích hợp cho việc trồng cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản

3.1.2 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Theo Báo cáo số 670/BC-UBND ngày 28/9/2018 của UBND thị trấn Vàm Láng thì tình hình sản xuất, kinh doanh của Làng nghề CBTS Vàm Láng trong năm 2017 có một số nét chính như sau:

- Tổng số hộ/DN sản xuất đang hoạt động trong làng nghề Vàm Láng trong năm

2017 là 27, tập trung ở 03 khu phố: Khu phố 2, Khu phố 4 và Khu phố Chợ 2, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông; số lao động làm việc thường xuyên trong làng nghề là 750 người, số lao động làm việc không thường xuyên là khoảng 1.000 người Có 22/27 Cơ sở là quy mô hộ gia đình (quy mô nhỏ), 05 Cơ sở còn lại là quy

mô DN (Doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty trách nhiệm hữu hạn)

Nghề CBTS ở Vàm Láng mang tính thời vụ nên thu nhập của người lao động làm nghề cũng không ổn định, thu nhập cao từ tháng 5 đến tháng 8, các tháng sau tết từ tháng 1 đến tháng 4, sản lượng thuỷ sản đánh bắt không nhiều nên sản lượng chế biến cũng giảm

- Sản phẩm chính của làng nghề là thủy sản tươi (cá, tôm, mực, ghẹ…), thủy sản khô (cá, tôm), bột cá Sản phẩm cung ứng ra thị trường: 63,6 tấn/tháng (thủy sản tươi), 43,5 tấn (thủy sản khô); thị trường tiêu thụ sản phẩm hiện nay chủ yếu ở các tỉnh thành lân cận như Long An, Thành phố Hồ Chí Minh và một số ít dùng để xuất khẩu Nơi cung cấp nguyên liệu: Cảng cá Vàm Láng, huyện Gò Công Đông

Ngày đăng: 27/05/2021, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w