1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình

15 19 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 541,87 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thông qua Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình. Làm rõ nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình. Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÙI ĐỨC THÁP

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI DỰ

ÁN QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH

NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

BÙI ĐỨC THÁP

KHÓA: 2014- 2016

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI DỰ

ÁN QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH

NINH BÌNH

Chuyên ngành: Kiến trúc

Mã số: 60.58.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS TS LÊ ANH DŨNG

TS NGUYỄN VĂN ĐỨC

Trang 3

HÀ NỘI, NĂM 2016

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Đức Tháp

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS.Lê Anh Dũng

và TS Nguyễn Anh Đức người thầy trực tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo đã chỉ bảo, dạy dỗ tác giả trong suốt quá trình học tập

Tác giả xin trân trọng cảm, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Xây dựng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học đã tạo điều kiện và giúp

đỡ tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Bùi Đức Tháp

Trang 6

1

MỞ ĐẦU

* Lý do chọn đề tài

Dự án đầu tư quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình tại thị xã Tam Điệp (nay là thành phố Tam Điệp), tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư

là gần 1.200 tỷ đồng Đây là dự án được đầu tư bằng nguồn vốn vay ODA lớn nhất tỉnh Ninh Bình của Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam cấp qua ngân sách tỉnh Ninh Bình Mục đích chủ yếu của dự án là đạt được các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thu gom và xử lý một cách có hiệu quả các loại rác thải sinh hoạt và rác thải rắn công nghiệp tại tỉnh Ninh Bình, đồng thời dự án xây dựng một nhà máy phân trộn hiện đại, công suất 200 tấn/ ngày để tái chế một cách có hiệu quả các nguyên liệu có thể sử dụng được chế biến ra nguồn phân trộn hữu cơ có chất lượng cao cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh

Đây là dự án có hệ thống dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn, sử dụng công nghệ vi sinh tiến tiến, đồng bộ và thân thiện môi trường của Hàn Quốc, gồm: phân loại bằng các kỹ thuật cơ học kết hợp với nhặt thủ công trên băng chuyền; lên men bằng phương pháp sinh học; công đoạn ủ chín và tự động sàng, đóng bao Nhà máy có hệ thống điều khiển hiện đại, bãi chôn lấp chất thải rắn và xe chuyên dụng, nhập khẩu từ Hàn Quốc phục vụ sản xuất Nhà máy sau khi đưa vào sử dụng sẽ góp phần giải quyết triệt để tình trạng ô nhiễm môi trường cũng như đảm bảo công tác thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn tỉnh, đồng thời góp phần giải quyết công ăn, việc làm cho người dân địa phương

Trong quá trình thực hiện đầu tư xây dựng công trình, Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đã có nhiều có gắng trong công tác quản lý, điều hành

và cơ bản tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực đầu

Trang 7

2

tư xây dựng cũng như một số công ước quốc tế có liên quan Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn những tồn tại, hạn chế trong các giai đoạn đầu tư xây dựng dẫn đến chất lượng một số hạng mục công trình chưa cao, còn xảy ra nhiều hiện tượng nứt, lún sụt, thấm mốc, bong rộp, mới xây xong đã hư hỏng gây tốn kém, phải sửa chữa … dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp, gây lãng phí Nguyên nhân chủ yếu là: Công tác quản lý chưa phù hợp, còn tồn tại nhiều khuyết điểm trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, kỹ năng làm việc theo nhóm thấp, thiếu sự phối hợp giữa các đơn vị liên quan…

Việc giải quyết các vấn đề trên đã có nhiều ý kiến phân tích, đề xuất, nhưng để giải quyết một cách triệt để thì còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu để bổ sung hoàn chỉnh nhằm phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển

Chính vì vậy, đề tài "Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình"

nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn nêu trên, để khắc phục những hạn chế yếu kém và hoàn thiện công tác quản lý chất lượng phù hợp, từ đó tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các công trình đạt hiệu quả cao nhất, đồng thời rút kinh nghiệm cho các dự án triển khai trong thời gian tới

* Mục đích nghiên cứu

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng thông qua Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình Làm rõ nguyên nhân dẫn đến những yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý chất lượng xây dựng công trình

- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý chất lượng công trình xây dựng

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 8

3

- Đối tượng nghiên cứu: Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình

- Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình

* Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

+ Đối chiếu với các văn bản, quy phạm, tiêu chuẩn

+ Đối chiếu với các thông tư, nghị định của các cấp có thẩm quyền ban hành

+ Phân tích, đánh giá, tổng hợp

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát, thống kê các số liệu điều tra, phân tích, so sánh

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học của đề tài: Hệ thống các cơ sở lý luận, pháp lý về công tác quản quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Dự án Quản lý và

xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình

- Ý nghĩa thực tiễn: Hoàn chỉnh cơ bản các giải pháp về quản lý chất lượng xây dựng thông qua Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình, đồng thời rút ra một số bài học kinh nghiệm cho các dự án có quy mô

và nguồn vốn tương tự, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các dự án đầu

tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

* Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phụ lục, phần kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3 chương:

Trang 9

4

Chương 1: Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình công xây

dựng tại Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình

Chương 2: Cơ sở khoa học và pháp lý về quản lý chất lượng công trình

xây dựng

Chương 3: Đề suất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất

lượng công trình xây dựng

Trang 10

THÔNG BÁO

Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui

lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện

– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN

Trang 11

94

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình là một trong những

dự án trọng điểm của tỉnh Ninh Bình Tuy nhiên công tác QLCL công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cũng như nhiều địa phương khác trong

cả nước hiện nay còn tồn tại một số bất cập gây mất an toàn trong xây dựng

và vận hành sử dụng, gây lãng phí vốn và giảm hiệu quả đầu tư Luận văn đề

cập đến “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng công trình Dự án

Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình” là mang tính thiết thực, nhằm

từng bước hoàn thiện góp phần nâng cao chất lượng các công trình xây dựng cho các Dự án đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả QLNN trong lĩnh vực đầu tư xây dựng Việc đánh giá đúng thực trạng công tác QLCL công trình xây dựng tại Dự án là việc rất quan trọng để từ đó tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc thiếu hiệu quả trong công tác QLCL công trình xây dựng tại Dự án Trên cơ sở các nguyên nhân đó để đưa ra các giải pháp tối ưu trong việc nâng cao hiệu quả công tác QLCL công trình xây dựng tại Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình nói riêng và các dự án đầu tư xây dựng trong tỉnh Ninh Bình nói chung

Luận văn đã nghiên cứu các cơ sở khoa học có liên quan như: Quản lý chất lượng nói chung; Quản lý chất lượng công trình xây dựng; Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng; Các tiêu chí

và phương pháp đánh giá quản lý chất lượng công trình xây dựng; Các quy định pháp lý chung về quản lý chất lượng công trình xây dựng; Các quy định pháp lý về quản lý chất lượng công trinh xây dựng tại Dự án Quản lý và xử lý chất thải rắn Ninh Bình, để vận dụng vào việc tìm hiểu, đánh giá công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng dựng tại Dự án Quản lý và xử lý chất

Trang 12

95

thải rắn Ninh Bình Từ đó đề xuất các giải pháp mang tính kinh tế và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng tại Dự án Các nhóm giải pháp đưa ra ở Chương III gồm: Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý chất lượng; Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ tiêu chuẩn ISO 9000; Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng công trình từ khảo sát, thiết kế đến thi công xây dựng; Nâng cao năng lực cho ban quản lý dự án; Tăng cường công tác trao đổi thông tin giữa các nhà thầu liên quan với chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng công trình; Tăng cường công tác giám sát cộng đồng; Nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng công trình xây dựng của các cơ quan quản lý nhà nước Đây là các đề xuất, xuất phát từ yêu cầu thực tế thông qua quá trình xây dựng, vận hành Dự

án Quản lý và xử lý chất thải rắn tỉnh Ninh Bình của Chủ đầu tư cũng như địa phương và mang tính khả thi, hoàn toàn phù hợp với điều kiện của Chủ đầu tư cũng như điều kiện kinh tế, kỹ thuật và năng lực quản lý của địa phương Có thể nghiên cứu ứng dụng vào các công trình xây dựng tương tự trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng và các địa phương khác nói chung

2 Kiến nghị

Để có được những công trình xây dựng đảm bảo các yêu cầu về kỹ, mỹ thuật và đảm bảo chất lượng, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả vốn đầu tư, đòi hỏi quá trình Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và QLCL công trình, khi thực hiện phải đảm bảo tính khoa học, chặt chẽ và xuyên suốt vòng đời của

Dự án từ khi hình thành ý tưởng đến khi nghiệm thu hoàn thành và vận hành

sử dụng công trình Vì vậy, đòi hỏi các giải pháp đưa ra cần được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ tại tất cả các chủ thể liên quan từ các cơ quan QLNN đến Chủ đầu tư và các Nhà thầu, trong tất cả các khâu, các công đoạn

của dự án

- Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước:

Trang 13

96

+ Cần hệ thống lại các văn bản pháp lý về về lĩnh vực xây dựng; xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn kịp thời khi có các văn bản, luật mới ban hành

Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến quản lý xây dựng và đầu tư xây dựng cơ bản có rất nhiều văn bản pháp luật hướng dẫn gồm: Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định Không những vậy, các văn bản pháp lý thường xuyên được thay đổi, chỉnh sửa (trung bình 2 đến 4 năm lại có văn bản mới ra, hoặc thay thế văn bản cũ) Đây là hệ thống văn bản đồ sộ, gây không ít khó khăn, lúng túng trong quá trình tìm hiểu và áp dụng thực tế Đặc biệt các luật mới được ban hành thời gian có hiệu lực và văn bản hướng dẫn còn cách nhau khá xa

+ Đề nghị trung ương hỗ trợ nguồn vốn và đa dạng hóa nguồn vốn cho

dự án để các dự án thi công đảm bảo tiến độ, chất lượng

Các dự án có tổng mức đầu tư lớn, trong điều kiện hiện nay ngân sách hạn hẹp, nếu chỉ sử dụng một nguồn vốn hoặc nguồn vốn của tỉnh thì dự án phải bố trí vốn trong nhiều năm dẫn đến thời gian hoàn thành dự án sẽ kéo dài nhà thầu thi công trông đợi vào vốn dẫn đến không đảm bảo tiến độ, chất lượng Vì vậy đề nghị trung ương hỗ trợ tối thiểu 50% tổng mức đầu tư xây dựng cho các dự án đặc biệt là các dự án có vốn lớn Đồng thời xã hội hóa để xây dựng một số hạng mục

- Kiến nghị đối với Chủ đầu tư:

+ Rà soát lại bộ máy quản lý, đánh giá trình độ chuyên môn của từng cá nhân sắp xếp hợp lý chuyên trách một số bộ phận, trên cơ sở yêu cầu công việc để tinh giản bộ máy quản lý Đảm bảo Ban Quản lý dự án có bộ máy gọn nhẹ, làm việc hiệu quả Đặc biệt trong điều kiện khó khăn đối với ngành xây dựng như hiện nay việc này là hết sức cần thiết

Trang 14

97

+ Có cơ chế đãi ngộ hợp lý với thành viên tham gia quản lý trực tiếp chuyên trách dự án, trên cơ sở quy định của nhà nước, không để tình trạng cào bằng thu nhập giữa bộ phận tham gia trực tiếp, chuyên trách với các bộ phận làm việc hành chính

+ Thường xuyên tổ chức tập huấn, học hỏi kinh nghiệm của các đơn vị chuyên ngành QLDA và các dự án đã triển khai nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn nghệp vụ, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ thuộc Ban QLDA + Lựa chọn ra tổ chuyên trách kiểm tra quản lý, tư vấn cho lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác QLCL dự án trước pháp luật

- Kiến nghị đối với các nhà thầu:

+ Phải nghiêm túc thực hiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực của đơn vị đảm nhận, đảm bảo tính trung thực, cạnh tranh trọng thực hiện nhiệm

vụ tránh hiện tượng “Hồ sơ năng lực vay mượn”

+ Quá trình thực hiện phải đảm bảo đúng yêu cầu đề xuất; trong mọi công đoạn thực hiện phải được kiểm tra, nghiệm thu đúng trình tự và đúng quy định khẳng định uy tín, năng lực của đơn vị

+ Xây dựng hệ thống QLCL của đơn vị theo các nguyên tắc của ISO và thành lập hệ thống quản lý, kiểm soát theo ISO cho đơn vị để dần đi đến chuẩn hóa các công đoạn đảm bảo nhu cầu thực tế và hội nhập quốc tế

Do việc nghiên cứu mới được thực hiện trong khuôn khổ Luận văn với nguồn lực thực hiện và thời gian thực hiện còn hạn chế nên Luận văn mới chỉ tập trung nghiên cứu được một số nội dung chính liên quan đến công tác quản

lý chất lượng công trình xây dựng tại Dự án, mới chỉ đưa ra một số giải pháp mang tính tổng quát, chưa đi sâu vào các vấn đề cụ thể Tác giả nhận thấy còn một số vấn đề cần nghiên cứu thêm để có thể đưa ra một số mô hình hợp lý, linh hoạt và hiệu quả trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng

Trang 15

98

tại Dự án để áp dụng và nhân rộng trong các dự án có quy mô và địa bàn tương tự

Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót Tác giả mong muốn nhận được sự góp

ý của các thầy cô trong hội đồng, bạn bè và đồng nghiệp để Luận văn hoàn thiện hơn./

Ngày đăng: 26/05/2021, 19:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w