Giáo viên quan tâm nhiều đến việc dạy kiến thức cho học sinh, chưa tập trung nhiều vào giáo dục, trang bị cho học sinh năng lực tự phục vụ, tự quản và khi đánh giá năng lực, phẩm chất ch
Trang 11.MỞ ĐẦU
1.1, Lí do chọn đề tài
Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc
hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người Mục tiêu của
giáo dục Tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và các kỹ năng cơ bản góp phần hình thành và phát triển toàn diện về
nhân cách cho các em, là cơ sở để học sinh học tiếp các bậc học sau
Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc
đẩy học sinh hoàn thiện nhân cách một cách tốt nhất Rèn kĩ năng Tự phục
vụ, tự quản cũng là rèn kĩ năng sống, rèn khả năng thích ứng với những thay
đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống, giúp học sinh biết giải quyết các vấn
đề cơ bản một cách tự lập Vì vậy, không có con đường nào khác, giáo viên
chủ nhiệm phải hướng tới rèn kĩ năng tự phục vụ, tự quản cho học sinh
Rèn kĩ năng Tự phục vụ, tự quản là việc làm cần thiết trong nội dung
đổi mới công tác chủ nhiệm, công tác giáo dục nhân cách học sinh Chúng
ta phải biến quá trình giáo dục thành tự giáo dục, tự phục vụ, tự ý thức, tự
quản lấy chính mình, tổ, lớp mình Chỉ có như thế nhân cách học sinh mới
được xác lập bền vững Chất lượng giáo dục của chúng ta mới không bị tụt
hậu, mới sánh ngang tầm các nước trong khu vực, mới đáp ứng được những
yêu cầu ngày càng cao của cuộc sống hiện đại
Tuy nhiên, qua thời gian chủ nhiệm lớp, tôi nhận thấy phần lớn các
em thiếu kiến thức về kĩ năng sống, mà trong đó kĩ năng cơ bản nhất là kĩ
năng tự phục vụ, tự quản Nhiều học sinh thường xuyên vi phạm nội quy,
chưa tự giác học tập, còn tâm lí ỷ lại vào thầy cô và cha mẹ Ban cán sự lớp
chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của mình và cũng chưa được bồi dưỡng
khả năng tự quản lớp Giáo viên quan tâm nhiều đến việc dạy kiến thức cho
học sinh, chưa tập trung nhiều vào giáo dục, trang bị cho học sinh năng lực
tự phục vụ, tự quản và khi đánh giá năng lực, phẩm chất cho HS còn dựa
trên trực giác của mình Nhiều cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc rèn
tính tự lập cho con nên các em chưa xác định được cho mình một hướng
đi đúng (ý thức, trách nhiệm) trong học tập và kỉ luật
Chính vì những lý do trên, tôi mạnh dạn đưa ra “Một số giải pháp
nâng cao năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp 3” trường Tiểu
học Hải Lộc nhằm nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp của
mình nói riêng và nhân rộng trong trường nói chung
1.2, Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này để tìm ra những biện pháp
giúp học sinh lớp 3 nâng cao năng lực tự phục vụ, tự quản
Trang 2- Góp phần đổi mới công tác chủ nhiệm lớp cho bản thân, nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh tiểu học
nói chung
- Việc nâng cao năng lực Tự phục vụ, tự quản cho học sinh sẽ giải quyết
được mâu thuẫn giữa nhiệm vụ học tập và ý thức học tập của học sinh
- Tìm ra những giải pháp phù hợp để làm tốt công tác chủ nhiệm gắn với
việc nâng cao chất lượng giáo dục
1 3, Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm này để tìm ra những giải pháp
giúp học sinh lớp 3A trường Tiểu Học Hải lộc nâng cao năng lực tự phục
vụ, tự quản
1. 4, Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện sáng kiến này, tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
- Đọc và nghiên cứu các tài liệu: sách, báo, tạp chí giáo dục…có liên
quan đến nội dung sáng kiến kinh nghệm
- Nghiên cứu tài liệu về đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh Tiểu học
* Phương pháp điều tra:
- Điều tra, khảo sát đối tượng học sinh lớp 3 về khả năng lực tự phục
vụ, tự quản
- Điều tra về thực trạng về khả năng lực tự phục vụ, tự quản của học
sinh lớp 3 trường tiểu học Hải Lộc
* Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
- Dự giờ, trao đổi ý kiến với đồng nghiệp về khả nănglực tự phục vụ, tự
quản của học sinh khối lớp 3 trường tiểu học Hải Lộc
- Qua việc thực hiện các biện pháp giúp HS lớp 3 nâng cao nănglực tự
phục vụ, tự quản
* Phương pháp đánh giá
- Đánh giá thực trạng của vấn đề
- Đánh giá kết quả thực nghiệm
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Tự phục vụ bản thân là một trong những kỹ năng quan trọng thúc
đẩy học sinh hoàn thiện nhân cách một cách tốt nhất Việc hình thành
năng tự phục vụ sẽ giúp các em ý thức được sự cần thiết phục vụ bản thân,
biết tự chăm sóc bản thân, tăng cường tính độc lập; các em sẽ sống có trách
nhiệm hơn đối với chính mình; biết quan sát và làm theo hướng dẫn của
người lớn trong các công việc hàng ngày ở nhà cũng như ở lớp,… Thiếu
năng lực tự phục vụ sẽ dẫn đến hệ luỵ trẻ lười biếng, thụ động và gặp khó
khăn khi tham gia vào các hoạt động của tập thể
Trang 3Việc rèn học sinh có năng lực tự quản là việc làm cần thiết của giáo
viên chủ nhiệm Giáo viên chủ nhiệm không thể ôm đồm, làm thay mọi việc
của học sinh, không phải lúc nào giáo viên chủ nhiệm cũng có mặt trên lớp
để chỉ đạo những công việc thường ngày của lớp Mặt khác, sự hiện diện
quá nhiệt tình của giáo viên chủ nhiệm sẽ khiến cho học sinh nảy sinh tâm lí
ỷ lại, trông chờ vào giáo viên chủ nhiệm, thiếu trách nhiệm với bản thân và
với tập thể, làm lu mờ vị trí, vai trò của chính các em ngay tại tập thể lớp
Nâng cao năng lực Tự phục vụ, tự quản cho học sinh là nâng cao kĩ
năng sống, khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong
cuộc sống của trẻ, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề cơ bản một cách
tự lập
Trong quá trình giảng dạy, phần lớn giáo viên chỉ quan tâm đến trang
bị kiến thức cho học sinh, chưa thực sự chú trọng vào việc nâng cao năng
lực học tập và rèn kĩ năng sống cho học sinh Bên cạnh đó, cha mẹ học sinh
mới quan tâm tới việc nhắc nhở con em mình nắm kiến thức bài học, còn
các nội dung khác trong đánh giá học sinh vẫn chỉ là nội dung phụ, chưa
thực sự quan trọng
2.2, Thực trạng năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh
2.2.1, Thực trạng chung
* Thuận lợi
Giáo viên rất quan tâm đến việc rèn năng lực tự phục vụ, tự quản
cho học sinh
Ban giám hiệu luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao việc rèn nề nếp học
tập và năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh
Ban đại diện Cha mẹ học sinh của lớp, trường nhiệt tình, trách
nhiệm; mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh gắn bó chặt chẽ
* Khó khăn
Học sinh lớp Ba còn nhỏ, tâm sinh lý chưa hoàn thiện, nhận thức
chưa đồng đều, khả năng ghi nhớ chưa cao
Trình độ nhận thức học sinh không đồng đều, một số em có khả
năng nhận thức tốt thì nhút nhát, một số em nhận thức còn hạn chế thì
quá hiếu động
Tiết sinh hoạt cuối tuần còn mang hình thức, giáo viên nhận xét và
thông báo kế hoạch cho tuần tới
Một số GVCN tự đánh giá năng lực, phẩm chất cho HS dựa trên
trực giác của mình
Một số cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục cho các
em những năng lực Tự phục vụ, tự quản
2.2.2 Thực trạng năng lực tự phục vụ, tự quản của học sinh lớp
3A, trường Tiểu học Hải Lộc, năm học 2020-2021
Trang 4Năm học 2020-2021, tôi được Nhà trường phân công giảng dạy và
chủ nhiệm lớp 3A Đầu năm học, tôi thiết kế phiếu thăm dò năng lực tự phục
vụ, tự quản và phát cho 35/ 35 học sinh của lớp 3A để lấy ý kiến đánh giá của
cha mẹ học sinh
PHIẾU THĂM DÒ NĂNG LỰC TỰ PHỤC VỤ, TỰ QUẢN
Họ và tên:
Lớp: 3A
Dưới đây là những biểu hiện hành vi có thể quan sát thấy ở một học
sinh Phụ huynh hãy đọc kỹ từng câu và đánh giá xem con mình thực hiện ở
mức độ nào? (chỉ chọn 1 trong 3 mức độ)
Mức độ 1: Cần cố gắng (C) ;Mức độ 2: Đạt (Đ);Mức độ 3: Tốt (T)
ST
T
Các biểu hiện cụ thể được quan sát ở năng lực Tự
phục vụ, tự quản
Mức độ
1 2 3
1 HS tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn gàng sạch sẽ
2 HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân ở trên lớp, ở nhà
3 HS tự giác hoàn thành công việc được giao đúng hạn
4 HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
5 HS tự sắp xếp thời gian HT, sinh hoạt cá nhân, vui chơi hợp lí
6 HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo yêu cầu của GV
Sau 2 tuần quan sát, theo dõi và căn cứ kết quả thăm dò từ cha mẹ
học sinh lớp 3A, tôi thu được thực trạng năng lực tự phục vụ, tự quản của
học sinh như sau:
ST
T
Các biểu hiện cụ thể được quan sát ở năng
lực Tự phục vụ, tự quản
Mức đạt được
1 % 2 % 3 %
1 HS tự vệ sinh thân thể, ăn, mặc gọn gàng
sạch sẽ 7 20.0 18 51.5 10 28.5
2 HS tự chuẩn bị đồ dùng học tập cá nhân ở
trên lớp, ở nhà 13 37,1 15 42.8 7 20.1
3 HS tự giác hoàn thành công việc được giao
đúng hạn 11 31,5 15 42.8 9 25,7
4 HS chủ động khi thực hiện các nhiệm vụ HT 19 54.4 11 31,4 5 14,2
5 HS tự sắp xếp thời gian học tập, sinh hoạt cá
nhân, vui chơi hợp lí 25 57.2 11 31,4 4 11.4
6 HS tự sắp xếp thời gian làm các bài tập theo 19 54.4 10 28.5 6 17,1
Trang 5yêu cầu của giáo viên
Lưu ý: mức độ 1: Cần cố gắng (C); mức độ 2: Đạt (Đ), mức độ 3: Tốt (T)
Từ kết quả trên, tôi phân tích tìm ra những ưu điểm và tồn tại về
năng lực Tự phục vụ, tự quản của học sinh đó là:
- Các em nhận được sự quan tâm hết mực của cha mẹ, thầy cô…
được trang bị tương đối đầy đủ về đồ dùng học tập, môi trường học tập
thân thiện…Song, các em vẫn còn bộc lộ rõ những tồn tại:
- Học sinh chưa biết tự chuẩn bị và tự quản đồ dùng học tập cá
nhân ở lớp, ở nhà
- Các em chưa thực sự tự giác thực hiện theo yêu cầu nhóm, lớp và cả
giáo viên
- Việc bố trí thời gian học tập và sinh hoạt chưa phù hợp; kết quả về
học tập cũng không đồng đều
- Thiếu tự tin khi giao tiếp
* Nguyên nhân của thực trạng
- Trước hết là do nhận thức của học sinh, một bộ phận phụ huynh
chưa thấy hết vị trí, tầm quan trọng của việc rèn năng lực tự phục vụ, tự
quản của con em mình, thời gian dành cho con cái không nhiều vì điều
kiện đi làm ăn xa hoặc đi công ty; e ngại sợ con mình làm hư hỏng, chậm
chạp nên làm thay, làm hộ
- Học sinh phải học nhiều môn, nhưng môn học nào cũng mới mẻ
đối với các em nên gây nhiều lúng túng cho các em trong mỗi giờ học
- Học sinh chưa có thói quen trong việc tự chuẩn bị đồ dùng học
tập, chưa biết cách sử dụng bảng con, đồ dùng học tập
- Hội đồng tự quản lớp chưa thật sự hiểu rõ được nhiệm vụ của
mình và cũng chưa được bồi dưỡng khả năng tự quản lớp cho các Ban tự
quản
- Giáo viên chủ nhiệm tự đánh giá năng lực, phẩm chất cho học sinh
dựa trên trực giác của mình mà chưa căn cứ vào bảng tham chiếu đánh giá
năng lực học sinh
Với những biểu hiện trên, lớp học chưa có nề nếp, không khí lớp
học nặng nề, giáo viên giảng dạy hết sức vất vả, tiết học kéo dài lấn thời
gian của tiết sau, hiệu quả tiết học không đạt như mong muốn Trước
những thực trạng trên tôi suy nghĩ và tìm ra giải pháp nhằm nâng cao
năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh lớp mình phụ trách
2.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực tự phục vụ, tự quản cho học sinh
2.3.1.Thu thập thông tin cá nhân của học sinh và sắp xếp học
sinh theo tổ, nhóm tương đồng
Trang 6a Thu thập thông tin học sinh: Đầu năm học, khi được phân công
chủ nhiệm lớp 3A, tôi đã tiến hành thu thập thông tin, tìm hiểu đặc điểm của
từng đối tượng học sinh trong lớp thông qua:
- Hồ sơ học sinh như giấy khai sinh, sổ hộ khẩu: để nắm được thông
tin học sinh một cách chính xác và tiện cho việc theo dõi, liên hệ với cha mẹ
học sinh
- Giáo viên dạy lớp 1: để nắm được đặc điểm của đối tượng học sinh
và ban đầu hỗ trợ cho việc tiếp cận, giúp đỡ học sinh theo từng đặc điểm
riêng biệt của từng em
- Học sinh trong lớp: nhằm phát hiện những ưu điểm, hạn chế của các
em nhằm tạo điều kiện và làm cơ sở xây dựng để các em cùng giúp đỡ nhau
trong học tập cũng như trong sinh hoạt
- Cha mẹ học sinh: Nhằm nắm được hoàn cảnh, cá tính và khả năng
đặc biệt hay những hạn chế của học sinh để có biện pháp bồi dưỡng, giúp đỡ
thiết thực
b Tiến hành phân loại đối tượng học sinh: Qua việc nắm được đối
tượng, đặc điểm học sinh, tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh để đưa
vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:
- Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn
- Học sinh khuyết tật
- Học sinh cá biệt về đạo đức
- Học sinh có khả năng nhận thức tốt
- Học sinh hạn chế về khả năng nhận thức
* Đối với những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn: Tổng số
học sinh khó khăn trong lớp 05 em, trong đó có 01 em đặc biệt khó khăn,
để giúp đỡ các em đặc biệt khó khăn có đủ điều kiện học tập tôi đã lập
danh sách đề nghị nhà trường hỗ trợ trang phục, sách vở cho các em từ
quỹ khuyến học của nhà trường Riêng các em khó khăn, tôi tiến hành rà
soát lại để biết mặt khó khăn của từng học sinh, từ đó xây dựng biện pháp
như “Gây quỹ giúp đỡ bạn nghèo của lớp” để giúp đỡ bạn
* Đối với những học sinh khuyết tật (lớp không có đối tượng học sinh
này)
* Đối với học sinh cá biệt về đạo đức
- Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa
bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo…
Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được…
- Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học
sinh nhưng không cứng nhắc Tuyệt đối không sử dụng phương pháp trách
phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê
kịp thời Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em
trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình Tạo mối quan hệ bạn bè cho các
Trang 7em dần dần gắn bó với nhau vì đối với các em học sinh cá biệt về đạo đức
thì ít khi hòa đồng với bạn bè xung quanh, tạo cho đối tượng học sinh này
có cơ hội giúp bạn một việc dù nhỏ Từ đó, các em sẽ được bạn bè quý mến
hơn và ngược lại đối với cả lớp cũng phải có thái độ ân cần giúp đỡ bạn
bằng lời động viên, cổ vũ để giúp bạn dần hoàn thiện mình
* Đối với học sinh hạn chế về nhận thức
- Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn
nào Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm
nhiều việc hoặc em đó bị hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản
- Tôi lập kế hoạch giúp đỡ đối tượng bằng những việc cụ thể như sau:
+ Giảng lại bài mà các em chưa hiểu vào những thời gian ngoài giờ
lên lớp như: 15 phút đầu giờ, giờ ra chơi hoặc cuối mỗi buổi học,
+ Đối với học sinh bị hổng kiến thức, tôi thống kê theo môn, nội dung
bị hổng và tập trung các em lại thành nhóm yếu theo mảng kiến thức Bản
thân tôi cùng học với các em những lúc ra chơi hàng ngày có thể dùng hình
thức trò chơi, thi đố vui, thi tìm nhanh… vừa giúp các em được giải trí mà
còn tiếp thu được kiến thức bị hỏng (việc làm này đòi hỏi mỗi giáo viên phải
hết sức nhiệt tình, linh hoạt trong cách tổ chức cho từng nhóm được luân
phiên giúp đỡ) Sau lúc cùng học giáo viên có yêu cầu nhỏ cho từng nhóm
yếu nghiên cứu và xem nội dung cụ thể nào đó và lần sau báo lại cho cô và
các bạn cùng nghe Như thế các em sẽ thực hiện nhiệt tình hơn và điều
không thể thiếu trong lúc này là lời khen cho những em thực hiện tốt lời
dặn, như vậy lần sau các em sẽ tiếp tục thực hiện tốt hơn, dần dần lấp được
những chỗ hổng về kiến thức của các em một cách nhẹ nhàng
+ Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được
nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm ở nhà để học sinh khá giỏi
giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ theo nhóm nhà gần nhau Tổ chức cho các
em thi đua đôi bạn cùng tiến ở lớp, hướng dẫn các em cách học cách giúp đỡ
bạn
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như
sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các
em
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt
chí, xấu hổ trước bạn bè
Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng
phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với
phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then
chốt
c Phân tổ trong lớp
Trang 8- Trên cơ sở thu thập thông tin, tôi tiến hành phân học sinh theo tổ,
nhóm
- Giữa các tổ, nhóm có sự đồng đều về số lượng, tương đương về giới
tính, xếp loại học tập và rèn luyện cũng như nơi ở
- Sau đó, tôi trao đổi cùng các thành viên trong tổ để bầu ra một bạn có
khả năng nhận thức tốt, nhanh nhẹn, nói to, rõ ràng làm tổ trưởng, nhóm
trưởng
2.3.2 Xây dựng Hội đồng tự quản lớp
Đây là một việc quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại
của việc rèn kĩ năng tự quản nói riêng và công tác chủ nhiệm nói chung
Việc bầu chọn và xây dựng Hội đồng tự quản lớp là một công việc rất quan
trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi
nhận lớp mới
Để xây dựng Hội đồng tự quản lớp, tôi tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Lựa chọn đối tượng học sinh
Ngay từ đầu năm học, tôi rất chú trọng việc thành lập Hội đồng tự
quản, việc giúp các em lựa chọn ra một Hội đồng tự quản có thể đạt các yêu
cầu sau:
- Nhận thức nhanh;
- Nhanh nhẹn, hoạt bát;
- Mạnh dạn, tự tin và có trách nhiệm cao trong các công việc được
giao
Sang học kì II, để phát huy tinh thần dân chủ và ý thức trách nhiệm đối
với tập thể nên tôi tổ chức cho các em ứng cử và bầu cử để chọn lựa Hội đồng
tự quản của lớp
Bước 2: Huấn luyện học sinh
- Huấn luyện cách làm việc cho từng học sinh
- Phân công việc làm phù hợp với từng học sinh
Bước 3: Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ban của Hội đồng tự
quản
Sau khi lựa chọn được Hội đồng tự quản lớp, tôi giúp các em phân
công nhiệm vụ cụ thể cho từng ban như sau:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị
+ Theo dõi sĩ số lớp
+ Theo dõi và nhắc nhở các bạn xếp hàng ra vào lớp đúng quy định
+ Hô cho cả lớp chào các thầy cô khi vào lớp, ra chơi, tan học
+ Vào đầu giờ mỗi ngày, Chủ tịch Hội đồng tự quản yêu cầu các bạn
lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài đã học trong tuần qua; hoặc ôn lại các
bảng cộng, bảng trừ,
Ban học tập
Trang 9+ Theo dõi các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ, học tập nghiêm
túc
+ 15 phút đầu giờ kiểm tra việc chuẩn bị bài của bạn và báo cáo lại
cho cô giáo, làm cơ sở tổng kết thi đua cuối tuần
+ Báo cáo kịp thời với giáo viên chủ nhiệm những sự việc “có vấn
đề” trong công việc học tập hàng ngày
- Ban lao động
+ Nhắc nhở các bạn thực hiện lao động tập trung, lao động trực tuần,
hàng ngày
+ Theo dõi các bạn thực hiện vệ sinh lớp học, trang trí lớp, các góc học
tập, chăm sóc bồn hoa và cây trồng của lớp
+ Theo dõi, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do trường, lớp
tổ chức
+ Phối hợp với các Ban trong Hội đồng tự quản quản lý lớp học
- Ban văn nghệ
+ Phụ trách văn nghệ, tổ chức cho lớp hát tập thể đầu giờ học hoặc
những lúc chuyển tiết
+ Phối hợp cùng các Ban tham gia các tiết mục văn nghệ chào mừng
các ngày lễ lớn do Đoàn đội tổ chức, tham gia đầy đủ các tiết Giáo dục hoạt
động ngoài giờ lên lếp…
Bước 4: Bồi dưỡng, tổ chức sinh hoạt, rút kinh nghiệm cho Ban tự
quản
Sự trưởng thành của một tập thể lớp gắn liền với chức năng tự quản
của tập thể lớp đó Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi
dưỡng Ban tự quản thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ, các hoạt động
giáo dục của học sinh
Trước hết, tôi giúp các em thiết kế sổ theo dõi năng lực tự phục vụ,
tự quản giúp các em Hàng ngày, hàng tuần các Ban tự quản theo dõi và
báo cáo với Chủ tịch Hội đồng tự quản và giáo viên chủ nhiệm những
việc các bạn đã thực hiện đúng và những việc các bạn chưa làm được
SỔ THEO DÕI HỌC SINH
TỔ 1
Thứ /ngày Họ và tên Nội dung khuyết điểm Nội dung khen
Thứ hai 22/ 9
Thứ ba 23/ 9
Thứ tư 24/9
Thứ năm26/9
Thứ sáu 27/9
Trang 10Tổng hợp Họ và tên
Tổng số lần mắc
khuyết điểm
Tổng số lần
được khen
- Trong giai đoạn đầu hình thành tập thể lớp tự quản, tôi thường xuyên
đối thoại với Hội đồng tự quản Cứ mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp, tôi lại tổ
chức một cuộc “đối thoại nóng” với từng Ban để biết cụ thể tình hình của từng
học sinh trong lớp và khả năng tự quản của từng Ban Cuộc đối thoại có
thể thường bắt đầu bằng các gợi ý “mềm” của giáo viên: “Theo các em thế
nào là ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ?” hoặc “Các em vi phạm nội quy của trường
sẽ ảnh hưởng như thế nào đến tập thể lớp?” Để các em tự nói cũng là cách để
các em tự đòi hỏi bản thân mình phải tự điều chỉnh làm sao cho đúng
- Đồng thời, tôi dành thời gian cuối tiết sinh hoạt lớp để động viên,
khen ngợi những việc Ban tự quản đã làm tốt và hướng dẫn các em cách
khắc phục những khó khăn để phát huy năng lực tự quản tốt hơn
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người cố vấn và bồi
dưỡng đội ngũ Hội đồng tự quản Giáo viên chủ nhiệm không được
khoán trắng hoặc biến Hội đồng tự quản thành công cụ để quản lí lớp
2.3.3 Hướng dẫn học sinh thực hiện nề nếp, nội quy của lớp
a Hướng dẫn học sinh thực hiện nề nếp, nội quy của lướp theo từng
thời điểm
* Chuẩn bị đi học
- Phải học bài và làm bài ở nhà đầy đủ
- Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ theo đặc trưng bộ môn
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ
- Ăn mặc đúng quy định ( mặc đồng phục vào ngày thứ hai và thứ
năm hàng tuần, không mặc quần ngố, quần đùi, )
- Không ăn quà trước cổng trường, không mang đồ ăn, nước uống
vào lớp
- Nghe lệnh trống phải tập trung vào lớp, ổn định trật tự
* Trong mười lăm phút đầu giờ
- Ổn định tổ chức
- Mỗi học sinh tự lấy sách vở ôn bài, không đi lại tự do trong lớp
- Lớp trưởng phối hợp với sao đỏ cho cả lớp ôn bài
- Các tổ trưởng làm nhiệm vụ, kiểm tra nhanh vở bài tập, dụng cụ
học tập, nền nếp của tổ mình
* Trong giờ học
- Cả lớp đứng dậy chào thầy, cô khi vào lớp
- Dụng cụ học tập đã để đầy đủ ở bàn trước mặt (sách giáo khoa, vở
ghi, vở bài tập, giấy nháp, thước…)
- Khi thầy, cô kiểm tra bài cũ học sinh phải nhanh nhẹn khẩn trương:
trả lời to, rõ ràng