Chuẩn bị hệ thống thông tin liên lạc - Để đảm bảo phục vụ tốt công tác thi công trên công trường, tổ chức hệ thống thông tinliên lạc giữa các khu vực trên công trường Nhà thầu thực hiện
Trang 1MỤC LỤC
THUYẾT MINH BIỆN PHÁP THI CÔNG
A GIỚI THIỆU CHUNG 3
I Đặc điểm và quy mô công trình : 3
II Phạm vi công việc của gói thầu 3
III Đánh giá thuận lợi và khó khăn: 4
1.Thuận lợi: 4
2.Khó khăn 4
3 Những vấn đề cần giải quyết và đáp ứng thấu đáo trong thi công: 4
IV Căn cứ pháp lý và tài liệu cơ sở để lập biện pháp thi công: 5
V Trách nhiệm của nhà thầu 7
B: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 9
I Công tác chuẩn bị văn phòng, kho bãi, tiếp nhận mặt bằng, kiểm tra tim mốc các vị trí đặt ống và thiết bị 9
1 Công tác chuẩn bị xây dựng văn phòng, kho tạm tại hiện trường: 9
1.1 Công tác bố trí mặt bằng thi công 9
1.2 Quy định về biển công trình 9
1.3 Chuẩn bị hệ thống thông tin liên lạc 10
1.5 Hệ thống kho bãi 10
1.6 Hệ thống chiếu sáng công trình: 10
2 Biện pháp trắc đạc để định vị triển khai thi công công trình 10
II Huy động thiết bị, nhân lực tập kết vật tư, vật liệu 11
1 Công tác chuẩn bị thiết bị phục vụ thi công: 11
2.Hệ thống tổ chức và nhân sự 12
2.1 Sử dụng con người 12
2.2 Tổ chức công trường: 12
2.3 Ban chỉ huy công trường: 13
2.4 Trách nhiệm và thẩm quyền của từng bộ phận, cá nhân trong Ban chỉ huy công trình:.13 2.4.1 Đại diện Nhà thầu: 13
2.4.2 Chỉ huy trưởng công trường: 13
2.4.3 Bộ phận hồ sơ thanh quyết toán, quản lý tiến độ, biện pháp thi công: 14
2.4.4 Bộ phận cán bộ kỹ thuật tại hiện trường: 14
2.4.5 Bộ phận cung ứng vật tư, máy móc thiết bị thi công: 14
2.4.6 Bộ phận an toàn lao động – vệ sinh môi trường: 14
2.4.7 Bộ phận bảo vệ, an ninh: 15
2.5 Biện pháp phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong ban chỉ huy công trường: 15
2.6 Biện pháp phối hợp giữa Ban chỉ huy và các Đội thi công: 15
2.7 Các tổ đội sản xuất và phục vụ: 16
3 Công tác chuẩn bị vật tư, vật liệu: 16
3.1 Công tác chuẩn bị 17
3.2 Quản lý vật tư 17
3.3 Biện pháp bảo quản vật liệu khi tạm dừng thi công khi mưa bão 18
C BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT 19
I Công tác chuẩn bị trước khi thi công 19
1 Công tác giao mặt bằng tuyến thi công 19
Gói thầu: Cung cấp vật tư, thiết bị và thi công xây lắp hệ thống cơ điện (M&E)
Trang 22 Công tác vận chuyển: 19
2.1 Vận chuyển đường dài 19
2.2 Vận chuyển trung chuyển và thủ công: 19
II BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC 20
1 Thi công trạm biến áp 20
1.1 Công tác làm đất và nền móng 20
1.2 Công tác bê tông 20
1.3 Khối xây gạch 21
1.4 Kết cấu thép 22
1.5 Biện pháp thi công lắp đặt Trạm biến áp 22
1.6.Thí nghiệm sau khi lắp đặt 23
2.Thi công hào cáp 23
2.1.Đào hào cáp 23
2.2.Kéo rải cáp ngầm 24
2.3.Công tác lấp đất rãnh cáp và hoàn trả đường hè 25
2.4 Công tác thi công lắp dựng tủ hạ thế 25
3.Công tác thi công lắp dựng cột đèn, chóa đèn chiếu sáng 28
4.Công tác hoàn thiện 28
5.Công tác giao ban sản xuất điều hành công trình 28
D BIỆN PHÁP KIỂM TRA, GIÁM SÁT VÀ NGHIỆM THU 29
E CÔNG TÁC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG XÂY LẮP 30
I Quy trình kiểm tra chất lượng 30
II Cơ sở vật chất, trang thiết bị kiểm tra chất lượng 30
III Tổ chức quản lý giám sát chất lượng công trình 30
IV Đảm bảo chất lượng cho công trình lân cận 31
F BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 32
I.Biện pháp nâng cao 32
II.Biện pháp bảo vệ tiến độ thi công 32
III.Sửa chữa và bảo hành công trình 32
G BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ, BÃO LỤT, AN NINH TRẬT TỰ 34
I. Biện pháp đảm bảo an toàn lao động 34
1.Công tác giàn giáo, đà giáo phục vụ thi công 34
2.Công tác quản lý an toàn lao động 34
2.1 Mục đích: 34
2.2.Phạm vi: 35
2.3.Biện pháp: Công tác học và đào tạo an toàn sẽ thực hiện theo quy định sau: 35
II.Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, bão lụt, an ninh trật tự 37 1.Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn cho các khu vực lân cận 37
2 Công tác quản lý lao động trên công trường 38
3 Công tác phòng cháy chữa cháy 39
4 Sơ cứu hiện trường 39
5 Biện pháp chống mưa bão 39
H KẾT LUẬN 40
Trang 3A GIỚI THIỆU CHUNG
I Đặc điểm và quy mô công trình :
-Tên gói thầu: Cấp điện, chiếu sáng và viễn thông.
- Tên dự án: Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang I
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH Đầu tư Thanh Xuân Bắc
- Nhà thầu chính: Công ty Cổ phần AKA Việt Nam.
- Địa điểm xây dựng: Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân; Phường Đại Kim,
Quận Hoàng Mai; Xã Tân Triều, Huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội.
*Chức năng sử dụng công trình:
- Là dạng công trình hỗn hợp : Nhà liền kề, biệt thự, shophouse, chung cư và
Officetel
II Phạm vi công việc của gói thầu
1 Cung cấp vật tư và thi công Hệ thống điện động lực
- Cung cấp vật tư, thiết bị và xây lắp hạng mục cáp ngầm trung thế 24KV cấp điện chocác trạm biến áp TBA T1(2x1000KVA), T3(560KVA), T4(2X1250KVA), T6 (1X1250+1X1500)KVA, T9(2X1250KVA)
- Cung cấp vật tư , thiết bị và xây lắp các trạm biến áp TBA: T1(2x1000KVA),T3(560KVA), T4(2X1250KVA), T6 (1X1250 +1X1500)KVA, T9(2X1250KVA) và đấunối Bao gồm các thiết bị trung thế, bảo vệ đo lường
- Cung cấp vật tư, thiết bị sau hạ thế sau TBA: T1(2x1000KVA), T3(560KVA),T4(2X1250KVA), T6 (1X1250 +1X1500)KVA, T9(2X1250KVA) và thi công lắp đặt baogồm cáp ngầm hạ thế, đầu cốt và các tủ điện chứa công tơ
- Thí nghiệm hiệu chỉnh, tổ chức nghiệm thu đóng điện, nghiệm thu bàn giao côngtrình cho Chủ đầu tư.;
2 Cung cấp vật tư và thi công lắp đặt phần Chiếu sáng hạ tầng:
- Cung cấp vật tư, thiết bị và thi công hệ thống chiếu sáng đường
- Đào hào cáp, đổ bệ móng cho cột đèn chiếu sáng
- Dựng cột và lắp đặt đèn chiếu sáng hạ tầng;
3 Cung cấp vật tư và thi công lắp đặt Hệ thống ống cáp viễn thông:
- Cung cấp vật tư, và thi công hệ thống đường ống để luồn cáp thông tin
- Đào hào cáp, đổ bệ móng hố ga
- Kéo rải ống viễn thông
Trang 4III Đánh giá thuận lợi và khó khăn:
1 Thuận lợi:
- Công trình đã có bản vẽ thiết kế thi công cơ sở
- Vật tư, vật liệu sử dụng cho công trình thông dụng, có khả năng cung cấp và dễ khai tháctrên thị trường
- Vị trí công trình ngay cạnh các tuyến giao thông chính, khá thuận lợi cho việc vận chuyểnmáy móc thiết bị và vật tư, vật liệu
- Công trình trải dài theo tuyến nên việc thi công cơ giới hoặc thủ công đều thuận lợi
- Các hạng mục công việc của gói thầu hầu hết đều nằm trong khuôn viên khu ĐTM phíaTây nam Kim Giang do Chủ đầu tư quản lý nên thuận lợi trong quá trình thi công côngtrình
- Nguồn điện, nước phục vụ thi công được lấy từ điểm mắc nối có sẵn tại công trường
- Đặc biệt Nhà thầu chúng tôi là đơn vị đã thi công nhiều công trình tương tự này trên địabàn nên nắm rõ địa hình địa vật và có mối quan hệ tốt với các ban ngành chức năng của địaphương và các cơ quan quản lý chuyên ngành
- Khối lượng công việc tương đối lớn, yêu cầu chất lượng, tiến độ cao Vì vậy việc bố trímặt bằng và tổ chức thi công cần phải tuyệt đối đảm bảo tính khoa học, hợp lý, nhanh gọn
để có thể thi công công trình theo đúng tiến độ đề ra
- Công tác lắp đặt phần hệ thống cấp điện, chiếu sáng và viễn thông cùng tiến hành songsong với công tác xây lắp các hạng mục khác của công trình nên gặp khó khăn trong việcbảo quản các vật tư thiết bị khi đã lắp đặt
3 Những vấn đề cần giải quyết và đáp ứng thấu đáo trong thi công:
- Ngay sau khi trúng thầu, Nhà thầu chuẩn bị máy móc thiết bị, vật tư, nhân lực thi côngtheo yêu cầu của hồ sơ yêu cầu và tiêu chuẩn chất lượng qui định, đảm bảo cho công trìnhthi công đúng tiến độ đề ra
- Căn cứ trên cơ sở thiết kế kĩ thuật thi công được duyệt nhà thầu định vị chính xác vị trí,cao độ của công trình Đề xuất các giải pháp kỹ thuật thi công xây dựng hợp lý Biện phápthi công tiên tiến phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo chất lượng tiến độ công trình đãđặt ra
- Tổ chức thi công nhanh gọn đảm bảo không ảnh hưởng tới hoạt động thi công của cáchạng mục khác
- Nhà thầu sẽ cùng phối hợp với Chủ đầu tư, TVBQL DA, TVGS thống nhất đưa ra biệnpháp phòng chống cháy nổ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường và các biện pháp thicông chi tiết đảm bảo chất lượng, đảm bảo an toàn và vệ sinh môi trường, đảm an ninh trật
tự chung trong khu vực thi công
Trang 5- Từ những khó khăn và thuận lợi trên do đó cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ, khảo sát,kiểm tra mọi mặt để xây dựng biện pháp thi công tối ưu, đảm bảo tiến độ, đảm bảo chấtlượng công trình, an toàn cho công trình và con người, an toàn giao thông, trật tự công cộng,
vệ sinh môi trường và hiệu quả kinh tế Nhà thầu lựa chọn đưa ra được phương án tổ chứcthi công tối ưu:
+ Vạch tuyến, chia đoạn thi công cho phù hợp với đặc điểm công trình
+ Nhà thầu thi công phần hệ thống cơ điện phối hợp chặt chẽ, linh hoạt với các nhàthầu khác nếu cần thiết để tối ưu kết hợp công việc, tuyệt đối không gây ảnh hưởng hoặccản trở công việc của nhà thầu khác
+ Chuẩn bị dụng cụ, máy móc thiết bị thi công
+ Sử dụng trắc đạt xác định tim cốt các hạng mục cần thi công
+ Tập kết vật tư vật liệu
+ Đăng ký lực lượng thi công, kiểm tra sức khoẻ, học tập an toàn
+ Xác định quy trình nghiệm thu
+ Thi công cuốn chiếu, hỗn hợp và phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các khâu.+ Kiểm tra và nghiệm thu
+ Có giải pháp tối ưu về tổ chức và kỹ thuật, thực hiện các biện pháp nâng cao chấtlượng và hiệu quả kinh tế
+ Tiến độ thi công hợp lý, khả thi
+ Áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, máy móc thiết bị, con người
+ Nhà thầu sẽ chấp hành và tuân thủ theo đúng các yêu cầu thiết kế kỹ thuật, theođúng các tiêu chuẩn do bên thiết kế và bên mời thầu đưa ra Tất cả các công việc phải cóbiện pháp tổ chức thi công tiên tiến, hiện đại, hiệu quả kinh tế phù hợp với giá thành côngtrình đảm bảo tiến độ và chất lượng đã cam kết
IV Căn cứ pháp lý và tài liệu cơ sở để lập biện pháp thi công:
1 Căn cứ pháp lý
- Hồ sơ mời thầu gói thầu: Cung cấp vật tư và thi công hệ thống Cấp điện, chiếu sáng vàviễn thông, Số: 2059/2018/TXB/TM Ngày 25 tháng 09 năm 2018
- Thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục: Do công ty cổ phần tư vấn thiết kế lập
- Mặt bằng tuyến cáp ngầm 0,4kV và vị trí Trạm biến áp, tủ hạ thế, tủ công tơ đã được hồ sơthiết kế thể hiện, hướng dẫn của hồ sơ mời thầu Địa hình cụ thể chi tiết của toàn tuyến cáp
và vị trí Trạm biến áp đã được Nhà thầu xem xét thực hiện
- Căn cứ Luật điện lực số 28/2004 ngày 03 tháng 12 năm 2004; Luật sửa đổi bổ sung một sốđiều của Luật điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012
- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hànhluật điện lực về an toàn điện
- Công văn số: 2679 /SCT-QLNL của Sở Công Thương thành phố Hà Nội về việc thông tinquy hoạch trạm biến áp theo Quy hoạch phát triển điện lực ngày 06 tháng 06 năm 2018
- Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 26/11/2003 và các Nghị định, hướng dẫn ban hành;
- Luật Đầu thầu số 61/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày 29/11/2005 và các Nghị định, hướng dẫn ban hành
Trang 6- Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về việc Quản lý chất lượngcông trình xây dựng và các nghị định bổ sung.
- Căn cứ vào các văn bản về giá cả, sử dụng vật liệu, quản lý xây dựng cơ bản, hiện hànhtrên địa bàn thành phố Hà Nội
- Căn cứ vào năng lực của Nhà thầu và tình hình thực tế khảo sát hiện trường
Và những văn bản pháp quy hiện hành có liên quan
2 Các tiêu chuẩn, quy phạm áp dụng:
Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về Quản lý chất lượng và bảotrì công trình xây dựng
Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Quy chuẩn Xây dựng Việt nam - Quyết định số 682/BXD – CSXD
TCVN 5308:1991 Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
TCVN 4447:2012 Công tác đất – Thi công và nghiệm thu
TCVN 4055:2012 Tổ chức thi công
TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
TCVN 7572:2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử
TCVN 4453:1995 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối, quy phạm thi công vànghiệm thu
TCVN 9347:2012 Cấu kiện bê tông và bê tông cốt thép đúc sẵn - Phương pháp thínghiệm gia tải để đánh giá độ bền, độ cứng và khả năng chống nứt
TCVN 3105:1993 Lấy mẫu chế tạo và bảo dưỡng mẫu bê tông
TCVN 9361:2012 Công tác nền móng – Thi công và nghiệm thu
TCVN 4252:2012: Quy trình lập thiết kế tổ chức xây dựng và thiết kế thi công
TCVN 4087:2012 Sử dụng máy xây dựng – Yêu cầu chung
TCVN 5308 – 1991: Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng
TCVN 7114- 2008: Chiếu sáng nơi làm việc
11TCN 18-19-20-21-2006: Quy phạm trang bị điện - Bộ công nghiệp
TCXD 16-1986: Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng
TCVN 9207- 2012: Đặt đường dây dẫn trong nhà ở và công trình công cộng
TCVN 9206-2012: Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng
TCVN 9385-2012: Chống sét cho các công trình xây dựng
TCVN9358-2012: Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp
Trang 7 QCVN 12:2014 BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ thống điện của nhà ở và nhàcông cộng.
QCVN 09:2013 BXD: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trính xây dựng sử dụngnăng lượng hiệu quả
TCVN 7447-2010: Hệ thống lắp đặt điện hạ áp
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn khác liên quan đến đối tượng nghiệm thu
V Trách nhiệm của nhà thầu
- Nhà thầu sẽ tuân theo đúng Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hànhkèm theo Nghị định 15/2013/NĐ/CP, ngày 06/02/2013 của Chính Phủ về “Quản lý chấtlượng công trình xây dựng” và các tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu trong phần “Yêu cầu
về quản lý chất lượng công trình” của Hồ sơ yêu cầu
- Nhà thầu xác định đây là một công trình đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, vì vậy Nhà thầu sẽtập trung các nguồn lực xây dựng công trình với chất lượng cao nhất Các yếu tố để đạtđược mục tiêu là tổng hợp của nhiều yếu tố hợp thành bao gồm : con người, vật tư, áp dụngcác biện pháp kỹ thuật thi công tiên tiến
- Nhà thầu đảm bảo chỉ thi công những phần việc theo Hợp đồng, không thi công nhữngphần việc ngoài hợp đồng khi chưa được phép của Chủ đầu tư Việc thi công phải theo đúngthiết kế đã được duyệt; áp dụng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được quy định vàchịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên về chất lượng công trình của Bên mời thầu, cơquan thiết kế, cơ quan giám sát và cơ quan giám định Nhà nước theo phân cấp quản lý chấtlượng công trình xây dựng
- Chịu trách nhiệm trước Bên mời thầu và trước pháp luật về chất lượng thi công xây dựngcông trình kể cả những phần việc do Nhà thầu phụ thực hiện theo quyết định của hợp đồnggiao nhận thầu xây dựng
- Tất cả các vật liệu, vật tư công nghệ và xây dựng sử dụng vào công trình có chứng nhận vềchất lượng gửi cho Bên mời thầu để kiểm soát trước khi sử dụng
- Nhà thầu sẽ đảm bảo chất lượng của bất kỳ công tác nào liên quan tới công trình Bắt đầu
từ công tác chuẩn bị mặt bằng, trắc địa công trình, độ chính xác của các kích thước xâydựng, chất lượng vật liệu xây dựng và hoàn thiện công trình, chất lượng gia công sẵn Toàn
bộ chất lượng các công việc này được đảm bảo bằng sự phối hợp giữa Nhà thầu với Chủđầu tư, TVGS, TVQLDA trong các cuộc giao ban hàng tuần
- Phối hợp Chủ đầu tư, TVGS, TVQLDA và các nhà thầu để giám sát chất lượng, kiểm tracác biên bản, các chứng chỉ của nhà sản xuất, chứng chỉ phân tích mẫu thí nghiệm, nghiệmthu khối lượng, giám sát điều chỉnh tiến độ theo từng thời điểm trong suốt quá trình thi côngcho phù hợp tiến độ chung, bản vẽ hoàn công
- Nhà thầu cập nhật tất cả các văn bản nghiệm thu chi tiết của từng phần công việc, kèmtheo các văn bản xác nhận mẫu thử của các sản phẩm bê tông, các chủng loại vật tư và cácvăn bản khác, ghi nhật ký công trường theo đúng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu
- Sau khi công trình đã được bàn giao cho Chủ đầu tư quản lý sử dụng, Nhà thầu sẽ bảohành công trình tuân theo các luật định hiện hành về bảo hành công trình của Nhà nướcnhằm đảm bảo cho công trình vận hành được lâu bền, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuậtchất lượng công trình
Trang 8- Các tiêu chuẩn áp dụng quản lý thi công và quản lý chất lượng công trình tuân theo đúngcác quy định hiện hành của Nhà nước như Hợp đồng đã quy định.
Trang 9B: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
I Công tác chuẩn bị văn phòng, kho bãi, tiếp nhận mặt bằng, kiểm tra tim mốc các vị trí đặt ống và thiết bị
1 Công tác chuẩn bị xây dựng văn phòng, kho tạm tại hiện trường:
1.1 Công tác bố trí mặt bằng thi công
- Công tác bố trí mặt bằng thi công được thể hiện trong các bản vẽ mặt bằng tổ chức thicông Nhà thầu sẽ tiến hành công tác chuẩn bị thi công các công trình phụ trợ và lán trại, khovật tư, ban điều hành, sau khi đã có văn bản bàn giao mặt bằng của Chủ đầu tư Quy mô củacác công trình phụ trợ đã được Chủ đầu tư phê duyệt trên cơ sở hồ sơ do đơn vị thi cônglập Các công trình phụ trợ được thực hiện theo hình thức được quy định trong hợp đồng vàphù hợp với thiết kế quy hoạch Tổng mặt bằng thi công công trình được duyệt Khi hoànthành công trình, toàn bộ các công trình tạm do Nhà thầu xây dựng, ngoại trừ những phầnđược chỉ định và hướng dẫn riêng, sẽ được dỡ bỏ khỏi hiện trường Nhà thầu chúng tôi đảmbảo an toàn cho các khu vực ảnh hưởng của công trình tạm
1.2 Quy định về biển công trình
- Tại địa điểm thi công, Nhà thầu bố trí biển báo trên biển ghi:
+ Tên công trình: Khu đô thị mới Tây Nam Kim Giang 1;
+ Địa điểm thi công: Ô đất phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân; phường Đại Kim,quận Hoàng Mai; xã Tân Triều, huyện Thanh Trì; Thành phố Hà Nội
+ Thời gian khởi công, hoàn thành:
+ Tên Nhà thầu: Công ty cổ phần AKA Việt Nam;
+ Địa chỉ của Nhà thầu: A1, Lô 13 khu đô thị Định Công,Phường Định Công, QuậnHoàng Mai, TP Hà Nội ;
+ Tên Chủ đầu tư: Công ty TNHH đầu tư Thanh Xuân Bắc;
+ Địa chỉ Chủ đầu tư:
+ Tên đơn vị TVBQLDA: Công ty TNHH Artelia Việt Nam
+ Tên đơn vị TVGS: Công ty cổ phần Coninco công nghệ xây dựng và môi trường.+ Số điện thoại đường dây nóng
- Để đề phòng và xử lý cháy nổ, trên công trường có đặt một số bình cứu hoả tại các điểmcần thiết dễ xảy ra hoả hoạn Hàng ngày có cán bộ kiểm tra thường xuyên việc phòng chốngcháy nổ và bảo đảm an toàn lao động trên công trường
- Nhà thầu sẽ đảm bảo việc tuân thủ các quy định của nhà nước về các tiêu chuẩn, quy phạm
có liên quan tới xây dựng công trình, bảo vệ môi sinh, an ninh trật tự & an toàn lao động
- Công tác chuẩn bị lán trại văn phòng phục vụ thi công chỉ được tiến hành sau khi đã đượcChủ đầu tư đồng ý
- Văn phòng công trường, bộ phận kho của Nhà thầu sẽ xin phép chủ đầu tư bố trí khu vựcgần lô đất để dựng dựng lán trại (lán trại sẽ được dựng bằng hệ thống khung giằng thép).Việc bố trí đảm bảo phù hợp với mặt bằng hiện có và thuận tiện cho công việc chỉ đạo trêncông trường
- Kho công trường được bố trí gần ban chỉ huy công trình, kho vật tư được bố trí tại các vịtrí thuận lợi cho việc vận chuyển, bảo quản
Trang 10- Hệ thống điện, nước phục vụ thi công chạy dọc theo xung quanh Nhà thầu sẽ phối hợp vớivới các nhà thầu khác để nhận điểm đấu nối hệ thống điện, nước phục vụ thi công.
1.3 Chuẩn bị hệ thống thông tin liên lạc
- Để đảm bảo phục vụ tốt công tác thi công trên công trường, tổ chức hệ thống thông tinliên lạc giữa các khu vực trên công trường Nhà thầu thực hiện như sau:
- Thông tin liên lạc giữa Nhà thầu với TVQLDA, TVGS, BQLDA bằng điện thoại và họpgiao ban tại công trường
- Thông tin liên lạc giữa các văn phòng của Nhà thầu với các điểm thi công trong phạm vicủa Nhà thầu
1.4 Chuẩn bị hệ thống điện nước phục vụ thi công
- Sau khi trúng thầu, công tác chuẩn bị lán trại, điện, nước phục vụ thi công được tiến hànhluôn Nhà thầu sẽ làm việc với Chủ đầu tư và các nhà thầu khác về việc sử dụng điện, nướcphục vụ thi công công trình
- Hệ thống điện nước phục vụ thi công: Nhà thầu M&E sẽ thương thảo với bên Nhà thầuxây dựng để sử dụng nguồn điện, nước dọc các tầng để phục vụ cho công tác thi công trêncông trường
1.5 Hệ thống kho bãi:
- Hệ thống kho bãi tạm được bố trí cạnh văn phòng ban chỉ huy
- Vị trí để vật tư, thiết bị sẽ được bố trí trước khi vật tư trang thiết bị về công trường
- Lán trại kho tàng được xây dựng trên cơ sở tính toán lượng vật tư thiết bị đủ đáp ứng yêucầu thi công, đảm bảo các điều kiện về chất lượng vật liệu cũng như các yêu cầu trong côngtác phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường chung của khu vực thi công
- Việc thi công các công trình lán trại, kho tàng được Nhà thầu tiến hành ngay sau khi hoàntất công tác bàn giao mặt bằng
- Trong quá trình thi công, để đảm bảo cho công việc của các nhà bên cạnh không bị ảnhhưởng, các công tác có tiếng ồn quá lớn hoặc gây rung động, Nhà thầu thông báo cho Banquản lý trước 48h Tất cả các công việc này sẽ được Nhà thầu tiến hành làm ngoài giờ hoặctránh những giờ cao điểm
2 Biện pháp trắc đạc để định vị triển khai thi công công trình
- Công tác trắc đạc được tuân thủ theo tiêu chuẩn;
- Nhà thầu sẽ có trách nhiệm kiểm tra tất cả các kích thước và độ cao thể hiện trên bản vẽ.Tất cả sự khác biệt, các lỗi sẽ báo cáo cho TVGS trước khi thi công
- Công tác định vị khống chế tim, cốt công trình sẽ được nhà thầu tiến hành đo đạc cẩn thận
và chi tiết trước khi thi công Trong suốt quá trình thi công đến khi bàn giao công trình nhàthầu sẽ thực hiện tất cả công tác định vị, khống chế tim cốt cho công trình theo các tiêuchuẩn có liên quan
Trang 11- Công tác trắc đạc được thực hiện theo một trình tự thống nhất, kết hợp chặt chẽ với thờihạn hoàn hành từng bộ phận công trình và từng khâu công việc đảm bảo vị trí, cao độ củacác đối tượng đúng với yêu cầu thiết kế.
- Công tác trắc địa bố trí công trình nhằm mục đích xác định vị trí mặt bằng và độ cao củakết cấu, các bộ phận công trình công trường đúng như thiết kế
- Công tác trắc đạc được tiến hành có hệ thống, chặt chẽ, đồng bộ với tiến độ thi công đảmbảo được vị trí, kích thước, cao độ của đối tượng lắp đặt
- Máy móc sử dụng trong đo đạc đảm bảo tốt, được kiểm tra định kỳ và căn chỉnh trước khi
sử dụng
- Vị trí đánh dấu các mốc đo được bảo vệ ổn định, không bị mờ hoặc mất trong quá trình thicông
- Trong quá trình thi công, nếu xuất hiện bất kỳ những sai lệch nào về vị trí, cao độ tuyến,
hoặc kích thước, Nhà thầu sẽ khắc phục ngay những sai lệch đó bằng chi phí của mình theoyêu cầu của Giám sát thi công và các bên có liên quan Trừ trường hợp các sai lệch đó là doBên mời thầu cung cấp sai số liệu hoặc có thay đổi do quy định của cấp có thẩm quyền.Việc kiểm tra công tác định vị của Giám sát thi công không làm thay đổi trách nhiệm củaNhà thầu về độ chính xác của công tác định vị Do đó Nhà thầu phải bảo vệ toàn bộ các cọcdấu, cọc mốc và các vị trí được sử dụng trong khi định vị công trình
- Sau mỗi hạng mục chúng tôi tiến hành đo vẽ hoàn công cung cấp số liệu cho TVGS vàCĐT để có biện pháp chỉnh sửa kịp thời
II Huy động thiết bị, nhân lực tập kết vật tư, vật liệu
1 Công tác chuẩn bị thiết bị phục vụ thi công:
Nhà thầu huy động máy móc thiết bị phù hợp với gói thầu, đáp ứng tiến độ thi côngcủa công trình theo bảng kê sau:
BẢNG KÊ KHAI MÁY MÓC THIẾT BỊ THI CÔNG CHỦ YẾU
Trang 12- Điều động hợp lý theo chuyên ngành, tay nghề, tiến độ thi công, không để công nhân chờđợi việc, đảm bảo mức lương thu nhập cao
- Sử dụng hiệu quả các nguồn nhân lực địa phương bằng cách thuê thợ lao động phổ thông
- Nhà thầu sẽ ngay lập tức thay thế nhân sự mà bên giám sát cho rằng họ có thể gây trở ngạiđến việc thực hiện công việc một cách có hiệu quả
2.2 Tổ chức công trường:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG
- Công ty Cổ phần AKA Việt Nam cử đại diện để quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động
có liên quan đến gói thầu theo sự ủy quyền, sự phân công trách nhiệm của Giám đốc công tyđảm bảo thi công và hoàn thành công trình theo đúng các yêu cầu nêu trong hợp đồng, phùhợp với các quy định hiện hành của Công ty và của Pháp luật Việt Nam
- Ban chỉ huy công trường được tổ chức bao gồm các bộ phận chức năng sau :
+ Chỉ huy công trường: Chỉ huy trưởng công trình;
+ Bộ phận phụ trách hồ sơ phần điện, xây dựng
+ Bộ phận phụ trách an toàn lao động, vệ sinh môi trường
+ Bộ phận kho, vật tư
+ Bộ phận kỹ thuật hiện trường phần điện, xây dựng
+ Bộ phần tổ đội thi công
- Giữa Công ty, Ban chỉ huy công trường công trường và các Đội thi công có mối quan hệmật thiết với nhau trong suất quá trình thi công công trình để đảm bảo mang lại sản phẩmtốt nhất (công trình xây dựng hoàn thành) theo đúng kế hoạch tiến độ đã đề ra, đảm bảo chấtlượng và các yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật
2.3 Ban chỉ huy công trường:
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
CHỈ HUY TRƯỞNG
NHÓM XÂY DỰNG
KHO
& VẬT TƯ
NHÓM HỒ
SƠ &THANH TOÁN
AN TOÀN LAO ĐỘNGNHÓM GIÁM SÁT ATLĐ
Trang 13- Thay mặt Công ty (theo ủy quyền) làm việc trực tiếp với Chủ đầu tư, TVBQLDA, TVGS,
và các nhà thầu khác về các nội dung công việc có liên quan đến gói thầu (đồng thời phảibáo cáo kết quả làm việc về Công ty)
- Định kỳ (theo tuần, tháng, quý) gửi báo cáo tình hình thi công tại công trình, nêu rõ nhữngkiến nghị, đề xuất của Ban chỉ huy công trường để được Công ty chỉ đạo kịp thời;
- Tư vấn cho Lãnh đạo Công ty về năng lực của các Đội thi công, các khách hàng cung cấpvật tư, trang thiết bị, trong việc lựa chọn nhà thầu phụ thi công, cung ứng vật tư, trang thiết
2.4.1 Đại diện Nhà thầu:
- Trách nhiệm: Cấp quản lý cao nhất trong Ban chỉ huy, là người được Công ty ủy quyền đạidiện pháp lý cho Nhà thầu trong các hoạt động giao dịch với Chủ đầu tư,TVBQLDA ,TVGS, các nhà thầu khác và khách hàng, xử lý các vấn đề tồn tại, phát sinhtrong quá trình triển khai thi công và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Công ty và Chủ đầu tư
về tiến độ, chất lượng, khối lượng, an toàn lao động … và các vấn đề khác có liên quan đếngói thầu này
2.4.2 Chỉ huy trưởng công trường:
- Trách nhiệm: Chỉ huy trưởng công trường - kỹ sư hệ thống cơ điện đã nhiều năm giữ chức
vụ chỉ huy công trường các công trình lớn xây lắp đường dây và cáp ngầm 24KV, 35KV.Chỉ huy trưởng công trường là người trực tiếp chịu mọi trách nhiệm điều hành trên côngtrường, thay mặt Giám đốc công ty điều hành chỉ huy chung việc thi công
+ Trong phạm vi công việc được Đại diện nhà thầu ủy quyền, tiến hành các hoạtđộng giao dịch với Chủ đầu tư, TV BQLDA, TVGS như: Tổ chức nghiệm thu, hoàn công,thanh quyết toán; xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng nguồn tài nguyên nhân lực, vật
tư, trang thiết bị thi công sao cho hiệu quả nhất, tham gia xử lý trực tiếp những tồn tại phátsinh trong quá trình thi công …
- Hình thức quản lý:
+ Trực tiếp: Thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thi công tại công trường để nắm bắtkịp thời những thuận lợi, khó khăn Từ đó thiết kế biện pháp, xây dựng kế hoạch tiến độ thicông hợp lý và mang lại hiệu quả cao, hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra ;
+ Gián tiếp: Thông qua Chủ nhiệm công trình, trưởng các bộ phận chuyên môn phụtrách các lĩnh vực: Hành chính, tài chính, xây lắp, điện, nước, chống sét, cung ứng vật tư,máy móc thiết bị, trắc đạc, … để quản lý và điều hành hoạt động thi công
Trang 142.4.3 Bộ phận hồ sơ thanh quyết toán, quản lý tiến độ, biện pháp thi công:
- Chịu sự quản lý trực tiếp và làm việc theo sự phân công của Chỉ huy trưởng công trường;
- Phối hợp với kỹ thuật thi công tại công trường để lập các bản vẽ triển khai biện pháp thicông, tiến độ thi công trình Chủ đầu tư;
- Làm việc với kỹ thuật của Chủ đầu tư theo sự phân công của Chỉ huy trưởng để xử lýnhững vấn đề kỹ thuật có liên quan đến gói thầu;
2.4.4 Bộ phận cán bộ kỹ thuật tại hiện trường:
- Chịu sự quản lý trực tiếp và làm việc theo sự phân công của Chỉ huy trưởng công trường;
- Thường xuyên theo dõi và kiểm tra chất lượng thi công tại công trường, chịu trách nhiệm
về kỹ thuật và giải pháp thi công chủ yếu nhằm đảm bảo tuân thủ đầy đủ và đúng các yêucầu kỹ thuật đó quy định;
- Tổ chức lưu trữ hồ sơ quản lý chất lượng tại công trường và cả văn phòng để cán bộ giámsát của Chủ đầu tư, đại diện Chủ đầu tư có thể tham khảo và xem xét bất kỳ thời điểm nào;
- Thường xuyên phối hợp với nhau để tiến hành công tác nghiệm thu nội bộ theo quy trìnhquản lý chất lượng đã ban hành trước khi mời TVGS, Chủ đầu tư nghiệm thu;
- Kiểm soát vật liệu đầu vào, thiết bị lắp đặt tại công trình đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹthuật đã nêu trong hợp đồng, đúng chủng loại, số lượng và chất lượng
- Trong lĩnh vực công việc được phân công, chủ động xây dựng kế hoạch, tiến độ sử dụngnhân lực, vật tư, trang thiết bị thi công cũng như đề xuất biện pháp thi công hợp lý trình Chỉhuy trưởng, Chủ đầu tư, TV BQLDA,TVGS cùng bàn bạc, thống nhất
2.4.5 Bộ phận cung ứng vật tư, máy móc thiết bị thi công:
- Chịu sự quản lý trực tiếp và làm việc theo sự phân công của Chỉ huy trưởng công trường;
- Trên cơ sở kế hoạch, tiến độ đó được thống nhất Bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm cácđối tác, khách hàng có năng lực, có kinh nghiệm để cung ứng vật tư cho công trình được kịpthời;
- Thường xuyên kiểm tra vật liệu đầu vào đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật, chấtlượng, khối lượng;
- Tổ chức bảo quản, sử dụng vật tư tại công trường sao cho hiệu quả và tiết kiệm, tránh gâylãng phí làm ảnh hưởng đến hiệu quả công trình
- Cung ứng đầy đủ và kịp thời máy móc, thiết bị thi công trên cơ sở kế hoạch, tiến độ huyđộng máy móc, thiết bị thi công đó được thống nhất;
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng máy móc đang sử dụng để có biện pháp sửachữa, bảo dưỡng hợp lý đảm bảo tuổi thọ của máy và không làm ảnh hưởng đến hoạt độngthi công tại công trường;
- Tổ chức lắp đặt, tháo dỡ, vận chuyển máy móc, thiết bị an toàn trước và sau khi sử dụngtại công trường
2.4.6 Bộ phận an toàn lao động – vệ sinh môi trường:
- Chịu sự quản lý trực tiếp và làm việc theo sự phân công của Chỉ huy trưởng công trường;
+ Yêu cầu về trình độ: Kỹ sư, được đào tạo các khóa chuyên ngành về an toàn laođộng và vệ sinh môi trường Có kinh nghiệm trong việc giám sát về an toàn, vệ sinh môitrường trong nhiều năm ở các công trường có quy mô tương tự
+ Trách nhiệm: Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các nội quy về antoàn lao động, vệ sinh môi trường trong quá trình tổ chức thi công, các yêu cầu về trang
Trang 15thiết bị bảo hộ lao động cá nhân và phản hồi kịp thời về Chỉ huy trưởng để có biện pháp xử
lý thích đáng đối với những trường hợp vi phạm Nội dung kiểm tra công tác an toàn laođộng, vệ sinh môi trường bao gồm:
- Mua bảo hiểm tai nạn lao động;
- Việc triển khai mở các lớp huấn luyện về an toàn lao động tại công trường;
- Các nội quy, biển báo về an toàn lao động tại công trường;
- Việc tuân thủ mặc đồng phục, trang thiết bị bảo hộ lao động;
- An toàn của hệ thống cốp pha, giàn giáo thi công ;
- Các phương tiện sơ, cấp cứu tại công trường;
- Công tác vệ sinh bên trong và ngoài công trường;
- An toàn của hệ thống điện thi công, điện chiếu sáng tại công trường;
- Các nội dung khác theo quy định hiện hành
2.4.7 Bộ phận bảo vệ, an ninh:
- Chịu sự quản lý trực tiếp và làm việc theo sự phân công của Chỉ huy trưởng công trường;
- Trách nhiệm : Kiểm soát an ninh công trường, bảo quản trang thiết bị phương tiện, vật tưvật liệu trên công trường Thường xuyên tuần tra, giám sát các phương tiện và người laođộng ra vào công trường, giám sát việc tuân thủ các nội quy về an toàn lao động, vệ sinhmôi trường trong quá trình tổ chức thi công, các yêu cầu về trang thiết bị bảo hộ lao độngcủa các cá nhân trước khi ra vào công trường Phản hồi kịp thời về Chỉ huy trưởng để cóbiện pháp xử lý thích đáng đối với những trường hợp vi phạm
2.5 Biện pháp phối hợp giữa các bộ phận, cá nhân trong ban chỉ huy công trường:
- Việc phân thành các bộ phận chuyên môn trong ban điều hành sẽ mang lại một lợi thế rấtlớn trong việc triển khai thi công công trình, đó là tính chuyên môn hóa cao, các tập thể, cánhân có điều kiện để thể hiện hết khả năng chuyên môn của mình trong công việc đượcgiao Tuy nhiên, để bộ máy vận hành một cách trơn tru, giữa các bộ phận phải tuân thủ theocác nguyên tắc sau đây:
+ Thường xuyên có mối quan hệ, trao đổi trên tinh thần hợp tác giữa các bộ phận,các cá nhân với nhau;
+ Mọi chương trình, kế hoạch mà mỗi bộ phận xây dựng phải hướng về mục đíchchung và phải được Chỉ huy trưởng thông qua trước khi triển khai;
+ Kế hoạch thi công của nhà thầu trước khi trình Chủ đầu tư phải được phổ biến rộngrãi cho các bộ phận được biết và tham gia đóng góp ý kiến nhằm mang lại kết quả tốt nhất,tránh những hiểu lầm sau này
2.6 Biện pháp phối hợp giữa Ban chỉ huy và các Đội thi công:
Mối quan hệ này thể hiện cụ thể qua những ràng buộc trong hợp đồng giao việc giữaCông ty và Đội thi công Dưới đây là một số yêu cầu cụ thể:
2.6.1 Đối với Ban chỉ huy công trình:
- Ban chỉ huy công trường có trách nhiệm làm việc cụ thể với các Đội thi công để tìmhiểu năng lực nhân sự, máy móc, thiết bị thi công mà Đội có thể huy động cho gói thầu để
tư vấn cho Lãnh đạo Công ty quyết định sẽ giao việc cho Đội đó phần khối lượng công việctương ứng với khả năng của họ;
Trang 16- Trong quá trình thi công, Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ theo dõi tiến độcông việc, khả năng hoàn thành công việc được giao của Đội để có biện pháp điều chỉnh, hỗtrợ kịp thời nếu Đội không đạt yêu cầu đề ra theo một trong các cách sau:
+ Đôn đốc, yêu cầu đội thi công bổ sung thêm nhân sự, máy móc, thiết bị;
+ Bổ sung nhân sự, máy móc, thiết bị của Ban chỉ huy công trường cho Đội;
+ Cắt bớt khối lượng đó giao cho đội để giao cho đơn vị khác;
+ Trường hợp nghiêm trọng: Chấm dứt hợp đồng lao động
- Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ cử cán bộ kỹ thuật chuyên môn để kiểm tra,nghiệm thu kịp thời công việc của Đội đó hoàn thành và có kế hoạch tạm ứng, thanh toánkịp thời theo các điều kiện đã ký kết trong hợp đồng giữa 2 bên
2.6.2 Đối với các đội thi công :
- Đội thi công phải có trách nhiệm huy động đầy đủ và kịp thời nhân sự, máy móc,thiết bị, vật tư như đã cam kết với Ban chỉ huy công trường;
- Trong trường hợp gặp khó khăn, các đội thi công phải báo cáo kịp thời về Ban chỉhuy công trường để cùng nhau bàn bạc, giải quyết;
- Đội có nhiệm vụ cung cấp đầy đủ và kịp thời hồ sơ pháp lý, hồ sơ kỹ thuật có liênquan đến phần việc thi công theo yêu cầu của Ban chỉ huy công trường;
- Báo cáo tình hình thi công tại công trình, nêu ra những kiến nghị, đề xuất của Độigửi về Ban chỉ huy công trường công trình để được hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời
2.7 Các tổ đội sản xuất và phục vụ:
Để thực hiện gói thầu, nhà thầu sẽ huy động các loại thợ như sau:
- Công nhân điện
- Công nhân xây dựng
- Công nhân cơ khí, lắp máy
- Công nhân vận hành thiết bị
- Tổ bảo vệ, phục vụ, cung ứng vật tư
+ Lực lượng lao động: Nhà thầu bố trí lực lượng dây chuyền chính là công nhân cónhiều kinh nghiệm của nhà thầu, kết hợp với địa phương tại nơi xây dựng cần tuyển và sửdụng lao động phổ thông tại chỗ thông qua kiểm tra tay nghề và ký kết hợp đồng lao độngthời vụ theo đúng bộ luật lao động hiện hành
3 Công tác chuẩn bị vật tư, vật liệu:
3.1 Công tác chuẩn bị
- Tất cả các loại vật liệu sử dụng cho công trình phải đảm bảo đầy đủ các quy định vềtiêu chuẩn kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật được phê duyệt, các chứng chỉ về chất lượngcủa nhà sản xuất, chứng chỉ của mẫu thí nghiệm, tuân thủ theo qui định hiện hành của nhànước, được sự chấp thuận của TVGS, TV BQLDA và Chủ đầu tư trước khi thi công
Trang 17- Sau khi xem xét thiết kế về yêu cầu chất lượng vật liệu, nhà thầu tiến hành khảo sátcác nguồn vật tư trên đia bàn sở tại và địa bàn lân cận tại công trường đi đến quyết định sửdụng các loại vật tư đưa vào công trình nhằm đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu của thiết kế
đã đề ra
- Đối với các vật tư, vật liệu yêu cầu mẫu khi trình duyệt, nhà thầu có trách nhiệmcung cấp các mẫu để TVGS, TV BQLDA, Chủ đầu tư phê duyệt để lưu giữ, đối chiếu vớithực tế sử dụng khi cần thiết
- Các vật tư, vật liệu đưa vào sử dụng trong xây dựng công trình đảm bảo về tiêuchuẩn chất lượng theo quy định và tiêu chuẩn chất lượng vật tư tương ứng hiện hành củaViệt Nam và tiêu chuẩn của nhà sản xuất
NGHIỆM THU VẬT LIỆU
LẤY MẪU VÀ ĐI THÍ NGHIỆM VẬT LIỆU (THEO YÊU CẦU + HỢP ĐỒNG)
ĐƯA VÀO THI CÔNG SAU KHI CÓ KẾT
QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ ĐƯỢC NGHIỆM
THU
Trang 18- Đối với các vật tư công nghệ, Nhà thầu đặc biệt lưu ý đến biện pháp bảo quản trongkho bãi các đường ống, phụ tùng công nghệ khi chưa thi công đến, đảm bảo các điều kiệnsau :
- Diện tích kho bãi phải phù hợp với tiến độ thi công Mặt nền kho bãi phải bằngphẳng, không được bùn lầy, lún và không có các chất ăn mòn
- Tất cả các hư hỏng được sửa chữa khắc phục trước khi đưa vào kho bãi và thi công
- Luôn luôn nên giảm tối đa thời gian lưu kho của các đường ống và thiết bị phụ kiệnkèm theo
- Chiều cao xếp kho không được vượt quá 1,5m
- Nhà thầu không tự ý thay đổi các loại vật liệu và quy cách kỹ thuật nêu trong bản
vẽ thiết kế và Hồ sơ mời thầu cũng như đã nêu trong bảng giá dự thầu Mọi sự thay đổi phảiđược chấp thuận của cơ quan thiết kế và bên mời thầu bằng văn bản chính thức
- Mọi nhận xét về chất lượng công trình được ghi đầy đủ vào nhật ký theo dõi chấtlượng công trình
3.3 Biện pháp bảo quản vật liệu khi tạm dừng thi công khi mưa bão
- Nhà thầu bố trí kho bãi có mái che chắn, giá kê vật liệu tránh ẩm ướt bảo vệ trônggiữ 24/24 hàng ngày để đảm bảo không bị mất mát xảy ra
- Trong trường hợp có mưa bão xảy ra Nhà thầu sẽ có các biện pháp gia cố kho bãi
và bố trí tăng cường nhân lực trông coi bảo quản vật liệu tại công trường để hạn chế tối đanhững thiệt hại do thiên tai gây ra
C BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
I Công tác chuẩn bị trước khi thi công
Trang 19- Nhà thầu chủ động phối hợp với Chủ đầu tư nhận mặt bằng TBA, tuyến cáp, vị trí
tủ, cột đèn, hố gavivo theo thiết kế đã được phê duyệt và có sự giám sát của Tư vấn giám sátlập biên bản bàn giao tuyến
- Sau khi được bàn giao mặt bằng thi công Nhà thầu tổ chức đội trắc địa đi kiểm tratim mốc trên toàn tuyến, kiểm tra xem xét các đường cáp ngầm viễn thông, đường ống cấp,thoát nước Nếu có sự sai lệch trong hồ sơ thiết kế công trình Nhà thầu sẽ báo cáo với chủđầu tư để phối hợp xử lý kịp thời
- Căn cứ vào các mốc chuẩn, kết hợp với lập đề án thiết kế công trình, Nhà thầu xácđịnh vị trí công trình, các hạng mục công trình, trục chính, trục phụ của toàn công trình Cáccông việc trên đều được tiến hành do các công nhân trắc địa chuyên ngành đã có kinhnghiệm nhiều năm làm công tác này
Nhà thầu đã tiến hành khảo sát toàn bộ mặt bằng tuyến cáp và từng vị trí trạm biến áp cụ thể
để tính toán chuẩn bị phương tiện vận chuyển phù hợp với từng loại vật tư, thiết bị
2.1 Vận chuyển đường dài
* Đối với thiết bị & vật liệu điện
- Vận chuyển cáp các loại từ nơi mua về bằng xe cẩu tự hành 10 tấn, tất cả cáp được cuốntrong ru lô, ru lô cáp được đặt trên thùng xe đúng vị trí thích hợp, khoảng trống giữa các ru
lô cáp với nhau được kê chèn bằng các nêm gỗ Chằng buộc các ru lô bằng cáp lụa, cố địnhcáp vào sàn xe và chạy với vận tốc 15 đến 30 km/h tránh va đập mạnh
- Vận chuyển máy biến áp, vỏ trạm kiosk, tủ điện và phụ kiện các loại từ kho của nhà thầuhoặc từ nhà cung cấp về bằng xe cẩu tự hành 10 tấn MBA, tủ điện và phụ kiện, được đặttrên thùng xe đúng vị trí thích hợp, khoảng trống giữa các thùng đựng với nhau được kêchèn bằng các nêm gỗ Chằng buộc bằng cáp lụa, cố định cáp vào sàn xe và chạy với vậntốc 15đến 30 km/h tránh va đập mạnh
Trước khi xe chạy phải kiểm tra các điểm chằng buộc, xe chạy với tốc độ quy định nhưtrên và không được cua gập, phanh gấp, tránh các ổ gà lớn trên đường
* Đối với vận chuyển vật liệu xây dựng
- Vật liệu xây dựng cát, đá, xi măng, sắt thép các vị trí gần đường giao thông thì vậnchuyển bằng xe tải ben có thùng kín, dùng bạt che đậy khi xe tham gia giao thông
- Vật liệu xây dựng cát, đá, xi măng, sắt thép các vị trí xa đường giao thông thì vận chuyểnbằng xe cải tiến, xe thồ và các phương tiện khác, cho phù hợp từng địa hình
- Vật tư, vật liệu chuyên chở đến công trường được tiếp nhận vào kho, bãi sử dụng, sửdụng đến đâu dùng xe cải tiến chở đến nơi lắp đặt không lưu trữ dài ngày trong kho
Xi măng để trong kho kín có bạt che đậy phòng ngừa mưa bão
2.2 Vận chuyển trung chuyển và thủ công:
* Vận chuyển trung chuyển
Đối với các vật tư, vật liệu phải lưu kho tại công trường như: Thiết bị trạm biến áp, cáp, dâydẫn, phụ kiện và xi măng được vận chuyển trung chuyển từ kho đến các vị trí bằng xe cẩukết hợp thủ công
* Vận chuyển thủ công
- Vật tư vật liệu, cát, đá được tập kết rải rác tại nhiều vị trí trên tuyến sau đó dùng xechuyên dụng, xe thô sơ kết hợp thủ công vận chuyển vào các vị trí mà ô tô không thể vào
Trang 20- Vật tư cát, đá tập kết phải có vải bạt che để tránh đất lẫn vào đảm bảo không gây bụi vàkhông ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
- Xi măng, sắt phải được kê cao bằng sàn gỗ và được phủ bạt, vận chuyển đến đâu làm hếtđến đó
II BIỆN PHÁP THI CÔNG CÁC HẠNG MỤC
1 Thi công trạm biến áp
1.1 Công tác làm đất và nền móng
Các phần móng được thi công đào theo đúng thiết kế được duyệt Nhà thầu đào đấtbằng máy xúc kết hợp thủ công Đất thừa được vận chuyển đổ đi nơi khác bằng xe tảichuyên dụng Khi đào xong móng phải được tư vấn giám sát nghiệm thu thì mới được thicông các hạng mục tiếp theo
1.2 Công tác bê tông
* Vật liệu
- Xi măng sử dụng sẽ là loại xi măng Poóc lăng thường (loại PCB-30) Xi măng được vậnchuyển còn nguyên trong các bao bì do nhà sản xuất đóng gói, không bị vón cục hoặc có bất
kỳ dấu hiệu hư hỏng nào
- Cốt liệu mịn là cát sông thô, rắn, sạch, không dính sét, bùn và thực vật gây hại
- Nước sử dụng là nước sạch đảm bảo theo yêu cầu
- Các thanh cốt thép là thép gờ chuẩn thương phẩm
- Ván khuôn là loại bằng gỗ có chất lượng tốt hoặc bằng gỗ dán thường dày 12mm, theo quyđịnh hiện hành
* Thi công
- Ván khuôn
Tất cả các ván khuôn phải đủ kín để tránh rò rỉ, được giằng chống đảm bảo tránh biến dạng
và để đỡ an toàn tải trọng thi công Trước khi đổ vật liệu, ván khuôn được làm sạch và đượcbôi dầu bôi trơn, lắp dựng ván khuôn theo đúng thiết kế trước khi đổ bê tông Tránh không
để dầu tràn vào cốt thép hoặc các bề mặt bê tông đã thi công
- Cốt thép
Trong khi đổ bê tông, cốt thép được gia công và lắp đặt đúng hồ sơ thiết kế đảm bảo tránhbiến dạng Cốt thép được uốn nguội và không còn dính gỉ sắt, vẩy sắt hoặc dầu mỡ Hạn chếtối đa mối nối trên thanh cốt thép, nếu có mối nối phải để so le trên các cấu kiện, mối nốikhông được phép để ở điểm tới hạn của ứng suất Chiều dài mối nối sẽ làm theo chỉ dẫn củatính toán thiết kế được phê duyệt
- Thành phần bê tông
Nhà thầu thiết kế hỗn hợp bê tông (thành phần bê tông), mác bê tông được thể hiện trên bản
vẽ và được tính bằng cường độ chịu nén sau 28 ngày (Kg/cm2) của mẫu tiêu chuẩn(150x150x150) được bảo dưỡng và thí nghiệm đạt tiêu chuẩn theo thiết kế cấp phối củaphòng lab xây dựng
- Trộn bê tông:
Vật liệu bê tông sẽ được đo, đóng mẻ, trộn bằng máy trộn mẻ Bê tông được trộn trong mộtthời gian đủ để bảo đảm phân bố đều các thành phần hạt và hỗn hợp đồng chất, tránh vón