Hệ thống có thể bao gồm nhiều tủ điều khiển để đáp ứng số lượng đầu báo lớn sẽ được lắp đặt trong công trình, nhưng các tủ điều khiển phải có khả năng kết nối với nhau thành mạng và với
Trang 1CÁC TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG.
Thiết kế và lắp đặt hệ thống Phòng cháy chữa cháy cho công trình này sẽ phải phù hợp với các tiêu chuẩn PCCC của Việt Nam Trong các trường hợp tiêu chuẩn Việt Nam chưa có hoặc chưa đầy đủ, sẽ áp dụng các tiêu chuẩn NFPA của Hoa Kỳ Tuy nhiên, các tiêu chuẩn nước ngoài được xem xét áp dụng không được mâu thuẫn với các tiêu chuẩn Việt Nam khác
Các tiêu chuẩn PCCC Việt Nam sẽ được áp dụng bao gồm:
1 QCVN 06: 2010/BXD Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn cháy cho nhà
và công trình
2 TCVN 2622:1995 “Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình – Yêu cầu thiết kế.”
3 TCVN 6160:1996 “Phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng – Yêu cầu thiết kế.”
4 TCVN 5739:1993 “Thiết bị chữa cháy – Đầu nối”
5 TCVN 5740:2009 “Phương tiện phòng cháy chữa cháy Vòi đẩy chữa cháy -Vòi đẩy bằng sợi tổng hợp tráng cao su.”
6 TCVN 4513-88 “Cấp nước bên trong – Tiêu chuẩn thiết kế.”
7 20TCN 33-85 “Cấp nước mạng lưới bên ngoài công trình – Yêu cầu thiết kế.”
8 TCVN 7336:2003 “Phòng cháy chữa cháy – Hệ thống Sprinkler tự động – Yêu cầu thiết kế và lắp đặt.”
9 TCVN 7435 - 2004 : Phòng cháy chữa cháy - Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy
10.TCVN 7278 - 2003 : Chất chữa cháy - Chất tạo bọt chữa cháy
11 TCVN 7161:2002 “Hệ thống chữa cháy bằng khí – Tính chất vật lý và thiết kế
hệ thống.”
12 TCVN 7435:2004 “Phòng cháy chữa cháy – Bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy.”
13 TCVN 5738:2001 “Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật”
14.TCVN 3254 - 1989 : An toàn cháy - Yêu cầu chung
15 TCVN 9385 : 2012 “Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống”
16 TCXDVN 365:2007 Bệnh viện đa khoa - Hướng dẫn thiết kế
17 Quyết định số: 1895/1997/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy chế Bệnh viện
18 Tham khảo thêm các tiêu chuẩn khác có liên quan
I XÁC ĐỊNH TÍNH CHẤT, MỨC ĐỘ, NGUY CƠ CHÁY NỔ TRONG CÔNG TRÌNH
1 Theo thiết kế kiến trúc và kết cấu, công trình được xếp loại nhà cao tầng, có bậc chịu lửa cấp 1
Trang 22 Khi đi vào hoạt động, các chất cháy có thể có trong công trình bao gồm :
- Chất cháy có nguồn gốc xenlulo như gỗ, giấy từ bàn ghế, tài liệu, hộp cát tông Khi cháy, các chất cháy này toà ra nhiều khói trắng và nhiệt Chất cháy có nguồn gốc xenlulo có thể có mặt tại hầu hết các khu vực trong công trình
- Chất cháy có có nguồn gốc chất dẻo hoặc cao su tổng hợp từ các vật dụng bằng nhựa hoặc cao su Đặc điểm của các chất cháy này là khi cháy toả ra khói đen và nhiệt Chất cháy này có thể có mặt tại hầu hết các khu vực trong công trình
- Chất cháy là các loại nhiên liệu như xăng, dầu tại các khu vực hầm 1 nơi có phòng máy phát điện Đám cháy nhiên liệu tỏa nhiều nhiệt và có tốc độ cháy lan rất cao
- Chất cháy là các loại khí gas đun bếp tại các khu vực bếp, căn tin, Khí gas đun bếp có tốc độ bắt cháy và cháy lan rất cao, khi cháy toả ra rất nhiều nhiệt và có thể gây
nổ rất nguy hiểm
3 Các nguồn nhiệt có thể có khi công trình đi vào hoạt động bao gồm:
- Nhiệt toả ra do sự cố về điện như ngắn mạch, chạm đất, đặc biệt khi công trình
đã qua thời gian dài sử dụng, các thiết bị, đường dây xuống cấp hoặc do sơ ý, không tuân thủ các qui định an toàn trong sử dụng điện
- Nhiệt do ngọn lửa trần trong bếp hoặc những vi phạm an toàn PCCC như hút thuốc lá,
II LỰA CHỌN LOẠI HỆ THỐNG PCCC SỬ DỤNG
- Phù hợp với yêu cầu của các tiêu chuẩn PCCC Việt Nam
- Phát hiện cháy sớm, chỉ rõ khu vực đang có cháy, phát tín hiệu báo cháy kịp thời và rõ ràng để mọi người sơ tán
- Bảo vệ toàn bộ các diện tích trong công trình, chữa cháy hiệu quả, đảm bảo dập tắt cháy, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nếu đám cháy xảy ra
- Khi hoạt động, không gây nguy hiểm đối với con người, tài sản và môi trường
- Hạn chế các báo động giả có thể xảy ra
- Đồng bộ, phù hợp với đặc điểm kiến trúc và mục đích sử dụng công trình
- Chi phí lắp đặt thấp, sử dụng, bảo dưỡng đơn giản
a Hệ thống báo cháy tự động.
Hệ thống báo cháy tự động là loại hệ thống báo cháy địa chỉ Hệ thống có thể bao gồm nhiều tủ điều khiển để đáp ứng số lượng đầu báo lớn sẽ được lắp đặt trong công trình, nhưng các tủ điều khiển phải có khả năng kết nối với nhau thành mạng và với máy
vi tính, cho phép hệ thống có thể được theo dõi và điều khiển tập trung tại phòng điều khiển trung tâm
Các đầu báo cháy loại địa chỉ sẽ được thiết kế cho các khu vực rộng có chung tính chất sử dụng như bãi đỗ xe, hành lang, các dãy phòng làm việc có cùng công năng
sử dụng, Các đầu báo cháy phải là loại có độ tin cậy cao, độ nhạy không thấp hơn 10%/m đối với đầu báo khói, 15°C/min đối với đầu báo nhiệt gia tăng Các đầu báo cháy
Trang 3thông thường được kết nối thành zone rồi nối tới trung tâm điều khiển thông qua các module địa chỉ Các đầu báo cháy là loại có khả năng báo liên tục nồng độ khói hoặc nhiệt độ của môi trường mà nó bảo vệ về trung tâm điều khiển
Hệ thống báo cháy sẽ là loại có khả năng cấp các tín hiệu báo cháy theo khu vực tới các hệ thống khác có liên quan để phối hợp trong quá trình chữa cháy, sơ tán người như hệ thống chữa cháy, hệ thống thang máy, hệ thống quạt tăng áp đẩy khói
b Hệ thống chữa cháy vách tường
Hệ thống chữa cháy vách tường bao gồm các hộp vòi và lăng phun nước chữa cháy trong nhà, ngoài nhà và trụ lấy nước từ xe chữa cháy
Hệ thống chữa cháy vách tường được thiết kế lắp đặt là hệ thống ướt, nước có sẵn
và được nén trong đường ống
Chữa cháy vách tường trong nhà phải đảm bảo lưu lượng nuớc chữa cháy ít nhất
5 l/s cho mỗi điểm cần chữa cháy trong nhà Chữa cháy ngoài nhà phải đảm bảo lưu lượng nước chữa cháy ít nhất 10 l/s cho mỗi điểm cần chữa cháy ngoài nhà Áp suất tối thiểu tại đầu lăng phun phải đạt 2,5 kg/cm2
c Hệ thống chữa cháy tự động sprinkler
Để đảm bảo an toàn PCCC cao cho công trình, hệ thống chữa cháy sprinkler sẽ được lắp đặt trong tất cả các khu vực trong công trình
Lưu lượng nước chữa cháy mà hệ thống sprinkler cung cấp phải đảm bảo các yêu cầu về nước chữa cháy tương ứng với mức độ nguy cơ cháy của từng khu vực theo TCVN 7336:2003
Hệ thống chữa cháy sprinkler được được thiết kế lắp đặt là hệ thống ướt, nước có sẵn và được nén trong đường ống
d Các bình chữa cháy xách tay
Các bình chữa cháy xách tay và xe đẩy chữa cháy được trang bị cho công trình để dập tắt các đám cháy nhỏ, đám cháy mới phát sinh hoặc các đám cháy không thể sử dụng nước như đám cháy nhiên liệu lỏng, đám cháy điện,
Các bình chữa cháy xách tay gồm 2 loai: sử dụng khí CO2 và sử dụng bột chữa cháy ABC Loại sử dụng khí CO2 được sử dụng để dập tắt các đám cháy thiết bị điện, điện tử hoặc các thiết bị khó làm vệ sinh sau khi chữa cháy Loại sử dụng bột chữa cháy được sử dụng trong tất cả các trường hợp còn lại
III CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT, TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN CÁC THIẾT BỊ CHÍNH
Hệ thống báo cháy tự động gồm:
1 Sử dụng trung tâm báo cháy địa chỉ
2 Đầu báo khói, nhiệt địa chỉ
3 Công tắc báo cháy khẩn cấp địa chỉ
4 Chuông báo động cháy địa chỉ
5 Hệ yếu tố liên kết
Trang 46 Nguồn điện.
a Trung tâm báo cháy
- Thực chất trung tâm báo cháy này là một máy vi tính, nó nhận các tín hiệu từ đầu báo ở đầu vào (Input) xử lý các tín hiệu đó và phát tín hiệu báo cháy ở đầu ra (Out-put) Để dễ dàng kiểm soát, trên mặt bàn phím điều khiển trung tâm báo cháy có đầy
đủ các zone báo cháy tương ứng với các vùng được nó kiểm soát Trong cùng một thời điểm trung tâm báo cháy có thể xử lý nhiều tín hiệu báo cháy từ nhiều vùng kiểm soát đưa về Trung tâm báo cháy luôn phát lệnh báo động (đơn giản là đèn chớp, chuông báo động kêu) và đồng thời đèn chỉ thị vùng có cháy bật sáng Trung tâm còn
có các ngõ ra (Output) dùng để khởi động các quạt điều áp trong buồng cầu thang bộ, ngoài ra tín hiệu còn có ngõ Relay (C) trong tủ
- Lắp đặt tại phòng trực hoặc khu vực dễ quan sát và xử lý
- Lắp đặt thêm thiết bị tiếp đất cho trung tâm báo cháy bằng 2 cọc mạ đồng
162.4m và dây dẫn 22mm2
- Trung tâm báo cháy địa chỉ là thiết bị xử lý phải có các đặc tính sau:
+ Dễ lắp đặt và sử dụng
+ Tự kiểm soát và thông báo tình trạng hoạt động của mạng tín hiệu (khi đứt dây, mất nguồn, nguồn dự phòng không đủ công suất …)
+ Điện áp sử dụng cho đầu báo 24V DC
+ Hiển thị báo động từng khu vực tương ứng với từng Zone khi xảy ra báo cháy + Kết nối và gắn thêm một số chức năng ngõ ra bằng tiếp điểm NO, NC cho quạt hút khói, thang máy, các tủ điều khiển của tòa nhà …
b Đầu báo khói địa chỉ
- Căn cứ vào tính năng, tác dụng và thông số kỹ thuật của các đầu báo cháy tự động
và bằng hướng dẫn lựa chọn đầu báo theo tính chất các cơ sở của tiêu chuẩn TCVN
5738 –2000, chúng tôi chọn đầu báo khói địa chỉ
- Được đặt sát trần nhà
Thông số kỹ thuật:
Nhiệt độ môi trường -10OC đến +50OC
Trang 5 Đầu báo khói
Độ cao lắp đầu
báo khói (m)
Diện tích bảo vệ của 1 đầu báo (m2)
Khoảng cách tối đa (m) Giữa các đầu báo Từ đầu báo đến tường
c Đầu báo nhiệt địa chỉ
- Căn cứ vào tính năng, tác dụng và thông số kỹ thuật của các đầu báo cháy tự động
và bằng hướng dẫn lựa chọn đầu báo theo tính chất các cơ sở của tiêu chuẩn TCVN
5738 –2000, chúng tôi chọn đầu báo nhiệt địa chỉ
- Được đặt sát trần nhà
+ Thông số kỹ thuật
Điện thế hoạt động 24 đến 28 VDC
Nhiệt độ môi trường -20OC đến +80OC
+ Đầu báo nhiệt
Độ cao lắp đầu
báo nhiệt (m) Diện tích bảo vệcủa 1 đầu báo
(m2)
Khoảng cách tối đa (m) Giữa các đầu báo Từ đầu báo đến tường
Từ 3.5 – 6.0 < 25 < 5.0 < 2.5
d Công tắc báo cháy khẩn cấp địa chỉ
- Công tắc khẩn cấp được lắp đặt tại khu vực gần cầu thang lên xuống, cửa ra vào và các nơi dễ nhìn thấy, đông người qua lại như: hành lang, đầu cầu thang Khi phát hiện đám cháy, người ta nhấn công tắc và tín hiệu báo cháy được chuyển về trung tâm Trung tâm báo cháy chắc chắn phát tín hiệu báo động Tín hiệu báo cháy từ nút công tắc khẩn cấp luôn được xử lý ngay tức thời
- Đặt tại cao độ 1,5m so với sàn
+ Thông số kỹ thuật
Điện thế hoạt động 24đến 28 VDC
Nhiệt độ môi trường -20OC đến +80OC
Trang 6e Chuông báo động
- Là thiết bị báo động khi có cháy, đặt ở nơi có người trực thường xuyên và nơi có nhiều người qua lại nhằm thông báo và yêu cầu mọi người có trách nhiệm tham gia chữa cháy
- Đặt tại cao độ 2.8 m so với sàn nhà và được đặt trên chỗ đặt công tắc khẩn
+ Thông số kỹ thuật
Dòng điện standby (max) 1mA
Nhiệt độ môi trường -20OC đến +80OC
f Hệ thống liên kết
- Gồm các linh kiện ống, dây cáp, dây tín hiệu cùng các bộ phận tạo thành tuyến liên kết thống nhất giữa các thiết bị của hệ thống
- Cáp tín hiệu sử dụng loại cáp chống cháy 4 lỏi 4Cx1.5mm2 hoặc cáp 2 lỏi 2C×1.5mm²
- Cáp cấp nguồn cho chuông: 2 lỏi 2C×1.5mm²
- Ống luồn dây đặt âm tường là loại ống nhựa PVC Þ20
g Nguồn điện
- Nguồn điện 220V lấy từ nguồn điện chính có trong công trình Để đảm bảo hệ thống báo cháy làm việc liên tục khi mất điện hoặc khi có cháy, ta chọn nguồn dự phòng là
02 bình ắc quy 24V, có dung lượng đảm bảo cho hệ thống làm việc liên tục tối thiểu trong 24 giờ khi mất điện
- Để việc chữa cháy có hiệu quả cao, cần thiết phải chọn hệ thống chữa cháy có các bộ phận sau:
1 Hệ thống chữa cháy bằng nước
2 Bộ phận điều khiển
3 Bộ phận cung ứng dự trữ chất chữa cháy
4 Bộ phận phân bố chất chữa cháy và vòi phun
5 Bộ phận đường ống
6 Bộ phận cung cấp điện năng
- Từ đặc điểm mục tiêu bảo vệ và tính chất của công trình nói trên Để chọn chất chữa cháy thích hợp với đám cháy này ta căn cứ vào tiêu chuẩn TCVN 5760 – 1993 (Hệ thống cấp nước chữa cháy yêu cầu thiết kế) và TCVN 2622 – 1995 (Phòng chống cháy cho nhà và công trình) về hệ thống chữa cháy, cho nên chúng tôi quyết định chọn hệ thống chữa cháy bằng nước có đường ống chính là DN125 và các đường ống
Trang 7rẽ ra tủ chữa cháy giảm dần từ DN80 xuống DN50 gắn với van DN50, họng chờ xe chữa cháy có 2 ngõ vào DN65
a Hệ thống chữa cháy bằng nước
- Là hệ thống chữa cháy chủ đạo phân phối đến các tủ, trụ chữa cháy ngoài nhà và các đầu chữa cháy tự động sprinkler Ngoài ra còn có bình chữa cháy CO2 (5kg) và bình chữa cháy ABC (8kg) phụ trợ bổ sung để sử dụng trong những trường hợp cháy nhỏ sau lan rộng
- Hệ thống tủ chữa cháy:
Tủ chữa cháy: Tủ được gia công bằng vật liệu tole tấm dày 1mm, dạng hộp gò định hình, mối hàn bấm điện, kích thước 1400x600x300mm, cửa hộp có bản lề trụ – khóa bấm nhanh Mặt trước có kiếng trắng dày 5mm và ghi chữ PCCC, mỗi tủ chữa cháy bao gồm 2 van chữa cháy DN50, 2 cuộn vòi chữa cháy nilon tráng cao
su loại B dài 30m và 2 lăng phun B
Nguyên lý hoạt động: Khi xảy ra cháy thì ta sử dụng ngay tủ chữa cháy gần nhất,
lấy cuộn vòi chữa cháy gắn lăng phun rồi gắn vào họng chờ và mở van phun nước trực tiếp vào đám cháy Hệ thống bơm chữa cháy sẽ tự động làm việc hoàn toàn đảm bảo lưu lượng nước để phục vụ cho quá trình chữa cháy
Các thông số kĩ thuật cơ bản để tính toán, thiết kế hệ thống như sau:
Số họng nước chữa cháy trong nhà hoạt động đồng thời: 02 họng.
Lưu lượng nước tại mỗi họng: 2.5 L/s.=> 2 x 2.5 = 5l/s
Áp lực nước tại mỗi họng: 3 bar (20m cột nước )
Thể tích nước phục vụ chữa cháy cho 2 họng nước chữa cháy vách tường trong 1 giờ:
Tổng lưu lượng của 2 họng trong 1 giờ là: 5 x 3600/1000 = 18 m3(1)
Lưu lượng nước chữa cháy ngoài nhà.
Lưu lượng nước dung cho chữa cháy ngoài nhà là 10 l/s
Áp lực nước tại mỗi họng: 3 bar (20m cột nước )
Tổng lưu lượng nước phục vụ chữa cháy ngoài nhà trong 1 giờ là:
10 x 3600/1000 = 36 m3(2)
Tính cho hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler có thể xảy ra:
Theo tiêu chuẩn 7336 – 2003 cường độ đầu phun là 0,08L/s.m2, diện tích bảo vệ bởi 1 đầu phun tự động là 12 m2, diện tích để tính lưu lượng nước là 120 m2, thời gian tính toán là 30 phút
Như vậy ta có như sau:
+ Lưu lượng của 1 đầu là: 0,08 x 12 = 0,96 L/s
+ Tổng đầu phun là: 120/12 = 10 đầu
+ Tổng lưu lượng của 20 đầu phun cùng lúc cho 1 đám cháy là:
10 x 0,96 = 9,6 L/s
Trang 8Tổng thể tích nước dùng trong 60 phút cho 1 đám cháy: 9,6 x 3600/1000 =
34,56 m3 (3)
-> Tổng nhu cầu nước dự trữ dung cho hệ thống chữa cháy là:
18 + 36 + 34,56 = 88,56 m3
Chọn bể nước ngầm dung tích 90m³ để chứa nước PCCC cho công trình
Máy bơm được chọn cho công trình :
- Máy bơm chính Diesel Q=54m³/h, H=80m
- Máy bơm điện dự phòng Q=54m³/h, H=80m
- Máy bơm bù áp Q=10m³/h, H=90m
Họng nước chữa cháy được bố trí bên trong nhà cạnh lối ra vào, hành lang, nơi dễ nhìn thấy, dễ sử dụng Các họng được thiết kế đảm bảo bất kì điểm nào của công trình cũng được 2 vòi vươn tới Tâm họng nước được bố trí ở độ cao 1.25m so với mặt sàn Mỗi họng nước được trang bị 1 cuộn vòi vải tráng cao su đường kính 50mm dài 30m và 1 lăng phun D13mm và các khớp nối, lưu lượng phun 2.5L/s và áp lực các họng đảm bảo chiều cao cột nước đặc ≥ 6m
- Diện tích bao phủ bởi 01 đầu phun sprinkler: áp dụng theo tiêu chuẩn TCVN 7336 –
2003 là 12m² cho 01 đầu phun, hệ thống sprinkler được thiết kế sao cho đầu phun có thể hoạt động đồng đều và liên tục
- Đầu chữa cháy tự động loại âm trần, hướng xuống, hoạt động ở nhiệt độ 68˚C, K=80 miệng, D12mm
Hệ thống chữa cháy có áp lực duy trì tự động trong đường ống Áp lực tối thiểu tại vị trí xa nhất trong mỗi mạch của hệ thống ống là 3 bar
b Tủ điều khiển bơm chữa cháy.
- Tủ điều khiển bơm chữa cháy hiện rõ điện áp, cường độ dòng điện
- Tủ điều khiển được thiết kế mạch điện tử điều khiển để tránh tình trạng mất pha
- Tủ điều khiển bao gồm: CB và khởi động từ do Nhật sản xuất, tủ bằng sắt sơn tĩnh điện và các mạch chống mất pha do Việt Nam sản xuất, các bộ phận như đèn báo pha, công tắc tắt mở, đồng hồ vol, ampe do Đài Loan và Hàn Quốc sản xuất
Nguyên lý hoạt động và vận hành của tủ điều khiển và bơm chữa cháy: Tất cả các
CB đều ở vị trí ON (mở) tất cả các đèn báo pha phải sáng, đồng hồ vol phải ở vị trí 380V
+ Hệ thống ở chế độ tự động (Auto):
- Hệ thống chữa cháy bằng nước được điều khiển thông qua hệ thống điều khiển các van cấp nước chữa cháy (bằng tay) Trên đường ống chính và đường ống phụ luôn luôn có nước và áp lực nước luôn luôn là 6 kg/cm2 được duy trì bởi bơm duy trì áp
lực Bơm duy trì hoạt động từ 6,5-7kg/cm2 bởi công tắc giới hạn áp lực Khi có tín hiệu cháy người chữa cháy chỉ việc mở van ở bất kỳ khu vực nào thì bơm điện duy trì
áp lực sẽ chạy, nếu sụt áp 5 kg/cm2 thì bơm điện chính sẽ khởi động và áp lực nước chữa cháy sẽ được duy trì trong đường ống là 6 kg/cm2 (bởi công tắc giới hạn áp lực nếu không sử dụng bơm sẽ tự động ngắt )
Trang 9- Trường hợp máy bơm chính có sự cố thì máy bơm dự phòng sẽ khởi động tiếp tục
phục vụ công tác chữa cháy
- Tủ điều khiển hệ thống máy bơm chữa cháy điện sẽ hoạt động liên tục để điều khiển
sự hoạt động của các máy bơm cấp nước cho hệ thống chữa cháy qua các, công tắc áp lực tự động
+ Hệ thống ở chế độ khởi động bằng tay (MAN):
- Khi bật công tắc sang vị trí MAN máy bơm sẽ chạy hết công suất đến khi nào chuyển công tắc về vị trí OFF
c Bộ phận đường ống
- Trong hệ thống chữa cháy hệ thống đường ống dùng để truyền dẫn nước chữa cháy
từ bể đến lăng phun Hệ thống đường ống đã được tính toán đảm bảo lưu lượng, áp lực, giảm tổn hao trên đường ống
- Đường ống chính DN125 dày 5.0mm và được lắp ghép theo kiểu hàn
- Đường ống ra tủ giảm dần từ DN80 dày 4mm xuống DN65 dày 3,6 mm được lắp ghép theo kiểu măng sông ren và hàn
- Ống đi âm dưới đất được sơn chống sét và lấp cát
- Ống đi trên tường và dầm đà được gia cố bằng giá đỡ sơn chống sét và sơn đỏ
- Kiểm tra độ kín của đường ống bằng thử áp lực với áp lực 10kg/cm2 Duy trì trong vòng 3 giờ áp lực không được tổn thất quá 4%
A CÔNG ĐOẠN NỐI, RẮP ỐNG
1 Ren ống
2 Bôi một lớp keo chuyên dùng( chống xì nước) phủ đều mặt răng
3 Quấn 1 lớp len + bố + cao su non
4 Quét thêm 1 lớp sơn
5 Vặn nối măng sông hoặc co, tê …
B CÔNG ĐOẠN TREO ỐNG TRONG NHÀ
1 Khoan lổ trên trần và đóng tắc kê sắt
2 Bắt ti treo
3 Bắt cùm giữ ống cố định
4 Sơn đỏ toàn bộ đường ống đã lắp đặt
C CÔNG ĐOẠN GIỮ ỐNG NGOÀI NHÀ
1 Gia công bát giữ ống Hình L dùng V4 dày 3.6mm kích thước 25x30cm
2 Khoan lổ trên đà và đóng tắc kê sắt
3 Bắt bát treo ống âm -0.6m so với cost nền, cách đà 20cm
4 Bắt cùm giữ ống cố định
5 Sơn chống sét toàn bộ đường ống đã lắp đặt
Trang 10d Bộ phận cung cấp điện
- Nguồn điện chính cung cấp cho máy bơm được lấy từ lưới điện hoặc trước CB tổng cung cấp cho công trình
- Để đảm bảo năng lượng cung cấp cho hệ thống chữa cháy, chọn nguồn điện ưu tiên cung cấp cho tủ điện máy bơm, lấy nguồn điện ưu tiên và máy phát
IV CÁC TÍN HIỆU ĐIỀU KHIỂN LIÊN ĐỘNG ĐẾN CÁC HỆ THỐNG KHÁC
Các tín hiệu điều khiển từ / đến hệ thống PCCC đều qua các module địa chỉ và được truyền / nhận bởi trung tâm điều khiển báo cháy
Để có thể tương thích với tất cả các loại thiết bị khác nhau, sử dụng tín hiệu truyền đi và đến hệ thống báo cháy đều là loại tiếp điểm không điện áp (dry contact) Mỗi tín hiệu sẽ có 2 trạng thái: trạng thái tích cực là đóng (close) và trạng thái chờ là hở (open)
Các tín hiệu truyền đi từ hệ thống báo cháy sẽ được lập trình theo 2 loại: loại báo cháy chung và loại báo cháy theo khu vực Khi có báo cháy bất kỳ trong toà nhà, tín hiệu báo cháy chung sẽ chuyển sang trang thái tích cực, trong khi tín hiệu báo cháy theo khu vực sẽ chỉ chuyển sang trạng thái tích cực khi có báo cháy tại khu vực mà nó đại diện (như tầng, phòng, )
Các tín hiệu từ các hệ thống khác truyền đến sẽ được trung tâm báo cháy xử lý như những tín hiệu theo dõi trạng thái hoạt động của thiết bị Ngoại trừ các tín hiệu từ van báo động và công tắc dòng chảy, các tín hiệu đến từ các hệ thống khác sẽ không tạo
ra tín hiệu báo cháy mà chỉ được hiển thị trên màn hình máy tính và trung tâm điều khiển báo cháy
Mỗi cụm thang máy (các thang máy gần nhau) sẽ được cấp 1 tín hiệu báo cháy chung Module cấp tín hiệu báo cháy sẽ đặt tại phòng máy của thang máy trên tầng mái
khói cầu thang
Mỗi quạt tăng áp cầu thang sẽ được cấp 1 tín hiệu báo cháy chung Trung tâm báo cháy nhận tín hiệu báo quạt đã chạy Module cấp tín hiệu báo cháy sẽ được đặt gần tủ điều khiển quạt tăng áp
Mỗi quạt hút khói tầng sẽ được cấp 1 tín hiệu báo cháy khu vực (theo tầng có quạt hút đó) Trung tâm báo cháy nhận tín hiệu báo quạt đã chạy Module cấp tín hiệu báo cháy sẽ được đặt gần tủ điều khiển quạt hút khói
Module địa chỉ nhận tín hiệu đặt tại phòng bơm và gần các công tắc dòng chảy trên các tầng