1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán CPSX

43 185 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 444 KB

Nội dung

Kế toán CPSX

Trang 1

PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN TỚI VIỆC TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP

1.1 Những vấn đề cơ bản của công tác hạch toán kế toán trong doanh nghiệp

1.1.1 Hạch toán kế toán trong doanh nghiệp

Kế toán là một công cụ phục vụ quản lý kinh tế với chức năng cơ bản là cung cấp những thông tin không chỉ cho bản thân doanh nghiệp mà cho tất cả các bên quan tâm như nhà đầu tư, ngân hàng, Nhà nước…Đối với các nhà kinh tế, các nhà quản lý doanh nghiệp thì kế toán được coi như là một nghệ thuật quan sát, ghi chép, phân tích, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và trình bày kết quả của chúng nhằm cung cấp các thông tin hữu ích cho việc ra quyết định về kinh tế, chính trị, xã hội và đánh giá hiệu quả của một tổ chức

1.1.2 Đối tượng, nhiệm vụ của hạch toán kế toán

1.1.2.1 Đối tượng của hạch toán kế toán

Hạch toán kế toán nghiên cứu sự hình thành và vận động của vốn trong một đơn vị cụ thể nhằm quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn trong phạm vi sử dụng nhất định Nghiên cứu đối tượng của hạch toán kế toán là xác định những nội dung mà kế toán phản ánh và giám đốc Có thể khái quát đặc điểm đối tượng của hạch toán kế toán như sau:

- Hạch toán kế toán nghiên cứu các yếu tố của quá trình TSX trên góc độ

tài sản và nguồn hình thành tài sản người ta gọi là nguồn vốn.

- Hạch toán kế toán không chỉ nghiên cứu vốn ở trạng thái tĩnh mà còn

nghiên cứu ở trạng thái động

- Hạch toán kế toán nghiên cứu và giải quyết cả những mối quan hệ kinh

tế, pháp lý ngoài vốn của đơn vị như sử dụng tài sản cố định thuê ngoài, nhận vật liệu gia công…

Trang 2

1.1.2.2 Nhiệm vụ của hạch toán kế toán

- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung

công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán.

- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp,

thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.

- Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp

phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.

1.2 Những vấn đề cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp

1.2.1 Phương pháp tổ chức thi công

Tổ chức thi công xây lắp các công trình có thể thực hiện theo phương pháp giao thầu hay tự làm Hiện nay phương pháp giao thầu là phương pháp được áp dụng chủ yếu trong công tác xây lắp.

Phương pháp giao nhận thầu được thực hiện thông qua một trong hai cách sau:

+ Giao nhận thầu toàn bộ công trình:

Theo phương pháp này , chủ đầu tư giao thầu cho một tổ chức xây dựng tất cả các khâu từ khảo sát thiết kế đến việc xây lắp hoàn chỉnh công trình trên cơ sở luận chứng kinh tế đã được duyệt

Ngoài ra chủ đầu tư có thể uỷ nhiệm những công việc của mình cho tổ chức tổng thầu xây dựng như luận chứng kinh tế kỹ thuật, đặt mua thiết bị, giải phóng mặt bằng…

Tuỳ theo khả năng, đặc điểm, khối lượng công tác xây lắp mà tổng thầu xây dựng có thể đảm nhận toàn bộ hay giao lại cho những đơn vị khác.

+ Giao nhận thầu từng phần:

Theo phương pháp này chủ đầu tư giao từng phần cho các đơn vị như: Một tổ chức nhận thầu lập luận chứng kinh tế, kỹ thuật của công trình cần khảo sát, điều tra để lập luận chứng Một tổ chức nhận thầu về khảo sát thiết kế toàn

Trang 3

bộ công trình từ bước thiết kế kỹ thuật và lập tổng dự toán công trình cho đến lúc lập bản vẽ thi công và dự toán các hạng mục công trình.

Một tổ chức nhận thầu xây lắp từ công tác chuẩn bị xây lắp và xây lắp toàn bộ công trình trên cơ sở thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt.

Ngoài ra chủ đầu tư giao thầu cũng có thể cho nhiều tổ chức nhận thầu gọn từng hạng mục công trình, từng nhóm hạng mục công trình độc lập Trong trường hợp này, chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức phân phối hoạt động của các tổ chức nhận thầu và chỉ áp dụng đối với những công trình, hạng mục công trình độc lập.

1.2.2 Đặc điểm sản xuất xây lắp ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.2.2.1 Đặc điểm của sản phẩm xây lắp

- Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấu

phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian xây dựng dài và có giá trị lớn Do vậy, việc tổ chức quản lý và hạch toán nhất thiết phải có các dự toán thiết kế, thi công.

- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận

với chủ đầu tư từ trước.

- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất

phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.

- Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp theo phương thức

khoán gọn các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc phần việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, Xí nghiệp )

1.2.2.2 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

- Kế toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi

phí, từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể

- Đối tượng kế toán chi phí có thể là các công trình, hạng mục công trình,

các đơn đặt hàng, các giai đoạn của hạng mục Vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng hạng mục hoặc giai đoạn của hạng mục.

Trang 4

- Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân của

thiết bị do chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt mà chỉ bao gồm những chi phí do doanh nghiệp xây lắp bỏ ra có liên quan đến xây lắp công trình.

- Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật liệu

kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió

1.2.3 Giá trị dự toán và giá thành sản phẩm xây lắp

1.2.3.1 Giá trị dự toán: Là giá thanh toán cho khối lượng công tác xây lắp hoàn

thành theo dự toán

Giá trị dự toán là cơ sở để kế toán hoá việc cấp phát vốn đầu tư XDCB, để xác định hiệu quả thiết kế, để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thi công và xác định hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp xây lắp

Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp như sau:

- Giá thành dự toán (Z dự toán): Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn, thời gian thi công dài, mang tính đơn chiếc nên mỗi công trình, hạng mục công trình đều có giá thành dự toán riêng Giá thành dự toán là chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công trình Giá thành dự toán xây lắp được xác định trên khối lượng thiết kế được duyệt, các định mức dự toán và đánh giá XDCB do cấp có thẩm quyền ban hành.

Giá thành dự toán = Giá trị dự toán - Lãi định mứcChi phí hoàn thành

khối lượng công tác theo dự toán

Lợi nhuận định mức

Trang 5

Trong điều kiện hiện nay, để thi công xây lắp một công trình thì các đơn vị xây dựng được tham gia đấu thầu Đơn vị thắng thầu là đơn vị xây dựng giá đấu thầu công tác xây lắp hợp lý, đảm bảo chất lượng thi công công trình Do vậy trong giá thành dự toán của từng công trình, hạng mục công trình còn có 2 loại giá thành là:

+ Giá thành đấu thầu công tác xây lắp: Giá thành đấu thầu công tác xây lắp được hình thành từ cơ chế quản lý bằng cách đấu thầu trong xây dựng Đây cũng là một loại giá thành dự toán công tác xây lắp do chủ đầu tư đưa ra để các tổ chức xây lắp căn cứ vào đó mà tính toán giá thành dự thầu công tác xây lắp của mình Nếu như thấy giá thành của mình bằng hoặc thấp hơn giá thành do chủ thầu đưa ra thì sẽ tham gia đấu thầu thi công xây lắp công trình.

+ Giá thành hợp đồng công tác xây lắp: Giá thành hợp đồng là một loại giá thành dự toán công tác xây lắp sau khi đã thoả thuận giao nhận thầu Đây cũng là giá thành của tổ chức xây lắp thắng thầu trong khi đấu thầu và được chủ đầu tư thoả thuận ký hợp đồng giao thầu ( giá thành dự thầu công tác xây lắp của tổ chức xây lắp trúng thầu)

- Giá thành kế hoạch (Z kế hoạch): Là giá thành xác định xuất phát từ những điều kiện cụ thể ở mỗi đơn vị xây lắp trên cơ sở biện pháp quản lý kĩ thuật và tổ chức thi công, các định mức, đơn giá áp dụng trong đơn vị.

Mối liên hệ giữa Z kế hoạch và Z dự toán

Z kế hoạch = Z dự toán - Mức hạ Z dự toán

- Giá thành thực tế xây lắp (Z thực tế): Được tính toán theo chi phí thực tế của tổ chức xây lắp đã bỏ ra để thực hiện các khối lượng xây lắp mà đơn vị nhận thầu, giá thành thực tế được xây dựng theo số liệu của kế toán Muốn đánh giá được giá trị chất lượng hoạt động sản xuất thi công của tổ chức xây lắp thì ta phải tiến hành so sánh các loại giá thành trên với nhau Trong việc so sánh này cần đảm bảo tính thống nhất và có thể so sánh được tức là được thực hiện trên cùng một đối tượng tính giá thành từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành nhất định.

Trang 6

Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp:

Giá thành sản phẩm và chi phí sản xuất là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành, chi phí biểu hiện sự hao mòn còn giá thành biểu hiện kết quả Đây là hai mặt thống nhất của cùng quá trình và chúng giống nhau về chất Nhưng giữa chi phí và giá thành có sự khác biệt về lượng

1.3 Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp của Công ty

1.3.1 Đối tượng hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.3.1.1 Đối tượng hạch toán CPSX

Đối với ngành XDCB đối tượng tập hợp CPSX có thể là công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành, bộ phận thi công… từ đó xác định phương pháp hạch toán chi phí thích hợp

Xác định đối tượng tập hợp CPSX thường căn cứ vào:

+ Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất, sản xuất giản đơn hay phức tạp+ Loại hình sản xuất: Đơn chiếc, sản xuất hàng loạt với khối lượng nhỏ hay sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn.

+ Yêu cầu về trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh

Trên thực tế các doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức tập hợp CPSX, từ khâu hạch toán ban đầu đến khâu tổ chức tổng hợp số liệu ghi chép trên tài khoản, sổ chi tiết.

1.3.1.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm

Đối tượng tính giá thành các loại sản phẩm, lao vụ, công vụ do doanh nghiệp sản xuất ra cần phải được tính giá thành và giá thành đơn vị

Xác định đối tượng tính giá thành là công việc đầu tiên của toàn bộ công tác tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp và có ý nghĩa quan

Chi phí sản xuất dở dang

cuối kỳTổng giá thành

Chi phí sản xuất dở dang

đầu kỳ=

Chi phí sản xuất phát sinh

trong kỳ

Trang 7

-trọng trong việc tính chính xác giá thành sản phẩm xây lắp Yêu cầu đặt ra là xác định khối lượng tính giá thành càng gần đối tượng tập hợp CPSX thì càng tốt và việc tập hợp CPSX phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá thành

Với đặc điểm của ngành XDCB là sản phẩm mang tính đơn chiếc và có dự toán thiết kế riêng nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là từng công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc hoàn thành bàn giao

1.3.2 Phương pháp tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Các chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến đối tượng nào (công trình, hạng mục công trình…) thì hạch toán trực tiếp cho đối tượng (công trình, hạng mục công trình…) đó Phương pháp này chỉ áp dụng được khi chi phí có thể tập hợp trực tiếp cho đối tượng chịu chi phí.

Việc sử dụng phương pháp này có ưu điểm lớn vì đây là cách tập hợp chi phí chính xác nhất, đồng thời lại theo dõi một cách trực tiếp các chi phí có liên quan đến đối tượng cần theo dõi Tuy nhiên sử dụng phương pháp này tốn nhiều thời gian và công sức do có rất nhiều chi phí liên quan đến đối tượng và rất khó để theo dõi riêng các chi phí này Trong thực tế phương pháp này được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp XDCB do nó tạo điều kiện thuận lợi cho kế toán tính giá thành và người quản lý đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

1.3.2.1.2 Phương pháp hạch toán theo đơn đặt hàng:

Trang 8

Toàn bộ các chi phí phát sinh đến đơn đặt hàng nào thì được hạch toán tập hợp riêng cho đơn đặt hàng đó Khi đơn đặt hàng hoàn thành thì tổng số chi phí phát sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành được hạch toán riêng cho đơn đặt hàng đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.

1.3.2.1.3 Phương pháp hạch toán theo từng bộ phận xây lắp:

Các bộ phận sản xuất xây lắp như công trường của các đội thi công, các tổ sản xuất thường trực hiện theo phương pháp này Theo phương pháp này các đội có thể nhận khoán một khối lượng xây lắp nhất định theo hợp đồng khoán gọn Do đó việc hạch toán chi phí phát sinh theo từng bộ phận sản xuất phù hợp với giá khoán khối lượng xây lắp đã thực hiện trong kỳ.

1.3.2.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu CPSX đã tập hợp được của kế toán tính giá thành sản phẩm Trong các DNXL thường sử dụng các phương pháp sau:

1.3.2.2.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp (phương pháp giản đơn)

Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt hàng ít, sản xuất với khối lượng sản xuất lớn và chu kỳ sản xuất ngắn Bên cạnh đó, có thể áp dụng trong trường hợp đối tượng tính giá thành phù hợp với đối tượng hạch toán chi phí, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo Theo phương pháp này tất cả các CPSX phát sinh trực tiếp cho công trình hoặc hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình, hạng mục công trình đó.

Z = Dđk + C - Dck

Trong đó: Z: Giá thành thực tế sản phẩm xây lắpC: Tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ

Dđk, Dck: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

( Nếu giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ không có hoặc quá ít và ổn định thì không cần tính đến giá trị sản phẩm dở dang)

Trang 9

Nếu các hạng mục công trình có thiết kế khác nhau, dự toán khác nhau nhưng cùng thi công trên một địa điểm do một đội sản xuất đảm nhận nhưng không có điều kiện quản lý theo dõi việc sử dụng các loại chi phí khác nhau cho từng hạng mục công trình thì từng loại chi phí đã được tập hợp trên toàn công trình đều phải tiến hành phân bổ cho từng hạng mục công trình Khi đó giá thành thực tế của từng hạng mục công trình sẽ là:

Zi = Di x H

Trong đó: Di: Giá trị dự toán của hạng mục công trình i

H: Tỷ lệ phân bổ giá thành thực tế được tính theo công thức:

Trong đó: ΣC: Tổng chi phí thực tế của cả công trình

ΣD: Tổng dự toán của tất cả các hạng mục công trình1.3.2.2.2 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng

Áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp ký với bên giao thầu hợp đồng thi công gồm nhiều công việc khác nhau mà không cần hạch toán riêng từng công việc Toàn bộ chi phí thực tế tập hợp cho từng đơn đặt hàng từ lúc khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành đơn đặt hàng đó.

Tuy nhiên có thế tính giá thành thực tế từng hạng mục công trình hay khối lượng công việc để phục vụ cho công tác quản lý theo công thức sau:

Ztt = Di x H

Trong đó: H: Tỷ lệ phân bổ được tính: H = ΣC/ΣDi x 100

C: Tổng chi phí tập hợp cho toàn đơn vị phải tính vào giá thànhDi: Giá trị dự toán hạng mục công trình i

1.3.2.2.3 Phương pháp tổng cộng chi phí

Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp DNXL thi công những công trình lớn và phức tạp, quá trình xây lắp được chia ra thành các bộ phận xây dựng khác nhau Đối tượng tập hợp chi phí là từng đội sản xuất, còn đối

Trang 10

tượng tính giá thành là toàn bộ công trình hoàn thành Theo phương pháp này, giá trị công trình được xác định bằng công thức:

Z = Dđk + C1 + C2 + … + Cn - Dck

Trong đó: Z: Giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp

Dđk, Dck: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ, cuối kỳ

C1, C2 …Cn: Chi phí sản xuất tại từng đội sản xuất hoặc từng hạng mục công trình

1.3.2.2.4 Phương pháp tính giá thành theo định mức

Mục đích của phương pháp này là kịp thời vạch ra các chi phí sản xuất thoát ly ngoài định mức nhằm tăng cường phân tích và kiểm tra các số liệu kế toán và đơn giản hoá thủ tục tính toán

Giá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức:Giá thành thực tế

của sản phẩm =

Giá thành định

mức của sản phẩm ± Chênh lệch

định mức ± Thay đổi so với định mức

1.3.3 Chi phí cấu thành giá thành sản phẩm xây lắp

1.3.3.1 Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp

Nội dung giá thành sản xuất SPXL được thể hiện như sau:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là giá trị vật liệu chính, phụ, cấu

kiện các bộ phận rời , vật liệu luân chuyển, … tham gia cấu thành nên thực thể của SPXL hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thiện khối lượng xây lắp

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là các chi phí tiền lương chính, lương

phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình không bao gồm các khoản trích theo tiền lương như BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp xây lắp

- Chi phí sử dụng máy thi công: Phản ánh các chi phí liên quan trực

tiếp đến việc sử dụng máy thi công ( vật liệu, nhân công)

- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí sản xuất liên quan đến

nhiều công trình Chi phí sản xuất chung gồm các chi phí như chi phí tiền lương của nhân viên quản lý đội… chi ra trong phạm vi đội xây lắp phân bổ cho các công trình, hạng mục công trình hoàn thành

Trang 11

1.3.3.2 Giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp

Nội dung chỉ tiêu giá thành toàn bộ sản phẩm xây lắp bao gồm:

- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp

- Chi phí bán hàng: Là những chi phí mà DNXL chi ra có liên quan đến

tiêu thụ như: quảng cáo, chi bảo hành công trình… phân bổ cho các công trình hoàn thành.

- Chi phí QLDN: Là những chi phí chi cho QLDN như: Chi phí lương

nhân viên, CCDC, vật liệu,… cho bộ phận quản lý doanh nghiệp

1.3.4 Tổ chức hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.3.4.1 Trình tự hạch toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Trong ngành XDCB hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường theo trình tự sau:

Bước 1: Tập hợp các chi phí cơ bản có liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình hay từng giai đoạn công việc hoàn thành tuỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp.

Bước 2: Tập hợp và phân bổ chi phí chung cho từng đối tượng chịu phí có liên quan.

Bước 3: Xác định chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ (nếu đối tượng hạch toán là các giai đoạn công việc hoàn thành thì không cần làm bước này)

Bước 4: Tính giá thành sản phẩm theo đối tượng tính giá

1.3.4.2 Hạch toán kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm xây lắp

1.3.4.2.1 Hạch toán kế toán chi phí sản xuất

Theo quyết định 1864/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998 của Bộ Tài chính, để hạch toán hàng tồn kho trong DNXL, kế toán áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên Công ty áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ, chi phí sử dụng máy thi công đối với doanh nghiệp thực hiện theo phương pháp thi công hỗn hợp, vừa thủ công, vừa bằng máy sẽ hạch toán vào một tài khoản riêng Do đó CPSX trong các DNXL sẽ bao gồm 4 khoản mục: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung

Trang 12

- Hạch toán kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) + Nội dung và trình tự hạch toán

Chi phí NVLTT là các chi phí về NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện dịch vụ, lao vụ của DNXL Chi phí NVLTT phải tính theo giá trị thực tế khi xuất sử dụng ( không bao gồm thuế GTGT)

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm giá trị nguyên vật liệu chính như gạch, xi măng, sắt…); nguyên vật liệu phụ gồm những thứ vật liệu khi tham gia sản xuất nó kết hợp với vật liệu chính làm thay đổi hình dáng, mầu sắc… của sản phẩm; nhiên liệu (xăng, dầu, chất đốt…), bảo hộ lao động và các phụ tùng khác Trong giá thành sản phẩm xây dựng, chi phí NVLTT thường chiếm một tỷ trọng lớn Chi phí này được hạch toán riêng cho từng công trình

Yêu cầu của việc hạch toán chi phí NVLTT là hạch toán trực tiếp chi phí này vào đối tượng hạch toán chi phí và tính giá thành Trong trường hợp không thể hạch toán trực tiếp chi phí này vào giá thành sản phẩm thì phải lựa chọn các tiêu chuẩn phân bổ phù hợp theo công thức:

Cn = C x TiΣTi

Trong đó: Cn: Chi phí vật liệu phân bổ cho đối tượng iC: Tổng chi phí cần phân bổ

Ti: Số lượng tiêu thức phân bổ cho đối tượng iΣTi: Tổng tiêu thức cần phân bổ

Tiêu chuẩn phân bổ cần lựa chọn thích hợp như đối tượng với vật liệu chính thường phân bổ theo định mức tiêu hao phí hoặc khối lượng sản phẩm hoàn thành, với vật liệu phụ thông thường thì phân bổ theo khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành.

Trang 13

khoản này dùng để theo dõi tập hợp các chi phí nguyên vật liệu có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng hạch toán chi phí phát sinh trong kỳ.

+ Kết cấu

Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên, vật liệu phát sinh liên quan trực tiếp

đến việc xây dựng hay lắp đặt các công trình và được mở chi tiết theo từng đối tượng (công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng xây lắp có dự toán riêng)

Bên có: * Các khoản ghi giảm chi phí

* Kết chuyển hoặc phân bổ chi phí nguyên vật liệu thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ.

Tài khoản 621 không có số dư cuối kỳ

Trình tự kế toán tổng hợp chi phí NVLTT ( Phụ lục 1)- Hạch toán kế toán chi phí nhân công trực tiếp + Nội dung và nguyên tắc hạch toán

Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí lao động trực tiếp tham gia vào quá trình xây lắp sản xuất sản phẩm công nghiệp, cung cấp các dịch vụ Chi phí NCTT bao gồm các khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo từng hoạt động công việc chi phí NCTT được tính vào giá thành từng loại sản phẩm bằng phương pháp trực tiếp.

Tổng chi phí NCTT sản xuất được tính vào giá thành sản phẩm căn cứ vào bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương

Chi phí NCTT thường được tính vào từng đối tượng chi phí liên quan Trường hợp chi phí NCTT có liên quan đến nhiều đối tượng thì có thể tập hợp chung, chọn tiêu chuẩn phân bổ thích hợp cho các đối tượng chịu chi phí

Không hạch toán vào khoản mục chi phí NCTT các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất

+ Tài khoản sử dụng: Tài khoản 622 "Chi phí nhân công trực tiếp"

Tài khoản này dùng để tập hợp và kết chuyển chi phí tiền công của công nhân sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ liên quan đến từng đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành

Trang 14

+ Kết cấu

Bên nợ: Tập hợp chi phí NCTT thực tế phát sinh trong kỳ

Bên có: Phân bổ và kết chuyển chi phí NCTT vào tài khoản 154

Tài khoản 622 không có số dư cuối kỳ

Trình tự kế toán tổng hợp chi phí NCTT ( Phụ lục 2)- Hạch toán kế toán chi phí sử dụng máy thi công + Nội dung và trình tự hạch toán

Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí cho các MTC nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy Chi phí sử dụng MTC bao gồm chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.

Chi phí thường xuyên: Là những chi phí hàng ngày cần thiết cho việc sử

dụng MTC được tính thẳng vào giá thành của ca máy như: tiền khấu hao MMTB, tiền thuê máy, tiền lương công nhân điều khiển máy, nhiên liệu

Chi phí tạm thời: Là những chi phí phát sinh phải phân bổ dần theo thời

gian sử dụng máy thi công như chi phí vận chuyển, tháo dỡ, lắp đặt, chạy thử MTC khi di chuyển từ công trình này đến công trình khác Chi phí tạm thời có thể phân bổ hoặc trích trước theo kế hoạch của kỳ kế toán

+ Tài khoản sử dụng: Tài khoản 623 " chi phí sử dụng máy thi công"

Tài khoản này sử dụng để tập hợp và phân bổ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy Trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây lắp công trình hoàn toàn bằng máy thì không sử dụng tài khoản 623 mà kế toán phản ánh trực tiếp vào các tài khoản 621, 622, 627 Cũng như chi phí NCTT, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính theo tiền lương phải trả công nhân sử dụng MTC cũng không hạch toán vào tài khoản này mà phản ánh ở tài khoản 627 " chi phí sản xuất chung"

Trang 15

* Kết chuyển và phân bổ chi phí sử dụng MTC cho các công trình, hạng mục công trình

Tài khoản 623 không có số dư cuối kỳ và chi tiết làm 6 tài khoản cấp 2 sau đây:TK 623.1: Chi phí nhân công

TK 623.2: Chi phí vật liệu

TK 623.3: Chi phí dụng cụ sản xuất

TK 623.4: Chi phí khấu hao máy thi công TK 623.7: Chi phí dịch vụ mua ngoàiTK 623.8: Chi phí bằng tiền khác

Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công: Trường hợp DN không

tổ chức đội máy thi công riêng biệt ( Phụ lục 3)- Hạch toán chi phí sản xuất chung

+ Nội dung và trình tự hạch toán:

Chi phí sản xuất chung là những chi phí phục vụ sản xuất của đội xây dựng nhưng không tính trực tiếp cho từng đối tượng cụ thể được Chi phí này bao gồm: lương nhân viên quản lý đội; các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội, công nhân trực tiếp sản xuất, công nhân điều khiển máy thi công; toàn bộ tiền ăn ca của cả đội; chi phí khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội; chi phí vật liệu; chi phí công cụ dụng cụ và các chi phí khác Các khoản chi phí sản xuất chung thường được hạch toán riêng theo từng địa điểm phát sinh chi phí nên kế toán phải tiến hành phân bổ cho các đối tượng theo tiêu thức phù hợp như: Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp, giờ sử dụng máy thi công…

Công thức phân bổ:Mức chi phí sản

xuất chung phân bổ cho từng đối tượng

Tổng chi phí SXC cần phân bổTổng tiêu thức phân bổ

x Tiêu thức phân bổ cho từng đối tượng

+ Tài khoản sử dụng:

Tài khoản 627 " Chi phí sản xuất chung": Tài khoản này phản ánh những chi phí phục vụ sản xuất xây lắp trong quá trình tiến hành XDCB tại các công

Trang 16

trường, các đội và các bộ phận sản xuất kinh doanh tổng hợp trong doanh nghiệp XDCB.

Tài khoản này có thể được mở chi tiết theo từng công trình, từng đội thi công, từng bộ phận và cũng được mở đồng thời các tiểu khoản cấp 2 để theo dõi chi phí sản xuất chung theo yếu tố chi phí sản xuất

Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất chung ( Phụ lục 4)- Tổng hợp chi phí sản xuất

+ Nội dung và nguyên tắc hạch toán

Tổng hợp chi phí sản xuất là công tác quan trọng phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm Quá trình tổng hợp CPSX phải được tiến hành theo đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí nhất định Các DNXL thông thường mở sổ chi tiết theo từng đội sản xuất, từng công trình xây dựng, hạng mục công trình…

Trong kỳ CPSX liên quan đến đối tượng nào thì phân bổ trực tiếp cho đối tượng đó, còn CPSX liên quan đến nhiều đối tượng thì phải tập hợp và chọn tiêu thức phân bổ thích hợp.

Cuối kỳ, tổng hợp toàn bộ CPSX phát sinh cho từng đối tượng trên cơ sở các sổ chi tiết CPSX và tiến hành kết chuyển sang TK 154 " CPSXKD dở dang"

+ Tài khoản sử dụng:

Để tổng hợp chi phí sản xuất kế toán sử dụng TK 154 " Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang" TK này được mở chi tiết cho từng đối tượng

Trang 17

+ Kết cấu:

Bên nợ: Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực

tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp.

Bên có: + Giá thành xây lắp hoàn thành bàn giao

+ Giá trị phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được, các khoản ghi giảm chi phí sản xuất chung.

Số dư bên nợ: CPSX kinh doanh còn dở dang cuối kỳ

Tài khoản 154 chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí và chi tiết thành 4 TK cấp 2TK 154.1: Xây lắp

TK 154.2: Sản phẩm khácTK 154.3: Dịch vụ

TK 154.4: Chi phí bảo hành xây lắp

Trình tự kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ( Phụ lục 5)1.3.4.2.2 Tổ chức hạch toán giá thành sản phẩm xây lắp

Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc ở giai đoạn chế biến còn đang nằm trong quá trình sản xuất Trong sản xuất xây lắp sản phẩm dở dang được xác định bằng phương pháp kiểm kê hàng tháng Việc tính giá sản phẩm trong sản xuất xây lắp phụ thuộc vào phương thức thanh toán khối lượng xây lắp hoàn thành giữa bên nhận thầu và chủ đầu tư Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp sau khi hoàn thành toàn bộ thì giá trị sản phẩm dở dang là tổng chi phí phát sinh từ khi khởi công đến cuối tháng đó Nếu quy định thanh toán sản phẩm xây lắp theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý thì giá trị sản phẩm dở dang là khối lượng xây lắp chưa đạt tới điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã quy định và được tính chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí của hạng mục công trình đó cho các giai đoạn, tổ hợp các công việc đã hoàn thành và giai đoạn còn dở dang theo giá trị dự toán của chúng.

Giá trị SPDD được đánh giá theo chi phí thực tế theo hai phương pháp:

+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí dự toán

Trang 18

+ Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo tỷ lệ hoàn thành tương đương

Giá trị thực tế của KLXL dở dang cuối kỳ

Chi phí thực tế của KLXLdở

dang đầu kỳ

Chi phí thực tế của KLXL phát

sinh trong kỳTổng giá trị dự toán của các giai đoạn

xây dựng theo mức độ hoàn thành

Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ tính theo mức độ hoàn thành

+Giá trị thực tế

của KLXL dở dang cuối kỳ

Chi phí thực tế của KLXLdở

dang đầu kỳ

Chi phí thực tế của KLXL phát

sinh trong kỳ

Giá trị dự toán của KLXLDD cuối kỳ tính theo mức độ hoàn thành

Giá trị dự toánKLXL hoàn thành trong kỳ

Giá trị dự toán của KLXL dở

dang cuối kỳ

Trang 19

PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP CÔNG

Tháng 9 năm 1973 đội công trình công nghiệp - ban kiến thiết cơ bản được nâng cấp lên thành công ty XLCN Nam Định, lấy ngày 15/09/1973 là ngày thành lập của Công ty Trong thời gian này chức năng của Công ty đơn thuần là xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng và lắp đặt thiết bị sản xuất công nghiệp trong các cơ sở công nghiệp của tỉnh Hà Nam Ninh

Trước đây Công ty được Nhà nước bao cấp và cung cấp thiết bị vật tư… các công trình xây dựng và lắp đặt do Nhà nước chỉ đạo giao kế hoạch, lỗ thì được cấp bù Với cơ chế quản lý và kinh doanh như vậy đã tạo cho Công ty sự thụ động trong sản xuất kinh doanh, không chú ý đến phát triển Công ty

Thực hiện chỉ thị số 20/CT- TT ngày 21/04/1998 của Thủ tướng chính phủ về việc sắp xếp và đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước Thực hiện quyết định số 3212/2003/QĐ - UB của uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định, cùng với một số đơn vị trên địa bàn tỉnh Công ty xây lắp công nghiệp NĐ đã tiến hành cổ phần hoá với tên gọi chính thức từ ngày 05/03/2004

Công ty Cổ phần Xây lắp Công nghiệp Nam Định

Địa chỉ: 5/98 đường Trần Thái Tông - Lộc Vượng - Nam ĐịnhĐiện thoại: 0350 - 3849424

Fax: ( 84 ) - 35 - 49499

Được cấp giấy đăng ký kinh doanh số 0703000264

Trang 20

Giai đoạn từ 05/03/2004 đến nay chiến lược đầu tư và phát triển phù hợp đã tạo điều kiện cho Công ty đạt được năng suất chất lượng, hiệu quả cao trong công việc thi công các công trình có tính kỹ thuật phức tạp và có uy tín trên thị trường Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là hoạt động trong lĩnh vực XDCB, sản phẩm chủ yếu của Công ty là các công trình xây dựng bằng các nguồn vốn của đầu tư khác nhau ( vốn ngân sách Nhà nước, của các doanh nghiệp của các tư nhân…) bao gồm các lĩnh vực:

- Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các

công trình cấp thoát nước, san lấp mặt bằng, sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện bê tông đúc sẵn, gia công sản phẩm cơ khí, mộc, sản xuất gạch đỏ

- Trang trí nội thất, ngoại thất các công trình2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất quy định các sản phẩm của Công ty rất đa dạng và thuộc nhiều lĩnh vực: Công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, dân dụng… nên không có một quy trình công nghệ cố định nào, tuy nhiên những giai đoạn công việc chính được thực hiện theo trình tự sau:

- Tổ chức nhận vị trí tim tuyến của công trình do chủ đầu tư và đơn vị

thiết kế bàn giao.

- Xây dựng kho tành, lán trại, bến bãi, nhà làm việc cho ban chỉ huy công

trường và nhà nghỉ công nhân

- Xây dựng mặt bằng công trình:

+ Đào móng

+ Xử lý nền móng (Đóng, ép cọc) + Đổ bê tông móng và kết cấu dưới sâu

- Tổ chức thi công phần mặt bằng bên trên ( phần thô )- Hoàn thiện công trình tổ chức nghiệm thu bàn giao

(Trong các bước, quá trình thi công phải làm các thủ tục kỹ thuật nghiệm thu từng phần công việc để đánh giá chất lượng, đối chiếu với mẫu chào hàng khi đấu thầu).

Trang 21

2.1.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý của công ty ( Phụ lục 6)

Tổng giám đốc điều hành: Là người quản lý cao nhất trong Công ty chịu trách nhiệm về các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, giúp cho giám đốc điều hành là 2 phó giám đốc Các phó giám đốc có trách nhiệm cung cấp thông tin giúp tổng giám đốc ra quyết định một cách chính xác, kịp thời.

Bộ máy quản lý của Công ty gồm 4 phòng ban, có 2 xí nghiệp, 4 đội và phân xưởng sản xuất.

Các phòng chức năng: Thực hiện nhiệm vụ chức năng tham mưu cho

giám đốc trong hoạt động sản xuất kinh doanh về từng mặt, dưới sự điều hành của tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc.

- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý

sử dụng lao động, an toàn lao động, quản lý các hồ sơ, quản lý con dấu của Công ty

- Phòng kế toán: Giúp giám đốc về công tác sử dụng vốn và tài sản, tổ

chức hạch toán toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, lập báo cáo tài chính, thực hiện chức năng giám sát bằng tiền trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Phòng kỹ thuật: Xây dựng giá thành, lập hồ sơ dự thầu tuyển dụng, đấu

thầu, tổ chức kiểm tra các tổ, đội thành viên, các công trường về kỹ thuật công trường và chất lượng công trình, đào tạo công nhân kỹ thuật, tổ chức nâng bậc cho công nhân

- Phòng kinh tế kế hoạch: Có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh

doanh, giao kế hoạch, kiểm tra các đơn vị thực hiện kế hoạch

- Các xí nghiệp, đội, xưởng: Các xí nghiệp, các đội, xưởng phải tự mình

đảm nhận kế hoạch vật tư xây dựng công trình, đảm bảo kỹ thuật, tiến độ thi công và chịu sự chỉ đạo của ban Giám đốc.

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty (Phụ lục 7)

Do Công ty tổ chức theo kiểu phân cấp, nên bộ máy kế toán gồm hai loại kế toán là kế toán Công ty và kế toán ở các Xí nghiệp, đội, phân xưởng.

- Kế toán công trường (Xí nghiệp, đội, xưởng): Kế toán tại các Xí

nghiệp, đội, xưởng có trách nhiệm thiết lập các chứng từ ghi chép ban đầu, tập

Ngày đăng: 10/11/2012, 11:28

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w