Tài liệu LÊ VĂN HƯU (1230 - 1322) docx

2 332 1
Tài liệu LÊ VĂN HƯU (1230 - 1322) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thần đồng xưa của nước ta Quốc Chấn 1 www.vietkiem.com Posted by Ái Lý nương VĂN HƯU (12301322) 1. Cả Quán Học kinh ngạc Cách đây 6 – 7 trăm năm, vùng Kẻ Rị (nay là xã Thiệu Trung, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá) là một miền đất trù phú, tấp nập trên bộ, dưới thuyền và cũng là một trung tâm văn hoá của châu Ái. Nơi đây, thưở đó có Lương, một hào trưởng cự phách, nổi tiếng khắp vùng bởi “thóc chứa hàng trăm lẫm, trong nhà nuôi 3000 khách”. Ông được Đinh Tiên Hoàng phong cho chức Bộc xạ tướng quân 1 Ngày nay còn 2 cái cột treo chuông bằng đá, dấu tích của một ngôi chùa lớn gọi là chùa Hương Nghiêm, do Lương khởi dựng. Còn giếng đất, tương truyền cũng từ thời Lương và có lần quan Thập đạo tướng quân Hoàn đã về đây thăm ông Lương, quân sĩ ăn uống suốt mấy ngày, bát chén không kịp rửa, đổ cả xuống giếng. Dân vùng này vẫn còn truyền miệng câu nói: “Nhất nhật đãi tam thiên khách” (Một ngày đãi 3000 khách) và hiện nay đào giếng vẫn còn thấy những mảnh bát, đĩa… Thưở bấy giờ, đầu làng Thần Hậu (nay là làng Phủ Lí Nam), có dựng một ngôi nhà gọi là Quán Học, để cho những người biết chữ nghĩa giảng thơ, bình văn và con em trong làng đến học tập. Mảnh đất từ xa xưa xây dựng Quán Học, đến nay các cụ vẫn còn hình dung được. Vùng đất đó chính là quê hương của bảng nhãn Văn Hưu, người đã viết bộ lịch sử đầu tiên của nước ta và vị tổ 7 đời của ông, chính là Bộc xạ tướng quân Lương nói trên. Theo một số sử liệu cho biết thì ông thân sinh ra Văn Hưu Văn Minh, bị bệnh chết lúc ông Hưu còn trong bụng mẹ. Lớn lên khoảng 4 –5 tuổi, Văn Hưu thường mon men ra Quán Học để xem các anh trong làng học hành và người lớn giảng thơ, bình văn. Nhiều lần thầy đồ nhận thấy cậu bé Hưu đã nhắc bài cho các anh. Lấy làm lạ, ông bèn viết mấy chư nho lên giấy, giảng cho cậu bé hiểu, sau đó ông viết sang tờ khác những chữ trên, rồi hỏi thì cậu bé Hưu đọc không sai chữ nào. Mọi người ở Quán Học đều lấy làm kinh ngạc và cho rằng Văn Hưu là một thần đồng. 2. Thích chiếc dùi đóng vở Bố chết sớm, bà mẹ của Văn Hưu chịu goá, quyết nuôi con ăn học. Bà gửi cậu sang học với thầy đồ họ Nguyễn bên Kẻ Bôn (nay thuộc xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá). Cậu rất sáng dạ, học đâu nhớ đấy, thơ văn đối đáp mau lẹ, được thầy yêu, bạn quý. Tương truyền rằng trên đường Văn Hưu đi học, từ Kẻ Rị sang Phúc Triền thuộc Kẻ Bôn, bấy giờ có một lò rèn dựng ngay bên đường. Một lần đi học về, cậu Hưu thấy bác thợ rèn treo những chiếc dùi. cậu thích lắm, ước gì có một chiếc để đóng vở, nên cứ đứng tần ngần, ngắm nghía mãi. 1 Bộc xạ tướng quân là quan chức thời Lý, Trần, đến thời Hồng Đức thì bỏ; tương đương với đại thần, á tướng (bậc tướng thứ hai) giữ vai trò then chốt trong triều đình Thần đồng xưa của nước ta Quốc Chấn 2 www.vietkiem.com Posted by Ái Lý nương Bác thợ rèn biết Văn Hưu là học trò, mặt mày lại sáng sủa, khôi ngô, nên dịu dàng hỏi: - Cậu muốn cái gì? Văn Hưu rụt rè đáp: - Cháu muốn có chiếc dùi để đóng vở. Bác thợ rèn liền bảo: - Tôi ra cho cậu vế đối, nếu đối được, tôi xin biếu không. Câu đối thế này: “Than trong lò, lửa trong lò, sắt trong lò, thổi phì phò đúc nên dùi vở” Văn Hưu không chút lưỡng lự, đối ngay: “Giấy trong túi, bút trong túi, mực trong túi, viết lúi húi mà đậu khôi nguyên”. Vế ra của bác thợ rèn nói đến lao động khó nhọc của người thợ (thở phì phò), với những công cụ của nghề rèn (lò, than, sắt, lửa) để làm ra sản phẩm là chiếc dùi vở. Vế đối của Văn Hưu đã mô tả việc học tập cần cù của người học trò (lúi húi), với những công cụ học tập (giấy, bút, mực) để cũng đạt được thành quả cuối cùng là thi đỗ, nhưng đỗ khôi nguyên cơ! Thật là một ước mơ, hoài bão rất cao, rất đẹp đối với một cậu học trò mới 11 tuổi! Bác thợ rèn tấm tắc khen ngợi, rồi tặng Văn Hưu một chiếc dùi vở rất đẹp và còn thưởng thêm cho cậu 3 tiền nữa. 3. Người bạn tâm giao Bà mẹ Văn Hưu họ Đỗ, người thôn Phúc Chữ. Ông ngoại là Đỗ Tất Bình, một nhà Nho tinh thông địa lí, am hiểu các kiểu mộ táng. Bà mẹ thấy con mình trí tuệ sáng láng, học hành tấn tới nên rất mừng. Bà muốn luôn được ở cạnh để nhắc nhở con học tập, nên đã nhờ thợ đúc đồng ở Kẻ Chè gần đấy đúc cho một chiếc đèn, hình con rồng. Bà lại đem mấy viên ngọc gia bảo của cụ tướng quốc bộc xạ, được vua Đại Hành ban cho, để khảm vào mắt rồng. Ban đêm, ánh ngọc tỏa sáng cho Văn Hưu học. Chiếc đèn trở thành người bạn tâm giao, được ông Hưu quý mến, luôn luôn mang theo bên mình. Sau này, khi đã đỗ đạt ra làm quan, cây đèn vẫn soi sáng cho ông suốt đêm này, đêm khác, để biên soạn thành công 30 quyển Đại Việt sử kí - bộ quốc sử đầu tiên của nước ta. Cây đèn là bảo vật tổ tiên họ 2 mà người mẹ đã gửi gắm lại cho Văn Hưu để nhắc nhở con chăm chỉ học hành, xây dựng sự nghiệp. Nó gắn chặt với cả cuộc đời ông và tương truyền rằng khi ông mất, cây đèn cũng được mai táng theo. 2 Chắc ý tác giả muốn nói đến những viên ngọc trên cây đèn nên gọi cả cây đèn là bảo vật của dòng họ – TLĐH. . biết thì ông thân sinh ra Lê Văn Hưu là Lê Văn Minh, bị bệnh chết lúc ông Hưu còn trong bụng mẹ. Lớn lên khoảng 4 –5 tuổi, Lê Văn Hưu thường mon men ra Quán. nương Bác thợ rèn biết Lê Văn Hưu là học trò, mặt mày lại sáng sủa, khôi ngô, nên dịu dàng hỏi: - Cậu muốn cái gì? Lê Văn Hưu rụt rè đáp: - Cháu muốn có chiếc

Ngày đăng: 10/12/2013, 05:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan