Thừa Thiên-Huế Thừa Thiên-Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-16,8 Bắc và 107,8-108,2 Đông. Diện tích của tỉnh là 5.053,99 km², dân số năm 2005 là 1.134.480 người. Địa lý Thừa Thiên-Huế giáp tỉnh Quảng Trị về phía bắc, biển Đông về phía đông, thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam về phía nam, Trường Sơn và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên-Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km. Tỉnh ThừaThiên – Huế Tỉnh Việt Nam Chính trị và hành chính Bí thư tỉnh ủy Hồ Xuân Mãn Chủ tịch HĐND Nguyễn Văn Cường Chủ tịch UBND Nguyễn Ngọc Thiện Địa lý Tỉnh lỵ Thành phố Huế Miền Bắc Trung Bộ Diện tích 5.053,99 km² Các thị xã / huyện 8 huyện Nhân khẩu Số dân • Mật độ 1.134.480 người 224,5 người/km² Dân tộc Việt, Tà-Ôi, Cơ-tu, Bru – Vân Kiều , Hoa Mã điện thoại 54 Mã bưu chính: 47 ISO 3166-2 VN-26 Website [1] Biển số xe: 75 Phần lớn núi rừng nằm ở phía tây. Những ngọn núi đáng kể là: Động Ngai 1.774m, Động Truồi 1.154m, Co A Nong 1.228m, Bol Droui 1.438m, Tro Linh 1.207m, Hói 1.166m (nằm giữa ranh giới tỉnh Quảng Nam), Cóc Bai 787m, Bạch Mã 1.444m, Mang 1.708m, Động Chúc Mao 514m, Động A Tây 919m. Sông ngòi thường ngắn nhưng lại lớn về phía hạ lưu. Những sông chính là Ô Lau, Rào Trang, Rào Lau, Rào Mai, Tả Trạch, Hữu Trạch, An Cựu, Nước Ngọt, Lăng Cô, Bồ, Rau Bình Điền, Đá Bạc, Vân Xá, Truồi Hai cửa biển quan trọng là cửa Thuận An và cửa Tư Hiền. Khí hậu Khí hậu Thừa Thiên-Huế gần giống như Quảng Trị, kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Những tháng đầu năm có nắng ấm. Thỉnh thoảng lụt vào tháng 5. Các tháng 6, 7, 8 có gió mạnh. Mưa lũ và có gió đông vào tháng 9, 10. Tháng 11 thường có lụt. Cuối năm mưa kéo dài. Giao thông Hai quốc lộ 1 và 14 nối Thừa Thiên-Huế với các tỉnh khác. Sân bay nằm tại Phú Bài. Hành chính Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên-Huế có 8 huyện và thành phố Huế, với 150 xã, phường, thị trấn. • Thành phố Huế (tỉnh lỵ) • Huyện A Lưới • Huyện Hương Thủy • Huyện Hương Trà • Huyện Nam Đông • Huyện Phong Điền • Huyện Phú Lộc • Huyện Phú Vang • Huyện Quảng Điền Khi tái lập tỉnh Thừa Thiên-Huế theo Nghị quyết ngày 30 tháng 6 năm 1989 của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh có thành phố Huế và 4 huyện: A Lưới, Hương Điền, Hương Phú và Phú Lộc. Theo Quyết định số 345-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) Việt Nam ngày 29 tháng 9 năm 1990, huyện Hương Điền chia thành 3 huyện Hương Trà, Phong Điền và Quảng Điền, huyện Hương Phú chia thành 2 huyện Hương Thủy và Phú Vang, huyện Phú Lộc chia thành 2 huyện Phú Lộc (mới) và Nam Đông. Như vậy tỉnh có 8 huyện như ngày nay. UBND Tỉnh ThừaThiênHuế đang lập đề án đưa cả tỉnh thành thành phố trực thuộc trung ương trước năm 2015. Ngày 11 tháng 12 năm 2008, HĐND tỉnh ThừaThiên - Huế đã thông qua nghị quyết Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh ThừaThiên - Huế đến năm 2025 với mục tiêu đề ra là xây dựng tỉnh ThừaThiên - Huế trở thành đô thị loại I trực thuộc trung ương. (http://www.hue.vnn.vn/hue24h/2008/12/309657/) Lịch sử Bản đồ hành chính Việt Nam Cộng hòa cho thấy địa giới tỉnh ThừaThiên năm 1967. Thời Nguyễn, ThừaThiên là phủ. Thời thuộc Pháp được đổi làm tỉnh. Năm 1976, tỉnh sáp nhập với Quảng Bình và Quảng Trị thành tỉnh Bình Trị Thiên. Theo Quyết định ngày 30 tháng 6 năm 1989 tại kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa VIII nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ba tỉnh này lại được tách ra như cũ, riêng tỉnh ThừaThiên sau khi tách thì mang tên gọi mới: Thừa Thiên-Huế. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . và 14 nối Thừa Thiên- Huế với các tỉnh khác. Sân bay nằm tại Phú Bài. Hành chính Về tổ chức hành chính, Thừa Thiên- Huế có 8 huyện và thành phố Huế, với 150. Nhân dân Lào về phía tây. Thừa Thiên- Huế cách Hà Nội 654 km, Nha Trang 627 km và Thành phố Hồ Chí Minh 1.071 km. Tỉnh Thừa Thiên – Huế Tỉnh Việt Nam Chính