CÂY NỮHÀIMỚI Pap.x Cribbii Việt Nam được xếp vào những nước có nhiều câynữhài nhất, sau đó mới tới Trung hoa, nay lại có thêm một cây nữhàimới nữa. Đó là cây Paphiopedilum x cribbii. Chúng ta cũng nên biết rằng tên cây lan nếu là cây nguyên giống sẽ viết nghiêng và không viết hoa. Thí dụ: aphiopedilum vietnamense. Nếu cây đã lai giống nhân tạo sẽ viết thẳng và viết hoa như Cymbidium Nicole Valentine. Còn viết như Dendrobium x delicatum tức là cây lan này đã được thiên nhiên ghép giống như trường hợp của cây Paphiopedilum x cribbii vậy. Nhưng tại sao cây lan mọc ở Việt Nam lại không có tên Việt? Câu này xin để các nhà khoa học nước ta trả lời. Điều này làm cho những người Việt yêu non sông, tổ quốc phải ngậm ngùi. Nước ta thiếu gì tiến sĩ, giáo sư, bác học và chuyên gia mà sao lại có tình trạng đáng buồn này? Những vị này ở đâu và hiện đang làm gì mà lại để những người ngoại quốc vào núi rừng tìm tòi hoa thơm cỏ lạ rồi công bố cho thế giới được biết với cái tên lạ hoắc? Nhưng thôi chúng ta hãy gác chuyện này sang một bên và xin mời quý vị xem bản tường trình của giáo sư Leonid Averyanov, đăng trên nguyệt san Orchid của Hội Hoa Lan Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2006 được lược dịch như sau: Paphiopedilum x cribbii, một cây lan lai giống thiên tạo giữa cây P. appletonianum và cây P. willosum đã tìm thấy tại phía nam Việt nam. Haicây lan này thường thấy tại những khu vực núi non trên cao độ 1500-2200 thước. Cả hai giống đều mọc ở nhũng chỗ ẩm ướt, hoang dã có những cây lá lớn xanh tốt quanh năm. Mặc dầu cây Pap.appletonianum thường mọc ở dưới đất còn cây P. willosum là một giống phong lan, một đôi khi cả hai cùng mọc gần nhau ở trên đá hay trên cây. Sự khác biệt về mùa hoa nở có lẽ là một vấn đề quan trọng trong việc lai giống thiên nhiên. Thông thường tại miền nam nước Việt P. appletonianum nở hoa vào mùa xuân, nhưng P. willosum nở hoa vào mùa đông. Tuy nhiên thỉnh thoảng cây lan này lại nở hoa vào xuân và có khi vào đầu hạ. Đó có lẽ là nguyên nhân có sự lai giống thiên tạo giữa 2 giống lan mọc cùng chung một khu vực. Vì sự liên hệ này, việc khám phá ra cây lan hài lai giống không làm ai ngạc nhiên, vì cả haicây lan đều mọc chung và đôi khi thấy rất nhiều ở vùng núi non miền nam nước Việt. Cây lan lai giống được đặt tên là P. cribbii để vinh danh tiến sĩ Phillip Cribb, một nhà thảo mộc học, một chuyên gia về hoa lan người Anh. Địa điểm tìm thấy cây lan này tại Lâm Đồng, trên cao độ 1400-1500 thước.Cây lan mọc ở dưới đất, có từ 5 đến 7 chiếc lá có vân xanh rõ rệt, dài từ 12-18 phân ngang 2.5-3.5. Dò hoa cao chừng 20 phân và chỉ có một bông nở vào tháng 10 đến tháng 12. Hoa không thơm, cánh hoa tròn lớn mầu tím, đài hoa chính mầu xanh có những sọc nâu sậm và túi hoa mầu nâu hồng. Giáo sư, tiến sĩ Leonid Averyanov thuộc phân khoa Thảo Mộc, viện Khoa Học, trường đại học Komarov, St Peterburg Nga sô, ông đã nhiều lần sang Việt Nam nghiên cứu về cây cỏ và hoa lan tại khắp núi rừng Bắc, Trung, Nam. Trong những năm vừa qua, ông đã nhiều lần nói chuyện tại các hội hoa lan khắp Hoa Kỳ về những khám phá mới lạ của ông tại Việt Nam. Các bài tường trình của ông với cộng sự viên người Việt như các giáo sư Phan Kế Lộc, Nguyễn tiến Hiệp, Dzương đức Huyến v.v… đã được đăng rải rác trên các báo Orchids, Orchid Digest và Orchid Advocate từ nhiều năm qua. Ngày 20 tháng 1 năm 2007 vừa qua, ông đã đến nói chuyện với các hội viên của Hội Hoa Lan Việt Nam tại Orange County, California. Trong dịp này, ông đã nói về cuộc nghiên cứu cây cỏ và hoa lan tại Lai Châu và phía tây nam của dẫy Hoàng liên sơn vào tháng 11 và 12 năm 2006. 4/2007 :: http://Agriviet.Com - Xem1546:: . CÂY NỮ HÀI MỚI Pap. x Cribbii Việt Nam được x p vào những nước có nhiều cây nữ hài nhất, sau đó mới tới Trung hoa, nay lại có thêm một cây nữ hài mới nữa sau: Paphiopedilum x cribbii, một cây lan lai giống thiên tạo giữa cây P. appletonianum và cây P. willosum đã tìm thấy tại phía nam Việt nam. Hai cây lan