Đểsửdụngđúng giá cổphiếutrongphântíchđầutư Giá cổphiếu là thông số đầu vào quan trọngtrongphântíchđầu tư, đối với cả phântíchcơ bản và kỹ thuật. Giá cổphiếu rất dễ thu thập nhưng nếu sửdụng không đúng sẽ dẫn đến những kết luận thiếu chính xác. Về cơ bản, một biến động giá cổphiếu sẽ làm thay đổi giá trị khoản đầutư của người sở hữu cổphiếu theo một tỷ lệ tương ứng. Nếu không, biến động đó phải được điều chỉnh. Việc điều chỉnh giá cổphiếu được tiến hành trong trường hợp số lượng cổphiếu lưu hành của doanh nghiệp thay đổi như chia cổphiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu, tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu. Để minh họa, xét hai ví dụ thực tiễn sau: Ví dụ 1: SJS trả cổphiếu thưởng Dưới đây là giá cổphiếu SJS trong khoảng thời gian tháng 1/2007 (đơn vị : 1.000 đồng). Ngày 10/1 11/1 12/1 15/1 16/1 17/1 Giá 694 728 728 190 199 208 Nếu không điều chỉnh, lợi suất cổphiếu SJS trong ngày 15/1 là (190.000 - 728.000)/728.000 = -74%. Đây là cách phản ánh biến động giá cổphiếu của hầu hết các nguồn cung cấp thông tin chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Thống kê 5 chứng khoán có giá giảm nhiều nhất ngày 15/1 thì SJS đứngđầu với -74%, trong khi đó giá cổphiếu niêm yết trên TTGDCK TP. HCM được quy định chỉ có thể biến động tối đa 5% một ngày. Về thực chất, con số -74% chỉ thể hiện sự thay đổi bề ngoài của giá cổphiếu chứ không phản ánh được thay đổi giá trị khoản đầutư của những người sở hữu cổphiếu SJS. Nguyên nhân nằm ở chỗ, ngày 15/1 là ngày không hưởng quyền nhận cổphiếu thưởng theo tỷ lệ 1:3. Số lượng cổphiếu lưu hành của SJS tăng lên 4 lần, giá tham chiếu trong ngày 15/1 được điều chỉnh bằng cách lấy giá đóng cửa của ngày 12/1 nhân với hệ số điều chỉnh (728.000 * 0,25 = 182.000). Xét nhà đầutư mua 1 cổphiếu SJS vào ngày 12/1 với giá 728.000 đồng và bán lại khoản đầutư này của mình vào một ngày nào đó sau khi đã nhận được cổphiếu thưởng, giả sử với giá 182.000 đồng (bằng với giá tham chiếu của ngày 15/1) thì lợi suất của nhà đầutư này bằng 0 vì lúc đó anh ta bán lại 4 cổphiếu (mua 1, được thưởng 3) với giá 182.000 đồng mỗi cổphiếu (tổng thu nhập là 728.000 đồng, đúng bằng chi phí bỏ ra). Trong khi đó, nếu chỉ dựa trên chuỗi giá cổphiếu thu thập được để xác định lợi suất mà không tính đến việc thay đổi số lượng cổphiếu lưu hành của SJS thì nó sẽ là (182.000 - 728.000)/728.000 = -75%. Do vậy, để xác định chính xác lợi suất của nhà đầutưtừ chuỗi giá cổ phiếu, phải tiến hành điều chỉnh bằng cách nhân tất cả giá cổphiếu của SJS từ ngày 12/1 trở về trước với hệ số điều chỉnh giá tham chiếu là 0,25. Như vậy, giá cổphiếu SJS ngày 12/1 sẽ là 182.000 đồng, ngày 11/1 là 182.000 đồng, ngày 10/1 là 174.000 đồng… Lợi suất đúng của ngày 15/1 sẽ là (190.000 - 182.000)/182.000 = 4,39% (chứ không phải là -74% như cách công bố hiện nay). Ví dụ 2: SAM phát hành thêm cổphiếu với giá ưu đãi Giá cổphiếu SAM trong khoảng thời gian tháng 5/2007 được trình bày trong bảng dưới đây (đơn vị : 1.000 đồng) Ngày 09/5 10/5 11/5 14/5 15/5 Giá 215 210 215 190 185 Ngày 14/5 là ngày không hưởng quyền mua cổphiếu SAM phát hành thêm theo tỷ lệ 5:1 với giá 20.000 đồng/cổ phiếu. Trong đó: PI: giá phát hành; Pt-1: giá đóng cửa ngày 11/5; N: tỷ lệ CP cũ/CP mới). Như vậy, giá tham chiếu của ngày không hưởng quyền (14/5) là: 0,848 * 215.000 = 182.000 đồng. Giá cân bằng của một quyền mua là: 215.000 - 182.000 = 33.000 đồng. Xét nhà đầutư mua 10 cổphiếu SAM ngày 11/5 và xác định lợi suất của nhà đầutư này cho đến một thời điểm nào đó sau ngày không hưởng quyền trong 3 trường hợp dưới đây, giả sử giá cổphiếu vào thời điểm đó bằng với giá tham chiếu của ngày 14/5 là 182.000 đồng: - Trường hợp 1: nhà đầutưdùng hết quyền để mua cổphiếu mới thì số cổphiếu mới nhà đầutư mua được là 2. Tổng số tiền bỏ ra đầutư là: (10 * 215.000) + (2 * 20.000) = 2.190.000 đồng. Giá trị khoản đầutư vào ngày xác định lợi suất là: 12 * 182.000 = 2.184.000 đồng. Lợi suất xấp xỉ bằng 0. - Trường hợp 2: nhà đầutưdùng 5 quyền để mua 1 cổphiếu mới và bán 5 quyền còn lại. Tổng số tiền bỏ ra đầutư là: 10 * 215.000 + 20.000 = 2.170.000 đồng. Giá trị khoản đầutư vào ngày xác định lợi suất là: (11 * 182.000) + (5 * 33.000) = 2.167.000 đồng. Lợi suất xấp xỉ bằng 0. - Trường hợp 3: nhà đầutư không mua cổphiếu mới mà bán lại cả 10 quyền. Tổng số tiền bỏ ra đầutư là: 10 * 215.000 = 2.150.000 đồng. Giá trị khoản đầutư vào ngày xác định lợi suất là: (10 * 182.000) + (10 * 33.000) = 2.150.000 đồng. Lợi suất bằng 0. Như vậy, nếu giá cổphiếu không biến động so với giá tham chiếu của ngày không hưởng quyền thì lợi suất của người sở hữu cổphiếu SAM luôn bằng 0. Trong khi đó, nếu sửdụng chuỗi giá cổphiếu SAM nói trên để xác định lợi suất mà không tính đến việc SAM phát hành cổphiếu mới thì nó sẽ là: (182.000 - 215.000)/215.000 = -15%. Do vậy, để xác định chính xác lợi suất của nhà đầutưtừ chuỗi giá cổ phiếu, phải tiến hành điều chỉnh bằng cách nhân tất cả giá cổphiếu của SAM từ ngày 11/5 trở về trước với hệ số điều chỉnh giá tham chiếu là 0,848. Các ví dụ trên thể hiện những sự kiện đơn lẻ dẫn đến việc phải điều chỉnh giá cổ phiếu. Trongphântíchđầu tư, thường phải sửdụng những chuỗi giá cổphiếu dài trong quá khứ. Khi đó, có thể có nhiều sự kiện kế tiếp nhau hoặc cùng thời điểm dẫn đến phải điều chỉnh giá cổ phiếu, việc thu thập thông tin và điều chỉnh trở nên phức tạp hơn. Ở các nước phát triển, đây là công việc của những doanh nghiệp chuyên kinh doanh thông tin tài chính. Ví dụ, trongcơ sở dữ liệu Datastream của Thomson Financial, giá cổphiếu đều đã được điều chỉnh. Người sửdụng chỉ cần tải dữ liệu và tiến hành tính toán, phân tích. Ở nước ta hiện nay, phântíchđầutư chủ yếu dựa trên số liệu “thô” về giá cổphiếu (chưa được điều chỉnh). Điều này có thể dẫn tới những kết quả không chính xác. Ví dụ, hệ số Bêta thể hiện tương quan giữa lợi suất thị trường và lợi suất của cổ phiếu. Nếu lợi suất được xác định không chính xác do giá cổphiếu không được điều chỉnh, có thể dẫn tới những sai lệch khi ước tính Bêta. Một trường hợp khác rất phổ biến hiện nay là việc sửdụng giá cổphiếu không được điều chỉnh trongphântích kỹ thuật. Ví dụ, khi nhấn vào biểu đồ phântích kỹ thuật của SJS trên hầu hết các website cung cấp dịch vụ này, có thể nhận thấy giá cổphiếu ngày 15/1 là một đường thẳng đứng, giảm từ 728.000 đồng xuống 190.000 đồng. Biến động giá không được điều chỉnh này làm thay đổi các chỉ số phântích kỹ thuật như Momentum, RSI, dải Bollinger… ảnh hưởng đến quyết định đầutư khi dựa vào những chỉ số này. Tuy nhiên, như đã phântích ở trên, việc giá cổphiếu SJS giảm từ 728.000 đồng xuống 190.000 đồng là vì số lượng cổphiếu lưu hành tăng lên 4 lần do chia cổphiếu thưởng chứ nó không làm thay đổi giá trị doanh nghiệp và giá trị khoản đầutư của người sở hữu cổphiếu SJS với một tỷ lệ tương ứng. Biến động giá SJS đúng với bản chất trong trường hợp này là giá tăng từ mức 182.000 đồng (giá tham chiếu) lên 190.000 đồng vào ngày giao dịch không hưởng quyền. Các phântích trên cho thấy, vai trò quan trọng của việc có được một cơ sở dữ liệu “chuẩn hóa” về giá cổ phiếu. Trong thập niên 60 của thế kỷ trước, việc hình thành cơ sở dữ liệu về giá cổphiếu được “chuẩn hóa” đã làm phát sinh cả một ngành nghiên cứu thực nghiệm về thị trường chứng khoán ở Mỹ sau đó. Ở Việt Nam hiện nay, phântíchđầutư cũng như nghiên cứu khoa học gặp nhiều khó khăn do thiếu một cơ sở dữ liệu như vậy. Nếu sửdụng dữ liệu “thô”, tính chính xác của kết quả thu được có thể bị hạn chế. Nếu tự thu thập thông tin một cách thủ công để điều chỉnh giá cổ phiếu, người phântích hoặc nghiên cứu lại phải làm thêm một công việc phụ tốn nhiều công sức. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, nhu cầu sửdụng dữ liệu “chuẩn hóa” về giá cổphiếu sẽ càng tăng mạnh. Có lẽ, đây cũng là cơ hội tốt cho những ý tưởng kinh doanh loại hàng hóa thông tin này ở Việt Nam trong tương lai không xa. TS. Nguyễn Việt Dũng Khoa Tài chính - Ngân hàng, Đại học Ngoại thương Admin (Theo Đầu tư Chứng khoán Online ) . Để sử dụng đúng giá cổ phiếu trong phân tích đầu tư Giá cổ phiếu là thông số đầu vào quan trọng trong phân tích đầu tư, đối với cả phân tích cơ. lượng cổ phiếu lưu hành của doanh nghiệp thay đổi như chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu, tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu. Để minh