Chơi đẹp" vớinhânviên Một nhà quản lý nhanh chóng trở nên khét tiếng với hàng trăm nhânviên vì những hành động “không đẹp” của mình. Ông ta thu thập mọi dữ liệu về người dưới quyền và sử dụng nó để bới ra lỗi lầm của họ, quát tháo ầm ĩ và làm cho họ thấy xấu hổ. Ông ta thích nắm được điểm yếu cũng như sai lầm của nhânviên nhưng lại chẳng bao giờ đưa ra hướng giải quyết nào. Khi ông ta bị yêu cầu thôi việc, không một nhânviên nào mảy may thèm thuyết phục cho ông ta ở lại. Chính ông ta đã tự đốt chiếc cầu gắn kết với mọi người. Sau đây là bảy cách tốt nhất để duy trì mối quan hệ nơi làm việc. Nó sẽ là nền tảng cho những mối quan hệ hiệu quả và sự thành công trong công việc sau này. Đưa ra những hướng giải quyết cho các vấn đề quanh bàn họp. Nếu một vị sếp dành quá nhiều thời gian để xác định cho được khó khăn hay vấn đề gặp phải, thành thật mà nói, điều đó chưa đáng được ghi nhận. Những hướng giải quyết được suy nghĩ chín chắn mới chính là thách thức mà họ cần phải vượt qua để có được sự tôn trọng và lòng ngưỡng mộ của nhân viên. Không bao giờ chơi trò đổ lỗi. Nó sẽ làm cho tất cả mọi người xa lánh bạn. Đồng ý là bạn cần phải xác định ai là người có liên quan trong vấn đề này, bạn thậm chí có thể hỏi những câu chẳng nhằm vào ai kiểu như: “Sẽ như thế nào nếu chính cơ cấu tổ chức là nguyên nhân gây ra những sai phạm của nhân viên?” Tuy nhiên, không nên công khai những lỗi lầm của người khác và đổ lỗi cho họ, bởi như thế bạn sẽ chỉ nhận thêm kẻ thù mà thôi. Trao đổi bằng lời chứ không quát tháo. Nếu bạn lên giọng châm chọc, mỉa mai hay chế nhạo với những nhânviên dưới quyền thì ngay tức khắc, tất cả các nhânviên khác sẽ biết chuyện đó. Họ là những cái máy phát thanh di động và những lời cay độc của bạn sẽ đến tai mọi người. Một nhà quản lý cấp cao đã từng hỏi: “Tôi biết bạn sẽ khuyên tôi không nên hét vào mặt những nhânviên của mình. Nhưng đôi lúc họ làm tôi phát điên. Tôi có thể làm điều đó vào những lúc nào thì được?” Câu trả lời ư? Đương nhiên là không bao giờ rồi. Bởi vì tôn trọng người khác là tiêu chuẩn vàng cho một tổ chức thành công. Biết nhận trách nhiệm. Trong một tổ chức thì công việc của mọi cá nhân đều liên quan đến nhau. Nếu bạn làm lỡ việc, gây ảnh hưởng đến công việc của những người khác thì hãy luôn nhớ phải nhận trách nhiệm. Tất cả những nhânviên có liên quan đều phải được thông báo chuyện gì đang xảy ra. Cùng chung sức. Đã bao giờ bạn hoàn thành một công việc khó khăn mà không cần ai giúp đỡ chưa? Nếu bạn là nhà quản lý thì có bao nhiêu ý kiến đóng góp của bạn đã được cả hội đồng chấp nhận? Hãy dành thời gian để nhận định, cảm ơn và đền ơn những ai đã giúp bạn thành công. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng được mối quan hệ hiệu quả trong công việc. Giúp đỡ những nhânviên khác nhận thấy được sự quan trọng của họ. Mọi nhânviên trong tổ chức của bạn đều có tài năng, kỹ xảo và kinh nghiệm. Nếu bạn có thể giúp những nhânviên đó làm những việc đúng nhất với khả năng của mình thì lợi nhuận mang lại sẽ không thể đếm được. Sự trưởng thành của mỗi cá nhân sẽ đem lại lợi nhuận chung. Mỗi nhânviên đều có thể tự nhận ra và giúp đỡ nhau cùng phát triển khả năng của mình. Anh Tuấn Theo HumanResources . Chơi đẹp" với nhân viên Một nhà quản lý nhanh chóng trở nên khét tiếng với hàng trăm nhân viên vì những hành động “không. lên giọng châm chọc, mỉa mai hay chế nhạo với những nhân viên dưới quyền thì ngay tức khắc, tất cả các nhân viên khác sẽ biết chuyện đó. Họ là những cái