Rắcrối và cáchgiảiquyết khi tuyểndụngngườiquảnlýmới Công ty của bạn đang cần một nhà quảnlýmới vào chỗ trống. Lý tưởng nhất, bạn sẽ phỏng vấn các ứng viên trong nội bộ công ty, sau đó bổ nhiệm người thích hợp. Thật không may mắn, bạn không tìm được ai cả. Do vậy, bạn quyết định tuyểndụng một người khác từ bên ngoài. Thoạt nghe có vẻ rất đơn giản, nhưng trên thực tế hoạt động này có cả những tác động tích cực và tiêu cực mà nhiều chủ doanh nghiệp thường không để ý đến. Về mặt tích cực, một nhà quảnlýmới từ bên ngoài trên lý thuyết sẽ có hầu hết các kỹ năng cần thiết mà bạn cần. Và có lẽ quan trọng hơn cả, người này sẽ mang lại những mục tiêu, viễn cảnh mớivà hy vọng cho công ty của bạn. Các quan điểm, nhận xét của nhà quảnlýmới về bất cứ khía cạnh nào của công ty luôn dồi dào và tự do - điều mà bạn khó có thể có được từ nhà quảnlý cũ luôn bị những rào cản bao gồm: cách thức nhìn nhận và suy nghĩ đã được hình thành; bị giới hạn bởi “chúng ta luôn làm như thế”; bị ngăn trở bởi các nhân viên không đồng ý với quan điểm đã trở nên quá cũ hay viễn cảnh quen thuộc của “sếp”. Về mặt tiêu cực, việc đưa về một nhà quảnlýmới sẽ nảy sinh nhiều phản ứng khác nhau từ phía các nhân viên trong công ty - những người cho rằng mình hoàn toàn xứng đáng với vị trí này. Một vài người có thể đi đến kết luận rằng bạn không tin tưởng vào đội ngũ nhân viên cũ nên đã không bổ nhiệm từ trong nội bộ công ty. Và không ít người sẽ cho rằng mình không còn có cơ hội thăng tiến. Những nhân viên trung thành trước đây sẽ cảm thấy mình như người thừa, đánh mất động lực làm việc. Điều này đặc biệt đúng, nếu nhà quảnlý được tuyểndụng không quen với các quy trình, thủ tục, thị trường hay các khách hàng trong công việc mới. Những nhân viên hiện tại, đặc biệt là những người bị gạt bỏ khỏi vị trí này, sẽ không chịu hướng dẫn cho sếp mới của họ, hoặc để hiệu suất công việc giảm dần. Như vậy có thể thấy, việc giới thiệu nhà quảnlýmới với các nhân viên trong công ty nhằm đảm bảo một giai đoạn quá độ ổn định, cũng như để các nhân viên không “dị ứng” với nhà quảnlýmới là rất quan trọng. Dưới đây là một số công việc cần làm: 1. Giải thích rõ văn hoá công ty bạn cho nhà quảnlý mới, bao gồm các câu truyện; quy tắc; chuẩn mực;, những nhân viên có uy tín trong công ty; các thái độ; chính sách; quy trình và thủ tục thành văn hoặc bất thành văn. Nhưng hãy cẩn thận: trong khi làm việc này, bạn hãy cố gắng đừng quá rập khuôn nhà quảnlýmới vào hình mẫu của người tiền nhiệm - trừ khi đó là mục đích rõ ràng của bạn khituyểndụng nhà quảnlý mới. 2. Giải thích về những “quả mìn” tiềm tàng mà những người tiền nhiệm đã từng nếm trải. Sự cảnh báo trước này không những cần thiết để giúp nhà quảnlý tránh được các việc làm không thích hơp mà còn chỉ ra những điều cần phải sửa trong quá khứ. Một nhà quảnlý thông minh và giàu kinh nghiệm có thể cảm nhận được những yếu tố có thể gây xung đột và tránh xa. Hơn thế, một nhà quảnlý sáng tạo sẽ biết cách làm thế nào để bại thành thắng. 3. Thảo luận về các thành công và thất bại trước đây trong công ty, đặc biệt là những vấn đề liên quan tới các nhân viên. Hãy thận trọng đừng làm cho nhà quảnlýmới có định kiến với một ai đó, bởi vì như vậy họ có thể không muốn xây dựngvà cải thiện các mốiquan hệ với nhân viên này. Tuy nhiên, nên nói với nhà quảnlý rằng một số cá nhân hay bộ phận yếu kém nào đó trong công ty. Những quảnlý có năng lực sẽ trên cơ sở đó phân tích tình hình và nắm bắt cơ hội cải thiện. 4. Đảm bảo rằng vai trò của nhà quảnlýmới là hoàn toàn rõ ràng với cả nhà quảnlý khác, các đồng nghiệp vàmọi nhân viên trong công ty. 5. Tránh gây căng thẳng cho nhà quảnlýmới bằng những trách nhiệm tổng thể. Điều này có nghĩa rằng bằng một cách thức thích hợp về mặt thời gian, bạn từ từ bổ sung thêm trách nhiệm và thẩm quyền cho nhà quảnlý dựa trên các kết quả tích cực mà họ đã đạt được. Việc gây quá tải cho bất cứ nhà quảnlýmới nào bằng những trách nhiệm quá lớn ngay tức khắc có thể là một thách thức, đặc biệt trong những tình huống phức tạp. 6. Giới thiệu cẩn thận nhà quảnlýmới với các đồng nghiệp và nhân viên trong công ty. Trước tiên, bạn tuyên bố rõ cho mọingườilý do bổ nhiệm nhà quảnlýmới do họ có những kiến thức, năng lực gì. Sau đó bạn đưa ra viễn cảnh về những thành công trong tương lai mà nhà quảnlýmới có thể mang về cho công ty. Qua đó, bạn giúp các nhân viên cũ hiểu tại sao công ty vàmọingười sẽ cần tới nhà quảnlý này. 7. Động viên mọingười chào mừng nhà quảnlýmớivà nói để cho các nhân viên cũ hiểu rằng bạn đặt niềm tin và sẽ làm hết sức để giúp đỡ nhân viên mới hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Làm điều này, tức là bạn đã giúp đỡ nhà quảnlýmới rất nhiều trong việc tạo dựng niềm tin và nhận được sự trợ giúp từ các đồng nghiệp, nhân viên và cấp dưới trong công ty. 8. Là người hướng dẫn, chỉ bảo cho nhà quảnlý mới. Bạn cần dìu dắt tận tình, đặc biệt là trong sáu tháng đầu tiên để đảm bảo một thời kỳ quá độ êm thấm trong công ty. 9. Nhớ rằng bạn là người đã bổ nhiệm và giới thiệu nhà quảnlý mới, và thành công của họ cũng là thành công của bạn. Hãy làm tất cả những gì có thể để mọi việc đạt hiệu quả cao nhất! Quả thật, không dễ dàng gì để các nhà quảnlýmới thích nghi với môi trường làm việc và tìm được tiếng nói chung với các nhân viên cũ trong công ty. Tuy nhiên, với sự nỗ lực cùng cách thức bổ nhiệm, giới thiệu thích hợp, bạn hoàn toàn có thể rút ngắn giai đoạn chuyển tiếp quảnlý này và nhanh chóng nhận được các kết quả tích cực. Nguồn : bwportal . Rắc rối và cách giải quyết khi tuyển dụng người quản lý mới Công ty của bạn đang cần một nhà quản lý mới vào chỗ trống. Lý tưởng nhất, bạn. của người tiền nhiệm - trừ khi đó là mục đích rõ ràng của bạn khi tuyển dụng nhà quản lý mới. 2. Giải thích về những “quả mìn” tiềm tàng mà những người