1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở việt nam: phần 1

171 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 3,58 MB

Nội dung

phần 1 cuốn sách trình bày các nội dung: phát biểu chào mừng; hiến pháp nước cộng hòa xhcn việt nam năm 2013 và vấn đề hoàn thiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở ở việt nam, dân chủ trực tiếp trên thế giới và những gợi mở cho việt nam, bàn về các hình thức dân chủ và việc mở rộng dân chủ ở việt nam,... mời các bạn tham khảo.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Kỷ yếu Hội thảo) MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Kỷ yếu Hội thảo) Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,…     NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  16 Hàng Chuối ‐ Hai Bà Trưng ‐ Hà Nội  Phịng kinh doanh (04) 39729437; Hành chính: (04) 39714899;   Tổng Biên tập: (04) 39715011; Fax: (04) 39714899  Chịu trách nhiệm xuất bản  Giám đốc ‐ Tổng biên tập: TS. Phạm Thị Trâm     Biên tập: Hiền Trang  Chế bản: Hồi Thu  Trình bày bìa: Trần Võ  Đối tác liên kết: Viện Chính sách cơng & Pháp luật    SBN:  978‐604‐939‐714‐1  Copyright © 2014. Viện Chính sách cơng & Pháp luật  Published 2014 by Hanoi National University Publishing House  Printed in Hanoi, Vietnam  Khổ sách: 16x24, 328tr              MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM   Mã số: 2L ‐ 221ĐH2014. In 1.000 cuốn, khổ 16 x 24cm tại Công ty TNHH in   TM và DV Nguyễn Lâm. Số xuất bản: 628 ‐ 2014/CXB/20‐ 124/ĐHQGHN.   ngày 01/4/2014. Quyết định xuất bản số: 214 LK‐XH/QĐ ‐ NXBĐHQGHN.  In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2014 VIỆN CHÍNH SÁCH CƠNG  & PHÁP LUẬT     VIỆN NHÀ NƯỚC   & PHÁP LUẬT         MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Kỷ yếu Hội thảo) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,… Đồng chủ biên GS.TSKH Đào Trí Úc – PGS.TS Trịnh Đức Thảo TS Vũ Công Giao – TS Trương Hồ Hải This book has been published with financial assistance of                          the Norwegian Embassy and the Canadian Embassy in Hanoi.                         The contents of this book are the sole responsibility of the Institute  of Public Policy & Law and the Institute of State and Law of  Vietnam, which can under no circumstances be regarded as  reflecting the position of the donors.  MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU Phát biểu chào mừng     PGS.TS Lê Quốc Lý   11  Phát biểu chào mừng     Bà Tone Wroldsen    13                     Hiến pháp nước Cộng hịa XHCN Việt Nam năm 2013 và vấn  đề hồn thiện dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở ở Việt Nam    GS. TSKH Đào Trí Úc   17  Nền  dân  chủ  trực  tiếp  đầu  tiên  của  nhân  loại:  Những  thành  tựu và hạn chế    GS.TS Nguyễn Đăng Dung    54  Dân chủ trực tiếp trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam  TS. Vũ Công Giao    65  Tìm  hiểu  thêm  những  luận  điểm  về  dân  chủ  trực  tiếp  trong  tư  tưởng dân chủ Hồ Chí Minh được Hiến pháp năm 2013 kế thừa  TS. Ngơ Vương Anh  . 85  Vận  dụng  chủ  nghĩa  Mác  Lê‐nin,  tư  tưởng  Hồ  Chí  Minh  về  dân chủ trực tiếp ở Việt Nam    TS. Tào Thị Quyên   93  Hoàn thiện cơ chế pháp lý thực thi dân chủ trực tiếp trong Nhà  nước pháp quyền XHCN Việt Nam    PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan   104  Bàn về các hình thức dân chủ và việc mở rộng dân chủ ở Việt Nam     TS. Nguyễn Minh Tuấn  . 124  Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,… 10 Quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử và sự phát triển của quy định về  quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử qua các bản Hiến pháp Việt Nam    PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh   138  11 Hoàn thiện pháp luật về quyền bãi nhiệm đại biểu dân cử của  cử tri theo tinh thần Hiến pháp năm 2013    PGS.TS. Trịnh Đức Thảo  . 149  12 Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam theo tinh  thần Hiến pháp sửa đổi năm 2013      PGS.TS Trương Thị Hồng Hà  . 156  13 Trưng  cầu  ý  dân  và  quy  định  về  trưng  cầu  ý  dân  ở  một  số  nước trên thế giới      ThS. Nguyễn Thị Tố Uyên   171  14 Phát huy vai trò của hương ước trong tổ chức và thực hiện dân  chủ cơ sở    PGS.TS. Bùi Xuân Đức  . 193  15 Hoàn thiện pháp luật về cơ chế dân chủ cơ sở ở Việt Nam hiện  nay theo tinh thần Hiến pháp năm 2013   TS Trương Hồ Hải   209  16 Thực hiện pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật về dân  chủ cơ sở     Nguyễn Kim Đạt   242  17 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về dân chủ  cơ sở ở Việt Nam hiện nay   ThS. Dương Thị Tươi   256  18 Kết hợp dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trong xây dựng  nền dân chủ XHCN ở nước ta  ThS. Mai Thị Thanh Tâm  . 265  19 Mối liên hệ giữa hoàn thiện cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp,   dân  chủ  cơ  sở  với  việc  thúc  đẩy  các  quyền  con  người,  quyền  công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013  TS. Nguyễn Thị Vy  . 271  Mục lục  20 Chế độ bầu cử dân chủ  TS. Trần Nho Thìn    . 284  21 Sự phát triển của chế độ bầu cử ở Việt Nam từ Tổng tuyển cử  đầu tiên năm 1946 đến nay  TS. Trần Đình Thắng   305  22 Thực  hiện  pháp  luật  về  bầu  cử  và  các  giải  pháp  hồn  thiện  pháp luật về bầu cử ở Việt Nam  TS. Lê Thanh Bình   314  23 Thực  trạng  thực  hiện  quyền  bầu  cử,  ứng  cử  của  công  dân  và  một số đề xuất nâng cao việc thực hiện quyền bầu cử, ứng cử   ở Việt Nam hiện nay  ThS. Hoàng Minh Hội   320  24 Mối quan hệ giữa đạo đức công vụ với dân chủ XHCN  ThS. Nguyễn Tiến Hiệp   329  Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,… DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XHCN  Xã hội chủ nghĩa   CNXH  Chủ nghĩa xã hội  MTTQ   Mặt trận Tổ quốc   UBTVQH  Ủy ban Thường vụ Quốc hội  HĐND   Hội đồng Nhân dân   UBND   Ủy ban Nhân dân   TAND  Tòa án Nhân dân    TANDTC  Tòa án Nhân dân Tối cao  VKSNDTC  Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao  LỜI GIỚI THIỆU   D ân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở là hai hình thức dân chủ  đã  được  thực  hiện  từ  lâu  ở  Việt  Nam  và  gần  đây  được  Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm thúc đẩy. Mặc dù vậy, liên  quan đến hai vấn đề này hiện vẫn cịn nhiều khía cạnh lý luận và  thực tiễn chưa được làm rõ.   Để góp phần làm sáng tỏ những khía cạnh lý luận, thực tiễn nêu  trên,  qua  đó  thúc  đẩy  dân  chủ  trực  tiếp,  dân  chủ  cơ  sở  ở  nước  ta  trong thời gian tới theo  như  định hướng  của Đảng, Nhà nước,  đặc  biệt là theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Viện Chính sách cơng  và Pháp luật trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt  Nam  (VUSTA)  đã  phối  hợp  với  Viện  Nhà  nước  và  Pháp  luật  trực  thuộc  Học  viện  Chính  trị  Quốc  gia  Hồ  Chí  Minh  tổ  chức  cuộc  hội  thảo với tiêu đề: “Dân chủ trực tiếp, Dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt  Nam”  vào  ngày  10/3/2014  tại  Hà  Nội.  Hội  thảo  có  sự  tham  gia  của  hơn 60 đại biểu là các nhà nghiên cứu, nhà quản lý đang làm việc cho  hai cơ quan tổ chức và nhiều cơ quan nhà nước, trường đại học, viện  nghiên cứu về pháp luật, chính sách cơng ở Hà Nội.    Trong một ngày hội thảo, các đại biểu đã chia sẻ kiến thức,  thơng tin và trao đổi, thảo luận về một loạt vấn đề lý luận, thực  tiễn và các mơ hình tổ chức thực hiện dân chủ trực tiếp, dân chủ  cơ  sở  trên  thế  giới  và  ở  Việt  Nam,  đồng  thời  đề  xuất  những  quan điểm, giải pháp hồn thiện khn khổ pháp luật và các cơ  chế bảo đảm dân chủ trực tiếp và dân chủ cơ sở ở nước ta trong  thời gian tới.  Để  lưu  giữ và  cung  cấp  kiến thức,  thông tin về  hội thảo  cho  các  nhà  hoạch  định  chính  sách,  các  cơ  quan  nhà  nước,  các  cơ  sở  đào tạo, các chun gia khơng có cơ hội tham dự cho các mục đích  Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,…  HỒN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN Ở VIỆT NAM THEO TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 2013 PGS.TS Trương Thị Hồng Hà      T hực hiện dân chủ XHCN ở nước ta là một q trình lâu  dài, là một vấn đề có tính lịch sử và mang tính thời sự.  Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: thực hành dân chủ  là cái chìa khóa vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn. Ngày  nay,  trong  điều  kiện  xây  dựng  Nhà  nước  pháp  quyền  XHCN  của  nhân  dân,  do  nhân  dân,  vì  nhân  dân,  đảm  bảo  cho  quyền  lực nhà nước là thống nhất, thực sự thuộc về nhân dân, vấn đề  thực hiện cơ chế dân chủ càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.  Thực tế cho thấy chỉ chú trọng thực hiện hình thức dân chủ đại  diện mà coi nhẹ thực hiện dân chủ trực tiếp dễ dẫn đến nguy cơ  tùy tiện và lộng quyền từ phía cơ quan nhà nước nói chung và  chính  từ  cơ  quan  dân  cử  nói  riêng.  Chính  sách  của  Đảng  và  pháp luật của Nhà nước ban hành xa rời nguyện vọng của nhân  dân, thiếu sự kiểm tra, phản biện xã hội từ phía nhân dân. Thực  trạng này địi hỏi dân chủ trực tiếp phải được vận hành trên cơ  sở  của  một  cơ  chế  pháp  lý  hồn  thiện  về  hình  thức  pháp  lý,  phương pháp, trình tự để đảm  bảo quyền làm chủ thực sự  của  nhân dân trên thực tế. Trong bối cảnh Hiến pháp năm 2013 vừa  được  Quốc  hội  thơng  qua  đã  thể  hiện  đậm  nét  xu  hướng  dân  chủ trực tiếp, bài viết đề cập đến những vấn đề lý luận về trưng  cầu  ý  dân  để  đưa  ra  kiến  nghị  cụ  thể  về  đổi  mới  cơ  chế  hiện  hành về trưng cầu ý dân ở nước ta.    Phó Vụ trưởng, Văn phịng Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương.  156 Hồn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam…  1.  Khái  niệm,  ý  nghĩa  của  trưng  cầu  ý  dân  và  cơ  chế  tổ  chức  trưng cầu ý dân trên thế giới hiện nay  Trưng cầu ý dân là một cụm từ dùng để biểu thị một phương  diện hoạt động của nền dân chủ. Nhiều học giả cho rằng, nói đến  trưng cầu ý dân là nói đến một phương diện hoạt động tiêu biểu  của  dân  chủ  bán  trực  tiếp.  Song,  quan  niệm  của  một  số  học  giả,  đặc biệt là khối các nước XHCN, lại cho rằng trưng cầu ý dân là  phương diện hoạt động của cơ chế dân chủ trực tiếp.   Theo Julien – Laferriere, “trưng cầu ý dân là phương thức bỏ  phiếu  tồn  dân  thơng  qua  đó  nhân  dân  thể  hiện  ý  kiến  hoặc  nguyện vọng của mình về một biện pháp mà một chủ thể quyền  lực khác đã hoặc dự định áp dụng”1.  Trưng  cầu  ý  dân  được  xem  là  một  hình  thức  bỏ  phiếu  bằng  cách  thức  bầu  cử,  do  đó  nó  được  gắn  với  hoạt  động  biểu  quyết  bằng lá phiếu và nhiều người nhầm với bầu cử. Thực chất, bầu cử  là chế định đặc trưng hiện tượng người dân đi bỏ phiếu để bầu ra  những người thay mặt mình để thực hiện các cơng việc của Nhà  nước  một  cách  trực  tiếp.  Trưng  cầu  ý  dân  là  hình  thức  bỏ  phiếu  song lại về một vấn đề chứ khơng phải là về con người.  Trong  ngơn  ngữ  Việt  Nam,  trưng  cầu  ý  dân  cịn  được  gọi  là  phúc quyết, trưng cầu ý kiến nhân dân. Theo Từ điển tiếng Việt thì  trưng  cầu  ý  dân  là  “hỏi  ý  kiến  của  số  đơng  người  một  cách  có  tổ  chức”2.  Dân  ý  được  hiểu  là  “ý  kiến  của  nhân  dân  về  một  vấn  đề  chính  trị  nào  đó”3.  Quan  niệm  khác  cho  rằng,  trưng  cầu  ý  dân  là  hình thức tổ chức và hoạt động của nền dân chủ nửa trực tiếp, qua  đó nhân dân cộng tác và tham gia vào quyền lập pháp. Lấy ý kiến  nhân dân bằng cách tổ chức bỏ phiếu để nhân dân trực tiếp quyết   Giáo trình Luật Hiến pháp năm 1947, trang 431, Đại học Pari V.   Từ điển tiếng Việt, năm 1995, trang 1019.   Từ điển tiếng Việt, năm 1995, trang 239.  157 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,…  định về một vấn đề quan trọng của đất nước, như thơng qua Hiến  pháp, một đạo luật, quyết định một chính sách, hoặc u cầu Quốc  hội biểu quyết một dự án luật do nhân dân có sáng kiến đề nghị”1.  Liên quan đến trưng cầu ý dân, trong lịch sử lập hiến của Việt Nam  có một từ “phúc quyết” được ghi nhận trong Hiến pháp 1946 và Sắc  lệnh số 63‐SL ngày 23 tháng 11 năm 1945 như sau: Hiến pháp 1946  quy định: “Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những  việc  quan  hệ  đến  vận  mệnh  quốc  gia…”  (Điều  21),  “Những  việc  quan  hệ  đến  vận  mệnh  quốc  gia  sẽ  đưa  ra  nhân  dân  phúc  quyết,  nếu  hai  phần  ba  tổng  số  nghị  viên  đồng  ý”  (Điều  32)  và  “Những  điều thay đổi khi đã được Nghị viện ưng thuậ thì phải đưa ra tồn  dân phúc quyết” (điểm c, Điều 70). Sắc lệnh số 63‐SL ngày 23 tháng  11  năm  1945  quy  định:  “Nếu  một  phần  ba  số  hội  viên  HĐND  xã  u cầu phúc quyết ủy ban hành chính xã thì ủy ban hành chính xã  phải triệu tập ngay HĐND xã để bỏ phiếu tín nhiệm” (Điều 18).  Trong Từ điển Hán – Việt, “phúc quyết” được ghép từ “phúc”  và  từ  “quyết”.  Trong  đó  “phúc”  là  có  nghĩa  là  lật  lại,  xét  kỹ  và  “quyết” là quyết định2. Phúc quyết được hiểu là việc đưa một vấn  đề  đã  được  quyết  định  ra  để  biểu  quyết  lại.  Theo  đó,  việc  phúc  quyết được đề cập đến trong Hiến pháp năm 1946 và Sắc lệnh số  63‐SL  năm  1945  là  việc  đưa  vấn  đề  liên  quan  đến  Hiến  pháp  và  những việc quan trọng, liên quan đến vận mệnh của quốc gia để  nhân dân phúc quyết trên phạm vi tồn quốc. Cịn ở địa phương,  việc phúc quyết đặt ra cho HĐND khi HĐND có u cầu (1/3) về  bỏ  phiếu  tín  nhiệm  đối  với  ủy  ban  hành  chính  xã.  Như  vậy,  đối  với những vấn đề liên quan đến quốc gia như Hiến pháp, cần thiết  phải  có  sự  phúc  quyết  của  nhân  dân,  cịn    những  việc  liên  quan  đến địa phương như sự tín nhiệm của cơ quan hành chính cấp xã  (cấp thấp nhất), cần đến sự phúc quyết của HĐND. Với mỗi một   Từ điển giải thích thuật ngữ pháp lý thơng dụng (2001), Nxb Đại học Quốc gia,  Hà Nội.   Phan Văn Các, Từ điển Hán Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2000.  158 Hồn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam…  đối  tượng  phúc  quyết  có  một  đối  tượng  chủ  thể  nhất  định.  Điều  này tương tự như hoạt động trưng cầu ý dân ở các nước trên thế  giới như Pháp, Ý, Thụy Sĩ v.v…  Trưng cầu ý dân và lấy ý kiến nhân dân là hai hoạt động có nội  hàm  giống  nhau  song  khác  nhau  về  phương  thức  và  mục  đích.  Trưng  cầu ý  dân  và  lấy  ý  kiến  nhân  dân  đều  là  hoạt  động  của  cơ  quan  Nhà  nước  giúp  nhân  dân  tham  gia  quản  lý  nhà  nước  bằng  việc đưa ra ý kiến. Nhà nước đứng ra thu thập ý kiến nhân dân. Đối  với việc lấy ý kiến nhân dân, Nhà nước được quyền lấy ý kiến ở tất  cả các vấn đề trong quản lý nhà nước và ở mọi lĩnh vực. Nhân dân  có quyền tham gia ý kiến bằng các hình thức kiến nghị của cử tri và  cho ý kiến nếu được cơ quan Nhà nước hỏi đến. Trong việc lấy ý  kiến nhân dân, cơ quan nhà nước có quyền sử dụng hoặc khơng sử  dụng kết quả (chỉ để tham khảo). Cơ quan Nhà nước ra quyết định  có thể căn cứ vào kết quả của lấy ý kiến và có thể khơng sử dụng.  Cịn trưng cầu ý dân thì nội dung và vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân  hẹp hơn. Thơng thường ở các nước đều có quy định những vấn đề  đưa ra trưng cầu ý dân và những vấn đề khơng đưa ra trưng cầu ý  dân. Sự hạn chế vấn đề trưng cầu ý dân xuất phát từ việc nếu nhân  dân  cho  ý kiến  thì  cơ quan  Nhà nước  đều  phải  căn  cứ  vào  ý  kiến  của nhân dân thông qua việc ủng hộ hay không ủng hộ vấn đề đưa  ra trưng cầu ý dân để ban hành quyết định. Việc trưng cầu ý dân để  tham khảo là có song hầu như các kết quả của cuộc trưng cầu ý dân  đều trực tiếp tác động đến hoạt động quản lý Nhà nước. Quy trình  và thủ tục trưng cầu ý dân cũng địi hỏi phải chặt chẽ hơn quy trình  lấy ý kiến nhân dân.   Hầu như việc lấy ý kiến nhân dân diễn ra trong một quy mơ  hẹp và vấn đề khơng mang tính chất trọng đại, chỉ liên quan đến  một  bộ  phận  dân  chúng  nhất  định.  Trưng  cầu  ý  dân  có  quy  mơ  rộng hơn có thể là tồn quốc, có thể là một địa phương nhất định  (ít khi chỉ ở cấp xã).   Lấy ý kiến nhân dân có thể đối với những đối tượng khác nhau  trong nhân dân, có thể là thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên  159 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,…  hoặc đối tượng là người nghỉ hưu. Có những trường hợp lấy ý kiến  nhân dân song khơng hạn chế đối tượng mà mở rộng tới tất cả các  tầng  lớp,  chỉ  cần  là  những  người  có  tâm  huyết  với  đất  nước.  Cịn  trưng cầu ý dân là việc lấy ý kiến biểu quyết bằng lá phiếu của cử tri,  do đó, chỉ có cử tri mới có quyền cho ý kiến bằng bỏ phiếu.  Tương tự như vậy, trưng cầu ý dân cũng khác với điều tra xã  hội học vì điều tra xã hội học là một phương pháp, một cách thức  tìm hiểu nguyện vọng, tâm tư, ý kiến của nhân dân thơng qua một  cuộc điều tra có mục đích, có đối tượng nhất định và nhiều câu hỏi  trong một bảng hỏi được xây dựng khoa học. Tính xã hội bao trùm  hoạt động điều tra xã hội học. Kết quả của điều tra xã hội học là để  các  đối  tượng  tiếp  cận,  nghiên  cứu  vấn  đề  thêm  một  kênh  thơng  tin  nhằm  mục  đích  tham  khảo.  Trong  khi  đó,  trưng  cầu  ý  dân  cũng là một phương thức tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân  dân song đây là hoạt động mang tính pháp lý bởi kết quả pháp lý  sẽ  là  việc  cơ  quan  Nhà  nước  có  thẩm  quyền  ra  quyết  định  hoặc  không  ra  quyết  định  về  một  vấn  đề  quản  lý  Nhà  nước  mà  Nhà  nước đang cần phải hỏi ý kiến nhân dân và nhân dân đang có nhu  cầu cần cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nghe theo nguyện vọng  của nhân dân.  Như vậy, nói đến trưng cầu ý dân cũng là nói đến sáng kiến  của nhân dân. Trưng cầu ý dân ln gắn với sáng kiến của nhân  dân bởi xét theo cơ chế tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước,  nếu cơ quan Nhà nước do dân thành lập, hoạt động thốt ly khỏi  nhân  dân  thì  Nhà  nước  đó  đã  thực  sự  nắm  hết  quyền  lực,  kể  cả  quyền  lực  gốc.  Do  đó,  quyền  sáng  kiến  của  nhân  dân  luôn  là  bộ  phận  quan  trọng  của  nền  dân  chủ  trực  tiếp.  Quyền  đưa  ra  sáng  kiến của nhân dân đối với các hoạt động lập hiến và lập pháp mà  quan trọng, đó là việc nhân dân (thể hiện bằng cử tri và một nhóm  cử  tri)  yêu  cầu  cơ  quan  Nhà  nước  đình  chỉ,  hủy  bỏ  hoặc  khơng  thực hiện quyết định hành chính đi ngược lại với lợi ích của nhân  dân. Tuy nhiên, trưng cầu ý dân khơng có nghĩa phải là hoạt động  được tổ chức vì lợi ích của nhân dân hoặc một nhóm cử tri có lợi  160 Hồn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam…  ích nhất định. Trưng cầu ý dân có thể là khâu cuối cùng của q  trình ra quyết định để đảm bảo niềm tin nội tâm cho đối tượng có  quyền ban hành khi tham khảo ý kiến của nhân dân. Đây cũng là  cách thức thể hiện rằng mọi quyết định của nghị viện đều thể hiện  ý  chí  của  người  dân.  Cách  thức  này  được  gọi  tên  là  trưng  cầu  ý  dân mang tính chất tham khảo hay khuyến nghị.  Các loại hình trưng cầu ý dân trên thế giới gồm có:  Loại thứ nhất: trưng cầu ý dân bắt buộc hay khơng bắt buộc. Ở  loại hình này cho thấy trưng cầu ý dân ở nhiều nước được quy định  là một quy trình thuộc quy trình lập hiến hoặc lập pháp nhất định.  Loại  thứ  hai:  trưng  cầu  ý  dân  mang  tính  quyết  định  hay  khuyến nghị là loại hình xác định các cơ quan có thẩm quyền sau  khi tổ chức trưng cầu ý dân thì bắt buộc phải thực hiện hay chỉ để  tham khảo nên khơng phải thực hiện.  Loại  thứ  ba:  trưng  cầu  ý  dân  chủ  động  và  thụ  động.  Đây  là  hình ảnh của các nhóm đưa ra sáng kiến lập pháp theo quy định  của  Hiến  pháp  (chủ  động)  và  vấn  đề  đưa  ra  trưng  cầu  ý  dân  khơng xuất phát từ u cầu chủ động của một nhóm biểu quyết.  Loại thứ tư: trưng cầu ý dân sau lập pháp và trước lập pháp.  Loại thứ năm: trưng cầu ý dân được vận động và trưng cầu ý  dân khơng được vận động bằng các chiến dịch.  Như vậy, trưng cầu ý dân là một chế định pháp lý quy định  về  hoạt  động  lấy  ý  kiến  của  nhân  dân  đối  với  những  vấn  đề  có  tính chất trọng đại của đất nước hoặc của từng địa phương thơng  qua  hình  thức  cử  tri  đi  bỏ  phiếu  trực  tiếp  theo  quyết  định  trưng  cầu ý dân của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của  Hiến  pháp.  Với  cách  hiểu  như  vậy,  trưng  cầu  ý  dân  và  chế  định  trưng cầu ý dân được xác định là một vấn đề có vị trí, vai trị và ý  nghĩa hết sức quan trọng trong hệ thống cơ chế dân chủ trực tiếp ở  nước ta. Vị trí, vai trị, ý nghĩa quan trọng của chế định trưng cầu  ý dân được thể hiện ở những điểm sau:  161 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,…  Trước hết, trưng cầu ý dân là một trong  những hình thức dân chủ  trực  tiếp  được  coi  là  trực  tiếp  nhất  trong  số  những  hình  thức  dân  chủ  trực tiếp và là phương thức thực hiện dân chủ chiếm ưu thế hơn so với  dân chủ đại diện.  Trong hệ thống dân chủ trực tiếp của nước ta, bầu cử và trưng  cầu ý dân được xem là hình thức dân chủ trực tiếp nhất. Song nếu  so sánh bầu cử với trưng cầu ý dân thì trưng cầu ý dân thể hiện là  hình thức dân chủ trực tiếp hơn. Bởi lẽ, thơng qua bầu cử, cử tri  mới chỉ trực tiếp bầu ra người đại diện cho mình tham gia vào cơ  quan  quyền  lực  nhà  nước.  Mọi  tâm  tư,  nguyện  vọng,  quyền  lợi  của cử tri gửi gắm vào người đại diện cho họ phụ thuộc nhiều vào  hoạt động của những người đại biểu. Trong khi đó, hiệu quả hoạt  động của người đại biểu lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nên  trong  thực  tế,  nhiều  khi  hoạt  động  của  người  đại  biểu  chưa  thể  hiện được hết nguyện vọng của cử tri bầu ra họ.   So với các hình thức dân chủ trực tiếp khác như quyền giám  sát  bầu  cử,  quyền  khiếu  nại  tố  cáo,  quyền  được  bàn  bạc,  quyết  định  những  vấn  đề  phát  triển  kinh  tế  ở  địa  phương,  quyền  tự  quản ở khu dân cư (cơ chế dân chủ cơ sở), trưng cầu ý dân cũng  được  đánh  giá  là  hình  thức  dân  chủ  trực  tiếp  nhất.  Bởi  lẽ,  thơng  qua  các  hình  thức  thực  hiện  cơ  chế  dân  chủ  cơ  sở,  người  dân  có  quyền được biết, được bàn, được thực hiện và được kiểm tra, giám  sát cơng việc và hiệu quả của các cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa  bàn, tại cơ sở. Trong các hoạt động này, ý kiến, nguyện vọng của  nhân dân chỉ có ý nghĩa tham khảo cho các cơ quan nhà nước khi  thực  hiện  nhiệm  vụ  và  quyền  hạn  chứ  khơng  có  tính  quyết  định  đến hoạt động của các cơ quan này. Trong khi đó, trưng cầu ý dân  là một quyền chính trị quan trọng của nhân dân, cho phép người  dân thể hiện ý chí của mình một cách trực tiếp nhất thơng qua việc  biểu  quyết  khi  nhà  nước  tổ  chức  trưng  cầu  ý  kiến.  Thông  qua  trưng  cầu  ý  dân,  từng  người  dân  cụ  thể  có  điều  kiện  thể  hiện  chính xác và khách quan những quan điểm, chính kiến của mình  tới một vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội cụ thể và mang tính trọng  162 Hoàn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam…  đại  của  đất  nước  hoặc  của  từng  địa  phương.  Xuất  phát  từ  nhận  thức,  từ  quyền  lợi  của  mỗi  người  dân,  người  dân  khơng  những  được quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình một cách trực tiếp  trước những vấn đề được Nhà nước đưa ra trưng cầu ý kiến của  nhân  dân  mà  cịn  có  điều  kiện  kiểm  tra,  giám  sát  trực  tiếp  việc  thực  hiện  quyết  định, được  cung cấp  thông  tin  đầy  đủ  về  các  sự  kiện liên quan.   Một  lý  do  nữa  để  khẳng  định  trưng  cầu  ý  dân  là  một  hình  thức dân chủ trực tiếp nhất vì trưng cầu ý dân thu hút được đơng  đảo lực lượng nhân dân trực tiếp tham gia, quyết định đến những  vấn đề quan trọng của đất nước và được nhà nước bảo đảm thực  hiện bằng pháp luật. Ý kiến của số đơng nhân dân có giá trị pháp  lý  bắt  buộc  nhà  nước  phải  tiếp  thu.  Do  vậy,  kết  quả  trưng  cầu  ý  dân sẽ là căn cứ quan trọng để các cơ quan Nhà nước có nghĩa vụ  ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định quản lý  tương ứng.   Bên cạnh đó, trưng cầu ý dân là hình thức dân chủ trực tiếp  nhất bởi lẽ trưng cầu ý dân là phương thức thể hiện trách nhiệm  chính trị cao nhất của nhân dân đồng thời tạo ra cơ hội chính trị  hợp pháp cho nhân dân thể hiện được khả năng, khơi dậy sự sáng  tạo, tính tự giác cao nhất của nhân dân tham gia các cơng việc của  nhà nước và trong cộng đồng.    Thứ hai, chế định trưng cầu ý dân đóng vai trị khẳng định tính pháp  lý của các quyền tự do dân chủ trong xã hội ta, phát huy cao nhất quyền  làm chủ trực tiếp của nhân dân, thể hiện đầy đủ và đậm nét nhất bản chất  của nhà nước XHCN là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân  dân, tơn trọng quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện triệt để khẩu hiệu  ʺdân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm traʺ, bảo đảm huy động mọi  tiềm  năng,  trí  tuệ  của  nhân  dân  trong  quá  trình  xây  dựng  Nhà  nước,  quản  lý  xã  hội,  giải  quyết  những  vấn  đề  trọng  đại  của  đất  nước đến những vấn đề tự quản của cộng đồng dân cư. Chế định  trưng cầu ý dân là điều kiện đảm bảo về pháp lý để nhân dân thực  hiện quyền làm chủ một cách rộng rãi nhất, đóng góp có hiệu quả  163 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,…  và tích cực nhất vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của  nhà nước. Do đó, chế định trưng cầu ý dân có ý nghĩa quan trọng  nhất trong việc từng bước xác lập, hồn thiện và phát triển nền dân  chủ XHCN, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.  Thứ ba, chế định trưng cầu ý dân là một biện pháp pháp lý đóng vai trị  quan trọng đối với Nhà nước trong việc phát huy dân chủ. Trong chế độ  dân  chủ  XHCN,  dân  chủ  được  thực  hiện  và  thực  hiện  chủ  yếu  và  trực tiếp nhất thơng qua Nhà nước và bằng Nhà nước. Để bảo đảm  dân chủ, Nhà nước trước tiên phải thể chế hóa và tổ chức thực hiện  có hiệu quả quyền cơng dân, quyền con người. Trong đó, u cầu tạo  ra  những  đảm  bảo  pháp  lý  cho  công  dân  ngày  càng  tham  gia  trực  tiếp vào cơng việc của Nhà nước và Nhà nước chịu sự giám sát, phản  biện từ phía người dân cần phải được Nhà nước xác định là một hoạt  động trọng tâm. Do đó, ở Việt Nam chế định trưng cầu ý dân được  Hiến pháp hiện hành ghi nhận: “Cơng dân có quyền tham gia quản lý  nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa  phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức  trưng  cầu  ý  dân”  (Điều  53,  Hiến  pháp  1992),  Quốc  hội  có  thẩm  quyền  quyết định việc trưng cầu ý dân (khoản 14, điều 84, Hiến pháp 1992),  Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân theo  quyết  định  của  Quốc  hội  (khoản  12,  Điều  91,  Hiến  pháp  1992).  Việc  Hiến pháp ghi nhận về trưng cầu ý dân là một quyền chính trị của  cơng dân và quy định thẩm quyền quyết định việc trưng cầu ý dân  cho  Quốc  hội  ‐  cơ  quan  đại  biểu  cao  nhất  của  nhân  dân,  cơ  quan  quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hồ XHCN Việt Nam  đã xác định vai trị quan trọng của trưng cầu ý dân. Hơn thế nữa, chế  định  trưng  cầu  ý  dân  trong  Hiến  pháp  là  cơ  sở  pháp  lý  cao  nhất,  mang tính chất tiền đề để nhân dân tham gia thực hiện quyền làm  chủ một cách rộng rãi nhất, đóng góp có hiệu quả và tích cực nhất  vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy  chế, hương ước, cam kết, nội quy của cộng đồng dân cư ở cơ sở.  Thứ tư, chế định trưng cầu ý dân có ý nghĩa trong việc biểu thị  sự trọng thị của Đảng và Nhà nước đối với tâm tư, nguyện vọng của  164 Hồn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam…  nhân dân, mong muốn nhân dân có tiếng nói với Đảng, Nhà nước về  vấn đề quan trọng của đất nước và của từng địa phương. Thơng qua  trưng  cầu  ý  dân,  mọi  chủ  trương,  chính  sách  của  Đảng,  pháp  luật  của  Nhà  nước  được  ban  hành  thực  sự  sát  với  tâm  tư,  nguyện  vọng,  mong  muốn  của  nhân  dân,  đạt  được  mục  đích  phục vụ nhân dân.  Thứ năm, chế định trưng cầu ý dân tạo ra cơ chế kiểm tra, giám sát  một cách trực tiếp và sát sao nhất của nhân dân đối với hoạt động của các cơ  quan trong bộ máy nhà nước, tạo cơ chế pháp lý hữu hiệu cho nhân dân  thực hiện phản biện xã hội đối với đường lối, chính sách của Đảng và  Nhà nước từ q trình hoạch định chính sách, ban hành pháp luật  đến tổ chức thực hiện. Trưng cầu ý dân cũng chính là tiền đề mang  tính pháp lý của hệ thống tín hiệu báo động thơng tin phản hồi cho  bộ máy của Đảng, Nhà nước và đặc biệt là các cơ quan chính quyền  cơ sở  ‐  nơi gần  với  dân  nhất  và chính  là nơi trực tiếp  tổ chức thực  hiện  đường  lối,  chính  sách  của  Đảng  và  pháp  luật  của  Nhà  nước.  Trưng cầu ý dân giúp Đảng, Nhà nước kiểm nghiệm lại đường lối,  chính sách, pháp luật, khắc phục bệnh quan liêu, xa thực tế.  Thứ sáu, trưng cầu ý dân là một chế định pháp lý trong hệ thống dân  chủ trực tiếp của nước ta có ý nghĩa to lớn góp phần giải quyết mối quan hệ  giữa Đảng, chính quyền, các đồn thể nhân dân và quảng đại quần chúng  nhân dân, đảm bảo cho Đảng hoạt động vì dân, các cơ quan nhà nước  thực sự là của dân, do dân và vì dân. Trưng cầu ý dân là phương tiện  pháp lý có hiệu quả tạo nên tư duy và phương pháp làm việc dân  chủ hơn của Đảng và Nhà nước cũng như chính quyền địa phương  đối với các quyết định quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế, xã  hội, đến quyền và lợi ích của nhân dân. Thơng qua trưng cầu ý dân,  chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước được xây dựng trên  cơ  sở  nhận  được  ý  kiến  đóng  góp  của  số  đơng  nhân  dân,  do  đó,  chính sách và pháp luật ban hành sẽ phản ánh được ý chí, nguyện  vọng của nhân dân. Nhờ đó, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và  nhân dân ngày càng trở nên gắn bó mật thiết hơn, tạo ra bầu khơng  khí dân chủ trong xã hội ngày càng phát triển sâu rộng.  165 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,…  Như vậy, chế định trưng cầu ý dân có vị trí, vai trị và ý nghĩa  to lớn trong việc khẳng định tính pháp lý của hình thức dân chủ  trực tiếp nhất trong cơ chế thực hiện dân chủ trực tiếp ở nước ta  hiện nay. Điều đó địi hỏi phải có sự nhận thức đúng đắn về vị trí,  vai trị và ý nghĩa của chế định trưng cầu ý dân từ phía Đảng, Nhà  nước và nhân dân để từ đó xây dựng Luật Trưng cầu ý dân và vận  dụng một cách hợp lý Luật này như một cơng cụ pháp lý cơ bản  của nền dân chủ XHCN.  2. Những quy định liên quan đến tổ chức Trưng cầu ý dân trong  Hiến pháp năm 2013 và kiến nghị, đề xuất cụ thể đổi mới cơ chế  hiện hành về trưng cầu ý dân  Xuất phát từ nhu cầu thực hành dân chủ và qn triệt ngun  tắc dân chủ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, vấn  đề dân chủ trực tiếp nói chung và trưng cầu ý dân nói riêng là một  nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp năm 2013 là  Hiến pháp ghi nhận sự đổi mới tư duy của Đảng trong cơng cuộc  đổi  mới  đất  nước,  xây  dựng  Hiến  pháp  để  đáp  ứng  yêu  cầu  của  đổi mới. Nếu như trưng cầu ý dân được Hiến pháp 1992 ghi nhận  trong ba điều1 thì tại Hiến pháp năm 2013 đã tăng thêm một điều,  tổng cộng là 4 điều (Điều 29, 70, 74, 120)2. Điều 29 Hiến pháp 2013  quy  định  về  quyền  dân  chủ  trực  tiếp  của  cơng  dân  Việt  Nam:  “Cơng dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà  nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Điểm mới của Hiến pháp 2013 về  trưng cầu ý dân là thể hiện thành một điều riêng quy định mang  tính  nguyên  tắc  thể  hiện  tư  duy  mới  của  nhà  nước  về  quyền  cơ  bản  của  công  dân.  Với  quyền  công  dân  tiến  hành  biểu  quyết  về  trưng  cầu  ý  dân,  Hiến  pháp  năm  2013  xác  định  trách  nhiệm  của   Hiến pháp 1992 quy định: Cơng dân có quyền . . . biểu quyết khi Nhà nước tổ  chức trưng cầu ý dân” (Điều 53) và Quốc hội có nhiệm vụ và quyền hạn “Quyết  định việc trưng cầu ý dân” (Điều 84), UBTVQH có nhiệm vụ và quyền hạn “tổ  chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội” (Điều 91).  166 Hồn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam…  Quốc  hội  trong  việc  quyết  định  trưng  cầu  ý  dân  và  trách  nhiệm  của  UBTVQH  trong  việc  tổ  chức  cho  nhân  dân  trưng  cầu  ý  dân.  Khoản  15,  Điều  70,  Hiến  pháp  2013  quy  định:  “Quốc  hội  quyết  định trưng cầu ý dân” và khoản 13, Điều 74 quy định: “UBTVQH  tổ  chức  trưng  cầu  ý  dân  theo  quyết  định  của  Quốc  hội”.  Hiến  pháp năm 2013 đã có sự kế thừa quy định của Hiến pháp 1992 về  quyền năng của Quốc hội và UBTVQH, đã nhấn mạnh mối quan  hệ giữa dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện. Hiến pháp mặc dù  khẳng định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân,  cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hồ XHCN  Việt  Nam,  giao  cho  Quốc  hội  14  quyền  năng  song  vẫn  đảm  bảo  chủ quyền nhân dân trong những vấn đề Quốc hội thấy cần thiết  phải  đưa  vấn  đề  ra  trưng  cầu  ý  dân.  Quy  định  này  thể  hiện  sự  chuyển  đổi  tư  duy  từ  Quốc  hội  tập  quyền  sang  việc  khẳng  định  ngày càng rõ ràng hơn tính chủ quyền nhân dân – nhân dân là chủ  thể cao nhất của quyền lực nhà nước – các vấn đề quan trọng của  đất nước đều thể hiện tâm tư, nguyện vọng và quyền làm chủ của  nhân dân. Điểm mới rõ nét hơn của Hiến pháp năm 2013 về trưng  cầu  ý  dân  thể  hiện ở  khoản  4,  Điều  120:  “Hiến  pháp  được  thơng  qua  khi  có  ít  nhất  hai  phần  ba  tổng  số  đại  biểu  Quốc  hội  biểu  quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội  quyết định”. Với quy định này, trưng cầu ý dân được xác định là  một  quy  trình  lập  hiến.  Điều  này  cho  thấy  Hiến  pháp  năm  2013  đảm  bảo  thể  hiện  tính  dân  chủ  trực  tiếp  rõ  nét  và  tính  hiện  đại.  Tuy  nhiên,  Hiến  pháp  không  xác  định  việc  trưng  cầu  ý  dân  về  Hiến pháp là bắt buộc. Việc có tổ chức thực hiện trưng cầu ý dân  về  Hiến  pháp  hay  khơng  lại  phụ  thuộc  vào  ý  chí  của  Quốc  hội.  Điều này cho thấy, Hiến pháp đang xác định tính tuỳ nghi trong  trách nhiệm của nhà nước về trưng cầu ý dân trong q trình lập  hiến. Tuy nhiên, cứ nói đến lập hiến và sửa đổi Hiến pháp thì việc  thừa nhận trưng cầu ý dân được xem là một bước tiến quan trọng  và hết sức ý nghĩa trong việc tiếp cận với tư duy dân chủ ‐ Hiến  pháp  là  khế  ước  của  nhà  nước  với  nhân  dân.  Tư  duy  đó  địi  hỏi  Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân một cách rõ nét nhất nên  167 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,…  quy  trình  lập  hiến  dân  chủ  hướng  đến  việc  nhân  dân  thực  hiện  quyền biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân.  Như  vậy,  có  thể  thấy,  cụm  từ  “trưng  cầu  ý  dân”  chính  thức  được ghi nhận trong Hiến pháp 1992 và khẳng định rõ nét hơn ở  bản Hiến pháp năm 2013. Bởi lẽ, Hiến pháp 1980 trước đó có cách  gọi  là  “trưng  cầu  ý  kiến  của  nhân  dân”.  Có  thể  thấy,  hệ  thống  pháp luật Việt Nam hiện nay đang tồn tại nhiều quy định về trưng  cầu ý dân. Quy định về trưng cầu ý dân khơng chỉ có trong Luật  Tổ chức Quốc hội năm 2001 mà cịn trong  Quy chế hoạt động của  UBTVQH,  tại  Điều  37:  “UBTVQH  tổ  chức  trưng  cầu  ý  dân  theo  quyết  định  của  Quốc  hội;  quy  định  việc  phát  hành  phiếu  trưng  cầu ý dân, thể thức bỏ phiếu và kiểm phiếu; tổ chức việc bỏ phiếu,  tổng hợp, cơng bố kết quả trưng cầu và báo cáo với Quốc hội tại  kỳ họp gần nhất”. Điều 37 Quy chế hoạt động của Hội đồng Dân  tộc và các uỷ ban của Quốc hội năm 2004 cũng có quy định: “Hội  đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội có quyền đề nghị Quốc  hội,  UBTVQH  về  việc  lấy  ý  kiến  nhân  dân  về  dự  án  luật,  dự  án  pháp lệnh, dự thảo nghị quyết hoặc về những vấn đề quan trọng  khác. . .”. Tuy nhiên, trong quy định này chỉ đề cập đến quyền đề  nghị lấy ý kiến nhân dân chứ không phải đề nghị trưng cầu ý dân.   Như  vậy,  trưng  cầu  ý  dân  là  một  chế  định  tồn  tại  một  cách  trang trọng trong Hiến pháp năm 2013 (các Điều 29, 70, 74, 120) và  được  quy  định  rải  rác  trong  một  số  văn  bản  quy  phạm  pháp  luật  khác.  Tuy  nhiên,  cho  đến  nay,  pháp  luật  về  trưng  cầu  ý  dân  vẫn  chưa hồn thiện. Mới chỉ có quy định về chủ thể quyết định trưng  cầu ý dân là Quốc hội, chủ thể tổ chức trưng cầu ý dân là UBTVQH,  chủ thể có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân là cơng dân đủ 18 tuổi.  Trong  khi  đó,  những  vấn  đề  như:  khi  nào  Quốc  hội  quyết  định  trưng cầu ý dân; Quốc hội được quyền trưng cầu ý dân về những  vấn  đề  gì;  trình  tự,  thủ  tục  trưng  cầu  ý  dân;  phạm  vi,  hình  thức  trưng cầu ý dân lại chưa được điều chỉnh bằng một đạo luật cụ thể.  Quá trình Hội Luật gia Việt Nam soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân  chưa được tổng kết v.v… Bên cạnh đó, xu hướng dân chủ trực tiếp  168 Hồn thiện pháp luật về trưng cầu ý dân ở Việt Nam…  đang  được  mở  rộng  và  ngày  càng  trở  nên  có  hiệu  quả  trong  thực  tiễn  lãnh  đạo  của  Đảng,  quản  lý  của  Nhà  nước.  Do  đó,  cần  thiết  nhìn nhận một nhu cầu khách quan là trưng cầu ý dân phải được  tồn tại trong trạng thái pháp lý hồn chỉnh, hay nói cách khác là địi  hỏi phải có hệ thống quy định pháp luật hồn thiện.  Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn về trưng cầu ý dân nêu trên,  việc xây dựng Luật Trưng cầu ý dân là địi hỏi cấp thiết. Muốn vậy, cần  chú ý những vấn đề sau:  Thứ nhất, Luật Trưng cầu ý dân được xây dựng và ban hành  trên cơ sở quyết tâm chính trị của Đảng nhằm cụ thể hố tư tưởng  Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về dân chủ trực tiếp và cơ chế  thực hiện dân chủ trực tiếp trên thực tiễn. Do đó, xây dựng Luật  Trưng cầu ý dân cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời đặt  hoạt  động  xây  dưng  Luật  Trưng  cầu  ý  dân  trong  tổng  thể  việc  hoàn  thiện  các  quy  định  pháp  luật  về  dân  chủ  trực  tiếp  và  phát  huy dân chủ như Luật Tiếp cận thông tin, Luật Tiếp công dân v.v   Thứ  hai,  Luật  Trưng  cầu  ý  dân  được  xây  dựng  đáp  ứng  tính  khả thi. Điều đó địi hỏi phải tính đến việc cụ thể hố những vấn  đề  nào  bắt  buộc  phải  trưng  cầu  ý  dân,  vấn  đề  nào  do  Quốc  hội  quyết định trưng cầu ý dân, vấn đề nào do người dân trình sáng  kiến  trưng  cầu  ý  dân.  Hơn  nữa,  Luật  Trưng  cầu  ý  dân  cũng  cần  phải dự liệu phương án xác định cụ thể những trường hợp, những  vấn đề không được đưa ra trưng cầu ý dân để làm cơ sở cho việc  tổ chức thực hiện trưng cầu ý dân phù hợp với xu thế dân chủ trực  tiếp đang lan toả mạnh mẽ ở Việt Nam.  Thứ ba, Luật Trưng cầu ý dân được xây dựng phải đảm bảo là  cơ sở pháp lý để nhân dân thực hiện quyền tham gia vào cơng việc  nhà nước và được quyền quyết định đối với một số vấn đề quan  trọng của nhà nước. Do đó, các trình tự, thủ tục trưng cầu ý dân  cần phải được quy định cụ thể, dễ thực hiện để huy động tối đa  người dân tham gia các cuộc trưng cầu ý dân, tạo nên bầu khơng  khí dân chủ và thói quen sinh hoạt chính trị thiết thực.  169 Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp,…  Thứ tư, Luật Trưng cầu ý dân được xây dựng cần được đảm  bảo là cơ sở để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức trưng  cầu  ý  dân  theo  pháp  luật,  tránh  khuynh  hướng  hình  thức  trong  việc trưng cầu ý dân. Đồng thời, Luật Trưng cầu ý dân cũng cần  thiết kế cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo trong trưng cầu ý dân,  đảm  bảo  kết  quả  trưng  cầu  ý  dân  mang  tính  khách  quan,  cơng  khai  và  chính  xác.  Đồng  thời  ngăn  ngừa  sự  vi  phạm  pháp  luật,  thiếu ý thức trách nhiệm trong việc tổ chức trưng cầu ý dân.  170 ...MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Kỷ yếu Hội thảo) Một? ?số? ?vấn? ?đề? ?lý? ?luận,? ?thực? ?tiễn? ?về? ?dân? ?chủ? ?trực? ?tiếp,? ??     NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ...   MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM (Kỷ yếu Hội thảo) NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI  Một? ?số? ?vấn? ?đề? ?lý? ?luận,? ?thực? ?tiễn? ?về? ?dân? ?chủ? ?trực? ?tiếp,? ??... Printed in Hanoi, Vietnam  Khổ sách:? ?16 x24, 328tr              MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VỀ DÂN CHỦ TRỰC TIẾP, DÂN CHỦ CƠ SỞ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM   Mã? ?số:  2L ‐ 2 21? ?H2 014 . In? ?1. 000 cuốn, khổ? ?16  x 24cm tại Công ty TNHH in  

Ngày đăng: 19/05/2021, 11:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w