1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)

17 517 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 145 KB

Nội dung

ĐỀ TÀI Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) CẤU TRÚC ĐỀ BÀI A PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu B PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở ý luận về tổ chức thương mại thế giới (WTO) 1.1 Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới 1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT 1.1.2. Vòng đàm phán Uruquay và sự ra đời của WTO 1.2. Mục tiêu và chức năng của WTO 1.2.1. Mục tiêu 1.2.2. Chức năng 1.3 Quá trình hội nhập WTO của Việt Nam 1.4 Tác động của WTO đối với nền kinh tế các nước đang phát triển Chương 2. Tác động của WTO đến nền KT việt nam 2.1 Cơ hội và thách thức của Việt nam khi gia nhập WTO 2.1.1 Cơ hội 2.1.2 Thách thức 2.2 Kết quả đạt được của Việt nam sau 6 năm gia nhập WTO 2.2.1 Về sản xuất nông nghiệp 2.2.2 Về kinh tế 2.2.3 Về xuất nhập khẩu 2.2.4 Về chuyển dich cơ cấu kinh tế Chương 3. Một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế Việt nam trong hội nhập WTO C. KẾT LUẬN D. TÀI LIỆU THAM KHẢO A PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế thừa Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thông thương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế. Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các Hiệp định của mình, WTO đã tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến hành tiến trình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ thống các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi và đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối kinh tế Việt nam. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế nước ta ngày càng có những bước phát triển tích cực, đời sống nhân dân phần nào được cải thiện. Để tìm hiểu rõ hơn về những tác động của WTO đến nền kinh tế Việt Nam, em đã chọn đề tài “Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới ” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Giới thiệu sơ lược về tổ chức thương mại thế giới (WTO) - Đưa ra những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO - Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy nhanh về kinh tế Việt Nam khi gia nhập WTO 3. Đối tượng nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam trong quá trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) B PHẦN NỘI DUNG Chương 1. Cơ sở ý luận về tổ chức thương mại thế giới (WTO) 1.1 Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO)” 1.1.1 Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT là tổ chức tiền thân của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, GATT được ra đời trong trào lưu hình thành hàng loạt các cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động kinh tế quốc tế nhằm khôi phục lại sự phát triển kinh tế thương mại thế giới. Ý tưởng ban đầu của các nước là thành lập một tổ chức thứ ba cùng hai tổ chức được biết đến là ngân hàng thế giới và quĩ tiền tệ quốc tế nhằm giải quyết các vấn đề hợp tác kinh tế quốc tế, điều tiết các lĩnh vực về thương mại hàng hóa,công ăn việc làm,ràng buộc thương mại phát triển. Vì thế hơn 50 nước dự định thành lập tổ chức thương mại thế giới ( ITO) như là một tổ chức chuyên ngành của liên hiệp quốc ( UN). Trước khi hiến chương ITO được phê chuẩn, 23 trong số 50 nước đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán về thuế quan xử lý các biện pháp bảo hộ mậu dịch đang được áp dụng và duy trì trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30. Các nước này mong muốn nhanh chóng thúc đẩy tự do hóa mậu dịch, khôi phục lại nền kinh tế bị phá hủy nặng nề sau chiến tranh thế giới thứ 2. Trong các cuộc đàm phán thương mại đầu tiên của GATT chủ yếu tập trung vào việc cắt giảm thuế quan. Đến vòng Kenedy (1964-1967), nội dung của các vòng đàm phán đã được mở rộng: đưa ra hiệp định chống bán phá gia, số nước tham gia là 62 nước. Tiếp theo là vòng đàm phán Tokyo, kéo dài từ 1973 đến 1979 với 102 nước tham gia. Kết quả vòng đàm phán này gồm 9 thị trường công nghiệp hàng đầu trên thế giới cắt giảm trung bình 1/3 mức thuế quan và do đó mức thuế trung bình đối với hang hóa nông sản giảm xuống còn 47%. Việc cắt giảm thuế quan sẽ được thực hiện trong vòng 8 năm bao gồm cả vấn đề điều hòa thuế - thuế càng cao thì cắt giảm càng lớn theo tỷ lệ. Tuy nhiên kết quả của vòng đàm phán Tokyo không được hoàn hảo. Vòng đàm phán này thất bại trong việc giải quyết vấn đề liên quan đến thương mại hàng nông sản, không đưa ra được các biện pháp tự vệ. Nhưng Sau (1986-1994) vòng đàm phán Uruquay là vòng đàm phán cuối cùng đã được điều chỉnh lại và được cam kết mang tính chất đa biên buộc các nước cùng nhau thực hiện. Chỉ có 4 hiệp định: mua sắm chính phủ, máy bay dân dụng cho đến hiện nay mang tính nhiều bên. Vào năm 1997, hiệp định về thịt bò và sữa được hủy bỏ. Cho đến hết vòng đàm phán Tokyo, GATT hoạt động mang tính tạm thời và có phạm vi hạn chế. Nhưng lại đem lại thành công lớn trong việc đảm bảo tự do hóa phần lớn thương mại quốc tế. Chính tốc độ tự do hóa mậu dịch đã giúp cho tốc độ tăng trưởng của thương mại luôn luôn vượt qua tốc độ tăng trưởng kinh tế trong suốt thời kỳ GATT tồn tại. Qua nhiều khó khăn khiến các thành viên GATT tin rằng phải có những nổ lực mới nhằm cũng cố và mở rộng hệ thống thương mại đa biên. Những nổ lực đó đã dẫn đến kết quả có vòng đàm phán Uruquay, tuyên bố Marrakesh và việc tổ chức thương mại thế giới ra đời. 1.1.2. Vòng đàm phán Uruquay và sự ra đời của WTO Vòng đàm phán Uruquay ( 1986-1994) : bao gồm 125 nước tham gia. Đây là vòng đàm phán cuối cùng và cũng là vòng đàm phán tham vọng nhất trong số tất cả các vòng đàm phán của GATT. Vòng đàm phán này đã dẫn đến việc thành lập WTO và thông qua một loạt các hiệp định mới. Những nét chính của vòng này là: thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) thay thế cho GATT; giảm thuế và các biện pháp trợ cấp xuất khẩu; giảm hạn ngạch và các hạn chế nhập khẩu khác trong vòng 20 năm; ký kết Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPS); mở rộng phạm vi áp dụng của luật thương mại quốc tế sang lĩnh vực dịch vụ thông qua Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS); dỡ bỏ hạn chế đối với đầu tư nước ngoài. Vào 1/1995 hội nghị bộ trưởng tại Geneva đã thống nhất thành lập một tổ chức thương mại mới, tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization viết tắt WTO chính thức được thành lập, các hiệp định được kí kết tại vòng đàm phán Uruquay bắt đầu có hiệu lực. 1.2. Mục tiêu và chức năng của WTO Tổ chưc thương mại thế giới ( WTO) là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyết các qui định về thương mại giữa các quốc gia với nhau. Nội dung chính của WTO là các hiệp định được hầu hiết các nước có nền thương mại cùng nhau tham gia đàm phán và kí kết. Mặc dù các thỏa thuận đạt được là do các chính phủ đàm phán và kí kết nhưng mục đích lại nhằm giúp các nhà sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ trong nước, các nhà hoạt động xuất nhập khẩu có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh dễ dàng hơn. 1.2.1. Mục tiêu của WTO Mục tiêu chính là nhằm giúp thương mại được lưu chuyển tự do ở mức tối đa,chừng nào còn nằm trong giới hạn không gây ra các ảnh hưởng xấu không muốn có. Ngoài ra WTO còn có mục tiêu: + Nâng cao mức sống của con người. + Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm,tăng vững chắc về thu nhập và nhu cầu thực tế của người lao động. + Phát triển việc sử dụng hợp lý của người lao động. + Phát triển việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của thế giới. + Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới. 1.2.2. Chức năng của WTO - WTO tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi,quản lý và điều hành những mục tiêu khác của Hiệp định thành lập WTO, các hiệp định đa biên của WTO, cũng như cung cấp một khuôn khổ để thực thi, quản lý và điều hành việc thực hiện các hiệp định nhiều bên. - WTO là một diễn đàn cho cuộc đàm phán giữa các nước thành viên về quan hệ thương mại đa biên trong những quy định của WTO. - WTO sẽ thi hành thỏa thuận về những nguyên tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên. - Rà soát những chính sách thương mại của các nước thành viên để đảm bảo tự do hóa thương mại. - Hợp tác với các tổ chức thương mại khác như WB, IMF cũng như các tổ chức khác để đề cao hiệu quả hoạt động của WTO. 1.3 Quá trình hội nhập WTO của Việt Nam 1-1995: Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO. Ban Công tác xem xét việc gia nhập của Việt Nam được thành lập với Chủ tịch là ông Eirik Glenne, Đại sứ Na Uy tại WTO ( riêng từ 1998–2004, Chủ tịch là ông Seung Ho, Hàn Quốc ) 8-1996: Việt Nam nộp “Bị vong lục về chính sách thương mại” • 1996: Bắt đầu đàm phán Hiệp định Thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA) 1998 - 2000: Tiến hành 4 phiên họp đa phương với Ban Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại vào tháng 7-1998, 12-1998, 7-1999, và 11-2000. Kết thúc 4 phiên họp, Ban công tác của WTO đã công nhận Việt Nam cơ bản kết thúc quá trình minh bạch hóa chính sách và chuyển sang giai đoạn đàm phán mở cửa thị trường. • 7-2000: ký kết chính thức BTA với Hoa Kỳ • 12-2001: BTA có hiệu lực 4-2002: Tiến hành phiên họp đa phương thứ 5 với Ban Công tác. Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên về hàng hóa và dịch vụ. Bắt đầu tiến hành đàm phán song phương. 2002 – 2006: Đàm phán song phương với một số thành viên có yêu cầu đàm phán, với 2 mốc quan trọng: • 10-2004: Kết thúc đàm phán song phương với EU - đối tác lớn nhất • 5-2006: Kết thúc đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu đàm phán song phương. 26-10-2006: Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam. Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006. 7-11-2006: WTO triệu tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. Ngày 7/11/2006, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào năm 1995. 11-1-2007 WTO nhận được được quyết định phê chuẩn chính thức của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Kể từ đây, Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của WTO. 1.4 Tác động của WTO đối với nền kinh tế các nước đang phát triển * Những ảnh hưởng tích cực. Tổ chức thương mại thế giới WTO là một tổ chức quốc tế, điều tiết hệ thống thương mại đa biên, ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và đến nền kinh tế của mỗi quốc gia thành viên nói riêng. Đối với các nước đang phát triển, gia nhập WTO đã mang lại được rất nhiều lợi ích thiết thực đối với công cuộc phát triển kinh tế của họ. Cùng với quá trình toàn cầu hoá kinh tế và đặc biệt là sự ra đời của WTO từ năm 1995, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân của các nước đang phát triển luôn đạt khoảng từ 4% đến 5%. Tỷ trọng kinh tế của các nước này trong nền kinh tế toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng, từ 13% năm 1995 lên 29% năm 1998 (chỉ 3 năm, sau khi WTO ra đời). Tỷ trọng trong thương mại thế giới của các nước đang phát triển cũng tăng lên từ 11% đến 32% trong cùng thời kỳ. Đến năm 2010, theo dự báo, tỷ lệ này có thể lên tới 45%. Đặc biệt, các nền kinh tế Đông á trong nhiều năm liền có tốc độ tăng trưởng nhanh đã đạt đến tỷ lệ 7%. Các nước Mỹ La Tinh cũng đạt mức tăng trưởng bình quân cao; các nước Châu Phi đã dần dần bước ra khỏi tình trạng bi đát về kinh tế. Năm 1999, Châu Phi đã đạt mức tăng trưởng 3,6% là mức cao nhất từ hơn một thập kỷ qua. Một số nước đang phát triển có tốc độ phát triển cao đã trở thành một trong những động lực thúc đẩy nền kinh tế thế giới. Đây là những con số tổng quan về những thành công của hoạt động của tổ chức thương mại thế giới đối với các nước đang phát triển, làm rõ thêm những ảnh hưởng tích cực của WTO đến các mặt của nền kinh tế: - Tất cả các hàng hoá và dịch vụ của các nước đang phát triển là thành viên của WTO đều được đối xử theo các nguyên tắc, quy định của WTO; được đối xử bình đẳng, không phân biệt đối với hàng hoá và dịch vụ của các nước phát triển. Các loại hàng hoá và dịch vụ này khi được xuất khẩu sang bất kỳ một thị trường của một nước thành viên nào kể cả Mỹ hay EU đều được hưởng mọi quyền lợi mà chính phủ nước đó dành cho hàng hoá và dịch vụ nước mình. - Các rào cản thuế và phi thuế quan đều buộc phải cắt giảm, các biện pháp hạn chế định lượng đều bị cấm sử dụng được áp dụng cho mọi thành viên của WTO không loại trừ một thành viên nào của WTO. Do đó cơ hội xuất khẩu của các nước đang phát triển gia tăng rõ rệt, thị trường tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ được mở rộng. Các nước đang phát triển đã và sẽ tập trung chuyên môn hoá các mặt hàng mà mình có lợi thế, nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. - Sản xuất trong nước được chú trọng và thu hút được nhiều lao động, tạo được nhiều công ăn việc làm hơn cho người dân, đặc biệt là trong những ngành nghề sản xuất phục vụ xuất khẩu làm tăng nhanh sự tăng trưởng của nền kinh tế và xã hội của nước đó. - Là thành viên của WTO, có nghĩa là các nước đã tạo dựng được một môi trường kinh tế, chính trị ổn định, tạo được sự tín nhiệm của các nước trên thế giới. Chính vì vậy, các nước đang phát triển có thể mở rộng được thị phần của mình trên thị trường quốc tế, giành được nhiều ưu đãi thương mại tạo được cho mình lợi thế kinh tế chính trị, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. - Các quan hệ kinh tế, văn hoá, chính trị với các nước thành viên được mở rộng, tiếp thu được nhiều kinh nghiệm tốt trong quản kí kinh tế, xã hội, khoa học kĩ thuật, tiếp cận được các thành tựu KHKT tiên tiến trên thế giới, cũng như tiếp thu được các lối sống văn hoá của các nền văn minh khác nhau trên thế giới. - Hoạt động của WTO khiến cho cạnh tranh quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, do đó các doanh nghiệp của các nước đang phát triển buộc phải tìm tòi, khắc phục những hạn chế của mình, đồng thời áp dụng công nghệ mới phát triển bền vững hoạt động sản xuất kinh doanh, tích tụ được nhiều nguồn lực để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh tích cực trong nước thúc đẩy nền kinh tế phát triển và có đủ năng lực canh tranh được với nước ngoài, thích ứng với xu hướng toàn cầu hoá hiện nay. Cạnh tranh với bất cứ bản chất nào thì cũng khiến cho các nước đang phát triển có tầm nhìn tốt hơn, tiếp cận được kỹ thuật công nghệ tiên tiến của các nước phát triển, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp nội địa cải tiến và chấp nhận các tiêu chuẩn giám sát quốc tế tốt nhất, kiểm soát được rủi ro và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. - Vấn đề di chuyển lao động giữa các nước thành viên đã trở nên dễ dàng hơn. Di chuyển lao động tự do đã mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các nước đang phát triển. Cái lợi của các nước đang phát triển thường xuyên xuất khẩu lao động là nhận được một khoản thu nhập ngoại tệ không nhỏ từ tiền lương mà nước sở tại trả cho người lao động. Theo báo cáo của Economic Aspects thì trong những năm 1990 - 1995 khoản tiền đó lên đến 70 tỷ USD. Xuất khẩu lao động có vị trí đặc biệt đối với các nước đang phát triển, vừa thay đổi cán cân kinh tế vừa tăng sức mua của xã hội thúc đẩy thương mại và sản xuất nội địa. Thêm vào đó, các nước phát triển thường nhập khẩu lao động từ các nước đang phát triển và sau thời gian làm việc cho các hãng, công ty kinh nghiệm, tay nghề và trình độ của người lao động được nâng lên, có khả năng tiếp cận với nền công nghiệp tiên tiến, khi trở về tổ quốc, họ sẽ trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho phát triển đất nước. * Những ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, những lợi ích không nhỏ, nhận được từ WTO, các nước đang phát triển phải đối mặt với những ảnh hưởng tiêu cực của nó: - Trong tổ chức thương mại thế giới, theo các nguyên tắc của nó, mọi thành viên đều được đối xử như nhau, đều được hưởng mọi đãi ngộ MFN và NT, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan của các nước đều được giảm dần . vì vậy, thị trường tiêu thụ được mở rộng, các nước đều tập trung sản xuất theo định hướng xuất khẩu. Các nước đang phát triển cũng không là ngoại lệ. Các nước này đều chú trọng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu mà mình có lợi thế so sánh và mặt hàng xuất khẩu nhiều nhất là nguyên liệu thô và các mặt hàng công nghiệp có giá trị thấp. Tuy nhiên trên thực tế, các nước đang phát triển cũng bị buộc phải sản xuất ra các mặt hàng có giá trị và lợi nhuận thấp đó. Các nước phát triển sử dụng đòn bẩy thuế quan buộc các nước đang phát triển phải tập trung khai thác và xuất khẩu hai loại hàng hoá có mức thuế thấp như nguyên liệu thô và hàng hoá bán thành phẩm, còn mặt hàng công nghiệp có giá trị cao thì chịu thuế cao hơn và vấn đề tìm kiếm thị trường cũng gặp nhiều khó khăn hơn, điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển. Do các nước đang phát triển chỉ sản xuất được các hàng công nghiệp có giá trị thấp, không chú trọng được vào đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp giá trị cao và phải nhập khẩu các mặt hàng này từ các nước phát triển. Công nghiệp nội địa của các nước đang phát triển do đó không có cơ hội để phát triển. Mặt khác, trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, vai trò của các ngành công nghiệp dịch vụ và lao động kỹ năng ngày càng tăng lên và cùng với nó là sự giảm dần tầm quan trọng của các hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ năng. Bên cạnh đó, sự tiến bộ trong khoa học công nghệ cũng không chỉ làm thay đổi cơ cấu mà còn làm thay đổi tầm quan trọng của các sản phẩm đầu vào. Các ngành công nghiệp hiện đại ngày càng ít sử dụng tài nguyên thiên nhiên, do đó chúng không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng nữa. Điều này đã khiến cho các nước đang phát triển vốn là những nước xuất khẩu hàng hoá sơ chế và nguồn lao động không kỹ năng rơi vào tình trạng rất bất lợi. - Trong lĩnh vực nông nghiệp, các nước đang phát triển cũng phải chịu những tác động rất lớn trong quá trình điều tiết hệ thống thương mại đa biên của WTO: Do định hướng xuất khẩu, nền nông nghiệp của các nước đang phát triển cùng chú trọng vào sản xuất các mặt hàng có giá trị xuất khẩu, đất đai ngày càng khan hiếm, vì một phần bị lấy đi để phát triển công nghiệp, thành thị. Sản lượng lương thực của nhiều nước giảm đi rõ rệt. Điều đó, có nghĩa là sự sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp đã không thoả mãn yêu cầu của nhân dân trong nước do sự bành trướng của cây công nghiệp. Rất nhiều nước đang phát triển, vấn đề an ninh lương thực bị đe doạ nghiêm trọng, buộc các nước này phải nhập khẩu lương thực từ nước ngoài, mức độ lệ thuộc lương thực của các nước này ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn ngày càng trở nên rõ rệt hơn. Các nước đang phát triển phần lớn đều phải gánh chịu tình trạng dù tỷ lệ tăng trưởng của cả nước khá cao và ngày càng gia tăng nhưng tại các khu vực nông thôn, tình trạng đói nghèo vẫn tồn tại, có nơi còn tăng lên. Sự phồn vinh chỉ thấy được tại các khu vực thành thị. Nguyên nhân của hiện tượng này là do các nước đangphát triển quá chú trọng vào phát triển công nghiệp,dẫn đến sự phát triển bất cân đối, các nguồn lực ít được đầu tư cho nông nghiệp, nông dân không có đủ điều kiện để phát triển sản xuất. - Xu hướng đô thị hoá cộng với tình trạng nguồn lực của nông thôn bị hạn chế buộc rất nhiều nông dân ra thành phố kiếm sống. Nhiều thành phố vì thế đã trở nên quá tải, mật độ dân cư tăng lên quá nhanh ,đã khiến cho tình trạng ô nhiễm, các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông . tăng vọt. - Để thực hiện theo quy định của WTO, các nước đang phát triển sẽ bị thúc ép, buộc phải từ bỏ ngày càng nhiều các chính sách hiện hữu đang bảo vệ và phát triển nền kinh tế nội địa của mình cho hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài tự do tràn vào, gây ra các tác động xấu: Phải mở cửa nền kinh tế khi đất nước chưa đủ tiềm lực và sự chuẩn bị đối phó trước những tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh và chưa chuẩn bị sẵn sàng để cạnh tranh với các tập đoàn lớn, có thể các công ty, tập đoàn đó sẽ thế chân họ trên thị trường trong nước. . gắng thật nhiều để thúc đẩy kinh tế ngày càng phát triển hơn nữa.Qua bài tiểu luận này em hi vọng thầy cô hiểu rõ tình hình hiện nay của nước ta về nhưng. lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. C. KẾT LUẬN Trong tiến trình hội nhập WTO tuy nước ta đã đạt được nhiều thành tựu tích

Ngày đăng: 07/12/2013, 18:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w