XUẤT KHẨU BAO BÌ THỦY TINH II

41 902 0
XUẤT KHẨU BAO BÌ THỦY TINH II

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

XUẤT KHẨU BAO BÌ THỦY TINH II

Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương LỜI MỞ ĐẦU Trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt là đối với Việt Nam sau khi gia nhập WTO, kinh tế đồi ngoại nói chung và ngoại thương nói riêng có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, Đảng và Nhà nước luôn luôn coi trọng lĩnh vực này và nhấn mạnh: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế cũng như sự nghiệp phát triển khoa học kỹ thuật và công nghiệp hoá của nước ta tiến hành nhanh hay chậm, điều đó phụ thuộc một phần vào việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại” (Văn kiện Đại hội Đảng lần VI). Thông qua hoạt động ngoại thương, mà chủ yếu là hoạt động xuất nhập khẩu đã góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá đất nước.Vấn đề cơ bản ở đây là khi tham gia vào trao đổi hàng hóa trên thị trường thế giới, nền kinh tế nước ta nói chung và mỗi doanh nghiệp nói riêng phải chấp nhận những nguyên tắc của cạnh tranh trên thị trường, và điều đó đòi hỏi hoạt động ngoại thương phải tính toán kỹ lỗ lãi, giảm chi phí và nâng cao chất luợng sản phẩm, nghĩa là phải có hiệu quả. Vì thế, ngay từ khi bắt đầu thực hiện sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải có chiến lựơc, định hướng cụ thể để đạt được mục tiêu mà mình đề ra. Công ty Thuỷ Tinh Việt Nam- Misuta là một doanh nghiệp chuyên sản xuất bao thuỷ tinh cung ứng cho nội địa và xuất khẩu. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thành công hay thất bại phụ thuộc vào việc doanh nghiệp tính toán một cách chính xác các nguồn lực và dự kiến phương thức thực hiện như thế nào. Do đó, phương án xuất khẩu chính là sự khởi đầu vô cùng quan trọng và là bản hoạch định quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 1 Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương PHẦN1: NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN XUẤT KHẨU I. Mục đích – ý nghĩa của việc lập phương án : 1. Mục đích: Lập phương án xuất khẩu là bước khởi đầu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu của mỗi doanh nghiệp. Trên cơ sở của việc nghiên cứu thị trường tiến hành lập một phương án xuất khẩu cụ thể, đây cũng là căn cứ quan trọng trình lên các cấp, các ngành, các bộ phận có liên quan để nghiên cứu tính khả thi, hợp lý của dự án để từ đó quyết định có nên thực hiện phương án hay không. Cũng trên cơ sở phương án xuất khẩu đã lập các ngân hàng sẽ xem xét có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không. 2. Ý nghĩa: Phương án xuất khẩu là kế hoạch hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận. Các doanh nghiệp trước khi tiến hành sản xuất xuất khẩu đều phải lập phương án xuất khẩu, vì phương án này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả kinh doanh, nó phản ánh ở thu nhập. Nếu doanh nghiệp không lập phương án xuất khẩu hay lập không tốt thì sẽ khó có thể dự đoán được những rủi ro có thể xảy ra, dẫn tới thua lỗ, gây tổn thất to lớn cho doanh nghiệp. Nghiêm trọng hơn có thể làm doanh nghiệp đi tới phá sản. Vậy, ta có thể kết luận rằng việc lập phương án xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. II. Cơ sở lập pháp lý cho phương án xuất khẩu:  Căn cứ vào Luật Thương Mại nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong đó quy định các quyền hạn và trách nhiệm pháp lý về kinh doanh thương mai quỗc tế.  Căn cứ vào Nghị định 57/1998 - NĐ – CP ra ngày 31/7/1998 quy định và hưỡng dẫn chi tiết về việc thực hiện Bộ Luật Thương Mại của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cụ thể hoá việc thực hiện quyền lợi và trách nhiệm. Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 2 Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương  Căn cứ vào Quyết định 12/CP của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 23/1/2006 quy định mặt hàng được phép hay hạn chế hoặc cấm xuất nhập khẩu. Đây là một cơ sở quan trọng trong việc xác định mặt hàng để xuất nhập khẩu cũng như các ưu đãi thuế của Chính phủ với từng mặt hàng.  Căn cứ vào các văn bản pháp quy khác điều chỉnh hoạt dộng kinh doanh xuất nhập khẩu. III. Cơ sở thực tiễn để lập phương án xuất khẩu: - Nói đến thị trường bao thuỷ tinh người ta thường gắn với thị trường Bia - Rượu - Nước giải khát, Thực phẩm , vì bao thuỷ tinh chính là một trong những yếu tố đầu vào quan trọng của ngành công nghiệp này. Mỗi sự thay đổi và phát triển của thị trường Bia - Rượu - Nước giải khát đều ảnh hưởng lớn tới cung - cầu trên thị trường bao thuỷ tinh. 1. Thị trường trong nước:  Đánh giá chung: Trong bốn, năm năm trở lại đây nhu cầu về bao thuỷ tinh ở Việt Nam tăng nhanh. Đó là kết quả của sự tăng trưởng trên thị trường bia - rượu - nước giải khát. Qua tìm hiểu thị trường bia - rượu - nước giải khát, thị trường thực phẩm .ta thầy rằng nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này có xu hướng tăng cao, lượng sản xuất bia, rượu, nước giải khát đã bằng vượt quá mục tiêu quy hoạch 2003: Công suất bia cả nước đạt 1,29 tỳ lít 2004: 1,37 tỳ lít 2005 1,5 tỷ lít 2006 1,95 tỷ lít 2007: Bộ công nghiệp dự báo nhu cầu bia - rượu - nước giai khát có thể còn tăng cao hơn. Trong bản điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành bia Bộ công nghiệp có nêu ra các chỉ tiêu sau, dự kiến đến năm 2010 sản xuất 2,5 tỷ lít bia, 120 triệu lít rươu cồn,1,5 tỷ lít nước giải khát (điều này cũng đồng nghĩa với nhu cầu cần hơn 350 triệu bao thuỷ tinh). Năm 2007 cần khoảng 300 triệu bao thuỷ tinh. Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 3 Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương Khác với thị trường thế giới, bao thuỷ tinh Việt Nam được sử dụng quay vòng nhiều lần nhằm tiết kiệm chi phí. Thị trường chai đã qua sử dụng cũng hoạt động sôi nổi không kém thị trường cung cấp chai mới. Tuy vậy hạn chế là một lượng chai lớn không rõ nguồn gốc, công tác kiểm định không được tiến hành chặt chẽ , khi đưa vào sử dung thì hầu như các nhà tiêu thụ phải trải qua một khâu làm vệ sinh. Giá cả một chai thuỷ tinh mới là: 1980 VNĐ/ chai Giá cả một chai thuỷ tinh đã qua sử dụng: 700 đ/ chai ( chưa tính chi phí làm vệ sinh )  Những nhà cung cấp chính về mặt hàng bao thuỷ tinh ở thị trường Việt Nam: Hai phong Sanmiguel Yamura glass com. LTD ( SMYH ), Malaysia Viet Nam glass com. LTD ( MVG ), Viet Nam – Mitsuta Glass manufacing com.LTD ( VMG) và một số nhà cung cấp nhỏ lẻ khác. Tỷ trọng thị trường của những nhà cung cấp này như sau: Tên nhà cung cấp TT. Miền Bắc TT. Miền Nam TT. Miền Trung SMYH 55% 25% 30% MVG 15% 65% 20% VMG 20% 10% 20% Others 10% 0% 30% Khách hàng chính của thị trường trong nước đó là các công ty bia - rượu – nước giải khát như một số công ty sau: Tên khách hàng Tổng lượng chai tiêu thụ Năm 2005 Năm 2006 Habeco 8.000.000 9.000.000 Thăng Long 10.000.000 11.000.000 Halico 11.000.000 12.000.000 Cocacola 56.000.000 58.000.000 Huda 10.000.000 13.000.000 Others 165.000.000 167.000.000 Tổng 260.000.000 270.000.000 Như vậy, có thể thấy rằng thị trường bao thuỷ tinh của Việt Nam đang nóng lên từng năm. Sản xuất đáp ứng nhu cầu trong nước cũng là một mục tiêu quan trọng hàng đầu của các nhà sản xuất trong các năm tới. 2. Thị trường quốc tế: Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 4 Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương  Đánh giá chung về thị trường: - Nhin chung, trong những năm gần đây cùng với đà phát triển nhanh của các nuớc kinh tế đang phát triển và sự phục hồi của các quốc gia có nền kinh tế phát triển cao, thì đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, đồng thời cũng làm cho khả năng tiêu dùng được nâng cao hơn. - Đặc biệt, thị trường Bia - rượu - nước giải khát vốn được đánh giá là thị trường phát triển mạnh và ổn định nhất, thì nhu cầu của người tiêu dùng cũng tăng cao hơn trước rất nhiều. Ta có thể lấy ví dụ ở thị trường một số quốc gia như sau: Thị trường Mĩ tiêu thị hơn 70 triệu chai bia - rượu - nước giải khát / ngày Thị trường Anh tiêu thụ hơn 19 triệu chai bia - rượu - nước giải khát / ngày Thị trường Ấn Độ tiêu thụ hơn 70 triệu chai bia - rượu - nước giải khát / ngày Điều này cũng có nghĩa là để thoả mãn nhu cầu đó thì cần phải cung cấp một lượng chai tương ứng. - Theo đánh giá của các chuyên gia thì xu hướng của người tiêu dùng hiện nay đang dần dần chuyển về những loại đồ uống đóng chai và những loại nước uống không gas, có nguồn gốc từ tự nhiên. Trước tình hình như vậy những nhà cung cấp bia - rượu - nước giải khát đang có chến lược đưa ra thị trường hàng loạt sản phẩm mới đóng chai. Như Pépi cung cấp Pepsi chay chai, Coke thì cung cấp Coke with Lime chai - Có thể nói thị trường bao chai thuỷ tinh đang đứng trước một thời cơ lớn, với các nhà sản xuất chai thuỷ tinh hàng đầu thì vấn đề chính của họ hiện nay là làm sao đáp ứng được nhu cầu thị trường về số lượng và chất lượng ngày càng cao. - Trên thị trường bao thuỷ tinh hiện nay có một số nhà cung cấp chai hàng đầu: + Cocacola bottler - America : 40 % thị trường Mĩ + Yamura glass – JaPan 45 % thị trường Nhật + FUSO Mahinary and molds manufacing company – JaPan : 37 % thị trường Nhật + Continental PET technologies – America : 35% thị trường Mĩ + Sanmiguel corperation – Spain : 80 % thị trường Philipines Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 5 Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương  Nghiên cứu - đánh giá về thị trường thâm nhập: • Với thị trường Hoa Kì: Hoa Kì là một nước có nền kinh tế lớn nhất và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới, là nước có thu nhập quốc dân lớn nhất thế giới ( 2002: GDP 10.450 tỷ USD chiểm 21 % tổng GDP thế giới ). Hoa Ki có cơ cấu kinh té thiên về dịch vụ 80 %, 18 % công nghiệp 2 % nông nghiệp., các ngành nghề chính dầu lửa, sắt thép, ôtô, hàng không . Về ngoại thương, Hoa Kì là nước cung cấp vốn, kĩ thuật công nghệ .Hàng năm Hoa Kì xuất khoảng 800 tỷ USD và nhập khoảng 1200 tỷ USD, các mặt hàng nhập khẩu chính là dâù thô, máy móc, vật liệu công nghiệp Trong giao dịch buôn bán với Việt Nam, hàng năm Hoa Kì nhập khoảng 4.472 triệu USD và xuất khoảng 1.291,1 triệu USD Đối với sản phẩm thuỷ tinh năm 2003 nhập 4530 triệu USD, năm 2004 nhập khoảng 4700 USD. Trong đó sản phẩm thuỷ tinh nhập từ Việt Nam chỉ chiếm hơn 0,1 % tương đương với: 453 triệu USD với gần 42 triệu USD là từ chai thuỷ tinh ( khoảng gần 600 triệu chai thủy tinh ) Những nhà cung cấp chính bao thuỷ tinh ở Hoa Kì là: Cocacola bottlers : 40 % thị trường Continental PET technology : 35% thị trường Other : 25 % Các bạn hàng chính trên thi trường bao thuỷ tinh: Cocacola corperation ( Coke), Pepsi corperation, . Do các nhà cung cấp bao thuỷ tinh ở Hoa KÌ không thể cung cấp toàn bộ bao cho cả thị trường nên Hoa Kì cho phép các công ty nhập khẩu bao thuỷ tinh từ nhiêu nguồn khác nhau. Tuy nhiên, để vào được thị trương Hoa Kì những sản phẩm này phải qua nhiều khâu kiểm định về chất lượng, và an toàn vệ sinh. Như vậy, có thể khẳng định rằng thị trường Hoa Kì là thị trường có tiềm năng lớn mà doanh nghiệp có thể khai thác và điều này đặt ra yêu cầu rằng doanh nghiệp cần phải: nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, đảm bảo công tác vệ sinh an toàn phù hợp tiêu chuẩn xuất khẩu. • Thị trường Australia: Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 6 Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương Australia là quốc gia có số dân hơn 20 triệu người, GDP đầu người hơn 25 triệu USD. Australia là thành viên của WTO và APEC, là nước đối thoại của ASEAN Về quan hệ thương mại với Việt Nam: Australia và Viêt Nam đã kí hiệp định thương mại song phương, Australia cũng dành cho Việt Nam chế độ đãi ngộ quốc gia ( Tối huệ quốc gia ). Những hiệp đinh quan trọng với Viêt Nam: Hiệp định bảo hộ đầu tư (1991), Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (1992 ). Thị trường Australia là một thị trường rộng lớn. Đặc biệt với thị trường Bia - rượu - nước giải khát, nhiều mặt hàng đa dạng Tiger, Cocacola, Heliken, Pepsi Nhu cầu tiêu dùng về mặt hàng này ở đây là rất lớn. Trong giai đoạn hiện nay thì Australia chỉ có một vài nhà máy cung cấp bao thuỷ tinh nhỏ lẻ, không đủ khả năng đáp ứn nhu cầu cho các công ty cung cấp đổ uống. Những bao thuỷ tinh chủ yếu nhập tù khu vực Đông Nam Á và Đông Á thông qua một hệ thống phân phối trung gian mới đến tay khách hàng nên chi phí rất cao. Đối với hàng nhập từ khu vực Đông Nam Á được chinh phủ Australia khuyến khích, trong đó mặt hàng bao thuỷ tinh được ưu tiên nhập nhiều. Tuy vậy, mặt hàng này cũng sẽ phải chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt. • Thị trường Philipin: Đây là thị trường truyền thống của công ty, hầu hết những sản phẩm của công ty đều được xuất khẩu sang đó. Philipin có dân số 76,5 triệu người là một thị trường tiêu thụ lớn đồ uống. Có một lợi thế đó là Việt Nam và Philipin cùng nằm trong ASEAN nên việc trao đổi buôn bán có nhiều thuận lợi.Về quan hệ thương mại với Việt Nam đạt hơn 450 triệu USD . Trong năm 2005 Việt Nam cũng xuất sang Philipin 284.657.600 bao thuỳ tinh chiếm 1,78 % tống tiêu thụ 15.992.000.000 chai thuỷ tinh Ở thị trường Philipin nhà cung cấp thuỷ tinh hàng đầu là: Sanmiguel Coperation chiếm đến 85 % thị trường bao thuỷ tinh với nhiều công ty chi nhánh : Sanmiguel Yamura conpany Premium Packing International company SMC Yamura FUSO – Sanmiguel company Zhooqing Sanmiguel glass company. LTD  Tình hình tiêu thụ mặt hàng bao thuỷ tinh trên 3 thị truờng Hoa Kì – Austrlia – Philipin và dự kiến tình hinh tiêu thụ trong năm: Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 7 Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương ĐVT : 1000 bottles Năm Tên hàng Hoa Kì Australia Philipin T. tiêu thụ %VN T. tiêu thụ %VN T. tiêu thụ %VN 2001 Bao thuỷ tinh 30246355,77 0,83% 2842346,6 2,66% 978000,64 7,5% 2002 Bao thuỷ tinh 30335462,78 0,855 2945771,98 2,68% 980970 7,5% 2003 Bao thuỷ tinh 30568920,12 0,87% 3000271,56 2,7% 987978,98 7,9% 2004 Bao thuỷ tinh 30790235,31 0,9% 3050184,456 2,9% 9984351,21 8,4% 2005 Bao thuỷ tinh 30890741,23 0,95% 3056372,7 2,9% 1000943,08 8,7% 2006 Bao thuỷ tinh 31012347,46 0,96% 3109647,42 3,22% 1100765,89 9% 2007 Bao thuỷ tinh 31173461,11 1,02% 3175687,432 3,5% 1123467 9,2% Từ bảng phân tích trên ta tính được số lượng cụ thể bao thuỷ tinh mà Việt Nam đã cung cấp cho ba thị trường : ĐVT: 1000 bottles Năm Tên hàng Hoa Kì Australia Philipin 2001 Bao thuỷ tinh 251044,8 75606,42 73350,05 2002 Bao thuỷ tinh 257851,4 78946,69 73572,75 2003 Bao thuỷ tinh 265949,6 81007,33 78050,34 2004 Bao thuỷ tinh 277112,1 88455,35 838685,5 2005 Bao thuỷ tinh 293462 88634,81 87082,05 2006 Bao thuỷ tinh 297718,5 100130,6 99068,93 2007 Bao thuỷ tinh 317969,3 111149,1 102235,5 Qua bảng phân tích ta thấy rằng ở ba thị trường Hoa Kì –Australia – Philipin thì tỷ trọng bao thuỷ tinh xuất xứ từ Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng. Trong 6 năm 2001 – 2006 tỷ trọng bao thuỷ tinh xuất xứ từ Việt Nam trên thi trường Hoa Kì tăng từ 0,83% - 0,96% , ở Australia tăng từ 2,66% - 3,22%, còn ở thị trường Philipin con số đó là: 7,5% - 9%.So sánh ba thị trường thì ta thấy thị trường Hoa Kì là thị trường tiêu thụ lớn nhất ( năm 2006 : bao cung cấp từ thị trường Việt Nam là: 29.771.855 ) còn hai thị trường còn lại có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Trên cơ sở thực tế tiêu thụ, Công ty đã đưa ra dự báo cho năm 2007, tiếp tục khẳng định ba thị trường này vẫn là những thị trường chiến lược. Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 8 Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương PHẦN 2: TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHƯƠNG ÁN I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Thuỷ Tinh Việt Nam – Mitsuta ( Viet Nam – Mitsuta glass manufacing company limited) Address: 1487 Le Hong Phong st, Hai An dist, Hai Phong city, SR Viet Nam Tel: (84). 031. 720008/721484 Fax: (84).031. 720019 /702020 Email: Vinamglasscomhp@hn.vnn.vn Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 9 Thiết kế môn học Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại Thương 1. Quá trình hoạt động và thành lập: - Công ty liên doanh Viet Nam – Mitsuta glass manufacturing company limited ra đời vào năm 1995 là đơn vị thành viên thuộc sự điều hành của tập đoàn Mitsuta, với hơn 10 năm hoạt động và phát triển. Lúc mới thành lập thì nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất chai thuỷ tinh cung cấp cho thị trường Viêt Nam nói chung nhưng chủ yếu là cung cấp cho thị trường miền Bắc. - Năm 2000, trước những thay đổi to lớn của nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhằm mở rộng thị trường và nâng cao vị thế của mình, Công ty đã tiến hành đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng chai thuỷ tinh phục vụ cho việc xuất khẩu. 2. Ngành nghề đăng kí kinh doanh: ( Main scope of activities) - Sản xuất mặt hàng thuỷ tinh tinh xảo xuất khẩu và cung ứng nội địa ( manufacturing exported – inlanded glass products ) - Sản xuất chai thuỷ tinh xuất khẩu và cung ứng nội địa ( manufacturing exported – inlanded glass bottles) 3. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty năm 2007: + Sản lượng đạt: 160.000.000 Bottles + Doanh thu đạt 23.200.000USD tương đương 370.736.000.000 VND + Cung ứng trong nội địa : 65% + Lượng hàng dành cho xuất khẩu: 35 % 4. Các đơn vị liên doanh - trực thuộc: Công ty được thành lập trên cơ sở liên doanh giữa hai công ty: - Tập đoàn sản xuất Thuỷ tinh Mitsuta - Nhật Bản ( Mitsuta glass corperation- Japan) - Công ty Thuỷ tinh Việt Nam ( Vietnam glass company limited – Viet Nam) Sự liên doanh giữa hai công ty được tiến hành theo pháp luật cuả nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Sinh viên : Vũ Thị Kim Thanh Lớp KTN 46- ĐH2 10 . 2002 Bao bì thuỷ tinh 257851,4 78946,69 73572,75 2003 Bao bì thuỷ tinh 265949,6 81007,33 78050,34 2004 Bao bì thuỷ tinh 277112,1 88455,35 838685,5 2005 Bao. sản phẩm của công ty bao gồm: sản phẩm thuỷ tinh tinh xảo, một bộ phận không nhỏ là bao bì thuỷ tinh cung cấp cho nghành công nghiệp Bia - Rượu - Nước giải

Ngày đăng: 07/12/2013, 17:48

Hình ảnh liên quan

Qua bảng phân tích ta thấy rằng ở ba thị trường Hoa Kì –Australia – Philipin thì tỷ trọng bao bì thuỷ tinh xuất xứ từ Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng - XUẤT KHẨU BAO BÌ THỦY TINH II

ua.

bảng phân tích ta thấy rằng ở ba thị trường Hoa Kì –Australia – Philipin thì tỷ trọng bao bì thuỷ tinh xuất xứ từ Việt Nam có xu hướng ngày càng tăng Xem tại trang 8 của tài liệu.
 Từ các đơn đặt hàng của các đối tác ta thống kê bảng sau - XUẤT KHẨU BAO BÌ THỦY TINH II

c.

ác đơn đặt hàng của các đối tác ta thống kê bảng sau Xem tại trang 19 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan