Bí quyết tìm việc trực tuyến

3 370 0
Bí quyết tìm việc trực tuyến

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bí quyết tìm việc trực tuyến

quyết tìm việc trực tuyến. May 29,20120 1 Ngày nay, nhờ những tiện ích kỳ diệu của Internet, chúng ta có thể ngồi một chỗ mà vẫn tìm được rất nhiều công việc, gửi hồ sơ đi mọi nơi. Tuy nhiên, để tìm được một công việc tốt lại không hề dễ. Nếu bạn muốn tìm việc trên mạng, bạn có thể tham khảo một số điểm lưu ý sau đây. 1. Tập trung vào những trang web có uy tín Hiện nay, ngoài những trang web kiếm việc, các trang báo trực tuyến khác cũng có nhiều thông tin việc làm. Bạn cần chọn lọc trong số đó những trang tin cậy nhất, được nhiều nhà tuyển dụng và công ty lớn tín nhiệm. Bạn cũng có thể tìm việc ở các trang thông tin của ngành mà bạn đang theo đuổi. 2. Đừng bỏ qua những thông tin cũ Một sai lầm lớn của những ứng viên tìm việc trên mạng là họ chỉ tập trung tra cứu những thông tin đăng tuyển mới nhất. Thực ra, những thông tin được đăng trước đó hàng tháng, hoặc thậm chí hơn thế nữa vẫn có thể còn hiệu lực. Thậm chí, những địa chỉ này còn ít cạnh tranh hơn những địa chỉ mới. 3. Tự tìm hiểu thông tin về công ty Sau khi tìm được công việc phù hợp, để kiểm tra thông tin, bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang web (nếu có) của công ty để tìm hiểu về môi trường làm việc, chính sách phát triển, cơ cấu hoạt động…hoặc chủ động gọi điện thoại đến công ty để hỏi thông tin. Gợi ý nhỏ, các công ty khi đăng tuyển trên các trang web và có nhu cầu tuyển dụng thật sự, sẽ để lại địa chỉ cụ thể và số điện thoại cố định, điện thoại di động, thông tin liên hệ rõ ràng để ứng viên dễ dàng tiếp cận. 4. Trung thực Đừng nghĩ rằng xin việc qua mạng nên nếu bạn có “nói quá” điều gì thì cũng… “ai biết đấy là đâu”. Trên thực tế, nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể dùng chính Internet để kiểm tra độ chính xác của thông tin bạn đưa ra. Đừng phí thời gian giả mạo, hay khai không trung thực về kinh nghiệm làm việc của mình. Như thế rất có thể bạn sẽ tìm được một việc không đúng với chuyên môn và sở thích của mình, mà còn có nguy cơ gặp rắc rối về sau. 5. Nộp đơn nhiều lần Khi đơn xin việc của bạn “đáp xuống” website của nhà tuyển dụng, website này sẽ tự động xếp nó vào cùng các lá đơn khác theo trình tự thời gian. Nếu trong ngày hôm đó lá đơn của bạn đến sớm nhất thì thật là may mắn, vì nhà tuyển dụng thường chỉ đọc một vài lá đơn nộp gần nhất. Còn nếu không, tên bạn rất dễ bị bỏ qua. Do đó, hãy thường xuyên nộp lại lý lịch và hồ sơ xin việc của mình để xác suất nhà tuyển dụng bỏ sót bạn là ít nhất. 6. Cách trình bày rõ ràng và nổi bật Cách trình bày là rất quan trọng vì đọc trên màn hình khó hơn đọc trên giấy. Những thuộc tính kỹ thuật của Internet cho phép bạn sử dụng từ in đậm, từ gạch dưới hay đánh số các đề mục trên văn bản để làm nổi bật những điểm chính trên lý lịch của mình. Bạn cũng có thể chia email của mình thành nhiều đoạn ngắn ngăn cách bằng một hàng ngang dấu cộng (+) hoặc dấu hoa thị (*). 7. Chứng tỏ một phong cách làm việc chuyên nghiệp Bạn có thể gửi một email đính kèm CV để đăng ký phỏng vấn, và vẫn có thể tiếp tục gửi email để tham dự phỏng vấn lần hai, nếu nhà tuyển dụng không có ý kiến phản đối. Tuy nhiên, ngay ở đơn xin việc đầu tiên bạn nên trả lời đầy đủ các câu hỏi mà bạn nghĩ có liên quan đến bạn và công việc, để tránh cho công ty phải hỏi thêm. Nếu email của bạn quá sơ sài và ngắn gọn, công ty phải gọi điện hay email đi email lại để hỏi thêm thì họ sẽ rất khó chịu. Trong email của mình, nếu bạn nghĩ rằng một vài thông tin của bạn có thể làm nảy sinh câu hỏi thêm thì bạn hãy trả lời luôn cả những câu hỏi đó. Bạn có thể nhớ lại lần đi phỏng vấn cho công việc trước đây để giúp ích thêm. 8. Lưu ý đối với những file đính kèm Đừng đính kèm những file không thật sự cần thiết. Khi gửi những file đính kèm quá lớn, bạn đã tự làm mất cơ hội đưa lá đơn của mình đến tay người tuyển dụng. Công ty sẽ ngại mở những file đó ra vì sợ virus, hoặc có những công ty còn cài đặt hệ thống tự động xóa các file lớn đính kèm ngay khi email đến Nếu bạn muốn gửi kèm một số file, hãy nói rõ trong email là bạn attach những file có nội dung gì. Đồng thời, hãy chia nhỏ tài liệu của mình thành nhiều file đính kèm. Nhưng tốt hơn cả là bạn hãy gửi fax đến tận nơi nếu bạn có nhiều giấy tờ cần nộp. Theo Tư vấn tiêu dùng

Ngày đăng: 07/12/2013, 13:02

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan