Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo TUẦN 25 Ngày soạn: 10- 02- 2011 TIẾT 93 Ngày dạy: 15 - 02 - 2011 Tiếng việt : A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động. - Nhận biết câu chủ động và câu bị động trong văn bản. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Khái niệm câu chủ động và câu bị động. - Mục đích chuyển đổi câu chủ động và câu bị động và ngược lại. 2. Kĩ năng: - Nhận biết câu chủ động và câu bị động. 3. Thái độ: - Hình thành thói quen sử dụng các kiểu câu phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, tăng sự diễn đạt. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : Lớp 7a1………………7a2 2. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu công dụng của trạng ngữ ? Tách trạng ngữ thành câu riêng có tác dụng gì ? - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của hs 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Tiết trước,chúng ta đã tìm hiểu được đặc điểm của trạng ngữ. Vậy tiết học này, chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem trạng ngữ có những công dụng nào ? Tách trạng thành câu riêng ra sao ? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu thế nào là câu chủ động và câu bị động. Mục đích của việc chuyển đổi: - Hs: Đọc 2 vd trong sgk ? Xác định chủ ngữ trong 2 vd trên ? a. Chủ ngữ là mọi người b. Em ? Ý nghĩa của chủ ngữ trong các câu trên khác nhau ntn? - GV: Gợi: Chủ ngữ câu a có hoạt động gì? Câu b có gì khác câu a. - Chủ ngữ ở câu a biểu thị người thực hiện một hoạt động hướng đến người khác. Chủ ngữ trong câu a biểu thị chủ thể của hoạt động - Chủ ngữ trong câu b biểu thị người được hoạt động của người khác hướng đến. Chủ ngữ trong câu b biểu thị đối tượng của hoạt động ? Trong 2 câu đó câu nào là câu chủ động, câu nào là câu bị động ? ? Vậy câu chủ động là gì ? câu bị động là gì ? I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Câu chủ động và câu bị động: * Tìm hiểu ví dụ: Xác định chủ ngữ. a. Mọi người /yêu mến em. CN VN -> Chủ ngữ thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác => Câu chủ động. b. Em/ được mọi người yêu mến CN VN -> Chủ ngữ được hoạt động của người khác hướng vào => Câu bị động. a. Câu chủ động: Là chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện 1 hoạt động hướng đến người khác. b. Câu bị động: chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người khác hướng vào. * Ghi nhớ./sgk Ngữ văn7 - 1- Năm học: 2010 - 2011 CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo - Ghi nhớ sgk: 2 hs đọc. - Hs: Đọc vd trong sgk ? Em sẽ chọn câu a hay câu b điền vào chỗ trống cả đoạn trích ? Vì sao ? ? Gợi: Nhân vật được nói tới trong đoạn trích là ai? Nếu câu trên đã nói về nhân vật đó câu dưới chủ thể không đó không được nhắc lại thì câu có sự liên kết không? - HS: Chọn câu b: Vì nó giúp cho việc liên kết các câu trong đoạn được tốt hơn: câu đi trước đã nói về Thuỷ( thông qua chủ ngữ em tôi) vì vậy sẽ là hợp lô gíc và dễ hiểu hơn nếu câu sau cũng nói về Thuỷ. ? Vậy việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động có tác dụng gì ? - Liên kết câu, tránh lặp lại - Gọi hs đọc lại toàn bộ ghi nhớ - Hs đọc ghi nhớ sgk *HOẠT ĐỘNG2: Hướng dẫn luyện tập 1. Bài tập 1: ? Bài tập 1 yêu cầu điều gì ? - HS: Thảo luận trình bày bảng. - GV: Chốt ghi bảng * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học 2. Mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động: + Tìm hiểu ví dụ: - Lựa chon cách viết b. - Nhằm liên kết các câu trong đoạn thành một mạch văn thống nhất * Ghi nhớ : Sgk / 57,58 II. LUYỆN TẬP : 1. Tìm câu bị động và giải thích vì sao tác giả chọn cách viết ấy. + Các câu bị động : - Có khi(các thứ của quý) được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê … - Tác giả “mấy vần thơ” liền được tôn làm đương thời đệ nhất thi sĩ . + Tác giả chọn câu bị động nhằm tránh lặp lại kiểu câu đã dùng trước đó, đồng thời tạo liên kết tốt hơn giữa các câu trong đoạn. III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Thế nào là câu chủ động, câu bị động ? Nêu mục đích của việc chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động? - Học phần ghi nhớ sgk. Soạn tiếp bài: “Ý nghĩa văn chương” - Căn cứ hệ thống câu hỏi Sgk trả lời. Tìm hiểu xem theo tác giả thì nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Công dụng của văn chương là gì? E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… …………. ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ****************************************************** Ngữ văn7 - 2- Năm học: 2010 - 2011 Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo TUẦN 25 Ngày soạn: 12- 02- 2011 TIẾT 94 Ngày dạy: 15 - 02 - 2011 Văn bản : A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu được quan niệm của nhà văn Hoài Thanh về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của văn chương trong lịch sử của nhân loại. - Nghệ thuật nghị luận đặc sắc, độc đáo của Hoài Thanh. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG: 1. Kiến thức: - Sơ giản về nhà văn Hoài Thanh. - Quan niệm của tác giả về nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương. - Luận điểm và cách trình bày luận điểm về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận của nhà văn Hoài Thanh 2. Kĩ năng: - Đọc - Hiểu văn bản nghị luận văn học. - Xác định và phân tích luận điểm được triển khai trong văn bản nghị luận. - Vận dụng, trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận. 3. Thái độ: - Yêu quí, trân trọng văn chương , tu dưỡng đạo đức. C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp kết hợp thực hành, thảo luận nhóm. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định : Lớp 7a1………………7a2 2. Kiểm tra bài cũ : ? Trong vb: Đức tính giản dị của BH , luận đề được triển khai thành mấy luận điểm ? Đó là những luận điểm gì? 3. Bài mới : GV giới thiệu bài - Văn chương nghệ thuật ra đời rất sớm và luôn luôn gắn bó với đời sống con người. Từ xưa, người ta đã băn khoăn văn chương có nguồn gốc từ đâu ? nó có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống ? Bài viết “ ý nghĩa văn chương” của Hoài thanh sẽ giúp chúng ta hiểu phần nào về điều đó. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY * HOẠT ĐỘNG 1 : Tìm hiểu về tác giả tác phẩm. ? Dựa vào chú thích trong sgk em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của Hoài Thanh. - HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm qua phần chú thích, GV đặt những câu hỏi gợi để học sinh trả lời. ? Văn bản thuộc kiểu loại gì? ? Văn bản ra đời trong hoàn cảnh nào? - Hs: Suy nghĩ trả lời trong phần chú thích * * HOẠT ĐỘNG 2 : Tìm hiểu văn bản - GV: Đọc rồi hướng dẫn cho hs đọc (giọng I. GIỚI THIỆU CHUNG: 1. Tác giả: - Hoài Thanh : ( 1909- 1982 ) là một trong những nhà phê binh văn học xuất sắc của nước ta ở thế kỉ XX. Hoài Thanh là tác giả của tập Thi Nhân Việt Nam- Một công trình nghiên cứu nổi tiếng về phong trào thơ mới. 2. Tác phẩm: - Văn bản được in trong quấn Văn chương và hành động. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN : 1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó : Ngữ văn7 - 3- Năm học: 2010 - 2011 Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG ( Hoài Thanh ) Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo vừa rành mạch vừa cảm xúc, chậm và sâu lắng ) - Giải thích từ khó ? Trong vb này tác giả bàn tới ý nghĩa văn chương theo mấy phương diện. Hãy nêu từng đoạn trong vb tương ứng với từng phương diện đó. ? Vb này thuộc kiểu nghị luận nào trong 2 kiểu nghị luận sau: Nghị luận chính trị –xã hội, Nghị luận văn chương. ? Trước khi nêu nguồn gốc của văn chương tác giả giải thích nguồn gốc của thi ca bằng cách nào ? - HS: Dẫn câu chuyện của nhà thi sĩ Ấn Độ và con chim bị thương. ? Câu chuyện ấy cho ta thấy tác giả muốn cắt nghĩa nguồn gốc của văn chương là gì ? ( lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài) - Gọi hs đọc đoạn 2 ? Để làm rõ nguồn gốc tình cảm của văn chương Hoài Thanh đã nêu tiếp 1 nhận định về nhiệm vụ của văn chương được thể hiện qua lời văn nào? - HS: Văn chương hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng, chẳng những thế văn chương còn sáng tạo ra sự sống ? Qua nhận định đó tác giả đưa ra mấy vần đề ? - HS: Văn chương hình dung ra sự sống muôn hình vạn trạng - Văn chương còn tạo ra sự sống. ? Trong văn chương, ta thấy có những bài xuất phát từ tình thương (chiều chiều ra đứng …. Chín chiều). Nhưng cũng có những bài xuất phát từ tình cảm đã kích châm biếm ( số cô …) Từ thực tế đó em có suy nghĩ gì về quan điểm văn chương của Tô Hoài? - HS: Quan điểm của TH đúng ( Vì thứ văn chương thương người) Nhưng chưa toàn diện vì còn có cả thứ văn chương châm biếm ? HT đã bàn về công dụng của văn chương đối với con người bằng những câu văn như thế nào ? ? Trong câu thứ nhất tác giả muốn nhấn mạnh công dụng nào của văn chương ? ( khơi dậy trạng thái cảm xúc của con người) ? Kết hợp lại HT cho ta thấy công dụng lạ lùng nào của văn chương đối với con người? ( làm 2. Tìm hiểu văn bản: a. Bố cục: Chia làm ba phần. + Nguồn gốc – từ đầu cho đến muôn loài. + Nhiệm vụ – tiếp theo cho đến sự sống. + Công dụng của văn chương – phần còn lại. b. Phương thức biểu đạt: Nghị luận c. Phân tích : c1. Nguồn gốc của văn chương: - Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra là thương cả muôn vật, muôn loài C2. Nhiệm vụ của văn chương - Văn chương hình dung ra cuộc sống muôn hình vạn trạng Ví dụ: + Bài cảnh khuya ( tiếng suối trong …… hát xa ) ta đã hình dung ra được bức tranh phong cảnh Việt Bắc tuyệt đẹp + Sài Gòn tôi yêu tác giả đã giúp chúng ta hình dung ra cảnh và người, trên mảnh đất đáng yêu từ xưa đến nay - Văn chương còn sáng tạo ra sự sống. C3. Công dụng của văn chương + Một người hằng ngày chỉ cặm cụi lo lắng vì mình …. Hay sao Văn chương khơi dậy những trạng thái cảm xúc cao thượng của con người + Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có , luyện tình cảm ta sẵn có tình cảm con người. Làm giàu tình cảm con người Có kẻ nói từ … mới hay .Nếu trong kho lịch sử … bực nào => Văn chương làm đẹp, làm giàu cho Rèn luyện, mở 3. Tổng kết : Ghi nhớ : Sgk/55 a. Nghệ thuật : - Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy dức thuyết phục, Cóa cách dẫn chứng đa dạng : Khi trước khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu truyện ngắn. - Diễn đạt bằng lời văngiản dị, giàu hình ảnh cảm xúc. b. Nội dung: - Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. Ngữ văn7 - 4- Năm học: 2010 - 2011 Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo giàu tình cảm con người ) Khi nói đến pho lịch sử,,,, bực nào? ? Qua 2 câu văn đó tác giả muốn ta hiểu được sức mạnh nào của văn chương ? - HS: Văn chương làm đẹp và hay cho những thứ bình thường. Các thi nhân làm giàu sang cho lịch sử nhân loại ? Học qua tác phẩm này mở cho em những hiểu biết mới mẻ nào về ý nghĩa của văn chương ? ? Văn nghị luận của HT có gì đặc sắc . Hãy cho các ý sau để trả lời : lập luận chặt chẽ, sáng sủa - HS: + Nguồn gốc của văn chương là tình cảm nhân ái + Nhiệm vụ của văn chương + Văn chương có công dụng đặc biệt + Chọn câu thứ 3 * HOẠT ĐỘNG 3 :Hướng dẫn tự học III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : - Tóm tắt hệ thông luận điểm và luận chứng của Hoài Thanh trong văn bản này ? - Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của Hoài Thanh trong bài này là gì ? - Phần ghi nhớ, Làm phần luyện tập - Tìm thêm một số dẫn chứng thơ văn đã học để chứng minh ý nghĩa văn chương theo luận điểm của Hoài Thanh. Soạn bài tiếp theo “Sống chết mặc bay” E. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… …………. ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ****************************************************** Ngữ văn7 - 5- Năm học: 2010 - 2011 Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo TUẦN 25 Ngày soạn: 12- 02- 2011 TIẾT 94 Ngày dạy: 17-02 - 2011 Tập Làm Văn : A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Ôn tập lại cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh. B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG : 1. Kiến Thức: - Ôn tập lại cách làm bài văn lập luận chứng minh, cũng như về các kiến thức văn và tiếng việt có liên quan đến bài làm, để có thể vận dụng kiến thức đó vào việc tập làm một bài văn lập luận chứng minh. . 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng viết văn nghị luận, xây dựng luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng. 3. Thái độ: - Có thể tự đánh giá chính xác hơn về trình độ tập làm văn của bản thân để có phương hướng phấn đấu phát huy ưu điểm và sửa chữa khuyết điểm. C. PHƯƠNG PHÁP: - Gv : Đề bài , đáp án. - Hs : Ôn bài chuẩn bị cho tiết kiểm tra. - Tích hợp với các văn bản biểu cảm, kỹ năng làm bài văn nghị luận. - Phương pháp thực hành làm bài. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Ổn định: Lớp 7a1………………7a2 2. Kiểm tra bài cũ: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 3. Bài mới: Giới thiệu bài: - Chúng ta đã học về văn nghị luận chứng minh. Hôm nay chúng ta sẽ thực hành viết bài về văn nghị luận chứng minh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY Ngữ văn7 - 6- Năm học: 2010 - 2011 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 ( BÀI VIẾT TẠI LỚP ) Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo * HOẠT ĐỘNG 1 : Đề bài : - GV chép đề bài lên bảng. * HOẠT ĐỘNG 2 :Yêu cầu chung: - GV: Nêu yêu cầu chung: ? Xác định kiểu văn bản cần tạo lập? ? Để tạo lập được VB này, ta cần vận dụng những kĩ năng nào vào bài viết ? ? VB tạo lập cần cần đảm bảo những nội dung gì? - GV: Nêu yêu cầu của bài viết. Những yêu cầu về thái độ trong giờ viết bài của học sinh. - Nghiêm túc trong giờ viết bài. + Tìm hiểu đề: Chứng minh “Có công mài sắt,có ngày nên kim” + Lập dàn bài: Ba phần ( Mở bài, thân bài, kết bài) + Viết bài: Dựa vào các ý phần lập ý và dàn bài để viết. + Đọc lại và sửa chữa. 2. Hình thức: - Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ. + Hình thức: Trình bày rõ ràng, sạch sẽ. Đảm bảo bố cục rõ ràng, ba phần. + Có sự liên kết giữa ba phần. - Trình bày sạch, đẹp, khoa học. 3.Thái độ: - Nghiêm túc trong giờ viết bài. - Bài viết thể hiện được sự kết hợp nhuần nhuyễn các kĩ năng đó học (dung từ, đặt câu, diễn đạt, kể chuyện ,miêu tả .) * HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học - Làm lại đề bài trên vào vở bài tập - Về xem lại bài các dạng lập ý bài văn chứng minh. - Xem trước bài : Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động. I. ĐỀ BÀI *Đề 1: Nhân dân ta thường nói “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên. *Đề 2: Nhân dân ta thường nói “Uống nước nhớ nguồn”ngữ trên. II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM 1. Nội dung: a. Thể loại: Văn nghị luận chứng minh b. Nội dung: 2. Đáp án chấm: a. Mở bài (1,5đ) Nêu luận điểm chính cần chứng minh:Có công mài sắt có ngày nên kim ,giới thiệu câu tục ngữ và thể hiện tư tưởng của mình.(2đ) b. Thân bài(6đ) + Đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh. +Dẫn chứng xác thực,tránh nhầm lẫn, tránh nói sai vấn đề. + Dùng lí lẽ phân tích,đúc kết vấn đề. + Biết phân tích,dẫn xhứng và bình dẫn xhứng cho thuyết phục người đọc. c. Kết bài: (1,5đ) Nêu bài học rút ra từ câu tục ngữ trên. ( Hình thức trình bày,cách diễn đạt 1đ ) .III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - GV thu bài - Nhận xét giờ viết bài của H/s - Xem lại các bước làm văn biểu cảm E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… …………. ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… . ****************************************************** Ngữ văn7 - 7- Năm học: 2010 - 2011 Trường THCS Đạ M’Rông Bạch Thị Thảo Ngữ văn7 - 8- Năm học: 2010 - 2011 . - Văn bản được in trong quấn Văn chương và hành động. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN : 1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó : Ngữ văn 7 - 3- Năm học: 2010 - 2011 Ý NGHĨA VĂN. Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh cảm xúc. b. Nội dung: - Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương. Ngữ văn 7 - 4- Năm học: