1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Đề thi thử số 08

6 335 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 70,5 KB

Nội dung

Đề số 08 (Thời gian: 90 phút) Câu 1: Sự linh hoạt trong các dạng hoạt động chức năng của ADN được đảm bảo bởi yếu tố nào sau đây? a. Tính bền vững của liên kết photphodieste giữa các nucleotit b. Tính yếu của ácc liên kết hidro giữa 2 mạch đơn của phân tử ADN c. Sự kết hợp của ADN và protein loại histon trong cấu trúc sợi nhiễm sắc. d. Cấu trúc không gian xoắn kép của ADN. Câu 2: 1 gen có chiều dài 5100A 0 và số nucleotit loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của cả gen. Số liên kết hidro của gen đó là a. 3000 b. 3900 c. 2700 d. 1850 Câu 3: Đột biến gen lặn phát sinh trong quá trình nguyên phân của tế bào sinh dưỡng có khả năng a. mất đi khi cơ thể đó chết. b. biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái dị hợp tử. c. si truyền qua sinh sản hữu tính. d. tạo thể khảm. Câu 4: 1 quần thể sinh vật có gen A bị đột biến thành gen a, gen b bị đột biến thành gen B và C bị đột biến thành c. Biết các cặp gen tác động riêng rẽ và gen trội là trội hoàn toàn. các kiểu gen nào sau đây là của thể đột biến? a. AAbbCc, aaBbCC, AaBbcc b. aaBbCc, AabbCC, AaBBcc c. AaBbCc, aabbcc, aaBbCc d. aaBbCC, AabbCc, AaBbCc Câu 5: Đột biến gen xảy ra làm gen tăng thêm 1 liên kết hidro nhưng chiều dài của gen không thay đổi, đó có thể là dạng đột biến a. đảo vị trí cặp A - T (hoặc T - A) ở đầu gen cho cặp G - X (hoặc X - G) ở cuối gen. b. đảo vị trí cặp G - X (hoặc X - G) ở đầu gen cho cặp A - T (hoặc T - A) ở cuối gen. c. thay thế 1 cặp A - T (hoặc T - A) bằng cặp G - X (hoặc X - G) d. thay thế cặp G - X (hoặc X - G) bằng cặp A - T (hoặc T - A) Câu 6: Trật tự phân bố của gen trên nhiễm sắc thể trước và sau đột biến như sau: ABCDEF*MNOPQ IKGH*RSXYZ ABCDEF*MNOXYZ IKGH*RSPQ Dạng đột biến đã xảy ra với các nhiễm sắc thể trên là a. mất đoạn và đảo đoạn. b. mất đoạn và lặp đoạn. c. chuyển đoạn tương hỗ giữa các nhiễm sắc thể. d. mất đoạn và chuyển đoạn tương hỗ. Câu 7: Hình vẽ bên dưới mô ta phát sinh dạng đột biến nhiễm sắc thể nào? a. Mất đoạn. b. Chuyển đoạn. c. Đảo đoạn. d. Lặp đoạn. Câu 8: Trong 1 phép lai giữa 2 cây ngô cùng có kiểu hình thân cao thu được F 1 có tỷ lệ kiểu hình là 35 cao : 1 thấp. Giả sử quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, kiểu gen của P trong phép lai đó là a. AAaa x Aaaaa b. AAaa x AAaa c. AAAa x Aa d. AAaa x AA Câu 9: Tế bào giao tử của loài A có bộ nhiễm sắc thể đơn bội n = 14, loài B có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 72, thể song nhị bội được tạo ra từ 2 loài này có bộ nhiễm sắc thể gồm a. 14 cặp b. 36 cặp c. 50 cặp d. 86 cặp Câu 10: Đậu Hà Lan bình thường có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14, cây đậu có tổng số nhiễm sắc thể trong tế bào bằng 21 được gọi là thể a. tam nhiễm. b. đa bội. c. tam bội. d. dị bội. Câu 11: ở cơ thể lưỡng bội 2n, sự rối loạn phân li của 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng trong 1 tế bào sinh dưỡng nào đó sẽ lamd xuất hiện a. toàn bộ tế bào của cơ thể đều bị đột biến dị bội. b. chỉ có các tế bào sinh dưỡng mang đột biến dị bội, các tế bào sinh dục thì bình thường. c. trong cơ thể có cả tế bào sinh dục bình thường và tế bào sinh dục bị đột biến dị bội. d. trong cơ thể có cả tế bào dinh dưỡng bình thường và tế bào sinh dưỡng bị đột biến dị bội. Câu 12: Trong trường hợp mỗi gen quy định 1 tính trạng, phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai giữa cơ thể mang kiểu gen AaBb với cơ thể mang kiểu gen aaBb sẽ cho ra F 1 có số loại kiểu gen và kiểu hình là a. 4 và 4 b. 4 và 8 c. 6 và 8 d. 6 và 4 Câu 13: Gen thứ nhất có 2 alen là A và a. Gen thứ 2 có 2 alen là B và b. Trong trường hợp cả 2 gen đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, số tổ hợp kiểu gen trên quần thể về cả 2 gen này là a. 9 b. 10 c. 14 d. 16 Câu 14: Khi thực hiện phép lai phân tích đối với tính trạng màu thân ở 1 loài sinh vật, người ta thu được kết quả như sau: - Phép lai thuận: Cái thân xám x đực thân đen, F 1 : 100% thân xám. - Phép lai nghịch: Cái thân đen x đực thân xám, F 1 : 100% thân xám. Nhận định nào sau đây là đúng? a. Gen quy định tính trạng màu thân nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. b. gen quy định tính trạng màu thân nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y c. Gen quy định tính trạng màu thân nằm trên nhiễm sắc thể thường. d. Gen quy định tính trạng màu thân nằm trong tế bào chất. Câu 15: Cho phép lai sau: Phép lai 1: Cái xám x đực đen, F 1 : 100% xám. Phép lai 2: Đực xám x cái đen, F 1 cho các con đực đen, cái xám. Tính trạng màu sắc được di truyền theo quy luật a. di truyền qua tế bào chất. b. di truyền trội lặn không hoàn toàn. c. di truyền liên kết với nhiễm sắc thể X d. di truyền liên kết với nhiễm sắc thể Y Câu 16: Ở thời điêm đang thống kê, thành phần kiểu gen của 1 quần thể là: 0,01 AA : 0,64 Aa : 0,35 aa. Sau 3 thế hệ giao phối tự do, thành phần kiểu gen của quần thể là: a. 0,29 AA : 0,08 Aa : 0,63 aa b. 0,01 AA : 0,64 Aa : 0,35 aa c. 0,1089 AA : 0,4422 Aa : 0,489 aa d. 0,5625 AA : 0,0625 Aa : 0,375 aa Câu 17: Quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen là: 1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa. Thành phần kiểu gen của quần thể đó sau 3 thế hệ tự phối sẽ là: a. 1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa b. 3/8AA : 1/4Aa : 3/8aa c. 7/16AA : 1/8Aa : 7/16aa d. 15/32AA : 1/16Aa : 15/32aa Câu 18: Trong các nhân tố sau đây, nhân tố nào không lầm tyhd dổâiồtn s tương đối của ácc alen trong quần thể? a. Đột biến. b. Giao phối ngẫu nhiên. c. Chọn lọc tự nhiên. d. Di nhập gen Câu 19: Ở thời điểm đang thống kê, 1 quần thể có thành phần kiểu gen là 0,6AA : 0,2Aa : 0,2aa. Quần thể này sẽ đạt trạng thái cân bằng sau bao nhiêu thế hệ ngẫu phối? a. 4 thế hệ. b. 3 thế hệ. c. 2 thế hệ. d. 1 thế hệ. Câu 20: Thường biến a. giúp cơ thể sinh vật thích nghi với điều kiện sống của nó. b. là nguồn nguyên liệu cấp cho tiến hóa và chọn giống. c. là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa và chọn giống. d. không làm thay đổi vật chất di truyền nên không có ý nghĩa đối với tiến hóa và chọn giống. Câu 21: Trong tự nhiên, thể đa bội rất ít gặp ở động vật là do a. cơ chế thần kinh của động vật rất nhạy cảm với ácc đột biến, do đó, các đột biến nhiễm sắc thể là các đột biến lớn, thường gây chết động vật từ khi còn non. b. động vật không sống được ở những môi trường khắc nghiệt là những môi trường dễ phát sinh đột biến. c. động vật khó tạo ra thể đa bội hơn thực vật vì có vật chất di truyền ổn định hơn. d. đa bội thể thường phát sinh trong quá trình nguyên phân, mà đa số các loài động vật đều sinh sản hữu tính. Câu 22: Trong kỹ thuật di truyền, người ta thường sử dụng vi khuẩn E.coli làm tế bào chủ vì lý do chủ yếu nào sau đây? a. E.coli sinh sản nhanh và là vi khuẩn không độc hại. b. E.coli sinh sản nhanh và thuận lợi cho sự nhân lên của ADN tái tổ hợp. c. E.coli có rất nhiều trong tự nhiên, do đó rất dễ thu nhận và sử dụng. d. E.coli rất dễ nuôi cấy và thuận lợi cho sự nhân lên của ADN tái tổ hợp. Câu 23: Để tạo được cơ thể lai có nguồn gen khác xa nhau mà các phương pháp lai hữu tính bình thường không thực hiện được, người ta sử dụng phương pháp: 1. Gây đột biến nhân tạo. 2. Lai tế bào. 3. Lai xa và đa bội hóa. 4. Lai khác dòng. 5. Lai thuận và lai nghịch. Phương án đúng là a. 1, 2 b. 2, 3 c. 3, 4 d. 4, 5 Câu 24: hệ số di truyền của số lợn con/1 lứa đẻ bằng 13%. Nhận định nào sau đây là đúng về tính trạng đó? a. Tính trạng đó phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, chịu ảnh hưởng ít của điều kiện nuôi dưỡng. b. Tính trạng đó phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện nuôi dưỡng, chịu ảnh hưởng ít của kiểu gen. c. Mức độ phụ thuộc của tính trạng đó vào kiểu gen và điều kiện nuôi dưỡnga lf như nhau. d. Tính trạng đó không phụ thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng. Câu 25: Hiện tượng nào sau đây là 1 ví dụ về “ADN tái tổ hợp”? a. Sự tái tổ jơpk giữa các alen của cùng 1 gen trong 1 tế bào. b. Sự xuất hiện 1 gen của người trong hệ gen của vi khuẩn E.coli c. Các alen trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng phân li độc lập với nhau trong quá trình phân bào. d. Các gen nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng được nhân bản 1 cách nhân tạo. Câu 26: Để gây đột biến nhân tạo gằng tác nhân hóa học ở cây trồng, người ta không dùng cách a. tiêm dung dịch hóa chất vào bầu nhụy. b. tiêm dung dịch hóa chất vào thân cây. c. quấn bông yẩm dung dịch hóa chất lên đỉnh sinh trưởng của thân hoặc chồi. d. ngâm hạt khô hoặc hạt đang nảy mầm trong dung dịch hóa chất. Câu 27: Cơ sở khoa học của luật cấm kết hôn trong họ hàng gần là: a. tạo ra các dòng dị hợp. b. dễ tạo ra ưu thế lai ở thế hệ sau. c. gen lặn có hại dễ xuất hiện ở thê hệ sau. d. các gen lặn có hại dễ bị đưa vào trạng thái dị hợp. Câu 28: Những phương pháp lai xa mang lại nhiều hiệu quả hiện nay đang được sử dụng là: 1. Lai tế bào trần. 2. Cho lai các cây tứ bội với nhau. 3. Cho lai các cây đa bội lẻ với các cây đơn bội. 4. Sử dụng công nghệ ADN tái tổ hợp. Phương án đúng là: a. 1, 2 b. 1, 3 c. 2, 3 d. 1, 4 Câu 29: Điểm giống nhau cơ bản trong phương pháp lai tế bào và kỹ thuật chuyền gen là a. đều tạo được ưu thế lai tốt hơn các phương pháp lai hữu tính. b. sản xuất được 1 lượng lớn sản phẩm trong thời gian ngắn. c. có thể tái tổ hợp được thông tin di truyền giữa các loài tương đối xa nhau trong bậc thang phân loại. d. hạn chế được hiện tượng thoái hóa giống khi thực hiện lai hữu tính. Câu 30: Ở người, tính trạng nào sau đây chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi môi trường? a. Nhóm máu. b. Màu mắt. c. Khối lượng cơ thể. d. tỷ lệ protein trong sữa. Câu 31: Trong sản xuất, người ta ứng dụng đột biến tam bội để a. tạo quả không hạt. b. thu cơ quan sinh sản. c. tạo các vật nuôi có kích thước lớn, cho nhiều thịt, trứng, sữa. d. khắc phục hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa. Câu 32: các đại phân tử tự tái bản xuất hiệntrong giai đoạn tiến hóa nào sau đây? a. Tiến hóa tiền sinh học. b. Tiến hóa sinh học. c. Tiến hóa hóa học. d. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. Câu 33: Ngày nay sự tổng hợp chất hữu cơ vẫn tiếp tục diễn ra a. trong tự nhiên bằng con dường hóa học. b. trong tự nhiên bằng con dường hóa học sử dụng năng lượng tự nhiên. c. trong cơ thể sống bằng con đường sinh học sử dụng năng lượng tự nhiên. d. bằng con đường sinh họcvới sự xúc tác của nhiều hệ enzim diễn ra trong cơ thể sống. Câu 34: Trình tự nào sau đây là đúng với trình tự các giai đoạn chính trong quá trình phát sinh loài người: a. Người tối cổ - vượn người hóa thạch - người cổ Homo - người hiện đại. b. Người tối cổ - người cổ Homo - người hiện đại- vượn người hóa thạch. c. Vượn người hóa thạch - người cổ Homo - người hiện đại- người tối cổ. d. Vượn người hóa thạch - người tối cổ - người cổ Homo - người hiện đại. Câu 35: Những nhân tố đáng vai trò chủ đạo trong quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn vượn người hóa thạch là a. sự biến đổi điều kiện khí hậu, địa chất ở kỷ thứ 3 b. đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên. c. quá trình lao động. d. quá trình hình thành tiếng nói, tư duy. Câu 36: 1 nhóm cá nhỏ sống ở 1 hồ nước có đáy đầy cá màu nâu sáng. Phần lớn cá trong quần thể này đều có màu nâu sáng, 1 ít cá có màu lốm đốm (khoảng 10%). Loài cá này là mồi của 1 loài chim sống gần bờ biển. 1 công ty xây dựng đã rải sỏi xuống đáy hồ, làm đáy hồ trở lên lốm đốm. Dự đoán nào sau đây là chính xác về các sự kiện sẽ có thể xảy ra đối với quần thể cá này? a. Tỷ lệ cá có máu lốm đốm sẽ tăng dần qua thời gian. b. Sau 3 thế hệ, tất cả cá sẽ có màu lốmd dốm. c. Khi cá lốm đốm bị ăn thịt, các con khác sẽ sinh sản nhiều hơn để bù đắp cho lượng thiếu hụt đó. d. Tỷ lệ cá trong hồ vẫn giữ nguyên như ban đầu. Câu 37: Trong 1 số trường hợp, lúc đầu người ta xếp 2 nhóm sinh vật là 2 loài khác hnau, nhưng sau khi nghiên cứu kỹ hơn, người ta lại thấy chúng chỉ là các nòi - dưới loài. Tại sao có thể kết luận chúng vẫn là 1 loài? a. Ví chúng sinh sống trong những khu vực giống nhau. b. Vì chúng có hình thái ngoài giống nhau. c. Vì chúng giao phối tự nhiên với nhau sinh ra con cái hữu thụ. d. Ví chúng được hình thành từ 1 tổ tiên chung. Câu 38: Chọn lọc nhân tạo không có vai trò nào sau đây? a. Giải thích sự hình thành của các loài vật nuôi, cây trồng từ 1 loài ban đầu. b. Giải thích vì sao vật nuôi, cây trồng luôn thích nghi cao độ với nhu cầu của con người. c. Là nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của ácc giống vật nuôi, cây trồng. d. Giải thích sự hình thành nhiều giống vật nuôi trong mỗi loài. Câu 39: Theo thuyết tiến hóa của Kimura, nguyên nhân của quá trình tiến hóa là a. ngoại cảnh thay đổi theo không gian, thời gian. b. sự thay đổi tập quán hoạt động của động vật. c. quá trình phát sinh những biến đổi trung tính, không có lợi hay hại cho cơ thể sinh vật và không chịu tác dụng của chọn lọc tự nhiên. d. chọn lọc tự nhiên không tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Câu 40: Đại đa số đột biến là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu của tiến hóa vì 1. sự thích nghi của đột biến có thể thay đổi khi ngoại cảnh thay đổi. 2. các đột biến thường là lặn và tồn tại ở trạng thái dị hợp. 3. gía trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi khi nó tồn tại trong các tổ hợp gen khác nhau. 4. các đột biến thường gây chết nên có thể loại bỏ các gen xấu rta khỏi vốn gen của quần thể. Phương án đúng là a. 1, 2, 3 b. 1, 2, 4 c. 1, 3, 4 d. 2, 3,4 Câu 41: Trường hợp nào sau đây là ví dụ về sự đa hình của quần thể? a. Các cá thể có kiểu gen dị hợp về bệnh hồng cầu hình liềm chống chịu bệnh sốt rét tốt hơn. b. Các con thỏ sống ở vùng lạnh thường có tai nhỏ hơn các con thỏ cùng loài sống ở vùng nóng. c. Các con chim đực trang trí tổ để thu hút các con cái cùng loài. d. Sư tử biển có các chân giúp chúng bơi lội tốt ở dưới nước nhưng lại khó khăn khi di chuyển trên cạn. Câu 42: Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm diện đại là a. sự phát triển và sinh sản ưu thế của các kiểu gen thích nghi nhất. b. sự sống sót của các cá thể thích nghi nhất. c. sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. d. từ loài gốc ban đầu chưa thích nghi hình thành nên các loài mới thích nghi với điều kiện ngoại cảnh. Câu 43: Thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển quan niệm về chọn lọc tự nhiên của Dacuyn ở những điểm nào sau đây? 1. Chọn lọc tự nhiên không tác động riêng rẽ đối với từng gen mà đối với toàn bộ kiểu gen. 2. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động tới từng cá thể riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ quần thể. 3. Chọn lọc tự nhiên dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật. 4. Làm rõ vai trò của chọn lọc tự nhiên theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa. Phương án đúng là a. 1, 2, 3 b. 1, 2, 4 c. 1, 3, 4 d. 2, 3, 4 Câu 44: Trường hợp nào sau đây biểu thị sự cách li về thời gian? a. 1 loài thực hiện điệu nhảy trước khi giao phối, loài kia thì không. b. 1 loài thuộc bộ linh trưởng, loài kia thuộc nhóm thú có túi. c. 1 loài hoạt động ban ngày, loài kia thì không. d. 1 loài chỉ tìm thấy ở Việt Nam, loài kia chỉ tím thấy ở Pháp. Câu 45: Trong các chiều hướng tiến hóa của sinh giới, chiều hướng nào là cơ bản nhất? a. Ngày càng đa dạng, phong phú. b. Tổ chức ngày càng cao. c. Ngày càng hoàn thiện. d. Thích nghi ngày càng hợp lí. Câu 46: 1 quần thể giao phối là 1 kho biến dị phong phú vì a. hầu hết các đột biến đều được trung hòa ở trạng thái dị hợp. b. số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là rất lớn. c. quá trình giao phối tự do duy trì sự cân bằng thành phần kiểu gen của quần thể. d. quá trình giao phối góp phần tạo ra nhiều kiểu gen thích nghi. Câu 47: Người ta ứng dụng các hiểu biết về sinh thái học để bảo vệ môi trường và mùa màng như: - Dùng ong mắt đỏ để trừ 1 số sâu bọ gây bệnh. - Dùng nấm phấn trắng để tiêu diệt sâu thông và sâu rau. - Từ vi khuẩn Eutobaetrin chế ra các chất gây bệnh chống lại nhiều loại sâu bọ gây bệnh (sâu róm hại táo, sâu bướm hại cải, .)Các ví dụ trên là ứng dụng của hiện tượng sinh thái nào? a. Khống chế sinh học. b. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. c. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm. d. Quan hệ ký sinh - vật chủ. Câu 48: Trong 1 chuỗi thức ăn, sinh vật có sinh khối trung bình lớn nhất là a. sinh vật phân hủy. b. sinh vật sản xuất. c. sinh vật tiêu thuh bậc 1 d. sunh vật tiêu thụ bậc 2 Câu 49: Cho các ví dụ sau: Ví dụ 1: Con gà 1 dù đã ăn rất no thỏa thuê tới mức không ăn được nữa, nhưng khi đưa đến bên 1 con gà đang tích cực ăn, con gà 1 vẫn có thể ăn thêm 34% khối lượng thức ăn đã ăn. Ví dụ 2: Cây mọc chụm trên đồi trọc thảo nguyên có thể tạo ra những điều kiện để đấu tranh với hoàn cảnh sống khắc nghiệt và các loại cây dại khác. Các ví dụ trên phản ánh điều gì? a. Quan hệ hợp tác. b. Cạnh tranh cùng loài. c. Hiệu quả nhóm. d. Khống chế sinh học. Câu 50: Ứng dụnh sự thích nghi của cây trồng với nhân tố ánh sáng, người ta có thể trồng xen kẽ các loại cây theo trình tự nào sau đây là hợp lí nhất? a. Cây ưa bóng trồng trước, cây ưa sáng trồng sau. b. Cây ưa sáng trồng trước, cây ưa bóng trồng sau. c. Tùy tứng mùa ánh sáng thay đổi mà có thể trồng đảo thứ tự các cây cho nhau. d. Không thể trồng chung cả 2 loại cây này. --------------------- HẾT ---------------- . tư duy. Câu 36: 1 nhóm cá nhỏ sống ở 1 hồ nước có đáy đầy cá màu nâu sáng. Phần lớn cá trong quần thể này đều có màu nâu sáng, 1 ít cá có màu lốm đốm (khoảng. của ADN. Câu 2: 1 gen có chiều dài 5100A 0 và số nucleotit loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của cả gen. Số liên kết hidro của gen đó là a. 3000 b. 3900

Ngày đăng: 04/12/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w