PHƯƠNG PHÁPHỌC MÔN NGỮ VĂN Văn chương khơi gợi những tình cảm cao đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người. Văn chương làm phong phú thêm đời sống tình cảm con người. Thật đáng buồn nếu con người Việt Nam hiện đại giỏi về kiến thức tự nhiên, xã hội mà lại thiếu một trái tim biết yêu cái đẹp và giàu lòng yêu thương. Với những hướng dẫn ngắn gọn dưới đây, thầy cô tổ văn trường Trần Văn Ơn mong các em học tốt và yêu thích môn NGỮ VĂN hơn. Phân môn Văn I. Trước khi học (Chuẩn bị ở nhà) 1. Đọc kỹ văn bản và phần chú thích - Đọc có suy nghĩ để chia bố cục bằng bút chì vào SGK. - Khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu trong văn bản (nếu thấy cần). - Nếu có điều kiện, các em nên tìm đọc trọn tác phẩm có đoạn trích học ở trên lớp. 2. Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên nhân vật, địa danh…) 3. Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của mình. 4. Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi đến lớp thì mới có thể phân tích cảm thụ. II. Khi học trên lớp 1.Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy cô. Cụ thể là : - Trước những câu hỏi, những vấn đề được đặt ra, phải chịu khó suy nghĩ, tìm câu trả lời. - Tích cực tham gia hoạt động nhóm phát biểu ý kiến. Điều đó không chỉ giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ mà còn rèn luyện kỹ năng nói và sự tự tin. - Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân. 2. Ghi chép bài đầy đủ, chính xác - Ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên tập cho mình thói quen ghi chép thêm vào sổ tay những điều hay thấy cần chẳng hạn ý so sánh, đối chiếu, mở rộng nâng cao, lời bình của thầy cô… - Gạch dưới (kèm ghi chú ngắn) từ ngữ đặc sắc, phép tu từ… trong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện. 3. Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của tác phẩm ngay trong giờ học. III.Sau khi học 1. Học bài, học thuộc lòng thơ, dẫn chứng trong truyện. 2. Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài tập trong phần “Luyện tập” trong sách hoặc bài tập của thầy cô. 3. Đọc tài liệu tham khảo để mở rộng, khắc sâu kiến thức. 4. Các em giỏi môn văn nên tìm và học thuộc nhận định, đánh giá của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc các tác phẩm, tác giả vừa học trên lớp. Phân môn Tiếng Việt I.Trước khi học ( chuẩn bị bài ở nhà ) 1. Đọc kỹ, tìm hiểu các ví dụ trong từng đề mục, có thể trả lời câu hỏi bằng bút chì vào sách giáo khoa theo cách hiểu của em (soạn bài ngắn gọn), không cần mở sách “Học tốt”. 2. Đọc kỹ ghi nhớ, ghi chú ngoài lề phần khó hiểu, thắc mắc của em để vào lớp thảo luận và lắng nghe thầy cô giảng giải. II.Khi học trên lớp 1. Tập trung cao khi vào bài mới, chịu khó suy nghĩ, tìm hiểu các ví dụ thầy cô các bạn đưa ra để hình thành khái niệm (Trả lời cho câu hỏi Thế nào? Là gì?). - Tích cực tham gia hoạt động nhóm, tổ và phát biểu ý kiến để trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý bằng lời nói và sự tự tin (đừng sợ nói sai, nói dở…) - Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân. 2. Ghi chép đầy đủ, chính xác: - Cần dùng bút màu gạch chân các đề mục, nội dung quan trọng trong tập và sách giáo khoa. - Tập thói quen ghi chú vào sách (hoặc sổ tay) các phần giải đáp bài tập, các ví dụ văn thơ… sau khi thầy cô đã sửa bài. 3. Nắm vững kiến thức thầy cô đã truyền đạt (có thể thuộc ngay những ghi nhớ ngắn) để ứng dụng vào việc dùng từ, đặt câu, viết văn bản và tìm hiểu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ. III.Sau khi học 1. Họcbài cũ: xem lại các ví dụ, bài tập sách giáo khoa và phần ghi chép để thuộc bài (hiểu – nhớ các ý trọng tâm). 2. Làm bài tập để khắc sâu kiến thức (trong sách giáo khoa và thầy cô cho thêm) Cần viết được các đoạn văn miêu tả, biểu cảm… có các yêu cầu về ngữ pháp. 3. Biết liên hệ với các bài văn, thơ đã học, đọc thêm để tìm thêm ví dụ có liên quan nội dung đã học.Từ đó có thể dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, dùng các biện pháp tu từ và diễn đạt ý trong sáng, giàu sức biểu cảm hơn. 4. Đọc thêm tài liệu tham khảo để khắc sâu, mở rộng kiến thức. Phân môn Tập làm văn CÁC BƯỚC LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN 1. Tìm hiểu đề (để tránh lạc đề) - Đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng. - Xác định thể loại (VD: kể chuyện, thuyết minh, nghị luận…) - Xác định nội dung 2. Tìm ý (đặt câu hỏi và trả lời) - Tìm ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ. - Ý nào đứng trước, ý nào đứng sau. 3. Lập dàn bài Tác dụng: - Sắp xếp các ý theo trình tự trước sau hợp lý. - Không thừa, thiếu ý. - Xác định được phần trọng tâm (viết dài), phần không trọng tâm (viết ngắn). Các loại dàn bài: - Dàn ý đại cương (chỉ có các ý chính) - Dàn bài chi tiết (có cả ý lớn và ý nhỏ) Lưu ý: bài tập làm văn gồm nhiều đoạn - Mở bài ngắn gọn (từ 1đến 5 câu) - Thân bài gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn triển khai một ý chính. - Kết bài rút ra bài học, phát biểu cảm nghĩ cần tự nhiên chân thành, tránh hô khẩu hiệu, liên hệ gượng ép, khiên cưỡng. Viết bài: - Dùng từ ngữ khai triển các ý trong bài. - Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp. - Tách đoạn hợp lý, có liên kết câu và liên kết đoạn văn để bài văn rõ ràng chặt chẽ. Sau khi làm bài: - Đọc lại bài văn. - Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu. - Nếu thiếu sót thì bổ sung ở lề trái. Muốn viết văn hay cần rèn luyện thêm: - Tìm đọc những bài văn hay cùng chủ đề, để học cách viết. Tuy vậy không nên sao chép, đạo văn. - Phải chú ý quan sát con người, sự vật, cảnh quan xung quanh mình. Cần viết nhiều, nhờ thầy cô sửa rồi viết lại. Cũng cần đọc nhiều, đi nhiều để có vốn từ, vốn sống. Công thức làm bài văn nghị luận Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn Chứng Minh và Giải Thích là nền tảng cho các loại còn lại. Binh luận hay Phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa Chứng Minh và Giải Thích. Khi Phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi Bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phươngpháp Chứng Minh và Giải Thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn. Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được Cơ bản của phươngpháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết. Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài - Thân bài - Kết Luận 1. Mở bài: là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần: Gợi - Đưa - Báo : tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm - sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra - cuối cùng là BÁO - tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì. Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp /6 lối để giải quyết như sau: Tương đồng / tương phản : đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ. Xuất xứ / đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi. 2. Thân bài Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đâyđể đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn: Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa 2.1 Đối với Giải thích: Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu Gì: Cái gì, là gì Nào: thế nào Sao: tại sao Do: do đâu Nguyên: nguyên nhân Hậu: hậu quả Hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên , tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng 2.2 Đối với Chứng Minh: Mặt - Không - Giai - Thời - Lứa Mặt: các mặt của vấn đề Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài .) Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945 ) Thời: thời gian - nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, ùua mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều ) Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ .) 2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng: Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức +++ Nào - Sao - Cảm Nào: thế nào Sao: tại sao Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài 3. Kết bài Có công thức Tóm - Rút - Phấn để thực hiện phần này Tóm: tóm tắt vấn đề Rút: rút ra kết luận gì Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phươngpháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả. . của bài thơ. III.Sau khi học 1. Học bài cũ: xem lại các ví dụ, bài tập sách giáo khoa và phần ghi chép để thuộc bài (hiểu – nhớ các ý trọng tâm). 2. Làm bài. phẩm ngay trong giờ học. III.Sau khi học 1. Học bài, học thuộc lòng thơ, dẫn chứng trong truyện. 2. Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài tập trong phần