Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm cơ sở triển khai quy hoạch, xây dựng và quản lý thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV. Làm sáng tỏ thêm lý thuyết về quy hoạch ĐTDL PTBV theo lý luận và chiến lược PTBV hiện nay trên cơ sở nghiên cứu thực tế các nội dung quy hoạch PTBV tại thị trấn Tam Đảo.
Trang 1NGUYỄN THANH QUANG
GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THỊ TRẤN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ DU LỊCH
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUY HOẠCH VÙNG VÀ ĐÔ THỊ
HÀ NỘI - 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 2NGUYỄN THANH QUANG
MÃ SỐ: 60.58.01.05
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS KTS NGUYỄN TRÚC ANH
HÀ NỘI – 2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI
-
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện Luận văn thạc sĩ Quy hoạch vùng
và đô thị với đề tài “Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo, giảng viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các thầy
cô trong Khoa Sau đại học của Nhà trường Tôi chân thành cảm ơn các thầy cô đã cung cấp những kiến thức quí báu và giúp tôi hoàn thành luận văn; đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS KTS Nguyễn Trúc Anh đã trực tiếp và tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin chân thành cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâm ủng hộ giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn
Tôi xin hứa tiếp tục nghiên cứu, học tập nâng cao sự hiểu biết để vận dụng kiến thức đã được học tập trong công việc, cuộc sống
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thanh Quang
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Người cam đoan
Nguyễn Thanh Quang
Trang 5MỤC LỤC Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục hình, sơ đồ
Danh mục bảng biểu
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Cấu trúc luận văn
Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
NỘI DUNG
Chương 1: THỰC TRẠNG QUY HOẠCH, PHÁT TRIỂN THỊ TRẤN TAM
ĐẢO, HUYỆN TAM ĐẢO, TỈNH VĨNH PHÚC 7
1.1 Khái quát về thị trấn Tam Đảo 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Quá trình hình thành, phát triển 8
1.2 Thực trạng quy hoạch, phát triển thị trấn Tam Đảo 9
1.2.1 Quy hoạch thị trấn Tam Đảo và các cơ sở du lịch 9
1.2.2 Phát triển đô thị 11
1.2.3 Phát triển du lịch 21
Trang 61.3 Thực trạng nghiên cứu quy hoạch đô thị du lịch theo hướng phát
triển bền vững 25
1.3.1 Tình hình thực hiện chiến lược phát triển bền vững 25
1.3.2 Tình hình thực hiện quy hoạch đô thị du lịch…… 27
1.4 Các nghiên cứu liên quan 28
1.5 Những vấn đề cần nghiên cứu, giải quyết 29
Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUY HOẠCH THỊ TRẤN TAM ĐẢO THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ DU LỊCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 30
2.1 Cơ sở pháp lý quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững 30
2.1.1 Quy định chung của pháp luật hiện hành về quy hoạch thị trấn 30
2.1.2 Các chính sách và pháp luật về phát triển bền vững 31
2.1.3 Chính sách, chiến lược và quy hoạch phát triển thị trấn Tam Đảo 36
2.2 Cơ sở lý thuyết về quy hoạch đô thị du lịch phát triển bền vững 37
2.2.1 Nguyên lý quy hoạch đô thị và tổ chức không gian đô thị 37
2.2.2 Lý luận về đô thị du lịch 40
2.2.2 Lý luận về phát triển bền vững 41
2.3 Bài học quy hoạch đô thị du lịch phát triển bền vững 48
2.3.1 Trên thế giới 48
2.3.2 Tại Việt Nam 50
2.4 Điều kiện thực tế và các yếu tố tác động đến quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững 52
2.4.1 Các điều kiện thực tế để quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo tiêu chí của đô thi du lịch phát triển bền vững 53
Trang 72.4.2 Sự tác động của phương pháp quy hoạch phát triển bền vững đến
giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo 57
2.4.3 Cơ sở thực tiễn trong xây dựng khung chỉ tiêu quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững 60
Chương 3: GIẢI PHÁP QUY HOẠCH THỊ TRẤN TAM ĐẢO THEO HƯỚNG ĐÔ THỊ DU LỊCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 68
3.1 Quan điểm, mục tiêu 68
3.1.1 Quan điểm 68
3.1.2 Mục tiêu 68
3.1.3 Chiến lược phát triển 69
3.2 Các nguyên tắc quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững 70
3.2.1 Bảo tồn diện tích rừng tự nhiên và đa dạng sinh học 70
3.2.2 Khoanh định các vùng khai thác phát triển 70
3.2.3 Xác định nhu cầu phát triển ứng với khả năng dung nạp 70
3.2.4 Tổ chức cấu trúc không gian đô thị hiệu quả, tối ưu hóa môi trường của dân cư và du khách 71
3.2.5 Quản lý, vận hành và khai thác bảo vệ môi trường 71
3.2.6 Huy động sự tham gia của cộng đồng và khách du lịch 71
3.3 Giải pháp quy hoạch 72
3.3.1 Khung phát triển và nhu cầu sử dụng đất 72
3.3.2 Cấu trúc không gian đô thị gắn với bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học 76
3.3.3 Cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại 85
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
Kết luận 96
Trang 9DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
khu du lịch theo Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030
hướng ĐTDL PTBV
Trang 10Hình 3.1 Khung quy hoạch sử dụng đất thị trấn Tam Đảo
trường tại thị trấn Tam Đảo
nhiên tại thị trấn Tam Đảo
Trang 11giai đoạn 2013 – 2020 trong quy hoạch thị trấn Tam Đảo
2016-2030 trong quy hoạch ĐTDL Tam Đảo
Trang 12PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tam Đảo là một thị trấn và là khu nghỉ mát nổi tiếng của tỉnh Vĩnh Phúc, với
vị trí trên dãy núi Tam Đảo, có độ cao trung bình 900m, có khí hậu mát mẻ, trong lành Tam Đảo được người Pháp phát hiện năm 1904 và bắt đầu xây dựng từ năm 1911; đến năm 1939, Tam Đảo từ một nơi là núi rừng hoang vắng đã trở thành đô thị với trên 150 ngôi biệt thự cao từ 1-5 tầng, có đường xe ô tô từ Vĩnh Yên lên và thường xuyên có hơn 1000 người sinh sống sôi động vào mùa hè Năm 1948, thực hiện chủ trương “tiêu thổ kháng chiến”, người Tam Đảo đã phá toàn bộ các biệt thự, trừ nhà thờ Sau quá trình xây dựng, tái thiết phát triển, đến năm 1978, thị trấn Tam Đảo được thành lập trực thuộc thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phú cũ; sau khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc và tái lập huyện Tam Đảo, thị trấn Tam Đảo trở thành thị trấn của huyện Tam Đảo, hiện nay thị trấn Tam Đảo đạt chỉ tiêu phân loại đô thị loại V miền núi
Trải qua các giai đoạn lịch sử, đến nay Tam Đảo vẫn là một địa chỉ du lịch nghỉ mát quan trọng của tỉnh Vĩnh Phúc cũng như của miền Bắc Việc quy hoạch, quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng thị trấn Tam Đảo được tỉnh Vĩnh Phúc đặc biệt quan tâm; năm 1993 triển khai Dự án cải tạo và xây dựng khu du lịch Tam Đảo; năm 1999 triển khai đồ án quy hoạch chi tiết Khu nghỉ mát Tam Đảo; năm 2014 triển khai điều chỉnh quy hoạch chi tiết Khu du lịch Tam Đảo Tuy nhiên, các dự án và quy hoạch nêu trên mới chỉ nghiên cứu và thực hiện cho khu vực trung tâm thị trấn là khu trước đây Pháp xây dựng các công trình
mà chưa triển khai thực hiện cho toàn bộ diện tích tự nhiên thị trấn Tam Đảo
Do vậy, đến nay thị trấn Tam Đảo bộc lộ nhiều bất cập trong quy hoạch, xây dựng và bước đầu phát triển thiếu bền vững, môi trường tự nhiên bị xâm phạm,
Trang 13kiến trúc cảnh quan đô thị lộn xộn Đặt ra yêu cầu phải quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV
Chính vì vậy, đề tài luận văn thạc sĩ “Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hướng tới ĐTDL PTBV” là thực sự cần thiết nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý, quy hoạch, xây dựng thị trấn Tam Đảo đảm bảo PTBV
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo trên cơ sở
lý thuyết về quy hoạch ĐTDL theo hướng PTBV và chiến lược PTBV
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với tổng diện tích tự nhiên 214,87ha
+ Thời gian: Đến năm 2030
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu;
- Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan;
- Phương pháp hệ thống hoá, phân tích, so sánh, tổng hợp để đưa ra các giải pháp quy hoạch;
- Phương pháp bản đồ
5 Nội dung nghiên cứu
Trang 143
Điều tra khảo sát điều kiện tự nhiên và đặc điểm hiện trạng khu vực, các
di tích lịch sử văn hóa có giá trị, các quy hoạch, dự án liên quan trong và ngoài phạm vi nghiên cứu (biến động trong quá trình quy hoạch, sau quy hoạch và thực hiện quy hoạch)
Thu thập các kết quả đã nghiên cứu và các tài liệu liên quan Phân tích
và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh trên cơ sở các kết quả điều tra, khảo sát khu vực (tình hình thực hiện quy hoạch và thực hiện các dự án liên quan, xung quanh)
Đề xuất, xác định các chức năng và giải pháp tổ chức không gian, khung
sử dụng đất và khung hạ tầng, nghiên cứu các chính sách, thu hút đầu tư xây dựng phát triển thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Làm sáng tỏ mối quan hệ giữa đô thị và du lịch trên cơ sở lý luận và chiến lược PTBV hiện nay, từ đó xác định các mục tiêu và tiêu chí của ĐTDL theo hướng PTBV;
+ Xây dựng được bộ khung các tiêu chí, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật làm cơ
sở quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV;
+ Đề xuất được các giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo trên cơ sở khoa học về quy hoạch đô thị và lý thuyết PTBV;
- Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm cơ sở triển khai quy hoạch, xây dựng và quản lý thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV
7 Cấu trúc luận văn
- Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận kiến nghị và tài liệu tham khảo
- Phần nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Trang 15Chương 1: Thực trạng quy hoạch, xây dựng thị trấn Tam Đảo, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc
Chương 2: Cơ sở khoa học quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV
Chương 3: Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo theo hướng ĐTDL PTBV
8 Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong luận văn
Đô thị: Là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn
Du lịch: Khái niệm cơ bản theo Luật Du lịch năm 2005 như sau: “Du lịch là hoạt động của con người đi tới một nơi ngoài nơi ở thương xuyên của mình để đến một nơi khác trong thời gian ngắn với mục đích chủ yếu là tham quan và cảm nhận những giá trị vật chất tinh thần đặc sắc, độc đáo của khu đó không nhằm mục đích kiếm tiền”
Quy hoạch đô thị: Là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị
Phát triển bền vững: Là phát triển kinh tế thoả mãn nhu cầu hiện tại và tương lai của con người đối với nguồn tài nguyên, nhân lực và hạn chế tối thiểu các tác động của nó đến đa dạng sinh học
Phát triển du lịch bền vững: Là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của các
Trang 16Chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị: Là chỉ tiêu để quản lý phát triển không gian, kiến trúc được xác định cụ thể cho một khu vực hay một lô đất bao gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, chiều cao xây dựng tối đa, tối thiểu của công trình
Hạ tầng kỹ thuật khung: Là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông
và các công trình đầu mối kỹ thuật
Tổ chức không gian: Là toàn bộ các quá trình hay hành động của con người hướng đến tìm kiếm một cấu trúc không gian hợp lý cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế và xã hội vùng, trong sự phát huy nội lực và ngoại lực giữa các vùng trong một quốc gia, tạo ra giá trị mới đảm bảo sự PTBV Tổ chức không gian khu du lịch là một hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và công trình kiến trúc phục vụ du lịch dựa trên việc sử dụng hợp
lý các nguồn tài nguyên du lịch cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhằm đạt hiệu quả cao về kinh tế, xã hội, môi trường
Tài nguyên du lịch: “Là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể
Trang 17được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch”
Trang 18THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội
Email: digilib.hau@gmail.com
TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
Trang 19KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Đề tài nghiên cứu “Giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh
Phúc theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững” là một đề tài thiết thực, vói
mong muốn tạo nên một đô thị du lịch với môi trường sống tốt, kết hợp giữa phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường theo tiêu chí của đô thị phát triển bền vững; làm bài học kinh nghiệm áp dụng cho nghiên cứu quy hoạch các đô thị du lịch vùng núi tại Việt Nam có những điều kiện tương đồng như thị trấn Tam Đảo Tuy nhiên các giải pháp quy hoạch của đề tài chỉ là sơ bộ, trong thực tế khi áp dụng phải có những giải pháp chi tiết, cụ thể và linh hoạt hơn nữa để góp phần tạo dựng được các đô thị hoàn chỉnh, nơi mà các cư dân và du khách muốn được sinh sống, làm việc, khám phá du lịch
Qua phân tích, đánh giá thực trạng đô thị du lịch Tam Đảo và nghiên cứu các vấn đề của đô thị phát triển bền vững, xác định được các vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch đô thị du lịch hướng đến phát triển bền vững như sau:
- Làm rõ nhận thức và cơ sở khoa học về quy hoạch đô thị du lịch phát triển bền vững;
- Xây dựng hệ thống chỉ tiêu quy hoạch phát triển bền vững trên cơ sở chiến lược phát triển bền vững quốc gia, ngành, lãnh thổ và điều kiện thực tế của đô thị trên nguyên tắc tuân thủ các quy chuẩn quy hoạch xây dựng,;
- Vận dụng các phương pháp lập quy hoạch đô thị hậu hiện đại để ứng dụng các nội dung, quy trình thực hiện lập quy hoạch theo hướng phát triển bền vững;
- Nghiên cứu, vận dụng mô hình tổ chức không gian đô thị; phân bố chức năng và quy hoạch sử dụng đất hợp lý theo điều kiện thực tế của đô thị;
- Xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến;
Trang 20Kiến nghị
Trong quá trình tiến hành khảo cứu, đề xuất giải pháp quy hoạch thị trấn Tam Đảo hướng đến đô thị du lịch phát triển bền vững tác giả kiến nghị một số vấn
đề liên quan đến đề tài như sau:
Cần phải tiến hành lập điều chỉnh quy hoạch chi tiết thị trấn Tam Đảo theo hướng đô thị du lịch phát triển bền vững đây là tiền đề thu hút đầu tư, quản lý khai thác và phát triển du lịch trên địa bàn
Cần phối hợp giữa các cơ quan đặc biệt là Sở Xây dựng và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch ban hành và xây dựng hệ thống tiêu chí, nhiệm vụ quy hoạch có sự tham vấn cộng đồng dân cư Đề ra phương án quy hoạch trên cơ sở định hướng quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc Tổ chức không gian quy hoạch kiến trúc đáp ứng được với nhu cầu của du khách và bả tồn rừng tự nhiên vừa kế thừa được giá trị truyến thống công trình kiến trúc vốn có
Tổ chức xét duyệt các giải pháp quy hoạch: Tổ chức không gian, tạo dựng cảnh quan, tổ chức mặt nước cây xanh, các công trình điểm nhấn Đảm bảo mối quan hệ hài hoà, thống nhất của tổng thể các công trình nhất là các công trình đặt cạnh nhau cũng như có giải pháp chung cho toàn khu vực thuộc phạm vi quy hoạch thị trấn và các di tích tiêu biểu
Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể đối với các dự án ưu tiên đầu tư xây dựng trong thị trấn, các nguồn vốn đầu tư Khuyến khích thiết lập các công trình