www.nguyenthikhanhhuyen.com - Xách Ba Lô Lên và Đi là một trong những cuốn sách hành trình nhật kí của Huyền Chip, cuốn sách liệt kê những chuyến đi và sự trải nghiệm qua rất nhiều nước mà Huyền Chip đi qua. Xách Ba Lô Lên và Đi - Tập 1 là quyển đầu tay của Huyền Chip, chủ đề Châu Á là nhà, đừng khóc
Hồi ở Malaysia, có một chị làm ở Amway(*) có liên lạc với tôi để phát triển thị trường sang Việt Nam. Vốn có ác cảm với bán hàng đa cấp, tôi không mặn mà cho lắm. Khi đọc được quyết định đi Brunei trên Blog của tôi, chị nhiệt tình hẹn gặp. Nghĩ cũng chẳng thiệt thòi gì, tôi đồng ý. Chị kể rằng chị lấy chồng người Brunei, gia đình chị bên đấy có người giúp việc người việc người Việt, tên là Yến. (*) Tập đoàn này được thành lập năm 1959 bởi Jay Van Andel và Richard DeVos với trụ sở chính tại Ada (bang Michigan, Hoa Kỳ) kinh doanh theo mô hình bán hàng đa cấp, các mặt hàng chủ yếu như đồ gia dụng, trang sức, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… “Brunei có rất nhiều lao động người Việt Nam. Em muốn viết bài thì gặp họ, nhiều chuyện hay ho lắm”. “Hay ho thế nào hả chị?”. “Mới gần đây có một người lao động Việt Nam bị đột tử khi đang làm việc. Để tiết kiệm tiền vận chuyển về Việt Nam, ông chủ nhà để nghị cắt xác thành ba mảnh”. Tôi nghe mà lạnh cả xương sống. Vậy nên, việc đầu tiên tôi làm khi đặt chân lên đất Brunei là tìm cách liên lạc với chị Yến. Thực ra, việc đầu tiên sau khi đã làm một tour quanh Bandar(**) trên chiếc xe Jeep bụi bặm của Phillips. Anh thả tôi tại Gadong – trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất Bandar. (**) Bandar là cách gọi tắt thủ đô Bandar Seri Begawan của Brunei. Mới nghe tôi nói tiếng Việt, chưa kịp hỏi han gì, chị Yến đã “ra lệnh”: “Em đang ở đâu?”. “Gadong ạ”. “Ra chợ cá đứng đợi anh nhà chị đến đón”. Chị Yến với anh Dũng đến đón chúng tôi trên chiếc xe con màu đỏ. “Anh chị bên này cũng có xe ô tô, sang ghê”. “Gì chứ em hỏi dân Việt Nam bên này ai mà không biết anh: Người Việt Nam giàu nhất Brunei!”. Anh Dũng tự hào khoe. Anh giàu nhất hay không tôi không biết, nhưng chắc chắn anh chị là người rất “nổi tiếng” trong cộng đồng người Việt ở Brunei. Chị Yến đã từng lên báo Brunei, còn anh Dũng trong thời gian hai năm rưỡi ở đây đã giúp đỡ không ít anh em ổn định khi mới sang. Nhà anh Dũng nằm sâu trong một con hẻm. Căn nhà thực ra chỉ là vài tấm gỗ ghép lại. “Xưởng chủ cho ở nhờ đấy”. Anh Dũng bảo. Quần áo phơi đầy lối đi, chị Yến có vẻ ngại vơ vội đống quần áo nhét vào sau tấm gỗ. Tôi thầm nghĩ, nhà “người giàu nhất” mà còn như thế này thì không biết anh em khác sống sao. Nghĩ trong bụng thế thôi chứ không dám hỏi vì sợ anh chị tự ái. Số tôi may, đúng hôm đấy trời mưa nên mọi người tập trung ở nhà anh Dũng nhậu nhẹt. Nói nhậu nhẹt cho oai chứ thực ra chỉ là uống trà với lạc rang. Khi tôi đến, chị Yến mới lấy ra một lon nước tăng lực mời riêng tôi. Biết anh chị coi tôi là “khách quý”, tôi xúc động lắm. Lâu không gặp người Việt, mọi người tranh nhau kể chuyện, từ những vất vả khi làm việc, bị chủ quỵt tiền, đến cả những chuyện thâm cung bí sử mà mọi người bắt tôi hứa không được kể với ai. “Em thử hình dung, bên này người thân không có, tiếng thì chẳng nói được, chủ thì nó khinh, mình phải tìm đến với nhau thôi em ơi”. “Lúc mọi người nói từ “khinh”, tôi cũng chưa hiểu lắm. Nhưng sau khi tự mình trải nghiệm, tôi mới thấm thía cái từ này. Tôi có gặp một chị tên là Caroline BonAsia, cũng do chị bạn làm ở Amway giới thiệu. Không cần biết tôi có đang tìm việc hay không, chị thẳng thắng đề nghị: “Công ty chị đang muốn đưa khách từ Việt Nam sang, em làm cho bọn chị, lương 500 đô Brunei”. Tôi hoảng hồn, lương thế thì chỉ bẳng 1/10 mức lương trung bình bên này. “Lương thế thấp quá, không đủ tiền sinh hoạt chị ơi”. “Lao động nhập cư thì thế thôi em, so với ở Việt Nam thì chắc cũng cao chán rồi”. Tôi lịch sự từ chối nhưng trong lòng vô cùng ấm ức. Nhờ có nguồn tài nguyên dầu mỏ khổng lồ, Brunei trở thành vương quốc vô cùng giàu có với thu nhập bình quân đầu người khoảng 50,000 USD/năm. Người dân Brunei được Nhà nước cấp nhà, giáo dục và chăm sóc sức khỏe đều miễn phí. Thu nhập cao, không ai muốn làm việc nặng nhọc. Những công việc như lái xe, phục vụ bàn, dọn dẹp nhà cửa , trồng rừng, làm vườn… được dành hết cho người lao động nhập cư. Dân số Brunei chỉ vỏn vẹn 400.000 người, trong khi Brunei có tới 100.000 lao động nhập cư, chủ yếu đến từ Indonesia, Philippines, Việt Nam. Tôi không vơ đũa cả nắm, nhưng thực sự người dân ở đây nhìn chung đều coi người lao động nhập cư là “tầng lớp dưới”, “tầng lớp phục vụ” cho họ, một thái độ mà khi gặp tôi, chính Stephen Ignatius – nhà báo đầu tiên của Brunei, cũng thừa nhận là có tồn tại và ông rất buồn vì điểu đó. Tôi thấy xót xa cho người Việt mình ở đây vô cùng. Mưu sinh nào có dễ dàng gì. Vất vả là thế, vậy mà nhiều khi còn bị quỵt tiền lương. Các công ty môi giới đưa sang đến đây là bỏ mặc, không giúp đỡ thêm gì. Thấp cổ bé họng, kiện cáo không được, mọi người đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Đã trót vay mượn một đống tiền để sang đây, chẳng lẽ lại gây hấn để bị đuổi về tay không? Mặc dù còn rất nhiều chuyện muốn hỏi, nhưng tôi có hẹn với Caroline BonAsia lúc chín giờ tối nên tôi xin phép về. Anh Dũng bảo nếu tôi thực sự muốn tìm hiểu cuộc sống người Việt Nam bên này thế nào thì sáng sớm mai theo anh đi xuống rừng, nơi người Việt làm việc. Tôi cẩn thận hỏi lại: “Ngày mai anh đi làm vậy có chắc là đưa em đi được không?” “Được được, không phải lo. Đúng sáu giờ sáng mai ra cổng siêu thị anh đến đón”. . đấy có người giúp việc người việc người Việt, tên là Yến. (*) Tập đoàn này được thành lập năm 19 59 bởi Jay Van Andel và Richard DeVos với trụ sở chính. anh chị là người rất “nổi tiếng” trong cộng đồng người Việt ở Brunei. Chị Yến đã từng lên báo Brunei, còn anh Dũng trong thời gian hai năm rưỡi ở đây đã