PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THCS ĐẠ LONG Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: /KH-TrHĐL Đạ Long, ngày tháng năm 2010 KẾ HOẠCHCHIẾNLƯỢCPHÁTTRIỂN Trường THCS Đạ Long giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn 2020 Trường THCS Đạ Long được thành lập tháng 8 năm 2006 đến nay đã gần 5 năm hình thành và phát triển. Trong những năm qua nhà trường đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó. Nhiều học sinh của nhà trường ra trường đã trở thành những công dân tốt, những học sinh ngoan, học sinh giỏi, những học sinh hoạt động tích cực các hoạt động xã hội trong các trường THPT của Huyện của Tỉnh. Tuy mới thành lập nhưng tạo được niềm tin yêu của học sinh và phụ huynh học sinh ở địa phương. Trường THCS Đạ Long thực sự tự hào với những thành qủa đã đạt được từ sự phấn đấu của ban lãnh đạo nhà trường, của đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Nhà trường quyết tâm phấn đấu nâng dần chất lượng giáo dục ở mức độ cao và bến vững, luôn là điểm sáng về giáo dục toàn diện của huyện Đam Rông và tỉnh Lâm Đồng. Trường THCS Đạ Long phấn đấu đạt chuẩn quốc gia năm 2017. Kế hoạchchiếnlượcpháttriển giáo dục nhà trường giai đoạn 2010-2015 tầm nhìn 2020 nhằm xác định rõ định hướng, mục tiêu chiếnlược và các giải pháp chủ yếu trong qúa trình xây dựng và phát triển, là cơ sở quan trọng cho các chính sách của hội đồng trường và hoạt động của ban lãnh đạo cũng như tòan cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Tổ chức và triển khai kếhoạchchiếnlược của trường THCS Đạ Long là hoạt động có ý nghĩ qun trọng, thiết thực trong việc thực hiện nghị quyết Đại Hội Đảng Bộ Huyện Đam Rông lần thứ II, nghị quyết của chính phủ về đổi mới giáo dục phổ thông. Chiến lượcpháttriển giáo dục của nhà trường phù hợp với nguồn lực của nhà trường. Nhân lực, cơ sở vật chất tài chính, theo kịp với định hướng pháttriển kinh tế - xã hội của địa phương. Định kỳ được rà soát bổ sung điều chỉnh nhà trường trưởng thành góp phần xây dựng ngành giáo dục Đam Rông pháttriển phù hợp với yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. I./ Đặc điểm tình hình nhà trường 1. điểm mạnh - Đội ngũ cán bộ giáo viên công nhân viên nhà trường có 25 người trong đó: BCH: 2; giáo viên: 18; nhân viên: 5 - Trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm: 100% đạt chuẩn và trên chuẩn trong đó có 14 đại học, 2 chiến sĩ thi đua, 8 lao động tiên tiến. - Công tác tổ chức quản lý của ban giám hiệu: lập được phương hướng nhiệm vụ cụ thể chi tiết khả thi, có tầm nhìn khoa học, sáng tạo, lập được kếhoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn có tính khả thi sát thực tế. Công tác tổ chức triển khai kiểm tra, 1 đánh giá sâu sát, thực chất và đổi mới. Dám đổi mới, quyết đoán chịu trách nhiệm trước cấp trên và tập thể về kế hoạch, nhiệm vụ được giao phó và thực thi - Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên tâm huyết với nghề dạy học, phong cách mô phạm, tinh thần trách nhiệm, yêu nghề, biết hợp tác và gắn bó với nhà trường mong muốn nhà trường phát triển. Chất lượng chyên môn và nghiệp vụ sư phạm đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. - Chất lượng học sinh: hàng năm có nhiều chuyển biến tích cực, các em chăm ngoan lễ phép đã có ý thức học tập tốt. - Năm học 2009-2010 + Tổng số học sinh nhà trường: 242 + Tổng số lớp học: 8 lớp + Xếp loại học lực Giỏi: 8 HS chiếm tỷ lệ 3,3%; khá: 65 HS chiếm tỷ lệ 26,9%; TB: 105 chiếm tỷ lệ 43,5%; yếu: 57 HS chiếm tỷ lệ 23,6%; kém: 7 HS chiếm tỷ lệ 2,9% + Xếp loại hạnh kiểm Tốt: 143 HS chiếm tỷ lệ 59,3%; khá: 58 HS chiếm tỷ lệ 24%; TB: 39 chiếm tỷ lệ 16,1%; yếu: 1 HS chiếm tỷ lệ 0,4% + Hàng năm luôn có HS tham gia hội khỏe phù đổng cấp tỉnh nhưng chưa được giải + Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THCS năm học 2009-2010: 93,2% + Tỷ lệ thi đỗ vào THPT năm học 2010-2011: 95,6% - Công tác duy trì sĩ số hàng năm đạt trên 96% - Cơ sở vật chất * Phòng học + Phòng học: 5 phòng + Phòng học bộ môn: không + Phòng tin: 1 phòng 32 máy + Phòng thư viện: 1 phòng + Phòng nghe nhìn: không + Phòng hội trường: không + Phòng truyền thống: không + Phòng làm việc: không + Sân vận động rèn luyện thể chất: đã có đất chưa được san ủi * Bàn ghế + Bàn ghế HS 158 bộ + Bàn ghế giáo viên: 8 bộ + Bàn ghế văn phòng: 11 bộ đôi * Thiết bị đồ dùng dạy học: Mỗi khối được trang bị 1 bộ đồ dùng thiết bị dạy học * Máy móc + Máy tính: tổng số máy tính: 38 cái trong đó 36 cái để bàn, 2 máy xách tay + Máy in: 3 máy + Máy phô tô: 1 máy + Ti vi: 1 cái 2 + Máy catset: 3 cái + Đầu video: 1 cái Cơ sở vật chất đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại, phòng học được xây dựng mới khang trang đảm bảo thực hiện cho công tác dạy học, cảnh quan môi trường xanh sạch đẹp. Thành tích nổi bật: Những kết quả về chất lượng giáo dục của nhà trường đã khẳng định được vị thế nhà trường trong ngành giáo dục Đam Rông, được học sinh, phụ huynh học sinh trong địa phương tin tưởng. + Năm học 2006-2007 được Sở Giáo dục –ĐT tặng giấy khen hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. + Năm học 2009-2010 được UBND huyện tặng giấy khen hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. 2. Điểm hạn chế: - Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu + Chưa chủ động tuyển chọn được nhiều giáo viên, cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao. + Đánh giá chất lượng chuyên môn, theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên đôi khi còn mang tính động viên, chưa đúng yêu cầu của các tiêu chí, phân công công tác chưa sát năng lực, trình độ, khả năng của một số giáo viên. - Đội ngũ giáo viên công nhân viên: một bộ phận nhỏ giáo viên chưa thực sự quan tâm đúng mức, vận dụng khả năng, năng lực vào công tác dạy học, quản lý, giáo dục học sinh, chưa an tâm công tác tại địa phương. - Chất lượng học sinh: + Chất lượng đầu vào còn thấp, tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao , ý thức học tập, rèn luyện chưa tốt. + Phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình, còn giao phó cho nhà trường quản lý, giáo dục. - Cơ sở vật chất: chưa đồng bộ, một số phòng học còn thiếu như: phòng bộ môn, phòng thiết bị, phòng làm việc Ban giám hiệu, phòng làm việc giáo viên, phóng đa chức năng, sân chơi bãi tập của học sinh… 3. Thời cơ: - Đời sống kinh tế văn hóa xã hội của nhân dân địa phương ngày được nâng lên. - Nhà trường đã taọ được sự tín nhiệm của học sinh và phụ huynh học sinh trong địa phương. - Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trẻ, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt. - Nhu cầu giáo dục chất lượng cao rất lớn và ngày càng tăng. 4. Thách thức: - Đòi hỏi chất lượng giáo dục cao của cha mẹ học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập ngày càng cao. - Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. 3 - Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ giáo viên, công nhân viên. - Trình độ dân trí thấp sống rải rác không tập trung dân tộc thiểu số chiếm trên 90% Dân số của địa phương. 5. Xác định các vấn đề ưu tiên. - Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy – học, giảm tỷ lệ học sinh yếu kém xuống còn 7% vào năm 2015. - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và công tác quản lý. - Áp dụng chuẩn vào đánh giá hoạt động của nhà trường trong công tác quản ly, giảng dạy (theo chuẩn hiệu trưởng và giáo viên). - Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. II. Định hướng chiếnlược giáo dục. 1. Sứ mạng. Tạo dựng được môi trường sư phạm lành mạnh, có chất lượng giáo dục cao. Giáo dục học sinh có năng lực tự học, sáng tạo, có kỹ năng sống thích ứng với xã hội để mỗi học sinh đều có cơ hội pháttriển và tự định hướng vươn lên trong tương lai. 2. Hệ thống giá trị cơ bản của nhà trường - Sự tôn trọng - Ý trí vượt khó khăn - Lòng nhân ái - Sự hợp tác, thân thiện - Tình đoàn kết - Tinh thần trách nhiệm - Lòng tự trọng - Tính tự học, sáng tạo - Tính trung thực - Biết ước mơ, hoài bão 3. Tầm nhìn. Học sinh của chúng ta sẽ trở thành những cá nhân có tư duy độc lập, tham gia tích cực vào học tập suốt đời và biết giải quyết vấn đề, hướng tới năng lực sử dụng công nghệ nhằm nâng cao lợi ích bản thân và đất nước. III. Mục tiêu, chỉ tiêu và phương châm hành động 1. Mục tiêu. Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại tiên tiến phù hợp với xu thế pháttriển của đất nước và thời đại. 2. Chỉ tiêu. 2.1 Đội ngũ cán bộ giáo viên. - Năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý, giáo viên và công nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80% - 100% cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân viên biết sử dụng thành thạo máy vi tính, có chứng chỉ ngoại ngữ trình độ A trở lên hoặc tiếng dân tộc địa phương. - Số tiết ứng dụng công nghê thông tin trên 200 tiết mỗi năm. - Phấn đấu có trên 10% cán bộ quản lý và giáo viên có trình độ cao học - Phấn đấu 2 tổ chuyên môn có giáo viên đạt trình độ cao học. 2.2 Học sinh - Quy mô trường lớp 4 + Lớp học: 9 đến 12 lớp + Học sinh: 258 đến 396 học sinh - Chất lượng học sinh + Có trên 30 – 35 % học sinh có học lực khá, giỏi (5% học lực giỏi) + Giảm tỷ lệ học sinh có học lực yếu còn từ 7- 10% , không có học sinh có học lực kém + Thi đỗ vào THPT 95% + Thi học sinh giỏi cấp huyện đạt từ 3 đến 5 giải + Thi học sinh giỏi cấp tỉnh phấn đấu đạt 1 giải + Có nhiều học sinh đạt giải trong các cuộc thi văn nghệ thể dục thể thao - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống + Chất lượng đạo đức 95% học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tôt + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản như ăn, mặc giao tiếp và cách phòng chống các trường hợp xảy ra với bản thân, bạn bè, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện hưởng ứng giữ gìn nhà trường, cảnh quan trường lớp. 2.3 Cơ sở vật chất - Xây dựng cơ bản + San ủi mặt bằng sân trường, sân chơi bãi tập học sinh, hàng rào cổng trường thực hiện trong năm 2011 + Phòng học: Từ năm 2011 đến 2013 xây dựng mới 4 phòng học + Từ năm 2013-2015 xây dựng nhà hiệu bộ + Từ năm 2015-2020 xây dựng các phòng học bộ môn, nhà đa chức năng + Từ năm 2012 đầu tư thêm 20 máy vi tính và các thiết bị dạy học khác - Kinh phí thực hiện: Từ các nguồn vốn 135, 30a, kiên cố hóa trường học - Xây dựng môi trường sư phạm xanh-sạch-đẹp, hài hòa với thiên nhiên 3. Phương châm hành động Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo học sinh có nhận thức đúng đắn, tạo lối sống tích cực và khả năng tự học tốt để tiếp tục học lên cao hoặc hòa nhập nhanh vào cộng đồng xã hội. IV. Chương trình hành động 1. Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục học sinh. Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức, và chất lượng giáo dục văn hóa. Đổi mới phương pháp dạy và học đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn, giúp học sinh có được kỹ năng sống cơ bản. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách đội, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên bộ môn. 2. Xây dựng và pháttriển đội ngũ Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, có năng lực chuyên môn khá giỏi, có trình độ tin học, ngoại ngữ cơ bản, có 5 phong cách sư phạm mẫu mực. Đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với trường với lớp, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ. Người phụ trách: Cấp Ủy, Ban giám hiệu, BCH Công đoàn, Đoàn thanh niên, Tổ trưởng chuyên môn 3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ hóa, hiện đại hóa, bảo quản, sử dụng có hiệu quả và lâu dài. Người phụ trách: Hiệu trưởng, Kế toán, Nhân viên thiết bị 4. Ứng dụng và pháttriển công nghệ thông tin Triển khai rộng rãi việc ứng dụng công nghệ thông tintrong công tác quản lý, giảng dạy tất cả các máy tính của nhà trường đều được kết nối internet. Góp phần nâng cao chất lượng quản lý, dạy và học , động viên cán bộ, giáo viên, công nhân viên mua sắm máy cá nhân. Người phụ trách: Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn 5. Huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động giáo dục - Xây dựng nhà trường văn hóa, đạt danh hiệu đơn vị văn hóa, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong nhà trường. Chăm lo đời sống vật chất và tih thần cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Huy động các nguồn lực của xã hội, cá nhân tham gia vào pháttriển nhà trường. + Nguồn lực tài chính • Ngân sách nhà nước • Ngân sách từ xã hội, phụ huynh học sinh • Các nguồn từ giảng dạy, dịch vụ của nhà trường. + Nguồn lực vật chất • Khuôn viên nhà trường, phòng học, phòng làm việc, và các công trình phụ trợ. • Trang thiết bị giảng dạy, công nghệ phục vụ dạy học • Người phụ trách: Ban giám hiệu, BCH Công đoàn, BĐD cha mẹ học sinh 6. Xây dựng thương hiệu - Xác lập tín nhiệm thương hiệu đối với từng cán bộ, giáo viên, công nhân viên, học sinh và phụ huynh học sinh, giới thiệu ý nghĩa lô gô nhà trường đối với tất cả giáo viên, công nhân viên, học sinh và địa phương và cựu học sinh nhà trường. - Xây dựng thương hiệu và sự tín nhiệm của xã hội đối với nhà trường - Đẩy mạnh tuyên truyền, xây dựng truyền thống nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của nhà trường. V. Tổ chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kếhoạch 1. Phổ biến kếhoạchchiến lược. Kếhoạchchiếnlược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên nhà trường, cơ quan chủ quản, phụ huynh học sinh và các tổ chức cá nhân quan tâm đến nhà trường. 6 2. Tổ chức: Ban chỉ đạo thực hiện kếhoạchchiếnlược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kếhoạchchiến lược. Điều chỉnh kếhoạchchiếnlược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường. 3. Lộ trình thực hiện kếhoạchchiếnlược - Giai đoạn 1: từ năm 2010-2015 - Giai đoạn 2: từ năm 2015-2017 - Giai đoạn 3: từ năm 2017-2020 4. Đối với hiệu trưởng: Tổ chức triển khai thực hiện kếhoạchchiếnlược tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên. Thành lập ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kếhoạch trong từng năm học. 5. Đối với phó hiệu trưởng: Theo nhiệm vụ được phân công, giúp hiệu trưởng tổ chức triển khai từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để thực hiện. 6. Đối với tổ trưởng chuyên môn: Tổ chức thực hiện kếhoạch trong tổ, đánh giá việc thực hiện kếhoạch của từng thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thức hiện kế hoạch. 7. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên: Căn cứ kếhoạchchiến lược, kếhoạch năm học của nhà trường để xây dựng công tác cá nhân cho từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kếhoạch theo từng học kỳ, năm học. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kếhoạch VI. Kết luận 1. Kế hoạchchiếnlược là một văn bản có giá trị định hướng cho sự xây dựng và pháttriển giáo dục của nhà trường trong tương lai, giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong từng kếhoạch hàng năm. 2. Kếhoạchchiếnlược còn thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh nhà trường, xây dựng cho mình một thương hiệu và địa chỉ giáo dục tin cậy của địa phương. 3. Trong quá trình phát triển, có nhiều sự thay đổi về kinh tế xã hội vì thế kếhoạchchiếnlược của nhà trường tất nhiên sẽ có sự điều chỉnh và bổ sung, nhưng bản kếhoạchchiếnlược này là cơ sở quan trọng để nhà trường hoạch định chiếnlượcpháttriển giáo dục cho những giai đoạn tiếp theo một cách thực thi và bền vững. HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận - UBND huyện (b/c) - Phòng GD (b/c) - UBND xã (b/c) - Lưu: VT 7 8 . đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng. chức theo dõi, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch 1. Phổ biến kế hoạch chiến lược. Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ,