Xuất phát từ thực tiễn hoạt động cũng như quá trình học tập, nghiên cứu và làm việc, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phù hợp với chuyên ngành đào tạo, tác giả quyết định chọn đề
Trang 1TÓM TẮT LUẬN VĂN
1 Sự cần thiết lựa chọn đề tài
Hội nhập kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu khách quan của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Xu hướng này vừa thúc đẩy liên kết hợp tác quốc tế, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh để các quốc gia đổi mới và phát triển.Bởi vậy, trong bối cảnh hiện nay, các nước buộc phải tham gia vào các liên kết, liên minh kinh tế trên thế giới và khu vực, trong đó có Việt Nam
Thời gian qua, Việt Nam đã nỗ lực hội nhập sâu và rộng hơn vào nền kinh tế thế giới, được ghi dấu bởi rất nhiều các hiệp định song phương và đa phương được ký kết So với các Hiệp định thương mại tự do mà Vie ̣t Nam đã
ký, Hie ̣p định thương mại tự do giữa Vie ̣t Nam và Lie n minh cha u  u (EVFTA) là hie ̣p định thương mại có chát lượng cao và toàn die ̣n nha ́t của Vie ̣t Nam Vie ̣c ký ke ́t Hie ̣p định này sẽ giúp Vie ̣t Nam ca n ba ̀ng các trục giao thương quo ́c
te ́, vươn mình ra thị trường be n ngoài khu vực Cha u Ấ -Thái Bình Dương Đây là Hie ̣p định thương mại tự do đa u tie n V ie ̣t Nam đàm phán được với đói tác phát triển - Liên minh Châu Âu, mo ̣t trong những thị trường khó tính nhát tre n thế giới Vie ̣t Nam sẽ có nhie ̀u cơ ho ̣i gia ta ng hoạt đo ̣ng của mình đe tha m nhập vào một thị trường vô cùng tiềm năng với gần 600 triệu dân, thu nhập
may, da giày, thuỷ sản và đặc biệt là các sản phẩm gỗ
Từ lâu, xuất khẩu các sản phẩm gỗ đã là một thế mạnh sẵn có của Việt Nam bởi nguồn gỗ tự nhiên dồi dào và lực lượng lao động chi phí thấp do sản xuất gỗ là một ngành thâm dụng lao động Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong
Trang 2ngành xuất khẩu các sản phẩm gỗ chiếm số lượng lớn, sản phẩm gỗ của nước
ta được đánh giá cao trên thị trường quốc tế về chất lượng, mẫu mã, và khả năng thay đổi nắm bắt nhanh thị hiếu của khách hàng, có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực
Ngành chế biến gỗ đang có nhiều triển vọng phát triển khi các doanh nghiệp Việt Nam có khả năng tham gia vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu Liên minh châu Âu là thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, nhiều mặt hàng gỗ đã tìm được chỗ đứng trên thị trường lớn và tiềm năng này Sang năm 2016, cánh cửa đang rộng mở cho xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang EU khi Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTÂ) được kí kết Tuy nhiên, EU lại là một thị trường rất khó tính với nhiều hàng rào kỹ thuật với hàng hoá nhập khẩu, khả năng cạnh tranh mặt hàng này của Việt Nam tại thị trường EU chưa thực sự mạnh và các doanh nghiệp trong nước chưa tận dụng triệt để được hết các cơ hội mà hiệp định này mang lại
Xuất phát từ thực tiễn hoạt động cũng như quá trình học tập, nghiên cứu
và làm việc, nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề phù hợp với chuyên
ngành đào tạo, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “Thúc đẩy xuất
khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên minh châu Âu trong điều kiện thực thi Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2.Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Trang 3Vấn đề về xuất khẩu các sản phẩm gỗ sang thị trường thế giới nói chung
và sang thị trường Liên minh châu Âu nói riêng đã được đề cập đến trong nhiều tài liệu và các công trình nghiên cứu, có thể kể đến như:
“Importing wood products to the EU” của tác giả Christian Sloth, Verification Services Manager of Nepcon (2015) Công trình nghiên cứu đã đưa
ra các vấn đề khái quát về hoạt động nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào EU ở khía cạnh sản lượng của từng mặt hàng cụ thể và các rào cản pháp lý khi xuất khẩu các sản phẩm này vào EU
Hay“Importing Timer and Wood Products to the EU from VPA conuntries” được bảo trợ truyền thông bởi Tulli (2016) Tác phẩm nghiên cứu về thực
trạng, cũng như đưa ra các đánh giá nhận xét về hoạt động nhập khẩu các sản phẩm gỗ vào EU từ các nước thành viên VPÂ, trong đó có Việt Nam
“Importing wood, wood products and bark” được đăng bởi Forestry Commission (2014): Tài liệu nghiên cứu về gỗ và các sản phẩm gỗ nhập khẩu
vào EU dưới khía cạnh các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật
Báo cáo khoa học “Nâng cao khả năng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam
vào thị trường Liên minh châu Âu (EU)” được viết bởi Hoa Hữu Cường thuộc
Viện nghiên cứu châu Âu năm 2010 Báo cáo nghiên cứu về đặc điểm của thị trường EU và đặc điểm thị hiếu của người tiêu dùng trong Liên minh châu Âu, bên cạnh đó, tác giả cũng nghiên cứu về thuế quan và các hàng rào phi thuế đối với sản phẩm gỗ của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này từ năm 2003 đến năm 2010
Báo cáo nghiên cứu quốc gia“Hỗ trợ Hiệp hội thực hiện nghiên cứu chiến
lược phát triển ngành chế biến gỗ” (2014) được viết bởi Nguyễn Thị Thu Trang
Trang 4và Phan Minh Thuỷ Báo cáo nghiên cứu hiện trạng năng lực cạnh tranh của ngành chế biến gỗ Việt Nam, xác định định hướng phát triển phù hợp của ngành này trong tương lai để từ đó có thể đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp cho ngành chế biến gỗ
Luận văn thạc sĩ “Cơ hội và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động xuất
khẩu hàng hoá Việt Nam sang thị trường EU mở rộng” (2006) được viết bởi
Nguyễn Thị Quỳnh Giang Luận văn phân tích thực trạng của hoạt động xuấ khẩu hàng hoá sang EU và đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu sau khi Việt Nam ra nhập WTO
Luận văn tiến sĩ “Chính sách thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
vào thị trường EU trong điều kiện tham gia vào WTO” (2014) được viết bởi tác
giả Nguyễn Thị Thuý Hồng thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân Luận văn
đề cập sâu rộng đến thị trường Liên minh châu Âu, phân tích đánh giá các chính sách thúc đẩy mà nhà nước ta đã và đang thực hiện; từ đó, đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nói chung của Việt Nam vào thị trường EU
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu chưa đề cập đến vấn đề xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU trong điều kiện thực thi EVFTÂ, vì tháng 12 năm 2015 EVFTÂ mới được kết thúc đàm phán sau nhiều năm giữa Việt Nam và EU Do đó, đề tài được tác giả lựa chọn có tính mới, mang tính lí luận và thực tiễn cao, giúp cho chính phủ điều chỉnh các cơ chế chính sách trong xuất nhập khẩu các sản phẩm gỗ, đồng thời giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu một cách hiệu quả sang Liên minh châu Âu
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 53.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên minh châu Âu, từ đó đề xuất giải pháp để thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU trong điều kiện thực thi EVFTA
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất: Làm rõ và sâu sắc hơn một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU, và những quy định
về nhập khẩu sản phẩm gỗ của EVFTÂ
Thứ hai: Phân tích và đánh giá toàn diện thực trạng xuất khẩu sản phẩm
gỗ của Việt Nam sang thị trường EU
Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang EU trong điều kiện thực thi EVFTÂ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
+ Về không gian: Xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên minh châu Âu
+ Về thời gian: Phân tích thực trạng xuất khẩu các sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Liên minh châu Âu từ năm 2011 đến năm 2015
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 6Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính là:
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu qua các báo cáo thường niên, báo cáo kim ngạch xuất khẩu của Tổng cục Thống kê từ năm 2011 đến tháng 6 năm
2016, số liệu báo cáo của phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI
- Phương pháp so sánh, đối chiếu và tổng hợp số liệu thu thập được để thấy được xu hướng, điểm nổi bật qua các năm
- Ngoài ra, người viết còn tham khảo các sách, tài liệu có liên quan và vận dụng những hiểu biết thực tế trong quá trình nghiên cứu