1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự liên kết của nông dân vùng tây nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa

169 728 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 169
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Luận văn

i LỜI CAM ĐOAN TRI ÂN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin, số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những tài liệu tham khảo được lựa chọn nghiên cứu cẩn thận. Tôi chân thành cảm ơn PGS. TSKH. Bùi Quang Dũng PGS. TS. Đặng Nguyên Anh đã tận tình hướng dẫn chuyên môn, gợi ý những tài liệu tham khảo quý báu, tạo điều kiện để tôi tham gia các buổi sinh hoạt khoa học, giúp tôi hoàn thiện luận án. Lời tri ân tôi xin được gửi đến lãnh đạo Chi cục PTNT, Liên Minh HTX các tỉnh An Giang, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến lãnh đạo nông dân tại các xã trong mẫu nghiên cứu. Luận án này sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có những số liệu quý giá từ thực tế. Lời cảm ơn chân thành tôi xin được trân trọng gửi đến PGS.TS. Vũ Trọng Khải, người đã hỗ trợ chuyên môn động viên tinh thần giúp tôi vượt qua được những khoảnh khắc khó khăn nhất. Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu đồng nghiệp Trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp PTNT II đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cám ơn lãnh đạo Liên Minh HTX Việt Nam Bộ Kế hoạch – Đầu tư, đặc biệt TS. Nguyễn Minh Tú đã tạo cơ hội cho tôi tham luận trong nhiều cuộc hội thảo góp ý hoàn thiện Luật Hợp tác xã sửa đổi. Qua đó, tôi được lắng nghe nhiều ý kiến khác nhau, được nhìn thực tế qua nhiều lăng kính khác nhau. Tất cả góp phần bổ sung cho phần phân tích thực tiễn trong luận án. Đặc biệt quan trọng, tôi cảm ơn đại gia đình tôi, những người luôn nâng bước tôi trên con đường sự nghiệp. Võ Thị Kim Sa ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN TRI ÂN .i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG BIỂU .iv DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ vi PHẦN MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .7 CHƯƠNG 2 TÍNH ĐA DẠNG CỦA MÔ HÌNH LIÊN KẾT THẾ GIỚI VÀ SỰ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH HỢP TÁC TẠI VIỆT NAM . 49 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT CỦA NÔNG DÂN TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI VÙNG TÂYNAM BỘ 65 CHƯƠNG 4 DỰ BÁO XU HƯỚNG GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA 120 KẾT LUẬN 139 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .143 CÁC HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 PHỤ LỤC 158 iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT CLB Câu lạc bộ GDP Tổng sản phẩm nội địa HTX Hợp tác xã ILO Tổ chức Lao động Quốc tế LHQ Liên hiệp quốc PTNT Phát triển nông thôn UB Ủy ban UBND Ủy ban Nhân dân WTO Tổ chức Thương mại Thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa XV Xã viên iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1-1: Các khái niệm được thao tác hóa .43 Bảng 1-2: Mô hình phân tích thống kê 44 Bảng 1-3: Tỷ lệ chọn mẫu nghiên cứu trong các tổ chức hợp tác 47 Bảng 1-4: Sự phân bố mẫu nghiên cứu theo tỉnh .47 Bảng 2-5: Bảng so sánh ba mô hình liên kết tương ứng với ba dòng tư tưởng 50 Bảng 2-6: Ba quan điểm khác nhau về tính chất của kinh tế tập thể .57 Bảng 2-7: Sự chênh lệch trong mức độ hợp tác hóa giữa các vùng, 1987 63 Bảng 3-8: Lý do chính quyết định tham gia liên kết .66 Bảng 3-9: Lý do không tham gia liên kết .71 Bảng 3-10: Đặc điểm của nông hộ phân bố theo cấp độ liên kết .78 Bảng 3-11: Kiểm định về sự khác biệt trong diện tích đất canh tác trung bình giữa các cấp độ liên kết 78 Bảng 3-12: Phân bố mẫu nghiên cứu theo cấp độ liên kết loại hình cây trồng 79 Bảng 3-13: Nội dung liên kết và mức độ tham gia liên kết của nông dân .80 Bảng 3-14: Mức độ gắn kết về mặt xã hội trong nhóm tương trợ và tổ chức hợp tác 84 Bảng 3-15: Số dịch vụ do các tổ chức hợp tác cung cấp mà nông dân sử dụng phân bố theo cấp độ liên kết 87 Bảng 3-16: Thu nhập trên công đất (1.000m2) phân bố theo cấp độ liên kết .93 Bảng 3-17: Sự tăng trưởng kinh tế tập thể với tư cách là tổ chức .94 Bảng 3-18: Kiểm định về sự khác biệt trong thu nhập trung bình giữa các cấp độ liên kết 96 Bảng 3-19: Mức độ nhận thức của nông dân về liên kết 104 Bảng 3-20: Mức độ nhận thức của nông dân về tính đặc thù của tổ chức hợp tác, vai trò, quyền lợi và trách nhiệm của thành viên .111 v Bảng 3-21: Kiểm định về sự khác biệt trong mức độ nhận thức của nông dân về bản chất các tổ chức hợp tác giữa các tỉnh nghiên cứu .112 Bảng 0-22: Đặc điểm của những người cung cấp thông tin .158 Bảng 0-23: Ba lý do phụ để nông dân lựa chọn tham gia liên kết phân bố theo cách phân loại hành động xã hội của Weber .159 Bảng 0-24: Lý giải vì sao Nhà nước khuyến khích xây dựng tổ hợp tác và HTX 159 Bảng 0-25: Mức độ nhận thức của nông dân về các hình thức tổ chức hợp tác 160 vi DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình 1-1: Cơ chế hình thành hành động lựa chọn cấp độ liên kết .24 Hình 1-2: Sự tiến hóa của các cấp độ liên kết 35 Hình 1-3: Vị trí của hợp táctrong không gian xã hội [51] .37 Hình 1-4: Quy trình triển khai nghiên cứu 41 Hình 1-5: Các cấp độ liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp 42 Hình 2-6: Số lượng hợp tác xã theo thời gian .60 Hình 3-7: Lý do chính mà nông dân liên kết vào các tổ chức hợp tác phân theo loại hành động xã hội của Weber .70 Hình 3-8: Sự phân bố tỷ lệ dịch vụ sử dụng theo cấp độ liên kết .89 Hình 3-9: Sự tương quan giữa một vài nhân tố với mức độ liên kết của nông dân .116 1 PHẦN MỞ ĐẦU (1). Sự cần thiết nghiên cứu Triết lý về sức mạnh liên kết ẩn chứa trong câu chuyện “bó đũa” nhiều câu ca dao, tục ngữ. Người ta có thể dễ dàng bẻ gãy từng chiếc đũa, nhưng khó có thể bẻ gãy cả đũa. Tính ưu việt của sự liên kết thể hiện theo phương thức cộng sinh. Từ thuở xa xưa, tổ tiên của loài người đã biết hợp sức, hợp trí để vây bắt thú rừng làm thức ăn, để tránh thú dữ, để bảo vệ lãnh địa, để khắc phục hậu quả của thiên tai … Xã hội càng phát triển thì nhu cầu liên kết càng cấp thiết hơn, hình thức liên kết càng đa dạng hơn, nội dung liên kết càng phong phú hơn. Phong trào hợp tác trên thế giới góp phần cải thiện đời sống của gần một nửa dân số thế giới [138]. Ông Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên hiệp quốc (LHQ), khẳng định: “Phong trào hợp tác xã là một trào lưu có tính tổ chức lớn nhất trong xã hội dân sự, đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đáp ứng toàn diện nhu cầu, nguyện vọng của con người. Các giá trị của hợp tác xã như tinh thần tự lực, tương trợ, bình đẳng đoàn kết chính là cội nguồn của phát triển bền vững” [140]. Nghị quyết kỳ họp 64 của Đại hội đồng LHQ lần thứ 64 ngày 11/02/2010 khẳng định “Công nhận rằng các hợp tác xã, bằng nhiều hình thức khác nhau, thúc đẩy sự tham gia toàn diện vào việc cải thiện điều kiện vật chất đời sống tinh thần của tất cả người dân, là nhân tố chính của phát triển kinh tế xã hội góp phần giảm thiểu đói nghèo” [142]. Để tôn vinh thành tựu của tổ chức hợp tác, nhất là hợp tác xã, đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, LHQ chọn năm 2012 là năm Hợp tác xã Quốc tế với thông điệp: “Hợp tác xã xây dựng thế giới thịnh vượng hơn”. Nhận thấy tầm quan trọng của các tổ chức hợp tác, Nghị quyết số 13- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá IX (năm 2002) xác định “Kinh tế tập thể phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng (…) ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân” [3]. Nghị quyết số 2 26/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương khoá X (năm 2008), một lần nữa khẳng định “Tiếp tục đổi mới, phát triển hợp tác xã, tổ hợp tác phù hợp với nguyên tắc tổ chức của hợp tác cơ chế thị trường nhằm hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mô phù hợp, sản xuất hàng hoá lớn” [4]. Đặc biệt “giá trị” này càng trở nên vững chắc hơn khi Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định “có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả” (tiêu chí số 13) như là một tiêu chuẩn để xét đạt “danh hiệu” nông thôn mới [62]. Nhiều địa phương khuyến khích nông dân liên kết thành tổ hợp tác, hợp tác xã như là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Trong thực tế, các hình thức liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp đã đang được hình thành với nhiều tên gọi khác nhau. Tại một số nơi, mối liên kết này mang lại hiệu quả thiết thực cho những chủ thể tham gia liên kết. Nhưng nhìn chung các tổ chức hợp tác của nông dân chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất hàng hoá. Nếu xét về kết quả liên kết, tỷ lệ nông sản tiêu thụ qua liên kết quá thấp, cụ thể như lúa hàng hóa 2,1%, chè 9%, rau quả 0,9% [6]. Nếu xét về số lượng tổ chức hợp tác, đến ngày 30/06/2010 tại Việt Nam có 18.244 hợp tác xã, với khoảng 7,8 triệu xã viên (chiếm khoảng 9% tổng dân số). Có 3.744 hợp tác xã (chiếm 21%) đăng ký thành lập, nhưng không hoạt động, “hữu danh, nhưng vô thực” hẳn nhiên không phát huy được sức mạnh liên kết [31]. Tỷ trọng đóng góp vào GDP của kinh tế tập thể với nòng cốt là hợp tác xã giảm sút liên tục trong 15 năm qua từ 11% năm 1995 xuống còn 5,45% (năm 2009) [5]. Sự không tương xứng giữa một bên là yêu cầu kỳ vọng của chủ trương, sự đầu tư của Nhà nước qua các chính sách hỗ trợ phát triển các tổ chức hợp tác, với một bên là vai trò hạn chế của mối liên kết trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đã đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Đây là lý do chính khiến tôi đã đăng ký nghiên cứu đề tài luận án với tên gọi “Sự liên kết của nông dân vùng Tây - 3 Nam bộ trong các nhóm tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa”. (2). Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là mô tả thực trạng mối liên kết của nông dân vùng Tây Nam bộ trong các tổ chức hợp tác, phân tích một vài yếu tố thúc đẩy làm hạn chế mối quan hệ liên kết trong sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển mối liên kết của nông dân trong các tổ chức hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp hàng hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa. b. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nhận dạng các cấp độ liên kết (tương ứng với các hình thức nhóm tổ chức hợp tác khác nhau) phân tích sự tương quan giữa cấp độ liên kết, mức độ liên kết với lợi ích của liên kết trong sản xuất nông nghiệp tại vùng Tây - Nam bộ; - Phân tích các yếu tố làm hạn chế quá trình liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. - Phân tích các yếu tố thúc đẩy quá trình liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa. - Đề xuất một số giải pháp phát triển các mối liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa tại các tỉnh Tây - Nam bộ. (3). Khách thể, đối tượng phạm vi nghiên cứu a. Khách thể đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu trong luận án là người nông dân với tư cách là chủ nông trại gia đình trong sản xuất nông nghiệp. Đối tượng nghiên cứu là sự liên kết của nông dân trong các nhóm tổ chức hợp tác nhằm thúc đẩy 4 sự phát triển nông nghiệp hàng hóa. Sự liên kết của nông dân được nghiên cứu trên các khía cạnh: hình thức liên kết (cấp độ liên kết), mức độ liên kết, nội dung liên kết, lợi ích của liên kết và nhận thức của nông dân về vai trò, quyền và trách nhiệm của thành viên tham gia liên kết. b. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Địa bàn nghiên cứu chính của luận án là vùng Tây - Nam bộ, bao gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu thành phố Cần Thơ. Các tỉnh này được đánh giá là tiến khá nhanh từ nền sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp sang nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa so với các vùng, miền khác trong cả nước. Về nội dung: Các mối quan hệ liên kết của nông dân vùng Tây - Nam bộ chủ yếu tập trung ở ngành hàng lúa gạo trái cây. Trong nuôi trồng thủy sản, sự liên kết của nông dân rất ít (3,4% có tham gia liên kết ngang) thiếu bền vững [37]. Các số liệu thứ cấp từ báo cáo của các tỉnh trong phạm vi mẫu nghiên cứu cũng cho kết quả tương tự. Chính vì vậy, trong phạm vi hạn hẹp về thời gian kinh phí thực hiện luận án, tác giả đã xin được giới hạn phạm vi nghiên cứu sự liên kết của nông dân trong việc sản xuất tiêu thụ lúa trái cây ở vùng Tây - Nam bộ. (4). Câu hỏi nghiên cứu a. Lợi ích của liên kết có quan hệ ra sao với cấp độ liên kết mức độ liên kết? b. Vì sao, mặc dù Đảng và Nhà nước khuyến khích phát triển các tổ chức hợp tác của nông dân và đi kèm theo đó là nhiều chính sách, kinh phí đầu tư để thúc đẩy mối quan hệ liên kết, nhưng dường như các mối liên kết của nông dân thiếu hấp dẫn và không phát huy được sức mạnh liên kết trên diện rộng? c. Những yếu tố nào thúc đẩy sự liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa?

Ngày đăng: 04/12/2013, 10:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Nguyên Anh (1997), “Về vai trò di cư nông thôn - đô thị trong sự nghiệp PTNT hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 1/1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về vai trò di cư nông thôn - đô thị trong sự nghiệp PTNT hiện nay”, "Tạp chí Xã hội học
Tác giả: Đặng Nguyên Anh
Năm: 1997
2. Nguyễn Tuấn Anh (2011), “Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, bài viết trong khuôn khổ đề tài Vốn xã hội và vai trò của nó trong việc thích ứng và phát triển kinh tế ở nông thôn Bắc Trung Bộ trong thời kỳ đổi mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn xã hội và sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, bài viết trong khuôn khổ đề tài
Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
Năm: 2011
3. Ban Chấp hành trung ương khóa IX, Hội nghị lần thứ năm (2002), Nghị quyết số 13 -NQ/TW về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” ngày 18 tháng 03 năm 2002, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị "quyết số 13 -NQ/TW về “tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”
Tác giả: Ban Chấp hành trung ương khóa IX, Hội nghị lần thứ năm
Năm: 2002
4. Ban Chấp hành trung ương khóa X, Hội nghị lần thứ bảy (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn” ngày 5 tháng 8 năm 2008, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 26-NQ/TW về “nông nghiệp, nông dân và nông thôn”
Tác giả: Ban Chấp hành trung ương khóa X, Hội nghị lần thứ bảy
Năm: 2008
5. Bộ Kế hoạch – Đầu tư (2010), Báo cáo tổng kết thi hành luật HTX năm 2003, kèm theo tờ trình số 107 /TTr-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết thi hành luật HTX năm 2003, kèm theo tờ trình số 107 /TTr-CP, ngày 07 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ
Tác giả: Bộ Kế hoạch – Đầu tư
Năm: 2010
6. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2011), Báo cáo về việc triển khai thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng, ngày 27 tháng 10 năm 2012 Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về việc triển khai thực hiện Quyết định 80/2002/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợp đồng
Tác giả: Bộ Nông nghiệp và PTNT
Năm: 2011
7. Đào Xuân Cần, …, Võ Thị Kim Sa (biên dịch) (2012), Phong trào hợp tác xã một số nước trên thế giới và Việt Nam, Nhà Xuất bản Thông tin vàtruyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào hợp tác xã một số nước trên thế giới và Việt Nam
Tác giả: Đào Xuân Cần, …, Võ Thị Kim Sa (biên dịch)
Năm: 2012
8. Nguyễn Duy Cần, Võ Hồng Tú và Nguyễn Văn Sánh (2011), “Liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo: trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học Đại học Vĩnh Long, số 2011:20a, Vĩnh Long Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết “4 nhà” trong sản xuất và tiêu thụ lúa gạo: trường hợp nghiên cứu ở tỉnh An Giang”, "Tạp chí Khoa học Đại học Vĩnh Long
Tác giả: Nguyễn Duy Cần, Võ Hồng Tú và Nguyễn Văn Sánh
Năm: 2011
9. Trần Thị Quỳnh Chi (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập HTX và hiệp hội người sản xuất cà phê Việt Nam- 2010, Đề tài cấp Viện, Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học thành lập HTX và hiệp hội người sản xuất cà phê Việt Nam- 2010
Tác giả: Trần Thị Quỳnh Chi
Năm: 2010
10. Chính phủ (2007), Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 151/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
11. Công ty Bảo vệ thực vật An Giang (2011), Báo cáo tổng kết vùng nguyên liệu của nhà máy Vĩnh Bình, An Giang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tổng kết vùng nguyên liệu của nhà máy Vĩnh Bình
Tác giả: Công ty Bảo vệ thực vật An Giang
Năm: 2011
12. Nguyễn Mạnh Cường (2008), Các nguyên tắc cơ bản để hình thành và quản trị các tổ chức dân sự tại Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên tắc cơ bản để hình thành và quản trị các tổ chức dân sự tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Mạnh Cường
Năm: 2008
13. Bùi Quang Dũng (2007), “Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề”, Tạp chí triết học số 2), tr. 35-40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội dân sự: khái niệm và các vấn đề”, "Tạp chí triết học
Tác giả: Bùi Quang Dũng
Năm: 2007
14. Bùi Quang Dũng (2007), Xã hội học nông thôn, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội học nông thôn
Tác giả: Bùi Quang Dũng
Năm: 2007
15. Bùi Quang Dũng (2009), Kinh tế nông dân: khái niệm và các vấn đề, Tạp chí Xã hội học, số 4 108) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông dân: khái niệm và các vấn đề
Tác giả: Bùi Quang Dũng
Năm: 2009
16. Bùi Quang Dũng, Đặng Thị Việt Phương (2011), “Một số vấn đề về ruộng đất qua cuộc điều tra nông dân 2009 – 2010”, bài tham luận trình bày trong ngày Xã hội Nam Bộ năm 2011, Bình Dương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề về ruộng đất qua cuộc điều tra nông dân 2009 – 2010”
Tác giả: Bùi Quang Dũng, Đặng Thị Việt Phương
Năm: 2011
17. Hương Trần Kiều Dung, Isabelle Maguer và đồng nghiệp (2009), Phong trào HTX ở Việt Nam, dự án Gret/AID-Cooperative Tổ chức nghiên cứu chuyển giao công nghệ Pháp), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong trào HTX ở Việt Nam
Tác giả: Hương Trần Kiều Dung, Isabelle Maguer và đồng nghiệp
Năm: 2009
18. Trần Hữu Dũng (2006). “Vốn xã hội và phát triển kinh tế”, Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vốn xã hội và phát triển kinh tế”, "Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn tổ chức
Tác giả: Trần Hữu Dũng
Năm: 2006
19. Endruweit G., Trommsdorff do PGS. TS. Trịnh Duy Luân và nhóm nghiên cứu Xã hội học thực hiện dự án dịch thuật (2002), Từ điển Xã hội học, Nhà Xuất bản Thế giới, Hà Nội (trang 188 – 189) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Xã hội học
Tác giả: Endruweit G., Trommsdorff do PGS. TS. Trịnh Duy Luân và nhóm nghiên cứu Xã hội học thực hiện dự án dịch thuật
Năm: 2002
20. Frank Ellisdo, Vũ Trọng Khải và nhóm đồng nghiệp dịch (1993), Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp, Nhà xuất bản Nông nghiệp (trang 14) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ "gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Tác giả: Frank Ellisdo, Vũ Trọng Khải và nhóm đồng nghiệp dịch
Năm: 1993

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1-1: Cơ chế hình thành hành động lựa chọn cấp độ liên kết - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 1 1: Cơ chế hình thành hành động lựa chọn cấp độ liên kết (Trang 30)
Hình 1-1: Cơ chế hình thành hành động lựa chọn cấp độ liên kết - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 1 1: Cơ chế hình thành hành động lựa chọn cấp độ liên kết (Trang 30)
Hình 1-2: Sự tiến hóa của các cấp độ liên kết - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 1 2: Sự tiến hóa của các cấp độ liên kết (Trang 41)
Hình 1-2: Sự tiến hóa của các cấp độ liên kết - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 1 2: Sự tiến hóa của các cấp độ liên kết (Trang 41)
Hình 1-3: Vị trí của hợp tác xã trong không gian xã hội [51] - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 1 3: Vị trí của hợp tác xã trong không gian xã hội [51] (Trang 43)
Quy trình triển khai nghiên cứu được thể hiện như trong Hình 1 -4. - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
uy trình triển khai nghiên cứu được thể hiện như trong Hình 1 -4 (Trang 47)
Hình 1-4: Quy trình triển khai nghiên cứu - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 1 4: Quy trình triển khai nghiên cứu (Trang 47)
Hình 1-5: Các cấp độ liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 1 5: Các cấp độ liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp (Trang 48)
Hình 1-5: Các cấp độ liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 1 5: Các cấp độ liên kết của nông dân trong sản xuất nông nghiệp (Trang 48)
Bảng 2-5: Bảng so sánh ba mô hình liên kết tương ứng với ba dòng tư tưởng Mô hình liên kết - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
a ̉ng 2-5: Bảng so sánh ba mô hình liên kết tương ứng với ba dòng tư tưởng Mô hình liên kết (Trang 56)
Bảng 2-5: Bảng so sánh ba mô hình liên kết tương ứng với ba dòng tư tưởng Mô hình liên kết - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
a ̉ng 2-5: Bảng so sánh ba mô hình liên kết tương ứng với ba dòng tư tưởng Mô hình liên kết (Trang 56)
Hình 2-6 thể hiện sự thăng trầm của hợp tác xã và gắn với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau là sự biến chuyển trong tư duy về nhận thức bản  chất hợp tác xã và vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 2 6 thể hiện sự thăng trầm của hợp tác xã và gắn với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau là sự biến chuyển trong tư duy về nhận thức bản chất hợp tác xã và vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Trang 66)
Hình  2 -6 thể hiện sự thăng trầm của hợp tác xã và gắn với mỗi giai  đoạn phát triển khác nhau là sự biến chuyển trong tư duy về nhận thức bản  chất hợp tác xã và vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
nh 2 -6 thể hiện sự thăng trầm của hợp tác xã và gắn với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau là sự biến chuyển trong tư duy về nhận thức bản chất hợp tác xã và vai trò của nó trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Trang 66)
Hình 3-7: Lý do chính mà nông dân liên kết vào các tổ chức hợp tác phân theo loại hành động xã hội của Weber - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 3 7: Lý do chính mà nông dân liên kết vào các tổ chức hợp tác phân theo loại hành động xã hội của Weber (Trang 76)
Hình 3-7: Lý do chính mà nông dân liên kết vào các tổ chức hợp tác phân  theo loại hành động xã hội của Weber - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 3 7: Lý do chính mà nông dân liên kết vào các tổ chức hợp tác phân theo loại hành động xã hội của Weber (Trang 76)
Không biết 9 Không biết bản chất thực sự của các hình thức liên kết 2% 2% - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
h ông biết 9 Không biết bản chất thực sự của các hình thức liên kết 2% 2% (Trang 77)
Bảng 3-12: Phân bố mẫu nghiên cứu theo cấp độ liên kết và loại hình cây trồng - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
a ̉ng 3-12: Phân bố mẫu nghiên cứu theo cấp độ liên kết và loại hình cây trồng (Trang 85)
Nhóm tương trợ là hình thức liên kết không chính quy, có cấu trúc khá - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
ho ́m tương trợ là hình thức liên kết không chính quy, có cấu trúc khá (Trang 117)
Tóm lại, một số mô hình liên kết trong thực tế bị biến dạng so với mô hình đích thực do nhận thức sai lệch của nông dân về tính đặc thù của tổ chức  hợp tác - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
m lại, một số mô hình liên kết trong thực tế bị biến dạng so với mô hình đích thực do nhận thức sai lệch của nông dân về tính đặc thù của tổ chức hợp tác (Trang 122)
Hình 3-9: Sự tương quan giữa một vài nhân tố với mức độ liên kết của  nông dân - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
Hình 3 9: Sự tương quan giữa một vài nhân tố với mức độ liên kết của nông dân (Trang 122)
Bảng 0-25: Mức độ nhận thức của nông dân về các hình thức tổ chức hợp tác - Sự liên kết của nông dân vùng tây   nam bộ trong các nhóm và tổ chức hợp tác để phát triển nông nghiệp hàng hóa
a ̉ng 0-25: Mức độ nhận thức của nông dân về các hình thức tổ chức hợp tác (Trang 166)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w