1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn 1001 CAU TRAC NGHIEM SINH HOC

222 899 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 222
Dung lượng 2,56 MB

Nội dung

1001 CÂU TRẮC NGHIỆM SINH HỌC (THI TỐT NGHIỆP VÀ ĐẠI HỌC) (Tài liệu sưu tầm) Năm 2007 Bộ GD&ĐT tiến hành đổi mới thi tốt nghiệp THPT và thi đại học theo hướng trắc nghiệm khách quan. Để giúp các em học sinh lớp 12 đỡ gặp khó khăn trong quá trình học tập và ôn tập lớp 12 môn Sinh học, chúng tôi biên soạn tài liệu “1001 câu trắc nghiệm sinh học” với nội dung: Phần I. Di truyền học - Chương 1: Các quy luật di truyền - Chương 2: Biến dị - Chương 3: Ứng dụng di truyền học vào chọn giống - Chương 4: Di truyền học người Phần II. Thuyết tiến hoá - Chương 5: Sự phát sinh sự sống - Chương 6: Sự phát triển của sinh vật - Chương 7: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá - Chương 8: Sự phát sinh loài người. Phần III. Sinh thái học Phần IV. Tế bào học Phần V. Sinh học hiện đại – Đặc điểm và triển vọng Mỗi chương gồm có 2 nội dung: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm, bên cạnh những câu hỏi và bài tập cơ bản có một số câu hỏi và bài tập vận dụng nâng cao hơn giúp học sinh có điều kiện tự ôn luyện tốt hơn. Tác giả 1 A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Hãy chọn phương án đúng hoặc đúng nhất cho mỗi câu sau, giải thích ngắn gọn tại sao chọn như vậy. PHẦN I. DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG 1: CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN 1. Tính trạng là những đặc điểm .(g: kiều gen, h: kiểu hình, c: cấu tạo, hình thái, sinh lí) giúp phân biệt cá thể này với (b: bố mẹ, l: các cá thể trong loài, k: các cá thể khác). A. g, l B. h, b C. c, l D. c, k E. h, k 2. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen đồng hợp? A. Aa Bb B. AABb C. AA bb D. aaBb E. Aa BB 3. Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen dị hợp? A. AaBB B. AAbb C. AABB D. aabb 4. Giống thuần chủng là giống có đặc tính di truyền (k: khác nhau, o: đồng nhất nhưng không ổn định, d: đồng nhất và ổn định) qua các thế hệ, các thế hệ con cháu không có hiện tượng (t: đồng tính, p: phân tính) và có kiểu hình luôn luôn (g: giống nhau, b: giống bố mẹ). A. o, p, g B. o, t, b C. d, p, b D. k, p, g E. d, t, b 5. Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở A. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp trội và dị hợp. B. cơ thể mang kiểu gen dị hợp. C. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp lặn. D. cơ thể mang kiểu gen đồng hợp và dị hợp. 6. Tính trạng trung gian là tính trạng xuất hiện ở cá thể mang kiểu gen dị hợp trong đó A. gen trội gây chết ở trạng thái đồng hợp. B. gen trội không át chế hoàn toàn gen lặn. C. gen lặn gây chết. D. gen nằm trên nhiễm sắc thể X và không có alen trên Y. 2 E. gen lặn át chế ngược trở lại gen trội. 7. Phương pháp nghiên cứu của Men đen được gọi là A. phương pháp lai phân tích. B. phương pháp phân tích di truyền giống lai. C. phương pháp tạp giao các cây đậu Hà Lan. D. phương pháp tự thụ phấn. E. phương pháp lai thuận nghịch. 8. Trong nghiên cứu của mình, Men đen đã theo dõi (I: một cặp tính trạng, II: 2 cặp tính trạng , III: từ 1 đến nhiều cặp tính trạng) qua .(a: một thế hệ, b: nhiều thế hệ) để đánh giá sự di truyền của các tính trạng. A. I, a B. III, a C. III, b D. I, b E. II, b 9. Phương pháp nghiên cứu của Men đen có đặc điểm: A. lai giữa hai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một hoặc vài cặp tính trạng tương phản. B. sử dụng thống kê toán học trong việc phân tích kết quả nghiên cứu. C. làm thí nghiệm lặp lại nhiều lần để xác định tính chính xác của kết quả nghiên cứu. D. tất cả đều đúng. 10. Phép lai nào sau đây được thấy trong phép lai phân tích? I. Aa x aa. II. Aa x Aa. III. AA x aa. IV. AA x Aa. V. aa x aa. Câu trả lời đúng là: A. I,III, V B. I, III C. II, III D. I, V E. II, IV 11. Phép lai được thực hiện với sự thay đổi vai trò của bố mẹ trong quá trình lai được gọi là A. lai thuận nghịch. B. lai phân tích. C. tạp giao. D. tự thụ phấn. E. lai gần. 12. Cặp phép lai nào dưới đây là lai thuận nghịch? A. ♂AA x ♀aa và ♀Aa x ♂Aa B. ♂Aa x ♀Aa và ♀aa x ♂AA C. ♂AA x ♀AA và ♀ aa x ♂aa D. ♂Aa x ♀aa và ♀AA x ♂aa E. ♂AA x ♀aa và ♀ AA x ♂aa. 3 13. Đặc điểm nào dưới đây là không đúng với đậu Hà Lan? A. Tự thụ phấn chặt chẽ. B. Có thể tiến hành giao phấn giữa các cá thể khác nhau. C. Thời gian sinh trưởng khá dài. D. Có nhiều cặp tính trạng tương phản. 14. Với 2 alen B và b của một gen, trong quần thể của loài sẽ có những kiểu gen bình thường sau: A. BB, bb. B. BBbb, BBBB, bbbb. C. Bb. D. BB, Bb, bb. E. BBbb. 15. Phép lai Bb x bb cho kết quả A. 3 Bb : 1bb. B. 1Bb : 1bb. C. 1BB : 1Bb. D. 1 BB : 2 Bb : 1bb. 16. Khi lai giữa hai bố mẹ thuần chủng (G: giống nhau, K: khác nhau) về (1: một cặp tính trạng tương phản, 2: hai cặp tính trạng đối lập) thì .(F 1 , F 2 ) đồng loạt có kiểu hình giống bố hoặc mẹ, tính trạng biểu hiện ở F 1 được gọi là tính trạng trội. A. K, 1, F 2 B. G, 1, F 1 C. K, 1, F 1 D. G, 2, F 2 E. K, 2, F 1 17. Điều kiện cho định luật phân tính của Men đen nghiệm đúng là A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản. B. tính trạng chỉ do một cặp gen quy định và tính trạng trội phải trội hoàn toàn. C. sự biểu hiện của tính trạng không phụ thuộc vào tác động của ngoại cảnh. D. A và B đúng. E. A, B và C đều đúng. 18. Trong trường hợp gen trội hoàn toàn, tỉ lệ phân tính 1 : 1về kiểu hình ở F 1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai A. Aa x Aa. B. Aa x aa. C. AA x Aa. D. AA x aa. 19. Menđen đã giải thích định luật phân tính bằng A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trong giảm phân. B. giả thuyết giao tử thuần khiết. C. hiện tượng phân li của các cặp NST trong nguyên phân. D. hiện tượng trội hoàn toàn. E. hiện tượng tác động qua lại giữa các gen trong cặp alen. 20. Cơ sở tế bào học của định luật phân tính là A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. 4 B. sự tiếp hợp và trao đổi chéo của cặp NST đồng dạng. C. sự phân li của cặp NST tương đồng trong nguyên phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh. D. cơ chế tự nhân đôi trong gian kì và sự tổ hợp trong thụ tinh. 21. Để có thể xác định được cơ thể mang kiểu hình trội là thể đồng hợp hay dị hợp người ta dùng phương pháp A. lai xa. B. lai trở lại. C. lai phân tích. D. lai thuận nghịch. 22. Tính trạng trội không hoàn toàn được xác định khi A. tính trạng đó gồm 3 tính trạng tương ứng. B. lai giữa hai bố mẹ thuần chủng, F 1 đồng loạt có kiểu hình khác với bố mẹ. C. phép lai giữa 2 cá thể được xác định là mang cặp gen dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1: 2 : 1. D. lai phân tích cá thể dị hợp làm xuất hiện tỉ lệ 1: 1. E. Tất cả đều đúng. 23. Việc sử dụng cá thể F 1 làm giống sẽ dẫn đến kết quả: A. duy trì được sự ổn định của tính trạng qua các thế hệ. B. tạo ra hiện tượng ưu thế lai. C. cá thể F 2 bị bất thụ. D. có hiện tượng phân tính làm giảm phẩm chất của giống. E. cải thiện phẩm chất của giống. (24-26). Ở cà chua quả đỏ (D) là trội đối với quả vàng (d), khi lai giữa hai thứ cà chua thuần chủng quả đỏ và quả vàng được F 1, cho F 1 tự thụ phấn thu được F 2 . 24. Khi lai giữa F 1 với 1 cây quả đỏ ở F 2 sẽ thu được ở thế hệ sau có tỉ lệ kiểu gen là: A. dd B. 1DD : 1Dd C. 1 DD : 2 Dd : 1dd D. 1 Dd : 1 dd E. B và C đúng 25. Khi lai giữa F 1 với một cây quả đỏ ở F 2, thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính là: A. toàn quả đỏ. B. toàn quả vàng. C. 1 quả đỏ : 1 quả vàng. D. 3 quả đỏ : 1 quả vàng. E. A và D đúng. 26. Khi cho lai giữa các cây quả vàng ở F 2 sẽ thu được kết quả: A. toàn quả đỏ. B. 1 quả đỏ : 1 quả vàng. C. 3 quả đỏ : 1 quả đỏ. D. toàn vàng. E. B và D đúng. 27. Trong trường hợp gen trội gây chết không hoàn toàn, phép lai giữa 2 cá thể dị hợp sẽ làm xuất hiện tỉ lệ phân tính: A. 3 : 1. B. 1 : 1. 5 C. 1 : 2 : 1. D. 2 : 1. E. Không có hiện tượng phân tính. (28- 30) Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). 28. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố mẹ sẽ là: A. đều có kiểu gen NN. B. đều có kiểu gen Nn. C. bố kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại. D. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại. E. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại. 29. Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu sinh con trai mắt nâu, có thể kết luận: A. bố, mẹ đều có kiểu gen NN. B. bố, mẹ đều có kiểu gen Nn. C. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại. D. Không thể kết luận vì chưa đủ thông tin. 30. Bố mắt nâu, mẹ mắt xanh, sinh con mắt xanh, bố mẹ có kiểu gen: A. bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn B. bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn C. bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen NN D. bố có kiểu gen nn, mẹ có kiểu gen Nn E. A và B đúng. (31-33) Ở hoa phấn, kiểu gen đồng hợp DD quy định màu hoa đỏ, Dd quy định màu hoa hồng và dd quy định màu hoa trắng. 31. Lai phân tích cây có hoa màu đỏ, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỉ lệ kiểu hình: A. toàn hoa màu đỏ. B. toàn hoa màu hồng. C. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu hồng. D. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng. E. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng. 32. Tíến hành lai giữa 2 cây hoa màu hồng, ở thế hệ sau sẽ xuất hiện tỷ lệ phân tính: A. toàn hoa màu hồng. B. toàn hoa màu đỏ. C. 3 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng. D. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng. E. 1 hoa màu đỏ : 2 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng 33. Phép lai giữa cây hoa màu hồng với hoa màu trắng sẽ xuất hiện tỷ lệ kiểu hình: A. 1 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng. B. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu trắng. C. 1 hoa màu đỏ : 1 hoa màu hồng. D. 1 hoa màu đỏ : 2 hoa màu hồng : 1 hoa màu trắng. E. Toàn hoa màu trắng. (34 – 38) Ở người nhóm máu ABO do 3 gen alen I A , I B , i quy định: - Nhóm máu A được quy định bởi các kiểu gen I A I A , I A i. - Nhóm máu B được quy định bởi các kiểu gen I B I B , I B i. - Nhóm máu O được quy định bởi các kiểu gen ii. - Nhóm máu AB được quy định bởi các kiểu gen I A I B . 6 34. Hôn nhân giữa những người có kiểu gen như thế nào sẽ cho con cái có thể có đủ 4 loại nhóm máu? A. I A i x I A I B . B. I B i x I A I B . C. I A I B x I A I B . D. I A i x I B i. E. I A I B x ii. 35. Người con có nhóm máu A, bố mẹ người này sẽ có: A. bố: nhóm máu A, mẹ: nhóm máu B. B. bố: nhóm máu B, mẹ: nhóm máu AB. C. bố: nhóm máu AB, mẹ: nhóm máu O. D. bố: nhóm máu A, mẹ: nhóm máu A. E. Tất cả các trường hợp trên đều có khả năng cho người con có nhóm máu A. 36. Mẹ có nhóm máu AB, sinh con có nhóm máu AB. Nhóm máu nào dưới đây chắc chắn không phải là nhóm máu của người bố? A. Nhóm máu AB B. Nhóm máu O C. Nhóm máu B D. Nhóm máu A 37. Mẹ có nhóm máu A sinh con có nhóm máu O, nhóm máu của bố là: A. nhóm máu A B. nhóm máu O C. nhóm máu B D. Các trường hợp A, B, C đều có thể. 38. Mẹ có nhóm B, con có nhóm máu O, người có nhóm máu nào dưới đây không thể là bố đứa bé? A. Nhóm máu A. B. Nhóm máu B. C. Nhóm máu AB. D. Nhóm máu O. 39. Khi lai cặp bố mẹ khác nhau về (H: hai, N: hai hay nhiều) cặp tính trạng (T: trội, L: lặn, P: tương phản) thì sự di truyền của cặp tính trạng này (F: phụ thuộc, K: không phụ thuộc) vào sự di truyền của cặp tính trạng khác, do đó ở F 2 xuất hiện những tổ hợp tính trạng (X: khác bố mẹ, Y: giống bố mẹ). A. H, T, F, Y. B. H, L, F, X. C. N, P, K, X. D. N, P, F, X. E. N, T, K, Y. 40. Cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền phân li độc lập là .(P: sự phân li của cặp nhiễm sắc thể (NST) tương đồng, L: tiếp hợp và trao đổi chéo trong cặp NST tương đồng, N: sự phân li ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng) trong giảm phân tạo ra các giao tử. Các giao tử kết hợp tự do trong quá trình .(F: gián phân, M: giảm phân, T: thụ tinh) tạo hợp tử. A. N, T. B. L, T. C. P, F. 7 D. N, M. E. P, M. (41- 46). Trong quy luật phân li độc lập, nếu P thuần chủng khác nhau bởi (n) cặp tính trạng tương phản thì: 41. Tỉ lệ kiểu gen ở F 2 : A. (3 : 1) n B. (1 : 2: 1) 2 C. (1 : 2: 1) n D. 9 : 3 : 3 : 1 42. Tỉ lệ kiểu hình ở F 2 là: A. (3 : 1) 2 B. 9 : 3 : 3 : 1 C. (1 : 2 : 1) n D. (3 : 1) n 43. Số loại kiểu gen ở F 2 là: A. 3 n B. 2 n C. 4 n D. 16 44. Số loại kiểu hình ở F 2 là: A. 4 B. 2 n C. 3 n D. (3:1) n 45. Số loại kiểu gen đồng hợp ở F 2 là: A. 4 B. 3 n C. 2 n D. 4 n 46. Số loại kiểu hình lặn về tất cả các tính trạng là: A. 4 B. 2 C. 3 n D. 1 E. 2 n 47. Cơ thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là: A. 7 B. 8 C. 9 D. 12 E. 16 48. Định luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng A. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối. B. hoán vị gen. C. liên kết gen hoàn toàn . D. các gen phân li trong giảm phân và tổ hợp trong thụ tinh. 8 49. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd (mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn) sẽ cho ra: A. 4 loại kiểu hình ; 8 loại kiểu gen B. 8 loại kiểu hình ; 27 loại kiểu gen C. 8 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen D. 6 loại kiểu hình ; 4 loại kiểu gen E. 4 loại kiểu hình ; 12 loại kiểu gen (50 – 56). ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. 50. Cây mọc từ hạt vàng, nhăn giao phấn với cây mọc từ hạt xanh, trơn đời con thu được 2 loại kiểu hình là hạt vàng, trơn và hạt xanh, trơn với tỉ lệ 1 : 1, kiểu gen của hai cây bố mẹ sẽ là: A. Aabb x aabb B. AAbb x aaBB C. Aabb x aaBb D. Aabb x aaBB E. AAbb x aaBb 51. Để thu được toàn hạt vàng trơn, phải thực hiện việc giao phấn giữa các cá thể bố mẹ có kiểu gen: A. AABB x aabb B. aaBB x AAbb C. AaBb x AABB D. A và B đúng E. A, B và C đúng 52. Phép lai nào dưới đây sẽ không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau? A. AaBb x AaBb B. Aabb x aaBb C. aabb x AaBB D. AaBb x Aabb E. aaBb x aaBb 53. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số loại kiểu hình nhiều nhất? A. aabb x aabb B. AaBb x AABb C. Aabb x aaBB D. aaBb x Aabb E. AABB x AABB 54. Phép lai nào dưới đây sẽ cho số loại kiểu gen và số loại kiểu hình ít nhất? A. AABB x AaBb B. AABb x Aabb C. AAbb x aaBB D. AABB x AABb E. AaBb x AABB 55. Lai phân tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội, thế hệ sau được tỉ lệ 50% vàng trơn: 50% xanh trơn, cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen A. aabb B. AaBB C. AABb 9 D. AABB E. Aabb 56. Tiến hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và xanh, trơn được F 1 , cho F 1 tự thụ phấn ở F 2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính A. 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn B. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn C. 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn D. 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn E. 1 vàng, trơn : 1 xanh, trơn (57 – 60). Ở người, A quy định mắt đen, a: mắt xanh, B: tóc quăn, b: tóc thẳng; liên quan đến nhóm máu ABO có 4 kiểu hình: - Nhóm máu A do gen I A quy định. - Nhóm máu B do gen I B quy định. - Nhóm máu AB tương ứng với kiểu gen I A I B . - Nhóm máu O tương ứng với kiểu gen ii. Biết rằng I A và I B là trội hoàn toàn so với i, các cặp gen quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau. 57. Với các cặp tính trạng trên, số loại kiểu hình khác nhau ở người là: A. 8 B. 16 C. 4 D. 32 E. 24 58. Số loại kiểu gen khác nhau có thể có (về các tính trạng nói trên): A. 32 B. 54 C. 16 D. 24 E. 27 59. Bố mắt đen, tóc thẳng, nhóm máu B, mẹ mắt xanh, tóc quăn, nhóm máu A, có con mắt đen, tóc thẳng, nhóm máu O. Kiểu gen có thể có của bố mẹ là: A. Bố: Aabb I B i; mẹ: aaBB I A i. B. Bố: Aabb I B i; mẹ: aaBb I A i. C. Bố: AAbb I B i; mẹ: aaBB I A i. D. B và C đúng. E. A, B và C đều đúng. 60. Con của cặp bố mẹ nào dưới đây sẽ không có kiểu hình mắt xanh, tóc thẳng, nhóm máu O? A. Bố: Aabb I A i; mẹ: Aabb I A i. B. Bố: AaBb I A I B ; mẹ: aabb I B i. C. Bố aaBb I A i; mẹ AaBb I B i. D. Bố: AaBb ii; mẹ: AaBb ii. E. Bố: Aabb I A i; mẹ: aaBb I B i. 61. Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi: A. bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản. B. các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn. C. không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính. 10 [...]... nucleotit C Đảo vị trí căp nucleotit D Mất ba căp nucleotit thuộc một bộ ba 21 Đột biến giao tử là: A đột biến phát sinh trong nguyên phân, ở một tế bào sinh dưỡng B đột biến phát sinh trong giảm phân, ở một tế bào sinh dục nào đó C đột biến phát sinh trong giảm phân, ở một tế bào xôma D đột biến phát sinh trong lần nguyên phân dầu của hơp tử 22 Đột biến mất một cặp nuclêôtit thứ 5 là A-T ở gen cấu trúc dẫn... biến gen phát sinh trong nguyên phân? A Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính B.Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN C Chỉ được truyền lại cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng D Sẽ phát triển thành thể khảm 51 Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen trội phát sinh trong giảm phân? a/ Có khả năng truyền lại được cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu... Loại biến dị nào dưới đây được di truyền qua sinh sản hữu tính? A Đột biến xôma B Thường biến C Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng D Thể đa bội chẵn ở thực vật 60 Đột biến phát sinh trong giảm phân của tế bào sinh dục chín được gọi là: A đột biến giao tử B đột biến xôma C đột biến tiền phôi D giao tử đột biến 61 Đột biến phát sinh trong giảm phân của tế bào sinh dục chín sẽ tạo ra: A đột biến giao tử... đa bội có tế bào to cơ quan sinh dưỡng lớn phát triển khoẻ, chống chịu tốt là do: A số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp ba lần B tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh C các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường D thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng 38 Trong mối quan... bội thể? D Đột biến gen? 47 Các cơ thể thực vật đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được là do A thường không có hoặc hạt rất bé B không có cơ quan sinh sản C rối loạn quá trình hình thành giao tử D có thể sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức giâm, chiết, ghép cành 48 Sự tổ hợp của 2 giao tử đột biến (n –1 –1) và (n – 1) trong thụ tinh sẽ sinh ra hợp tử có bộ NST là: A (2n - 3) hoặc (2n- 1- 1- 1) B (2n-... và (2n- 1- 1- 1) 49 Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen lặn phát sinh trong giảm phân của cơ thể thực vật? a/ Có khả năng truyền lại được cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính b/ Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN c/ Có khả năng truyền lại được cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng d/ Được gọi là đột biến giao tử 29 Tổ hợp trả lời đúng là: A a, b, c, d B a,... nuclêôtit của gen thì số liên kết hiđrô của gen đột biến ít hơn số liên kết hiđrô của gen bình thường là: A 4 hặc 5 B 4 hoặc 6 C 5 hoặc 6 D 4 hoặc 5 hoặc 6 70 Nguyên nhân phát sinh thường biến là A do rối loạn các phản ứng sinh lý, sinh hoá nội bào B do tác động của các tác nhân lý hoá trong ngoại cảnh C do tác động trực tiếp của điều liện sống D Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng 71.Tính chất biểu hiện... thuộc hai bộ ba mã hoá bất kỳ D.đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc 3 bộ ba mã hoá kế tiếp nhau 14 Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp? A Là biến dị phát sinh do tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ trong sinh sản B Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống C Là biến dị được tạo ra do sự thay đổi cấu trúc của gen D Biến dị có tính cá thể, có thể có lợi, có hại hoặc trung... thuật canh tác 39 Đặc điểm nào dưới đây không đúng với thường biến? A Là các biến đổi đồng loạt theo cùng một hướng B Là biến dị di truyền được C Là những biến đổi của cơ thể sinh vật tương ứng với điều kiện sống D Có lợi cho sinh vật, giúp chúng thích nghi với môi trường 40 Để xác định nhanh một biến dị là thường biến hay đột biến, người ta có thể căn cứ vào: A kiểu gen của các cá thể mang biến dị... sinh trong giảm phân? a/ Có khả năng truyền lại được cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính b/ Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN c/ Có khả năng truyền lại được cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng d/ Không được biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái dị hợp Tổ hợp trả lời đúng là: A a, b, c B a, c, d C a, b, d D a, b, c, d 52 Ở cà chua 2n = 24 Có thể tạo tối đa bao nhiêu thể tam nhiễm . các em học sinh lớp 12 đỡ gặp khó khăn trong quá trình học tập và ôn tập lớp 12 môn Sinh học, chúng tôi biên soạn tài liệu 1001 câu trắc nghiệm sinh học”. phát sinh sự sống - Chương 6: Sự phát triển của sinh vật - Chương 7: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá - Chương 8: Sự phát sinh loài người. Phần III. Sinh

Ngày đăng: 04/12/2013, 05:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w