Quan sát mẫu và đàm thoại hướng dẫn làm quạt: - Cào các bạn nhỏ, cô vừa có chuyến tham quan một làng nghề truyền thống, chúng mình hãy đón xem đó là làng nghề gì nhé!. - Cô chính: Cảm ơn
Trang 1PHÒNG GD & ĐT HUYỆN THƯỜNG TÍN
TRƯỜNG MẦM NON VẠN ĐIỂM
GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ
Đề tài: Thổi và in màu tranh vườn hoa xuân (Đề tài) Đối tượng : Trẻ 5 - 6 tuổi
Số lượng : 22 trẻ Thời gian : 30 – 35 phút Người dạy: Ngô Thị Thu Hiền Ngày dạy : 00/01/2020
Năm học : 2019-2020
Trang 2GIÁO ÁN
DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Đề tài: Làm và trang trí quạt giấy (Đề tài) Đối tượng : Trẻ 5 - 6 tuổi
Số lượng : 22 trẻ Thời gian : 30 – 35 phút Người dạy: Ngô Thị Thu Hiền Ngày dạy : 00/01/2020
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
* Kiến thức:
-Trẻ biết cấu tạo của chiếc quạt gồm 2 phần: Nan quạt và lá quạt, biết cách tạo
ra chiếc quạt hoàn chỉnh và biết trang trí theo sở thích
- Biết sử dụng phối hợp các nguyên liệu và các hình thức trang trí phù hợp để làm ra sản phẩm
* Kỹ năng:
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng xâu lỗ, xoắn buộc dây và các kĩ năng tạo hình
in, thổi màu để hoàn thiện sản phẩm
- Giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay và nâng cao năng lực thẩm mỹ
- Giúp trẻ diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc khi nhận xét, nêu cảm xúc về những bức tranh
* Thái độ:
- Hào hứng tham gia hoạt động tạo hình
- Yêu văn hóa dân gian
II CHUẨN BỊ :
1 Đồ dùng của trẻ:
- Que kem đục lỗ sẵn, dây thép kim tuyến, giấy làm quạt (A4 trắng, bìa màu, giấy lụa)
- Keo sữa, màu nước pha xà phòng, ống thổi, cọ vẽ, màu sáp, màu dạ, màu nước, giấy màu thủ công, kéo
- Cuống rau cải, lõi giấy vệ sinh, tranh Đông Hồ
2 Đồ dùng của cô:
- 3 chiếc quạt to
- Que kem, dây thép và lá quạt đã chuẩn bị
- Nhạc không lời bài: Cây trúc xinh; Hometown love
Trang 3- Bảng treo sản phẩm của trẻ.
III PHƯƠNG PHÁP HÌNH THỨC TỔ CHỨC:
1 Ổn định
tổ chức, gây
hứng thú:
2 Phương
pháp hình
thức tổ
chức:
2.1 Quan
sát mẫu và
đàm thoại
hướng dẫn
làm quạt:
- Cào các bạn nhỏ, cô vừa có chuyến tham quan một làng nghề truyền thống, chúng mình hãy đón xem đó là làng nghề gì nhé!
- Cô phụ ổn định lớp Cô chính vào thay trang phục múa quạt
- Video kết thúc, cô chính múa quạt lướt qua chỗ trẻ ngồi
- Cô tặng quạt cho 3 nhóm quan sát
- Cô vào thay trang phục dạy học
- Cô phụ mời các trẻ mang quạt lên bàn:
- Cô phụ: Cô Hiền ơi, điệu múa của cô với những chiếc quạt thật là duyên dáng
- Cô chính: Cảm ơn cô Hiên và các bạn đã khen, cô
sẽ giúp chúng mình làm những chiếc quạt xinh đẹp thế này nhé! Nhưng điều đặc biệt là cô sẽ tận dụng những nguyên vật liệu không dùng nữa để làm đó, đây là gì?
* Quạt 1: Quạt in hình hoa hồng từ cuống rau cải thìa:
- Các con có nhận xét gì về chiếc quạt này?
- Cô đặt lá quạt trước mặt, sao cho bờ cong nhỏ của
lá quạt hướng về phía cô, bờ cong lớn hướng ra phía ngoài, cô chấm cuống cải vào màu mà cô thích, sau đó cô in lên lá quạt, 1, 2, 3 bông này, cô dùng ngón tay chấm vào màu xanh in lên làm thành
lá hoa
- Làm xong cô đặt lá quạt riêng ra cho màu nhanh khô
- Tiếp theo cô sử dụng những que kem đã qua sử dụng này để làm nan quạt
- Trẻ xem video
và đoán tên sản phẩm của làng nghề
- Trẻ về nhóm quan sát
- Que kem, giấy cũ
- Trẻ trả lời
Trang 42.2 Hỏi ý
tưởng của
trẻ.
2.3 Trẻ
thực hiện.
+ Cô dùng dây thép kim tuyến ghép 4 que kem đã được đục lỗ sẵn làm nan quạt
+ Sau đó một tay cô giữ cố định các nan quạt, tay còn lại cầm chắc dây thép và xoắn thật chặt
+ Cô mở nan quạt trải lên trên bàn và sắp xếp thật cân, bôi keo sữa lên từng nan Lưu ý bôi vừa đủ
+ Cô cầm lá quạt bằng hai tay, ướm thử lên quạt, khi thấy đã cân đối cô nhẹ nhàng đặt lá quạt xuống
và dùng tay miết nhẹ nhàng để lá quạt dính vào nan
+ Cô lật quạt lại và tiếp tục bôi keo, dán lá quạt thứ
2 để hoàn thiện chiếc quạt
* Quạt 2: Quạt hình hoa cẩm tú cầu bằng cách thổi bong bóng xà phòng:
- Chúng mình cùng xem video hướng dẫn làm chiếc quạt thứ 2 này nhé!
* Quạt 3: Quạt làm bằng giấy in tranh Đông Hồ
- Điều gì đặc biệt ở lá quạt thứ 3 này?
- Cách trang trí quạt này như thế nào?
- Cô đã chuẩn bị rất nhiều nguyên liệu cho 3 nhóm
Bây giờ chúng mình hãy nêu ý tưởng sẽ thực hiện chiếc quạt như thế nào nhé!
- Con định làm chiếc quạt như thế nào?
- Con muốn trang trí chiếc quạt của mình như thế nào?
- Có rất nhiều cách để các con có thể làm và trang trí chiếc quạt của mình từ những nguyên vật liệu khác nhau Bây giờ cô mời các con tùy chọn về khu vực làm quạt yêu thích nào!
- Cô mở nhạc nhẹ nhàng trong quá trình trẻ thực hiện
- Cô bao quát, động viên, gợi ý và khuyến khích trẻ hoàn thiện sản phẩm, giúp đỡ trẻ nếu cần
- Trẻ xem video
- Lá quạt có họa tiết dân gian
- Tô màu tranh theo ý thích
- Trẻ nói lên ý định của mình
- Trẻ thực hiện
Trang 52.4 Nhận
xét sản
phẩm.
3 Kết thúc:
- Cô giúp đỡ treo và trưng bày sản phẩm
- Cho trẻ nêu ý tưởng bài làm của mình
- Gợi mở cho trẻ đặt tên sản phẩm
- Cô cùng trẻ đọc câu thơ:
“ Quạt hoa duyên dáng xinh xinh Bàn tay khéo léo chúng mình làm ra Nghề truyền thống của ông cha Chúng mình lưu giữ ấy là bé ngoan”
- Cô chụp ảnh lưu niệm cho trẻ tại “Hội quạt hoa”
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng và chuyển hoạt động
- Trẻ treo sản phẩm lên giá
- Trẻ thu dọn đồ dùng
PHÒNG GD & ĐT HUYỆN THƯỜNG TÍN TRƯỜNG MẦM NON VẠN ĐIỂM
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC
Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi
Số lượng: 22 trẻ Thời gian: 40 - 45 phút Người dạy: Ngô Thị Thu Hiền Ngày dạy : 00/01/2020
Trang 6Năm học : 2019-2020
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC
Đối tượng: Trẻ 5 - 6 tuổi
Số lượng: 22 trẻ Thời gian: 40 - 45 phút Người dạy: Ngô Thị Thu Hiền Ngày dạy : 00/01/2020
I MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1 Kiến thức:
- Trẻ nhận biết được vai chơi, góc chơi của mình
- Trẻ biết thảo luận, bàn bạc công việc với bạn, biết thể hiện được vai chơi của mình: Biết bày biện đồ chơi bán hàng, niềm nở với khách hàng…
- Trẻ mạnh dạn, tự tin trong quá trình chơi, biết liên kết các nhóm chơi một cách sáng tạo
2 Kỹ năng:
- Biết một số kỹ năng chơi ở góc chơi mà mình lựa chọn: Phân vai, xây dựng,
kỹ năng, học tập, nghệ thuật
- Luyện kỹ năng hoạt động theo nhóm, cá nhân, khả năng giao tiếp và một số
kỹ năng sống hàng ngày
3 Thái độ:
- Trẻ có hứng thú, tích cực với hoạt động
- Biết chia sẻ, đoàn kết, tôn trọng, nhường nhịn nhau trong khi chơi, không tranh giành đồ chơi với bạn
Trang 7- Biết lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định một cách gọn gàng, ngăn nắp khi kết thúc buổi chơi
- Biết giữ trật tự và vệ sinh khi chơi
- Biết chăm sóc các loại rau, củ và cảnh vật thiên nhiên
II CHUẨN BỊ:
1 Địa điểm:
- Phòng học
2 Đồ dùng đồ chơi:
- Góc xây dựng: Nguyên liệu xây dựng: Cổng, hàng rào, gạch, bộ lắp ghép,
cây xanh, hoa, thảm cỏ, các loại cây, rau, củ, cây hoa, trang phục công nhân, cổng có chữ “Vườn cây của bé”
- Góc phân vai:
+ Nấu ăn: Bộ đồ chơi nấu ăn, bát con, thìa, cốc
+ Bán hàng: Các loại thực phẩm, một số loại rau, củ
+ Bác sỹ: Trang phục bác sỹ, bộ đồ chơi bác sỹ, các loại thuốc, sổ khám bệnh…
- Góc kỹ năng tự phục vụ: Các công cụ thực hành kỹ năng sống, sách kỹ
năng
- Góc học tập: Xếp số lượng, tô màu chữ cái.
- Góc nghệ thuật: Đất nặn Bút chì, sáp màu, giấy, A4
- Góc thiên nhiên: Dụng cụ chăm sóc cây xanh, thùng cát
III CÁCH TIẾN HÀNH:
CỦA TRẺ
1 Thỏa thuận chơi:
- Các con ơi, trước khi vào giờ học cô con chúng mình cùng
vận động một bài cho vui nào! (Cô và trẻ vận động theo nhạc
bài: Boom boom boom)
- Chúng mình đã sẵn sàng vào giờ học chưa?
- Xin chào mừng các bé đến với giờ hoạt động góc ngày hôm
nay!
2 Nội dung:
a Bước 1: Thỏa thuận:
- Cô phụ nói: Đến với giờ hoạt động góc ngày hôm nay cô
- Trẻ đứng vận động cùng cô
- Trẻ trả lời
Trang 8Huyền mang đến điều gì?
- Cô chính: Cô mang tới cho chúng mình một lẵng hoa rất là
đẹp yêu cầu chúng mình vừa hát vừa chuyền lẵng hoa này
cho nhau, khi nhạc dừng ở bạn nào và lẵng hoa cũng sẽ dừng
trên tay bạn đó thì sẽ nói lên hôm nay bạn đó chơi ở góc nào
và làm những gì Các con đã nghe rõ cách chơi chưa?
* Góc xây dựng:
- Khi ở góc xây dựng các con chú ý điều gì?
- Các con nhớ vận chuyển vật liệu nhẹ nhàng nhé!
* Góc phân vai:
- Khi bán hàng thái độ của các con đối với khách hàng như
thế nào?
- Khi khách hàng trả tiền thì các con hãy cảm ơn thật lịch sự
nhé! Còn khách hàng thì nhớ xếp hàng để vào mua sắm,
đừng chen lấn xô đẩy nhau nhé!
* Góc nghệ thuật:
- Khi ngồi nặn các con phải chú ý điều gì?
* Góc học tập:
- Chơi ở góc học tập thì các con phải chú ý điều gì?
- Các con chơi ở góc học tập nhớ để đồ dùng thật gọn gàng
và chơi trật tự nhé
* Góc kỹ năng tự phục vụ:
- Con chơi gì ở góc đó?
* Góc thiên nhiên:
- Con sẽ chơi gì ở góc thiên nhiên?
* GD: Cô thấy các con đã chọn được góc chơi của mình, vậy
cô chúc các con có một buổi chơi vui vẻ, đoàn kết và các con
nhớ khi chơi hãy giữ vệ sinh chung và đảm bảo an toàn nhé
Khi chơi xong thì các con nhớ cất đồ dùng vào nơi quy định
- Cô mời các con nhẹ nhàng về góc chơi của mình nào!
b Bước 2: Quá trình chơi.
- Cô bao quát các góc chơi và đi từng góc để gợi ý giúp đỡ
trẻ chơi
- Tạo tình huống và cơ hội để trẻ thể hiện tốt vai chơi và thể
hiện sự sáng tạo của mình
c Bước 3: Nhật xét sau khi chơi.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ chú ý lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ về góc chơi của mình
- Trẻ về góc chơi
Trang 9- Cô đi các góc chơi và nhận xét khéo léo, chính xác, động
viên và tuyên dương trẻ nhẹ nhàng
- Cô nhận xét chung buổi chơi, tuyên dương động viên
những góc còn chơi chưa tốt để lần sau chơi tốt hơn
3 Kết thúc:
Bạn ơi hết giờ rồi Nhanh tay cất đồ chơi Nhẹ tay thôi bạn nhé Cất đồ chơi đi nào!
- Cho trẻ về chỗ cất dọn đồ dùng
- Trẻ chú ý
- Trẻ cất dọn đồ dùng