1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Dùng thuốc trị nhức đầu

2 312 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 30,5 KB

Nội dung

Nguyên nhân tại chỗ: Tai - mũi - họng (viêm các xoang), răng hàm mặt (sâu răng, lệch khớp cắn), mắt (rối loạn khúc xạ như bị cận thị, viễn thị), xương khớp (thoái hóa cột sống cổ). Nguyên nhân toàn thân: Gồm rất nhiều bệnh nội khoa, thậm chí do tăng huyết áp hoặc bị táo bón. Nguyên nhân nhiễm trùng (cúm, viêm phổi, sốt rét…) hoặc ngộ độc (ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc). Ngoài ra còn do nguyên nhân tâm lý (làm việc quá căng thẳng) hay có loại nhức đầu không xếp loại được. Khi nào bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa? Những trường hợp sau bệnh nhân nên đi bệnh viện hoặc khám ở bác sĩ: Nhức đầu kéo dài: Dùng thuốc giảm đau có cải thiện nhưng sau đó đau lại tái phát và tình trạng như thế xảy ra trong thời gian dài.

Dùng thuốc trị nhức đầu Các thống kê ở các phòng khám ước tính 1/2 bệnh nhân đến gặp bác sĩ vì bị nhức đầu. Nhức đầu không chỉ là sự khó chịu về mặt cảm giác mà còn liên quan đến vấn đề tình cảm, tâm lý. Những nguyên nhân nào gây ra nhức đầu? Nhức đầu là triệu chứng của rất nhiều nguyên nhân. Có thể kể như sau: Nguyên nhân nội sọ: như bị u não, viêm màng não, co thắt mạch máu não đưa đến nhức nửa đầu. Nguyên nhân tại chỗ: Tai - mũi - họng (viêm các xoang), răng hàm mặt (sâu răng, lệch khớp cắn), mắt (rối loạn khúc xạ như bị cận thị, viễn thị), xương khớp (thoái hóa cột sống cổ). Nguyên nhân toàn thân: Gồm rất nhiều bệnh nội khoa, thậm chí do tăng huyết áp hoặc bị táo bón. Nguyên nhân nhiễm trùng (cúm, viêm phổi, sốt rét…) hoặc ngộ độc (ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc). Ngoài ra còn do nguyên nhân tâm lý (làm việc quá căng thẳng) hay có loại nhức đầu không xếp loại được. Khi nào bệnh nhân nên đi khám chuyên khoa? Những trường hợp sau bệnh nhân nên đi bệnh viện hoặc khám ở bác sĩ: Nhức đầu kéo dài: Dùng thuốc giảm đau có cải thiện nhưng sau đó đau lại tái phát và tình trạng như thế xảy ra trong thời gian dài. Nhức đầu bộc phát và dữ dội: Người đang khỏe mạnh đột nhiên nhức đầu dữ dội có thể kèm theo ói mửa. Nhức đầu âm ỉ kéo dài và sau đó xuất hiện triệu chứng rối loạn tâm thần. Tất cả các trường hợp có sự nghi ngờ, người bệnh nên đi khám bệnh vì chẩn đoán nguyên nhân nhức đầu có khi đòi hỏi kiến thức chuyên môn rộng của nhiều chuyên khoa và nhiều loại xét nghiệm. Thuốc nào có thể tự sử dụng để trị nhức đầu? Nên lưu ý, để trị nhức đầu chủ yếu phải điều trị nguyên nhân (phần này thuộc bác sĩ chuyên khoa). Riêng người bệnh có thể tự sử dụng thuốc giảm đau để trị triệu chứng và chỉ nên dùng thuốc giảm đau bậc 1 được đề xuất bởi Tổ chức Y tế thế giới. Tức là, có thể tự dùng thuốc Paracetamol (còn có tên Acetaminophen) Aspirin hoặc một thuốc chống viêm không steroid (viết tắt NSAID) để trị nhức đầu. Nên chọn Paracetamol vì sự an toàn. Đặc biệt, những người có vấn đề về dạ dày, bị hen suyễn hay có vấn đề về tim mạch không nên dùng thuốc Aspirin hay NSAID Cần sử dụng thuốc giảm đau đúng liều lượng. Như đối với người lớn, liều thông thường của Paracetamol không nên quá 3g/ngày (mỗi lần 500-1.000mg, 3 lần/ngày). Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém. Thời gian dùng Paracetamol không quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Sau khi dùng thuốc giảm đau, nếu tình trạng nhức đầu không cải thiện hoặc tái phát, nên đến bác sĩ khám bệnh.

Ngày đăng: 03/12/2013, 21:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w