1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ kế toán kiểm toán (FULL) tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh bạc liêu

188 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 188
Dung lượng 816,21 KB

Nội dung

Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đề ra những nội dung vàphương hướng áp dụng, tổ chức KTQT cho tất cả các loại hình doanh nghiệp nóichung mà chưa quan tâm đến sự khác nhau giữa các ngành ngh

Trang 1

TĂNG THÀNH PHƯỚC

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

T.P Hồ Chí Minh - Năm 2015

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS PHẠM VĂN DƯỢC

T.P Hồ Chí Minh - Năm 2015

Trang 3

Đề tài nghiên cứu này do chính tác giả thực hiện, các kết quả nghiên cứu chính trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả luận văn

Tăng Thành Phước

Trang 4

TRANG BÌA PHỤ

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP 7

1.1 Tổng quan về kế toán quản trị doanh nghiệp 7

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị 7

1.1.2 Khái niệm 8

1.1.3 Vai trò của KTQT 9

1.2 Nội dung cơ bản của kế toán quản trị 11

1.2.1 Dự toán ngân sách 11

1.2.2 Hệ thống kế toán chi phí và phân tích biến động chi phí sản xuất kinh doanh 21 1.2.3 Kế toán trách nhiệm 27

1.2.4 Thiết lập thông tin KTQT phục vụ cho việc ra quyết định 31

1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức công tác KTQT trong doanh nghiệp 34

1.3.1 Quy mô của doanh nghiệp 34

1.3.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 35

1.3.3 Trình độ quản lý của doanh nghiệp 35

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KTQT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 37

2.1 Tổng quan về các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam 37

Trang 5

2.2.1 Về số lượng và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp thủy sản 40

2.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh 41

2.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý 42

2.2.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 43

2.2.5 Quy trình chế biến một số sản phẩm thủy sản đông lạnh 43

2.3 Thực trạng tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 43

2.3.1 Mô tả quá trình khảo sát 43

2.3.2 Tình hình vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 45

2.3.3 Đánh giá về tình hình vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 55

2.3.4 Một số nguyên nhân dẫn đến chưa xây dựng mô hình KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 62

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KTQT TẠI CÁC DOANH NGHIỆP THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU 63

3.1 Quan điểm tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản 63

3.1.1 Phù hợp với quy mô, trình độ quản lý của doanh nghiệp .63

3.1.2 Đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị của từng doanh nghiệp 63

3.1.3 Tính phù hợp và hài hòa giữa chi phí và lợi ích 64

3.1.4 Phải tích hợp KTQT và kế toán tài chính trong cùng một hệ thống để thực hiện mục tiêu KTQT 64

3.2 Tổ chức công tác KTQT tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 64

3.2.1 Nhận diện, phân loại chi phí 65

3.2.2 Phân tích biến động chi phí 68

3.2.3 Xây dựng hệ thống dự toán ngân sách 71

Trang 6

3.2.5 Xây dựng và thiết kế thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra quyết định

81

3.3 Một số kiến nghị 83

3.3.1 Đối với cơ sở đào tạo nguồn nhân lực thực hiện KTQT 83

3.2.2 Đối với nhân viên KTQT 83

3.3.3 Đối với nhà quản trị doanh nghiệp 83

3.3.4 Đối với doanh nghiệp 84

3.3.5 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 84

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 86

KẾT LUẬN 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤC LỤC

Trang 7

BTC: Bộ tài chính

trị MTV: Một thành viên

Trang 8

Bảng 1.1 So sánh hai phương án theo phương pháp tổng số 33Bảng 1.2 So sánh hai phương án theo phương pháp chênh lệch 33Bảng 2.1: Sản lượng các mặt hàng thủy sản của tỉnh Bạc Liêu từ năm 2010 đến năm2014 39Bảng 2.2: Giá trị sản xuất thủy sản từ năm 2010 đến năm 2014 phân theo ngành hoạt động 39Bảng 2.3: Mục tiêu của KTQT tại doanh nghiệp khảo sát 47Bảng 2.4: Tình hình vận dụng KTQT tại các doanh nghiệp khảo sát 48Bảng 2.5: Tình hình vận dụng KTQT trong việc lập dự toán tại doanh nghiệp khảo sát 48Bảng 2.6: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp khảo sát 50Bảng 2.7: Phân loại và kiểm soát chi phí tại doanh nghiệp khảo sát 51Bảng 2.8: Xây dựng định mức và phân tích biến động chi phí sản xuất tại doanh nghiệp khảo sát 51Bảng 2.9: Phân chia các trung tâm trách nhiệm (chi phí, doanh thu, lợi nhuận, đầu tư) và đánh giá thành quả hoạt động tại doanh nghiệp khảo sát 52Bảng 2.10: Phương pháp xác định giá bán sản phẩm tại doanh nghiệp khảo sát 53Bảng 2.11: Các loại báo cáo được lập tại doanh nghiệp khảo sát 54Bảng 2.12: Phân tích thông tin thích hợp để ra quyết định tại doanh nghiệp khảo sát 54Bảng 3.1: Phân loại chi phí trong doanh nghiệp thủy sản theo cách ứng xử 65

Trang 9

Hình 1.1: Mô hình thông tin từ trên xuống 13

Hình 1.2: Mô hình thông tin phản hồi 14

Hình 1.3: Mô hình thông tin từ dưới lên 15

Hình 1.4: Mối quan hệ giữa các dự toán bộ phận trong hệ thống dự toán ngân sách .16

Hình 2.1: Số lượng doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu 40

Hình 2.2: Mẫu doanh nghiệp khảo sát phân loại theo loại hình doanh nghiệp 44

Hình 2.3: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp được khảo sát 46

Hình 2.4: Quy mô của doanh nghiệp được khảo sát 46

Hình 2.5: Mẫu doanh nghiệp khảo sát có/không xây dựng hệ thống KTQT 47

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên dựa vàonhiều nguồn thông tin khác nhau để ra quyết định quản trị nhằm đạt được kết quảtốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình Kế toán quản trị là một bộphận không thể tách rời trong hệ thống kế toán và đóng vai trò quan trọng trongcông tác quản lý của doanh nghiệp Kế toán quản trị cung cấp những thông tinnền tảng, giúp nhà quản trị doanh nghiệp có những căn cứ khoa học vững chắccho việc xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh tế, tài chính một cách chính xác vàtoàn diện Nó gắn liền với chức năng phản ánh và cung cấp thông tin đáp ứng chonhu cầu thông tin thực hiện các chức năng quản trị của những nhà quản trị trongdoanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản trị điều hành, hoạch định và ra quyết định kinhdoanh

Tổ chức công tác kế toán quản trị áp dụng cho doanh nghiệp thể hiện mộtcách tổng quát các yếu tố cấu thành nên kế toán quản trị và quyết định đến thựcthi, định hướng xây dựng, phát triển của kế toán quản trị Việc tổ chức công tác

kế toán quản trị trong các doanh nghiệp phải phù hợp với những đặc điểm hoạtđộng, quy mô đầu tư và mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh

Nhận thức được tầm quan trọng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp và

để tăng cường tính hữu hiệu của thông tin kế toán, đồng thời giúp doanh nghiệp

tổ chức tốt công tác kế toán quản trị tại đơn vị Do đó, tác giả luận văn thực hiện

đề tài nghiên cứu “Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu”.

2 Các nghiên cứu có liên quan

Xuất phát từ tầm quan trọng của kế toán quản trị trong doanh nghiệp, trongthời gian qua đã có nhiều tác giả quan tâm đến vấn đề này để đi sâu vào nghiêncứu:

- Tác giả Phạm Văn Dược (1997) đã nghiên cứu đề tài “Phương hướng

xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng KTQT vào các doanh nghiệp Việt Nam”.

Trang 11

Nghiên cứu này đã nêu những điểm khái quát nhất về KTQT, đồng thời chỉ ranhững điểm khác nhau giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính Qua đó nghiêncứu đưa ra các giải pháp để xây dựng các nội dung kế toán quản trị như: kế toánquản trị chi phí, xây dựng dự toán ngân sách, phân tích mối quan hệ chi phí-khốilượng-lợi nhuận (CVP) và phương hướng vận dụng những nội dung đó vào cácdoanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ đề ra những nội dung vàphương hướng áp dụng, tổ chức KTQT cho tất cả các loại hình doanh nghiệp nóichung mà chưa quan tâm đến sự khác nhau giữa các ngành nghề, loại hình doanhnghiệp.

- Nghiên cứu của Phạm Thị Thủy (2005) về “Xây dựng mô hình kế toán

quản trị chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam” theo

hướng hệ thống kế toán quản trị chi phí hiện đại, có thể cung cấp thông tin hữuích cho các nhà quản trị trong việc ra các quyết định kinh doanh trong môi trườngcạnh tranh khắc nghiệt Nghiên cứu đã tiến hành xây dựng mô hình kế toán quảntrị chi phí linh hoạt cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm với quy mô lớn,quy mô vừa và nhỏ Tăng cường kiểm soát chi phí thông qua việc phân loại chiphí, lập dự toán và phân tích biến động chi phí, xác định quy mô hợp lý cho từng

lô sản phẩm sản xuất Yêu cầu phải đánh giá kết quả hoạt động chi tiết theo từngsản phẩm, từng phân xưởng sản xuất và từng chi nhánh cụ thể Tuy nhiên nghiêncứu chỉ tập trung xây dựng mô hình quản trị chi phí chứ chưa đề cập đến nhữngnội dung khác của kế toán quản trị

- Tác giả Văn Thị Thái Thu (2008) “Hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi

phí, doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn

ở Việt Nam”, nghiên cứu đã xác định được sự cần thiết, yêu cầu, các nguyên tắc

cơ bản và nội dung hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí, doanh thu và kếtquả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ở Việt Nam, đồngthời cũng chỉ rõ các điều kiện cơ bản mà các cơ quan quản lý Nhà Nước và bảnthân các doanh nghiệp khách sạn có thể đáp ứng đề hoàn thiện tổ chức kế toán

Trang 12

quản trị này Tuy nhiên, nghiên cứu chưa xem xét đến những nội dung khác của công tác tổ chức kế toán quản trị tại những doanh nghiệp khách sạn này.

- Nghiên cứu của Nguyễn Bích Liên (2007) về “Hoàn thiện công tác kế

toán quản trị tại tại Công ty Phân bón Miền Nam” đã phân tích công tác kế toán

quản trị với các nội dung: hoàn thiện hệ thống dự toán ngân sách, kế toán tráchnhiệm, kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm, hệ thống thông tin phục vụ choviệc ra quyết định kinh doanh tại Công ty Phân bón Miền Nam Kết quả nghiêncứu của tác giả đã chỉ ra rằng việc hoàn thiện hệ thống kế toán quản trị sẽ tạo điềukiện cho các nhà lãnh đạo quản lý tốt quá trình sản xuất kinh doanh, kịp thời đưa

ra các quyết định chính xác và hiệu quả Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ tập trung tạimột công ty nên không mang tính khái quát chung cho ngành

- Tác giả Hồ Thị Huệ (2011) “Xây dựng kế toán quản trị trong doanh

nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh” đã chứng minh tầm quan trọng của

kế toán quản trị trong các doanh nghiệp sản xuất Kế toán quản trị đưa ra tất cảcác thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanhnghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toánquản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn mộttrong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sảnphẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giánào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sảnxuất Luận văn đã đi sâu tìm hiểu thực trạng sử dụng kế toán quản trị trong cácdoanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời cũng nêu lên một sốnguyên nhân chưa xây dựng mô hình kế toán quản trị và thông tin nhà quản lýcần bộ phận kế toán quản trị cung cấp Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra mô hình kếtoán quản trị sử dụng cho các doanh nghiệp sản xuất tại thành phố Hồ Chí Minh

- Nguyễn Thị Bảo Ngọc (2013) “Tổ chức hệ thống kế toán quản trị tại công

ty CP thủy sản 584 Nha Trang”, luận văn đã cho thấy để thực hiện tốt những nội

dung của kế toán quản trị, công ty cần tổ chức bộ máy kế toán sao cho đáp ứngđược các quan điểm của công ty, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác kế

Trang 13

toán một cách hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa lợi ích mà kế toán quản trị đemlại Nhà quản lý của công ty CP thủy sản 584 đã và đang nỗ lực đưa công cụ kếtoán quản trị vào quá trình quản lý Việc tổ chức được một hệ thống kế toán quảntrị tốt sẽ giúp công ty tận dụng những điểm mạnh, hạn chế và loại bỏ dần sai sótcòn tồn đọng, giúp công ty đạt được những thành quả tốt trong quá trình hoạtđộng sản xuất kinh doanh Cũng như những nghiên cứu trên, nghiên cứu này chỉtập trung vào một công ty nên chưa khái quát chung được nhóm ngành thủy sản.

- Đào Hữu Linh (2014) “Tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh

nghiệp xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh” Thông qua việc phân tích đặc

điểm tổ chức sản xuất và sản phẩm xây dựng luận văn đã cho thấy sự ảnh hưởngcủa nó tới việc tổ chức công tác kế toán quản trị Dựa trên cơ sở lý luận và đặcđiểm của ngành xây dựng, luận văn đã tiến hành khảo sát thực trạng tổ chứccông tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp xây dựng ở thành phố Hồ ChíMinh và nêu lên những yếu kém trong công tác kế toán quản trị Qua đó đưa racách thức để tổ chức công tác kế toán quản trị cho các doanh nghiệp này dựatrên cơ sở lý thuyết phù hợp và có sự kế thừa có chọn lọc của các nước trên thếgiới Nghiên cứu của tác giả mang tính khái quát, phân tích khá đầy đủ nhữngnội dung trong công tác tổ chức kế toán quản trị tại các doanh nghiệp xây dựng.Các nhà nghiên cứu ở những hoàn cảnh khác nhau luôn đặt ra những vấn đềnghiên cứu khác nhau Dù phạm vi, phương pháp hay phương diện nghiên cứu cókhác nhau thì mục đích duy nhất và cuối cùng mà các nhà nghiên cứu hướng đếnvẫn là đưa ra được các biện pháp để đánh giá, từ đó hoàn thiện và nâng cao hiệuquả tổ chức công tác kế toán quản trị trong từng loại hình doanh nghiệp, từngdoanh nghiệp cụ thể

3 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp

thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa lý luận chung về kế toán quản trị trong doanh nghiệp

Trang 14

- Thu thập, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trịtại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

- Đề xuất nội dung và tổ chức công tác kế toán quản trị trong các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng: các lý thuyết về kế toán quản trị, tổ chức công tác kế toánquản trị tại các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu Đối tượng điềutra là kế toán và nhà quản trị đang làm việc ở các đơn vị này

- Phạm vi: Các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phỏng vấn và quan sát là 2 phương pháp tác giả luận văn sử dụng để thuthập các số liệu cần thiết, đặc biệt là thông tin trong được thiết kế trong bảng câuhỏi khảo sát

- Sử dụng phương pháp thống kê và mô tả để xử lý các thông tin thu thậpnhằm làm rõ vấn đề nghiên cứu

- Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để đánh giá nhữngvấn đề đó để đưa ra những nhận định và phân tích hợp lý nhất

6 Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận, luận văn hệ thống hóa và phát triển các lý thuyết về kếtoán quản trị

- Về mặt nghiên cứu thực tiễn, luận văn ứng dụng mô hình lý thuyết vàothực tiễn, tổ chức thực hiện công tác kế toán quản trị phù hợp với đặc điểm sảnxuất kinh doanh của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

7 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán quản trị trong doanh nghiệp.Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanhnghiệp thủy sản trên địa bàn Tỉnh Bạc Liêu

Trang 15

Chương 3: Tổ chức công tác kế toán quản trị tại các doanh nghiệp thủy sảntrên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

Trang 16

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN

QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP

1.1 Tổng quan về kế toán quản trị doanh nghiệp

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của kế toán quản trị

Kế toán quản trị (KTQT) bắt nguồn từ kế toán chi phí, ra đời vào những nămđầu thế kỷ 19 Lúc bấy giờ, kế toán chi phí có nhiệm vụ cung cấp các thông tin vềchi phí để phục vụ cho việc kiểm soát và lập kế hoạch nội bộ Sau đó, kế toán chiphí phát triển mạnh mẽ trong các ngành: thuốc lá, hóa chất… và trở thành một công

cụ quản lý hữu hiệu Kế toán chi phí càng trở nên quan trọng hơn cùng với quá trìnhphát triển kinh tế và giao thương ngày một mở rộng trên thế giới Tuy nhiên, nhucầu quản lý ngày càng đòi hỏi phải có những công cụ quản lý hiệu quả hơn, từ đóthúc đẩy sự đổi mới của kế toán chi phí KTQT ra đời từ nền tảng là kế toán chi phítruyền thống, cộng với những thay đổi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu quản lý.Sang đầu thế kỷ 20, các doanh nghiệp phát triển mạnh cả về phạm vi và quy

mô hoạt động, điều này đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trị phải kiểm soát và đánhgiá được hoạt động của doanh nghiệp mình Trong giai đoạn này, các doanh nghiệp

áp dụng nguyên tắc “phân quyền trách nhiệm để kiểm soát tập trung”, thay đổi cấutrúc công ty công ty từ mô hình tập trung sang mô hình quản trị phân quyền, chuyểnhoạt động xuống các đơn vị con và đơn vị trung tâm nắm quyền kiểm soát chung.Điều này tạo điều kiện cho các nhà quản trị phát huy hết năng lực và chủ động sángtạo trong điều kiện trực tiếp tiếp cận với thông tin do KTQT cung cấp để đưa ra cácquyết định phù hợp và kịp thời

Vào trước những năm 1950, KTQT chủ yếu quan tâm vào việc xác định chiphí và kiểm soát tài chính, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật dự toán và kế toánchi phí

Khoảng thời gian từ năm 1960 đến năm 1995, KTQT có vai trò không chỉ hỗtrợ cho nhà quản trị mà đã trở thành hoạt động không thể tách rời trong quá trìnhquản trị doanh nghiệp, KTQT tập trung quan tâm vào việc làm giảm hao phí nguồn

Trang 17

lực sử dụng trong các quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật phân tích quá trình và quản lý chi phí.

Từ năm 1995 đến nay, KTQT chuyển qua quan tâm vào việc tạo giá trị bằngcách sử dụng hiệu quả các nguồn lực, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật đánh giácác yếu tố tạo nên giá trị cho khách hàng, giá trị cho cổ đông và sự thay đổi cho tổchức

Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, KTQT đãkhông ngừng hoàn thiện, phát triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việccung cấp thông tin hỗ trợ các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định và trở thànhmột bộ phận không thể thiếu trong quá trình quản lý hiện nay

Ở Châu Á, KTQT phát triển nhanh ở các nước Trung Quốc, Singapore, TháiLan, … đặc biệt là Nhật Bản Cùng với sự phát triển của các trường phái quản trịtheo kiểu Nhật Bản, KTQT cũng được hình thành để phục vụ cho nhu cầu thông tincủa nhà quản trị doanh nghiệp Các phương pháp KTQT theo kiểu Nhật Bản đượcnói nhiều đến là Target costing và Kaizen costing

Ở Việt Nam, KTQT đã được thừa nhận và công bố trong Luật kế toán đượcQuốc hội thông qua ngày 17/06/2003 Đến tháng 01/2006 Bộ Tài chính chính thứcban hành Thông tư 53/2006/TT-BTC khá đầy đủ và chi tiết về nội dung và công tác

tổ chức thực hiện KTQT cũng như phương pháp thực hiện KTQT phù hợp với điềukiện cụ thể của doanh nghiệp Việt Nam

Trang 18

Theo Hiệp hội kế toán viên quản trị Hoa Kỳ trích trong Đoàn Ngọc Quế vàcộng sự (2013): “KTQT là quá trình nhận diện, đo lường, tổng hợp, phân tích, soạnthảo, diễn giải và truyền đạt thông tin được nhà quản trị sử dụng để lập kế hoạch,đánh giá và kiểm tra trong nội bộ tổ chức và để đảm bảo việc sử dụng hợp lý và cótrách nhiệm đối với các nguồn lực của tổ chức đó”.

Theo nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Robert S.Kaplan, Ella MaeMatsumura, S.Mark Young, “KTQT là một quy trình cải tiến không ngừng việchoạch định, thiết kế, đo lường hệ thống thông tin tài chính, thông tin phi tài chínhtrong hoạt động của doanh nghiệp để hướng dẫn, thúc đẩy hành động, hành vi quảntrị và điều kiện hoạt động của doanh nghiệp tạo nên giá trị văn hóa kinh doanh cầnthiết nhằm đạt chiến lược, chiến thuật và mục tiêu”

Theo Khoản 3, Điều 4 của Luật Kế toán Việt Nam được Quốc hội khóa 11thông qua ngày 17/06/2003: “KTQT là việc thu thập, xử lý, tổng hợp và cung cấpthông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chínhtrong nội bộ đơn vị kế toán”

Như vậy, có khá nhiều khái niệm khác nhau về kế toán quản trị nhưng có thểrút ra được những điểm chung về kế toán quản trị từ các khái niệm trên như sau:

- Là quá trình thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin (bao gồmthông tin tài chính và phi tài chính)

- Giúp các nhà quản trị hoạch định, đánh giá, kiểm soát hoạt động bên trong

Từ những khái niệm về KTQT cho thấy vai trò của KTQT tương ứng với từng chứcnăng của nhà quản trị (Đoàn Ngọc Quế và cộng sự, 2013):

Trang 19

- Cung cấp thông tin cho quá trình xây dựng kế hoạch: việc lập kế hoạch trongmột doanh nghiệp liên quan đến hai vấn đề: xác định mục tiêu của tổ chức và xâydựng những phương thức để đạt được mục tiêu đó Kế hoạch mà nhà quản trị phảilập thường thể hiện dưới hình thức dự toán tiền, dự toán sản xuất, dự toán tiêu thụ,

dự toán kết quả hoạt động kinh doanh,… Dự toán ngân sách trong KTQT sẽ là mộtcông cụ để kế toán viên giúp ban quản trị trong quá trình lập kế hoạch và kiểm soátviệc thực hiện kế hoạch Từ đó nhà quản trị định hướng hoạt động sản xuất kinhdoanh của từng bộ phận, của doanh nghiệp trong từng thời kỳ để khai thác có hiệuquả các nguồn lực kinh tế, kiểm soát và ngăn ngừa những rủi ro trong tương lai củatừng bộ phận trong doanh nghiệp

- Cung cấp thông tin cho quá trình tổ chức thực hiện: với chức năng này, nhàquản trị phải biết cách liên kết tốt nhất giữa tổ chức con người và các nguồn lực sẵn

có của doanh nghiệp lại với nhau để các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp được thựchiện tốt nhất KTQT sẽ cung cấp thông tin cho các tình huống khác nhau của cácphương án khác nhau để nhà quản trị xem xét đề ra quyết định đúng đắn nhất trongquá trình tổ chức, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với các mụctiêu chung

- Cung cấp thông tin cho quá trình kiểm tra, đánh giá: sau khi thực hiện kếhoạch thì bước tiếp theo là kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện đó Phương phápthường được sử dụng là phương pháp so sánh, tất cả số liệu thực hiện được tiếnhành so sánh với số liệu kế hoạch nhằm tìm ra chênh lệch giữa kết quả đạt được sovới mục tiêu đã đề ra Từ đó quy trách nhiệm cho các bộ phận có liên quan đề đề ragiải pháp điều chỉnh và đánh giá đúng đắn được tình hình hoạt động trong doanhnghiệp

- Cung cấp thông tin cho quá trình ra quyết định: KTQT phục vụ chức năng raquyết định là thu thập, xử lý và cung cấp thông tin liên quan đến các phương ánkinh doanh nhằm giúp nhà quản trị lựa chọn được phương án tối ưu

Vai trò của KTQT được thể hiện khác nhau ở mỗi cấp độ quản trị trong tổchức:

Trang 20

- Ở cấp độ quản trị cấp cơ sở: KTQT cung cấp thông tin phục vụ cho nhà quảntrị cấp cơ sở kiểm soát và cải tiến hoạt động tại bộ phận do họ quản lý.

- Ở cấp độ quản lý trung gian: KTQT cung cấp thông tin cho nhà quản trị cấptrung gian giám sát và đưa ra các quyết định về nguồn lực nguyên vật liệu, vốn đầu

tư, sản phẩm, dịch vụ và khách hàng …

- Ở cấp độ quản trị cấp cao: KTQT cung cấp thông tin đã được tổng hợp từ cácnghiệp vụ, sự kiện đã xảy ra theo từng người điều hành, từng khách hàng và từng bộphận phục vụ cho nhà quản trị cấp cao để hỗ trợ cho họ đưa ra các quyết định trongngắn hạn và dài hạn

1.2 Nội dung cơ bản của kế toán quản trị

1.2.1 Dự toán ngân sách

1.2.1.1 Khái niệm và ý nghĩa của dự toán

“Dự toán là quá trình tính toán chi tiết cho kỳ tới, nhằm huy động và sử dụngcác nguồn lực theo các mục tiêu kế hoạch đề ra trong từng thời kỳ cụ thể” (PhạmVăn Dược, Trần Văn Tùng, 2011, trang 153)

Dự toán là những tính toán, dự kiến, phối hợp một cách chi tiết, tỉ mỉ và toàndiện nguồn lực, cách thức huy động và sử dụng nguồn lực để thực hiện một khốilượng công việc nhất định trong một khoảng thời gian nhất định được biểu hiệnbằng một hệ thống các chỉ tiêu về số lượng và giá trị Mục đích của việc lập dự toánngân sách là giúp nhà quản lý thực hiện chức năng hoạch định và kiểm tra Dự toánngân sách là một hệ thống bao gồm nhiều dự toán như: dự toán chi phí nguyên vậtliệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung,

dự toán chi phí bán hàng, dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp, dự toán giá vốnhàng bán, dự toán tiền, dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, dự toán bảngcân đối kế toán Dự toán là cơ sở để đánh giá thành quả hoạt động của từng bộphận, của mỗi cá nhân phụ trách từng bộ phận, từ đó xác định trách nhiệm của từng

bộ phận nhằm phục vụ tốt cho quá trình hoạch định và kiểm soát

Theo Huỳnh Lợi (2012), dự toán có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quảntrị doanh nghiệp Điều này được thể hiện qua những vấn đề cơ bản sau:

Trang 21

- Dự toán là cơ sở để triển khai hoạt động, giám sát hoạt động và đánh giá chấtlượng quản lý tại doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định.

- Dự toán giúp doanh nghiệp phối hợp sử dụng khai thác tốt hơn các nguồnlực, các hoạt động, các bộ phận để đảm bảo hơn cho mục tiêu của doanh nghiệp

- Dự toán còn là cơ sở giúp doanh nghiệp phát hiện, ngăn ngừa, hạn chế nhữngrủi ro trong hoạt động

- Ngoài ra, dự toán còn là cơ sở để xây dựng và đánh giá trách nhiệm quản lýcủa các nhà quản trị

1.2.1.2 Phân loại dự toán

Phân loại theo thời gian: theo tiêu thức phân loại này thì dự toán bao gồm:

dự toán dài hạn và dự toán ngắn hạn

- Dự toán dài hạn (còn được gọi là dự toán vốn): dự toán này được lập liênquan đến nguồn tài chính cho đầu tư, mua sắm tài sản dài hạn, loại tài sản được sửdụng vào hoạt động kinh doanh nhiều năm

- Dự toán ngắn hạn (còn được gọi là dự toán hoạt động): là dự toán được lậpcho kỳ kế hoạch là một năm và được chia ra từng thời kỳ ngắn hơn là từng quý,từng tháng Dự toán này thường liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp như mua hàng, bán hàng, sản xuất, thu, chi,…

Phân loại theo phương pháp lập: theo tiêu thức phân loại này, dự toán được

chia thành hai loại là dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt:

- Dự toán linh hoạt: là dự toán về doanh thu, chi phí cho một kỳ kinh doanhtheo các mức độ hoạt động khác nhau Dự toán linh hoạt được lập theo mối quan hệvới quá trình hoạt động, giúp xác định ngân sách dự kiến tương ứng ở từng mức độ

và phạm vi hoạt động khác nhau Dự toán linh hoạt được lập trước khi tiến hành sảnxuất kinh doanh được xem là công cụ hoạch định và dự toán linh hoạt được lập khikết thúc một kỳ kinh doanh thì được xem là công cụ kiểm soát Thông thường dựtoán linh hoạt được lập ở 3 mức độ hoạt động: mức độ hoạt động thấp nhất, mức độhoạt động cao nhất và mức độ hoạt động trung bình

Trang 22

Nhà quản trị cấp cơ sởNhà quản trị cấp cơ sở Nhà quản trị cấp cơ sởNhà quản trị cấp cơ sở

kỳ dự toán, do đó không có ý nghĩa cao trong kiểm soát nếu các doanh nghiệp thayđổi quy mô hoạt động trong kỳ do điều kiện hoặc môi trường kinh doanh biến động(Huỳnh Lợi, 2012)

1.2.1.3 Mô hình lập dự toán

Tùy theo đặc điểm, quy mô của từng loại hình doanh nghiệp mà tiến hành lựachọn mô hình lập dự toán phù hợp để xây dựng dự toán đáp ứng các mục tiêu củadoanh nghiệp Theo Phạm Ngọc Toàn (2010), có ba mô hình lập dự toán:

Mô hình 1 – Mô hình thông tin từ trên xuống: theo mô hình này, các chỉ tiêu

dự toán được định ra từ ban quản lý cấp cao nhất của doanh nghiệp và truyền đạtcho các quản lý cấp trung gian, trên cơ sở đó cấp quản lý trung gian truyền đạt chocác đơn vị cấp cơ sở Mô hình này mang tính chất áp đặt từ quản lý cấp trên xuống,đòi hỏi nhà quản lý cấp cao phải có tầm nhìn tổng quát, toàn diện và chi tiết về mọihoạt động của đơn vị, thích hợp cho doanh nghiệp có quy mô nhỏ, ít có sự phân cấp

về quản lý

Hình 1.1: Mô hình thông tin từ trên xuống

Mô hình 2: Mô hình thông tin phản hồi: theo mô hình này việc lập dự toán

theo trình tự sau:

Trang 23

Nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp cơ sở Nhà quản trị cấp cơ sở Nhà quản trị cấp cơ sở Nhà quản trị cấp cơ sở

- Các chỉ tiêu dự toán được ước tính từ ban quản lý cấp cao nhất của doanhnghiệp mang tính dự thảo, được phân bổ xuống các đơn vị trung gian Trên cơ sở đó

cấp trung gian phân bổ cho các đơn vị cấp cơ sở

- Cấp quản lý cơ sở căn cứ vào chỉ tiêu dự thảo, căn cứ vào khả năng, điềukiện của mình xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện được và bảo vệ trước

bộ phận quản lý cấp cao hơn

- Bộ phận quản lý cấp trung gian, trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ

bộ phận cấp cơ sở, kết hợp với một tầm nhìn tổng quát và toàn diện hơn về hoạt

động của các bộ phận cấp cơ sở để xác định các chỉ tiêu dự toán có thể thực hiện ở

bộ phận mình và bảo vệ trước bộ phận quản lý cấp cao hơn

- Bộ phận quản lý cấp cao, trên cơ sở tổng hợp các chỉ tiêu dự toán từ cấptrung gian, kết hợp với tầm nhìn toàn diện về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp

và hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp, quản lý cấp cao quyết định chỉ tiêu

dự toán chính thức cho cấp trung gian, trên cơ sở đó cấp trung gian giao chỉ tiêu dự

toán chính thức cho cấp cơ sở

Hình 1.2: Mô hình thông tin phản hồi

Mô hình 3 – Mô hình thông tin từ dưới lên: theo mô hình này, dự toán được

lập từ cấp thấp nhất đến quản lý cấp cao nhất Bộ phận quản lý cấp cơ sở dựa vào

năng lực thực tế của doanh nghiệp lập dự toán và trình lên cấp trung gian Cấp trung

gian tổng hợp các chỉ tiêu từ cấp cơ sở và trình lên quản lý cấp cao Quản lý cấp cao

tổng hợp các chỉ tiêu dự toán của cấp trung gian kết hợp với năng lực hoạt động của

Trang 24

Nhà quản trị cấp cao

doanh nghiệp sẽ quyết định các chỉ tiêu dự toán chính thức cho cấp trung gian, trên

cở sở đó cấp trung gian quyết định chỉ tiêu dự toán cho cấp cơ sở

Nhà quản trị

cấp cơ sở

Nhà quản trịcấp cơ sở Nhà quản trịcấp cơ sở Nhà quản trịcấp cơ sở

Hình 1.3: Mô hình thông tin từ dưới lên

1.2.1.4 Các loại dự toán ngân sách

a Mối quan hệ giữa các dự toán bộ phận:

Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2015), dự toán ngân sách toàn doanhnghiệp bao gồm hệ thống các dự toán: dự toán tiêu thụ sản phẩm, dự toán sản xuất,

dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phí nhân công trực tiếp, dựtoán chi phí sản xuất chung, dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ, dự toán chi phíbán hàng và quản lý doanh nghiệp, dự toán tiền, dự toán kết quả hoạt động kinhdoanh, bảng cân đối kế toán dự toán

Dự toán tiêu thụ sản phẩm là quan trọng nhất, nó chi phối toàn bộ các dự toánkhác Công việc đầu tiên của quá trình lập dự toán là lập dự toán tiêu thụ sản phẩm

Dự toán này cho thấy doanh thu dự kiến trong kỳ dự toán Khi dự toán tiêu thụ sảnphẩm được lập một cách cẩn thận và phù hợp với tình hình hoạt động của doanhnghiệp, nó sẽ là chìa khóa cho toàn bộ quá trình lập dự toán

Sau khi lập dự toán tiêu thụ sản phẩm, nó quyết định khối lượng sản phẩm cầnsản xuất để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ Tiếp theo, dự toán sản xuất sẽ được lậplàm cơ sở cho việc lập dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân côngtrực tiếp và chi phí sản xuất chung Các dự toán này sẽ tác động đến việc lập dựtoán tiền Dự toán tiêu thụ sản phẩm cũng chi phối dự toán chi phí bán hàng và chi

Trang 25

Dự toán sản xuất

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếpDự toán chi phí nhân công trực tiếp

Dự toán tiền

Bảng cân đối kế toán dự toán

Dự toán chi phí sản xuất chung

Dự toán tiền bị chi phối bởi dự toán tiêu thụ sản phẩm, vì việc tiêu thụ sản

phẩm tạo ra dòng tiền để đáp ứng cho việc chi tiêu Các dự toán về chi phí đặt ra

nhu cầu về tiền trong kỳ, nó tác động đến dự toán tiền Ngược lại, các dự toán đó lại

chịu ảnh hưởng bởi dự toán tiền, bởi khả năng về lượng tiền hiện có đủ thỏa mãn

cho các nhu cầu chi tiêu dự kiến

Kết quả cuối cùng sau một thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh là tình hình

lợi nhuận, tình hình tài sản được phản ánh trên dự toán kết quả hoạt động kinh

doanh và bảng cân đối kế toán dự toán

Hình 1.4 Mối quan hệ giữa các dự toán bộ phận trong hệ thống dự toán ngân

sách

Trang 26

b Các loại dự toán ngân sách:

Dự toán tiêu thụ sản phẩm:

- Đây là dự toán được lập đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các loại dự toáncòn lại Dự toán tiêu thụ phải được lập một cách chính xác, phù hợp với khả năng,điều kiện của doanh nghiệp Dự toán tiêu thụ thường bao gồm 2 bộ phận chính là dựtoán doanh thu và dự toán thu tiền

- Cơ sở lập dự toán: dựa trên chỉ tiêu lượng tiêu thụ với giá bán dự kiến.KTQT căn cứ vào tình hình tiêu thụ các kỳ kế toán trước, chu kỳ sản xuất kinhdoanh và tiêu thụ sản phẩm, chính sách giá cả sản phẩm, thu nhập của người tiêudùng,…

Bảng dự toán tiêu thụ sản phẩm (xem phụ lục 1)

Dự toán sản xuất:

- Xác định khối lượng sản phẩm sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, đồng thờiphải đảm bảo mức tồn kho sản phẩm tối thiểu cần thiết đảm bảo cho quá trình tiêuthụ liên tục

- Cơ sở lập dự toán: căn cứ trên dự toán tiêu thụ và dự toán tồn kho tiến hànhlập dự toán sản xuất

Bảng dự toán sản xuất (xem phụ lục 1)

Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Dựa vào nhu cầu sản xuất trong kỳ để tính nhu cầu nguyên vật liệu kế hoạch.Nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp kế hoạch phải thỏa mãn nhu cầu nguyên vật liệutrực tiếp đáp ứng mức sản xuất dự toán và nhu cầu nguyên liệu trực tiếp dự trữ

- Cơ sở lập dự toán: căn cứ vào dự toán sản xuất và định mức chi phí nguyênvật liệu trực tiếp

+ Định mức lượng nguyên vật liệu trực tiếp phản ánh số lượng nguyên vật liệutrực tiếp đầu vào để đảm bảo cho sản xuất một đơn vị sản phẩm đầu ra bao gồm: sốlượng nguyên vật liệu cho nhu cầu sản xuất cơ bản, số lượng nguyên vật liệu haohụt cho phép trong sản xuất, số lượng nguyên vật liệu hư hỏng cho phép trong sảnxuất

Trang 27

+ Định mức giá nguyên vật liệu trực tiếp do bộ phận thu mua ước tính căn cứvào những thông tin về các hợp đồng thu mua, các quá trình thương lượng giá vớicác nhà cung cấp thường xuyên, dự báo về tình hình biến động giá ở trên thị trường,các hình thức chiết khấu mua hàng, các chi phí liên quan đến quá trình thu mua vànhập kho nguyên vật liệu.

Đồng thời phải dự kiến thanh toán cho nhà cung cấp, lịch thanh toán dự kiếnphản ánh các dòng tiền chi theo thời gian, là căn cứ để lập dự toán tiền mặt

Bảng dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (xem phụ lục 1)

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp:

- Nhu cầu lao động trực tiếp phải được tính toán sao cho đáp ứng đúng và đủđối với nhu cầu sản xuất Dự toán chi phí nhân công trực tiếp giúp doanh nghiệpchủ động về lao động, không bị tình trạng thừa hay thiếu lao động, đồng thời sửdụng lao động một cách hiệu quả nhất

- Cơ sở lập dự toán: căn cứ trên nhu cầu sản xuất và định mức thời gian haophí về lao động trực tiếp Sau khi xác định nhu cầu lao động trực tiếp, căn cứ trênđịnh mức giá thời gian lao động để lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp

+ Định mức lượng thời gian phản ánh lượng thời gian bình quân (giờ, phút) đểsản xuất một đơn vị sản phẩm đầu ra hoặc một công đoạn sản xuất sản phẩm như:thời gian cho nhu cầu sản xuất cơ bản (thời gian hữu ích), thời gian vô công trongsản xuất, thời gian ngừng nghỉ hợp lý của người lao động

+ Định mức giá cho đơn vị thời gian phản ánh chi phí nhân công của một đơn

vị thời gian (giờ, phút), bao gồm: tiền lương cơ bản của một đơn vị thời gian, tiềnlương phụ, các khoản phụ cấp lương, các khoản trích về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm

y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn theo tỷ lệ quy định trên tiền lương.Bảng dự toán chi phí nhân công trực tiếp (xem phụ lục 1)

Dự toán chi phí sản xuất chung:

- Dự toán này được lập để xác định chi phí sản xuất chung phân bổ cho sảnphẩm sản xuất trong kỳ Khi lập dự toán chi phí sản xuất chung phải tính chi phí sảnxuất chung bằng tiền mặt, đây sẽ là căn cứ để lập dự toán tiền mặt

Trang 28

- Cơ sở lập dự toán: căn cứ vào 2 yếu tố là biến phí và định phí sản xuấtchung, căn cứ trên đơn giá phân bổ kế hoạch chi phí sản xuất chung và mức hoạtđộng kế hoạch.

Bảng dự toán chi phí sản xuất chung (xem phụ lục 1)

Dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ:

- Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ để xác định giá trị thành phẩm tồn khocuối kỳ

- Cơ sở lập dự toán: dựa vào khối lượng thành phẩm tồn kho cuối kỳ và chiphí sản xuất của 1 sản phẩm để xác định thành phẩm tồn kho cuối kỳ

Bảng dự toán tồn kho thành phẩm cuối kỳ (xem phụ lục 1)

+ Dự toán định phí bán hàng: được lập tương tự như định phí sản xuất chung

Dự toán định phí bán hàng chính là tổng hợp dự toán định phí bắt buộc vàđịnh phí quản trị cần thiết cho kỳ bán hàng

Đồng thời, cần tính dòng tiền chi ra cho việc bán hàng, được tính bằng cáchlấy dự toán chi phí bán hàng trừ đi các khoản chi phí bán hàng không phải bằng tiềnmặt

Bảng Dự toán chi phí bán hàng (xem phụ lục 1)

Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp:

- Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp được lập để xác định chi phí quản lýdoanh nghiệp dự kiến phát sinh trong kỳ kế hoạch, xác định số tiền mặt chi ra choviệc quản lý doanh nghiệp

Trang 29

- Cơ sở lập dự toán: dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm dự toánbiến phí quản lý doanh nghiệp và dự toán định phí quản lý doanh nghiệp.

+ Dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp: chi phí quản lý doanh nghiệp lànhững chi phí mang tính chất tổ chức, quản lý phát sinh liên quan đến phạm vị toàndoanh nghiệp Do đó, dự toán biến phí quản lý doanh nghiệp thường sử dụngphương pháp thống kê kinh nghiệm vể tỷ lệ biến phí quản lý doanh nghiệp trên mộttiêu chuẩn đo lường mức độ hoạt động chung của doanh nghiệp qua các thời kỳ.+ Dự toán định phí quản lý doanh nghiệp: được lập tương tự như dự toán địnhphí sản xuất chung

Bảng dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp (xem phụ lục 1)

Dự toán tiền:

- Đây là bảng tổng hợp tiền thu vào, chi ra liên quan đến các hoạt động củadoanh nghiệp trong từng kỳ kế toán Trên cơ sở cân đối thu, chi tiền cho từng hoạtđộng đồng thời đảm bảo mức tiền mặt tồn quỹ cần thiết, doanh nghiệp sẽ có kếhoạch sử dụng vốn bằng tiền dư thừa hoặc thông qua vay mượn, phát hành tráiphiếu,… để bù đắp lượng tiền thiếu hụt trong quá trình hoạt động

- Cơ sở lập dự toán: căn cứ vào:

+ Phần khả năng tiền mặt phản ánh dòng tiền có được trong kỳ, bao gồm sốtiền tồn đầu kỳ và dòng tiền thu vào trong kỳ

+ Phần chi tiêu phản ánh dòng tiền chi ra trong kỳ, bao gồm chi trả nợ cho nhàcung cấp, trả lương công nhân trực tiếp, chi liên quan đến chi phí sản xuất chung,chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi nộp thuế, trả lãi vay,…

+ Phần cân đối thu chi được xác định bằng khả năng tiền mặt trừ nhu cầu chitiêu Nếu cân đối thu chi sau khi đảm bảo mức dự trữ tiền mặt cần thiết, có thể sửdụng số tiền này để trả nợ vay trước hạn, hoặc đầu tư tài chính ngắn hạn,… nếuthiếu hụt thì vay mượn

+ Phần tài chính phản ánh số tiền vay, trả nợ vay, kể cả lãi ở từng kỳ kế toán Bảng dự toán tiền mặt (xem phụ lục 1)

Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Trang 30

- Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh kết quả và hiệu quả hoạt độngtrong một kỳ kế toán Đây là tài liệu phản ánh lợi nhận ước tính thu được trong kỳ

kế hoạch, có tác dụng làm căn cứ so sánh, đánh giá quá trình thực hiện sau này củadoanh nghiệp

- Cơ sở lập dự toán: căn cứ vào doanh thu, chi phí trong kỳ dự toán Dự toánnày được lập theo 2 phương pháp:

+ Phương pháp toàn bộ: để tính lợi nhuận sau thuế

+ Phương pháp trực tiếp: để ứng xử, đánh giá và phân tích

cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí và kết quả hoạt động kinh doanh vào cuối

kỳ dự toán nếu mọi việc diễn ra đúng dự kiến

Bảng dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (xem phụ lục 1)

Bảng cân đối kế toán dự toán:

- Dự toán bảng cân đối kế toán trình bày các số dư cuối kỳ của tài sản, nợ phảitrả, công nợ, vốn chủ sở hữu, giả định hoạt động xảy ra đúng kế hoạch

- Cơ sở lập dự toán: căn cứ vào bảng cân đối kế toán năm trước và các bảng

dự toán được lập ở trên

Bảng bảng cân đối kế toán dự toán (xem phụ lục 1)

1.2.2 Hệ thống kế toán chi phí và phân tích biến động chi phí sản xuất kinh

doanh

1.2.2.1 Phân loại chi phí

Việc nhận diện, phân loại chi phí là vấn đề mấu chốt trong việc kiểm soát chiphí, sử dụng chi phí có hiệu quả, cải thiện lợi nhuận cho công ty Tùy theo các tiêuthức khác nhau mà chi phí được phân chia thành những loại khác nhau Theo ĐoànNgọc Quế và cộng sự (2013), chi phí thường có những cách phân loại sau đây:

Phục vụ cho kế toán tài chính, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:

Theo nội dung kinh tế, chi phí được chia thành hai loại:

- Chi phí sản xuất: là những chi phí gắn liền với quá trình sản xuất ra sản phẩmhay là những khoản chi phí gằn liền với quá trình mua hàng hóa về để bán và nó chỉ

Trang 31

được thu hồi khi sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ Khi sản phẩm hàng hóa chưađược tiêu thụ thì những khoản chi phí này nằm trong các sản phẩm hàng hóa tồnkho của doanh nghiệp Bao gồm các loại chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.

- Chi phí ngoài sản xuất: là những khoản chi phí không làm tăng giá trị sảnphẩm sản xuất nhưng cần thiết để hoàn thành quá trình sản xuất, kinh doanh Baogồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Theo mối quan hệ giữa chi phí với các khoản mục trên báo cáo tài chính, chi phí được chia ra:

- Chi phí thời kỳ: là những khoản chi phí trong kỳ hạch toán, có ảnh hưởngtrực tiếp đến lợi nhuận của kỳ mà chúng phát sinh Chi phí thời kỳ hoàn toàn biệtlập với quá trình sản xuất sản phẩm và hàng hóa mua vào Bao gồm các loại chi phí:chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp

- Chi phí sản phẩm: là những chi phí gắn liền với giá trị của các loại sản phẩmđược sản xuất ra hay mua vào Đây là các loại tài sản của doanh nghiệp, khi doanhnghiệp bán những tài sản này thì các chi phí sản phẩm gắn liền với giá trị của tài sảnmới được trừ ra khỏi doanh thu để tính lãi dưới chỉ tiêu “giá vốn hàng bán”

Phục vụ cho KTQT, chi phí sản xuất, kinh doanh được phân loại theo các tiêu thức sau:

Theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (mô hình ứng xử chi phí):

- Biến phí: là những chi phí nếu xét về tổng số sẽ thay đổi tỷ lệ thuận với mức

độ hoạt động, ngược lại, nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì biến phí làmột hằng số (Mức độ hoạt động có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số lượngsản phẩm tiêu thụ, số giờ máy vận hành,…) Có hai loại biến phí: biến phí thực thụ

và biến phí cấp bậc

+ Biến phí thực thụ (tỷ lệ): là những khoản chi phí có quan hệ tỷ lệ thuận trựctiếp với sự biến động của mức độ hoạt động cơ bản như chi phí nguyên vật liệu trựctiếp, chi phí nhân công trực tiếp,…

Trang 32

+ Biến phí cấp bậc: là những khoản chi phí thay đổi khi mức độ hoạt động đạtđến một giới hạn, phạm vi nhất định như chi phí bảo trì, nhân công gián tiếp,…

- Định phí: là những chi phí mà xét về tổng số ít thay đổi hoặc không thay đổitheo mức độ hoạt động nhưng nếu xét trên một đơn vị mức độ hoạt động thì tỷ lệnghịch với mức độ hoạt động Có hai loại định phí: định phí bắt buộc và định phíkhông bắt buộc

+ Định phí bắt buộc: là định phí không thể thay đổi một cách nhanh chóng vàchúng thường liên quan đến tài sản cố định và cấu trúc cơ bản của doanh nghiệpnhư chi phí khấu hao tài sản cố định,…

+ Định phí không bắt buộc: là định phí có thể thay đổi một cách nhanh chóngbằng hành động quản trị Các nhà quản trị có thể quyết định các chi phí này về mức

độ và số lượng trong các quyết định hàng năm của doanh nghiệp như chi phí quảngcáo, chi phí nghiên cứu,…

- Chi phí hỗn hợp: là những chi phí bao gồm cả biến phí và định phí Ở mộtmức độ hoạt động nào đó, chi phí hỗn hợp là định phí, thể hiện đặc điểm của địnhphí; ở một mức độ hoạt động khác, nó có thể bao gồm cả định phí, biến phí, mangđặc điểm của định phí và biến phí Để xác định các thành phần biến phí và định phítrong chi phí hỗn hợp theo từng phạm vi hoạt động, có thể sử dụng các phươngpháp:

+ Phương pháp cực đại – cực tiểu

- Chi phí gián tiếp: là những chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượngchi phí như chi phí nguyên vật liệu phụ, chi phí nhân công phụ, chi phí quảng

Trang 33

cáo,… Với loại chi phí này, nguyên nhân gây ra chi phí và đối tượng chịu chi phí rất khó nhận dạng.

- Chi phí kiểm soát được: là những chi phí mà nhà quản trị xác định đượcchính xác mức phát sinh của nó trong kỳ, đồng thời, nhà quản trị cũng có quyềnquyết định về sự phát sinh của nó

- Chi phí không kiểm soát được: là những chi phí mà nhà quản trị không thể

dự đoán chính xác mức phát sinh của nó trong kỳ và sự phát sinh của nó vượt quátầm kiểm soát, quyết định của nhà quản trị

Theo yêu cầu sử dụng chi phí trong việc lựa chọn dự án đầu tư, chi phí của một dự án được phân loại như sau:

- Chi phí chênh lệch: là những chi phí khác biệt về chủng loại và mức chi phígiữa các phương án sản xuất kinh doanh Chi phí này xuất hiện với mức phí khácnhau hoặc chỉ xuất hiện trong phương án sản xuất kinh doanh này mà không xuấthiện trong phương án sản xuất kinh doanh khác

- Chi phí cơ hội: là một nguồn thu nhập tiềm tàng bị mất đi hay phải hy sinh

để lựa chọn, thực hiện một phương án này thay vì chọn phương án khác Chi phí cơhội không xuất hiện trên tài liệu chi phí ở phạm vi chi phí của kế toán tài chính

- Chi phí chìm: là những chi phí đã phát sinh và luôn luôn xuất hiện trong tất

cả các quyết định của nhà quản trị hoặc trong các phương án sản xuất kinh doanhkhác nhau Chi phí chìm không phải là định phí mà nó là chi phí mà nhà quản trịphải chấp nhận trong các quyết định khác nhau

1.2.2.2 Các mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Theo Huỳnh Lợi (2012), có ba mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường gặp sau đây:

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí thực tế:

Mục tiêu của mô hình kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theochi phí thực tế gắn liền với quy trình tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất thực tế đểtính giá thành thực tế sản phẩm Theo mô hình này tất cả các khoản mục chi phíphát sinh trong khâu sản xuất sản phẩm như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi

Trang 34

phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung được tập hợp và phản ánh chủ yếutheo chi phí thực tế phát sinh Cuối kỳ, khi có nhu cầu thông tin giá thành, tiến hànhphân bổ chi phí sản xuất thực tế để tính giá thành thực tế từng sản phẩm ở từngcông đoạn, quy trình hay đơn đặt hàng.

Mô hình này rất phù hợp với thông tin theo yêu cầu của kế toán, nguyên tắc kếtoán, chuẩn mực kế toán chung khi lập và trình bày báo cáo tài chính Tuy nhiên,trong giai đoạn hiện nay, môi trường sản xuất kinh doanh, công nghệ sản xuất thayđổi nhanh chóng, thông tin về giá thành sản phẩm theo phương pháp này khôngcung cấp kịp thời cho yêu cầu quản lý, quyết định quản trị điều hành và định hướngsản xuất, định hướng chi phí trong kỳ Do đó, cần phải cải tiến về kỹ thuật xử lýthông tin, chi phí, giá thành để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thông tin phục vụ cho nhàquản trị chi phí

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí thực tế

kết hợp với chi phí dự toán:

Theo mô hình này chi phí phát sinh trong khâu sản xuất được tập hợp cho từngđối tượng theo chi phí thực tế phát sinh Sau đó dựa vào kết quả sản xuất đầu ra đểtính giá thành đơn vị sản phẩm và dựa vào giá thành đơn vị sản phẩm để tính giá trịsản phẩm dở dang thành phẩm

Chi phí sản xuất chung ước tính phân bổ, các khoản mục chi phí còn lại đềuđược tính theo chi phí thực tế

Tiến hành xử lý chênh lệch chi phí sản xuất chung, do tập hợp theo chi phíthực tế nhưng phân bổ theo ước tính

Sử dụng “báo cáo sản xuất” vừa giúp nhà quản lý kiểm soát chi phí vừa đánhgiá hoạt động của từng phân xưởng

Thông tin về giá thành theo mô hình này có thể tính được ở bất kỳ thời điểmnào, giải quyết được tốc độ thông tin chi phí, giá thành trong kỳ để phục vụ cho việcđiều hành sản xuất và các quyết định quản trị chi phí, giá thành

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chi phí định

mức:

Trang 35

Theo mô hình này, dữ liệu thực tế sẽ được thay thế bởi dữ liệu định mức Kếtoán ghi chép riêng biệt các chi phí thực tế và chi phí định mức, cuối kỳ tiến hành sosánh, xử lý các khoản chênh lệch thừa thiếu giữa chi phí thực tế với chi phí địnhmức để tìm nguyên nhân và đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời.

Với mô hình này, chi phí sẽ tăng do việc cài đặt và duy trì hệ thống kế toán,nhưng sẽ tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp bằng cách giúp doanh nghiệp giảmđược các lãng phí và nâng cao hiệu quả Mô hình này cũng đáp ứng được tốc độthông tin giá thành, thông tin biến động về chi phí sản xuất

1.2.2.5 Phân tích biến động chi phí

Chi phí định mức là tiêu chuẩn để đo lường thành quả kiểm soát chi phí.Trong doanh nghiệp, định mức được lập cho cả giá và lượng của các yếu tố đầu vàocần thiết để sản xuất sản phẩm

Khi so sánh chi phí thực tế với chi phí định mức ta có được những chênh lệchgọi là biến động Các biến động này được tính toán và báo cáo cho nhà quản trị cả

về yếu tố giá và lượng của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trựctiếp và chi phí sản xuất chung

Biến phí sản xuất: biến phí nguyên vật liệu trực tiếp, biến phí nhân công trựctiếp và biến phí sản xuất chung Tất cả những loại biến phí này đều bị ảnh hưởngbởi hai yếu tố giá và lượng

Phân tích biến động chi phí sản xuất chung: là loại chi phí phức tạp trong việclập dự toán và phân tích:

- Chi phí sản xuất chung là chi phí gián tiếp được tính vào giá thành sản phẩmthông qua sự phân bổ theo một trong các tiêu thức như số giờ lao động trực tiếp, sốgiờ máy hay tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất,…

- Do chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều loại chi phí khác nhau (chi phíđiện, chi phí nước, chi phí khấu hao tài sản,…) nên không có mô hình duy nhất đểphân tích

- Trong chi phí sản xuất chung có cả biến phí và định phí nên phải có nhữngphương pháp phân tích khác nhau

Trang 36

- Biến phí sản xuất chung được phân tích theo mô hình chung với chi phínguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp; còn định phí sản xuất chungđược phân tích theo mô hình liên quan đến dự toán linh hoạt.

Để tiết kiệm chi phí, các nhà quản trị cần phải tiến hành phân tích biến độngcủa chi phí, xem các loại chi phí thực tế đã phát sinh tăng giảm như thế nào so với

dự toán, đồng thời tìm hiểu được nguyên nhân của sự tăng giảm đó để có thể đề ranhững giải pháp kịp thời Theo Huỳnh Lợi (2012), có thể đưa ra trình tự chung vềphân tích sự biến động của chi phí trong doanh nghiệp như sau:

Bước 1: Xác lập chỉ tiêu phân tích:

Xác định rõ nội dung chi phí cần phân tích và biểu diễn chi phí thành một biểuthức toán học trong mối liên hệ với nhiều nhân tố cần xem xét đánh giá

Bước 2: Xác định đối tượng phân tích:

Đối tượng phân tích là những biến động của chỉ tiêu cần phân tích, ở đâychính là chênh lệch của chỉ tiêu chi phí cần phân tích giữa thực tế so với dự toán

Bước 3: Tính toán mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh:

Tiến hành dùng các phương pháp kỹ thuật tính toán để lượng hóa mức độ ảnhhưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí sản xuất kinh doanh

Bước 4: Xác định nguyên nhân, xu hướng và giải pháp:

Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phítheo chiều hướng thuận lợi hay bất lợi, chỉ ra được nguyên nhân chủ quan và kháchquan tác động làm tiết kiệm hay lãng phí chi phí Đồng thời chỉ rõ được nhữngngười có trách nhiệm liên quan và đề ra các giải pháp thích hợp để quản lý chi phí

1.2.3 Kế toán trách nhiệm

Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận phụ thuộc cơ cấu tổ chức quản lý củamột tổ chức mà người quản lý ở đó có quyền và chịu trách nhiệm đối với kết quả tàichính của các hoạt động thuộc phạm vi quản lý của mình

Nội dung cơ bản của kế toán trung tâm trách nhiệm:

Trang 37

- Xác định các trung tâm trách nhiệm: để đánh giá trách nhiệm của các nhàquản lý các cấp, KTQT chia tổ chức doanh nghiệp thành bốn loại trung tâm tráchnhiệm: trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâmđầu tư.

- Các chỉ tiêu để đo lường thành quả thực hiện của mỗi trung tâm: hoạt độngcủa các trung tâm trách nhiệm thường được đánh giá bằng các chỉ tiêu định tính vàđịnh lượng Để đo lường và đánh giá thành quả hoạt động của các trung tâm tráchnhiệm thì các chỉ tiêu cụ thể cho từng trung tâm cũng khác nhau để phù hợp vớichức năng nhiệm vụ của từng trung tâm

- Báo cáo trách nhiệm quản lý: định kỳ các trung tâm trách nhiệm tổng hợpthành quả của từng trung tâm trách nhiệm dưới hình thức báo cáo thành quả Cácbáo cáo này phản ánh các chỉ tiêu kinh tế đã thực hiện của trung tâm theo số thực tế

và dự toán, đồng thời phản ánh chênh lệch giữa kết quả thực tế so với dự toán Cácchỉ tiêu báo cáo được xác định phải phù hợp cho từng trung tâm trách nhiệm

Gắn liền với kế toán trách nhiệm là các trung tâm trách nhiệm Trung tâmtrách nhiệm là một bộ phận trong doanh nghiệp mà các nhà quản trị của nó chịutrách nhiệm đối với thành quả hoạt động của chính bộ phận do mình phụ trách.Theo Đoàn Ngọc Quế và cộng sự (2015), có 4 loại trung tâm trách nhiệm:

Trung tâm chi phí: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà các nhà quản

lý ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với các chi phí phát sinh thuộcphạm vi quản lý của mình Trong một doanh nghiệp, trung tâm chi phí thường được

tổ chức gắn liền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng sản xuất như phânxưởng sản xuất, bộ phận mua hàng hóa,…

Thành quả của trung tâm chi phí thường được đánh giá bằng việc so sánh chiphí thực tế với chi phí dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh, từ đó biếtđược chênh lệch tốt hay xấu để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục Thôngtin đưa vào báo cáo thành quả để đánh giá thành quả của các nhà quản trị ở trungtâm chi phí chỉ là chi phí có thể kiểm soát được bởi từng nhà quản trị ở từng trungtâm chi phí

Trang 38

Mẫu báo cáo thành quả ở trung tâm chi phí (xem phụ lục 2).

Trung tâm doanh thu: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người có

trách nhiệm quản lý ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với doanh thuđạt được trong phạm vi quản lý của mình Trung tâm này thường được tổ chức gắnliền với các bộ phận, đơn vị thực hiện chức năng bán sản phẩm, hàng hóa của doanhnghiệp

Thành quả của trung tâm doanh thu thường được đánh giá bằng việc so sánhdoanh thu thực tế với doanh thu dự toán và phân tích các chênh lệch phát sinh, từ đóbiết được chênh lệch tốt hay xấu để tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.Nếu trung tâm doanh thu được toàn quyền quyết định giá bán, số lượng sản phẩmtiêu thụ thì trách nhiệm sẽ được đánh giá trên doanh thu tạo ra

Mẫu báo cáo thành quả ở trung tâm doanh thu (xem phụ lục 2)

Trung tâm lợi nhuận: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản

lý ở đây có quyền và trách nhiệm đối với lợi nhuận hoạt động trong phạm vi quản lýcủa mình Trung tâm này có trách nhiệm đối với sự phát sinh của cả doanh thu vàchi phí Trong doanh nghiệp, trung tâm doanh thu có thể gắn liền với các chi nhánh,đơn vị hạch toán kinh tế nội bộ hoặc được phân cấp thực hiện một số hoạt độngkinh doanh độc lập có thể trong hoặc ngoài nước

Thành quả của trung tâm lợi nhuận được đánh giá thông qua báo cáo thànhquả được lập cho từng trung tâm lợi nhuận riêng biệt Đánh giá thành quả thông quaviệc so sánh các dữ liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh dự toán tổng thể và dự toánlinh hoạt

Mẫu báo cáo thành quả ở trung tâm lợi nhuận (xem phụ lục 2)

Trung tâm đầu tư: là một bộ phận phụ thuộc trong tổ chức mà người quản lý

ở đây có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với thành quả của vốn đầu tư, đặcbiệt là vốn đầu tư dài hạn Trung tâm này thường được tổ chức gắn liến với bộ phậnđại diện chủ sở hữu vốn

Trang 39

Thành quả của các trung tâm đầu tư thường được đánh giá bằng việc so sánhdoanh thu và chi phí có thể kiểm soát được giữa thực tế và dự toán Ngoài ra còn sửdụng các thước đo: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), và Lợi nhuận còn lại (RI).

- Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI): được tính toán dựa vào lợi nhuận hoạt động vàtài sản đầu tư để thu được lợi nhuận đó

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI)

=

Lợi nhuận hoạt động Vốn đầu tư

hay: Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu X Số vòng quay của vốn

ROI cho biết một đồng vốn đầu tư của trung tâm đầu tư tạo ra được bao nhiêuđồng lợi nhuận Nếu dùng ROI để đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư thì cácnhà đầu tư thường có khuynh hướng tăng nhanh tỷ lệ ROI, điều này thường đượcthực hiện qua các giải pháp như: tăng doanh thu, giảm chi phí hoạt động, giảm vốnhoạt động Tuy nhiên ROI có một số nhược điểm:

+ ROI có khuynh hướng chú trọng đến quá trình sinh lời ngắn hạn hơn dàihạn

+ ROI không tính đến chi phí sử dụng vốn

+ Sử dụng ROI để so sánh thành quả quản lý của hai bộ phận trong ngắn hạn

là không chính xác

+ Nếu sử dụng ROI để đánh giá thành quả, các nhà quản trị sẽ tìm cách đểtăng ROI, điều này có khả năng ảnh hưởng xấu đến mục tiêu chung của tổ chức,làm giảm giá trị kinh tế về lâu dài của tổ chức

- Lợi nhuận còn lại (RI): là phần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ đi lợi nhuậnmong muốn tối thiểu từ tài sản được đầu tư của trung tâm đầu tư

Lợi nhuận còn lại (RI) = Lợi nhuận hoạt động – Tài sản đầu tư X ROI tối thiểu

Lợi nhuận hoạt động càng lớn thì lợi nhuận còn lại tạo ra càng nhiều hơn lợinhuận mong muốn tối thiểu, khi đó thành quả quản lý của các nhà quản trị ở trung

Trang 40

tâm đầu tư càng được đánh giá cao Theo Phạm Văn Dược, Trần Văn Tùng (2011),lợi nhuận còn lại do quản lý cấp cao giao cho trung tâm đầu tư, căn cứ trên các nhân

tố như chi phí đầu tư cho các hoạt động kinh doanh của bộ phận và mức ROI bìnhquân của toàn doanh nghiệp Tuy nhiên, RI cũng có hạn chế là do RI được tính bằngcon số tuyệt đối nên khó có thể đánh giá được hoạt động của các trung tâm đầu tư

có quy mô vốn khác nhau

Mẫu báo cáo thành quả ở trung tâm đầu tư (xem phụ lục 2)

1.2.4 Thiết lập thông tin KTQT phục vụ cho việc ra quyết định

Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định:

Việc lựa chọn thông tin thích hợp là điều cần thiết nhằm rút ngắn quá trình xử

lý thông tin, cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra các quyết định Mặc khác, nógiúp cho nhà quản lý tập trung vào những vấn đề chính cần giải quyết và tránh đưa

ra những quyết định sai lầm

Thông tin thích hợp của KTQT cho việc ra quyết định ngắn hạn:

Để đảm bảo quyết định ngắn hạn được đề ra là đúng đắn, nhà quản trị cần phải

có công cụ thích hợp giúp phân biệt thông tin cần thiết với thông tin không cần thiết

và tiến hành loại bỏ thông tin không cần thiết ra khỏi cơ cấu thông tin trong cácquyết định kinh doanh Một quyết định được xem là ngắn hạn nếu chỉ liên quan đếnmột thời kỳ hoặc ngắn hơn, nghĩa là kết quả của nó thể hiện rõ trong một kỳ kếtoán; nếu xét về vốn đầu tư thì quyết định ngắn hạn là quyết định không đòi hỏi vốnđầu tư lớn

Để có thông tin thích hợp phục vụ cho việc ra các quyết định, KTQT phảinhận diện được thông tin thích hợp Các bước lựa chọn thông tin thích hợp:

- Bước 1: Tập hợp tất cả các thông tin có liên quan đến các phương án đangxem xét

- Bước 2: Loại bỏ những thông tin không thích hợp cho việc ra quyết định đó

là chi phí chìm giữa các phương án

- Bước 3: Loại bỏ các khoản thu và chi như nhau giữa các phương án đangxem xét

Ngày đăng: 08/05/2021, 15:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w