KIỂM TRA 6 Thời gian làm bài: 90 phút Trắc nghiệm khách quan – Gồm 50 câu hỏi, mỗi câu hỏi lựa chọn 1 đáp án đúng nhất. Phần 1 : Di truyền học 1. Trong quá trình tái bản (sao chép) DNA, việc loại bỏ đoạn mồi RNA và bổ sung các nucleotide của DNA vào đầu 3’ của các đoạn Okazaki thay vào các vị trí của chúng được thực hiện bởi enzyme: A. Gyrase B. Primase C. DNA polymerase III D. DNA polymerase I E. Ligase 2. Điểm quyết định trong cơ chế nhân đôi đảm bảo cho phân tử ADN con có trình tự nuclêôtít giống phân tử ADN mẹ là: A. Cơ chế nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn. B. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong quá trình lắp ghép các nuclêôtít tự do. C. Hoạt động theo chiều từ 3’ đến 5’ của enzim ADN-pôli meraza. D. Sự phá vỡ và tái xuất hiện lần lượt các liên kết hiđrô trong cấu trúc. 3. Phát biểu KHÔNG ĐÚNG về vai trò của các vùng trong 1 gen cấu trúc: A. Vùng điều hòa của gen mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. B. Vùng mã hóa của gen mang tín hiệu mã hóa các axit amin. C. Vùng kết thúc của gen mang tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã. D. Các tín hiệu trên các vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc của gen đều là trình tự nuclêôtit. 4. Một đoạn mạch bổ sung của mạch có nghĩa - mạch ( - ) của một gen cấu trúc có trình tự các nuclêôtit như sau: 5’ ATT GXG XGA GXX 3’. Quá trình giải mã (stranslation) trên đoạn mARN do đoạn gen nói trên sao mã có lần lượt các bộ ba đối mã (anticodon) tham gia như sau: A. 5’AUU3’; 5’GXG3’; 5’XGA3’; 5’GXX3. B. 5’UAA3’; 5’XGX3’; 5’GXU3’; 5’XGG3’. C. 3’AUU5’; 3’GXG5’; 3’XGA5’; 3’GXX5’. D. 3’UAA5’; 3’XGX5’; 3’GXU5’; 3’XGG5’ 5. Phản ứng nào sau đây không phải của tARN trong quá trình sinh tổng hợp protein? A. Aminoacyl hoá B. Formyl hoá tARN mở đầu C. Gắn những yếu tố kết thúc (RF – release factor) D. Gắn ribosom E. Nhận diện codon – anticodon. 6. Những căn cứ nào sau đây được sử dụng để lập bản đồ gen? 1. Đột biến lệch bội. 4. Đột biến chuyển đoạn NST. 2. Đột biến đảo đoạn NST. 5. Đột biến mất đoạn NST. 3. Tần số HVG. A. 2, 3, 4. B. 1, 3, 5. C. 1, 2, 3. D. 3, 4, 5. 7. Ở cừu, kiểu gen HH quy định có sừng, kiểu gen hh quy định không sừng, kiểu gen Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F 1 , cho F 1 giao phối với nhau được F 2 . Tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở F 1 và F 2 là: A. F 1 : 100% có sừng; F 2 : 1 có sừng: 1 không sừng. B. F 1 : 100% có sừng; F 2 : 3 có sừng: 1 không sừng. C. F 1 : 1 có sừng : 1 không sừng; F 2 : 3 có sừng: 1 không sừng. D. F 1 : 1 có sừng : 1 không sừng; F 2 : 1 có sừng: 1 không sừng. 8. Dạng đột biến nào sau đây không xảy ra trong hệ gen tế bào chất của sinh vật nhân thực? A. Mất đoạn NST. B. Chuyển đoạn tương hỗ. C. Mất một cặp nucleotide. D. Lặp đoạn NST. [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 1 9. Ở thực vật, để chọn, tạo giống mới người ta sử dụng các phương pháp sau: 1. Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. 2. Cho thụ phấn khác loài kết hợp với gây đột biến đa bội. 3. Dung hợp tế bào trần khác loài. 4. Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội. Các phương pháp tạo giống mới có độ thuần chủng cao nhất là: A. (2) ; (3) B. (1) ; (4) C. (1) ; (3) D. (2) ; (4) 10. Trong tế bào của cơ thể người bình thường có các gen ức chế khối u làm cho các khối u không thể hình thành được . Tuy nhiên, nếu bị đột biến làm cho gen này mất khả năng kiểm soát khối u thì các tế bào ung thư xuất hiện tạo nên các khối u. Loại đột biến này thường là: A. đột biến lệch bội. B. đột biến mất đoạn NST. C. đột biến gen lặn. D. đột biến gen trội 11. Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn có hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có đặc tính nào sau đây: A. Kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, sạch không nhiễm virút. B. Có khả năng phát tán mạnh, thích nghi với điều kiện sinh thái, chống chịu tốt, năng suất cao, sạch bệnh. C. Có tốc độ sinh sản chậm, thích nghi với điều kiện sinh thái. D. Năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái. 12. Trong việc tạo ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dòng thuần chủng có mục đích: A. Đánh giá vai trò của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng. B. Để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất. C. Phát hiện biến dị tổ hợp. D. Xác định vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính. 13. Một gen có 3 alen đã cho 4 kiểu hình khác nhau trong quần thể. Nếu tần số và khả năng thụ tinh của mỗi alen đều bằng nhau, alen trội mang những đặc tính có lợi cho con người thì tỉ lệ những cá thể có thể dùng làm giống trong quần thể trên sẽ là: A. 0,11 hoặc 0,22. B. 0,22 hoặc 0,33. C. 0,33 hoặc 0,67. D. 0,22. 14. Ở người, tính trạng nhóm máu ABO do một gen có 3 alen I A , I B , I O qui định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang nhóm máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu? A. 3/4. B. 119/144. C. 25/144. D. 19/24. 15. Khi cho lai hai thứ cây thuần chủng là hoa kép, màu trắng với hoa đơn, màu đỏ tì F 1 gồm toàn cây hoa kép màu hồng. Cho F 1 tiếp tục giao phấn với nhau thì thu được F 2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 42% cây hoa kép, màu hồng; 24% cây hoa kép, màu trắng; 16% cây hoa đơn, màu đỏ; 9% cây hoa kép, màu đỏ; 8% cây hoa đơn, màu hồng; 1% cây hoa đơn, màu trắng. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng và mội diễn biến của nhiễm sắc thể trong tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn đều giống nhau. Như vậy tần số HVG tồn tại trong bài toán trên là: A. 20% B. 10% C. 40% D. 36% E. 24% 16. Ở người, có khả năng cuộn lưỡi là do một gen trội nằm trên NST thường quy định. Trong một quần thể đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng cuộn lưỡi. Một cặp vợ chồng bình thường, sinh đứa thứ nhất (1) không có khả năng cuộn lưỡi, sinh đứa thứ hai (2) có khả năng cuộn lưỡi, đứa thứ hai kết hôn với một người có khả năng cuộn lưỡi (3). Xác suất để cặp vợ chồng (2) và (3) sinh con có khả năng cuộn lưỡi là: [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 2 A. 1/8 B. 7/8 C. 3/4 D. 1/4 E. 1/9 17. Giả sử tế bào 2n của một loài bình thường chứa 4 cặp nhiễm sắc thể có ký hiệu AA; Bb; Dd; Ee. Quan sát 1 hợp tử cũng ở loài trên thấy ở đôi nhiễm sắc thể thứ nhất có 3 chiếc là AAA. Nếu các cặp còn lại cũng có hiện tượng tương tự cặp NST thứ nhất, thì số kiểu gen (số kiểu ký hiệu) của hợp tử đó có thể viết được là: A. 4 B. 6 C. 8 D. 10 E. 12 18. Cho các nhận định sau đây về dòng thuần thuần chủng khi nghiên cứu về di truyền học: (1). Để kiểm tra độ thuần chủng của giống cây trồng cần sử dụng phương pháp: Cho tự thụ phấn, Cho lai phân tích. (2). Sự đồng hợp tử về 1 cặp gen trong dòng thuần không luôn được tuyệt đối vì: Do phát sinh đột biến (thường xảy ra); Do chọn lọc có khuynh hướng duy trì thể dị hợp. (3). Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp: Trên cơ sở các dòng thuần chủng khác nhau đang có, các nhà khoa học chọn giống tiến hành lai giống và chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn. Những cá thể có tổ hợp gen mong muốn sẽ được cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống thuần chủng. (4). Việc chọn lọc trong dòng thuần không mang lại hiệu quả vì: các gen quan tâm đều ở trạng thái đồng hợp. Sự sai khác về kiểu hình lúc đó chỉ là thường biến. (5). Tạo dòng thuần: Cho giao phối gần hoặc tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ; Bằng kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào: từ tế bào hạt phấn (n) người ta lưỡng bội hóa tạo ra tế bào (2n) và cho tái sinh cây. Số nhận định đúng là: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 19. Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a nằm trên NST giới tính X quy định (không có alen tương ứng trên Y). Người bệnh có kiểu gen X a X a ở nữ và X a Y ở nam. Có sơ đồ phả hệ sau đây: Thế hệ I 1 □2 : nữ bình thường □ : nam bình thường Thế hệ II □1 2 3 4 : nam bị bệnh Nếu người con gái II 2 lấy chồng bình thường thì xác suất để con đầu lòng của họ bị bệnh máu khó đông là: A. 50% B. 25% C. 12,5% D. 5,25% E. 33,34% 20. Ở gà, để biểu thị màu lông cần phải có gen trội C, trường hợp đồng hợp tử về gen lặn cc gây nên màu lông trắng. Một gen trội I khác độc lập với gen C lại có tác động khống chế màu sắc, alen lặn i khi đồng hợp tử thì màu sắc biểu hiện. Cặp alen thứ ba độc lập với 2 cặp alen trên là B: qui định màu lông đen, b : qui định màu lông vàng nếu hai cặp alen đầu có mặt trong các tổ hợp để đảm bảo khả năng biểu hiện màu sắc. Cho P: CcIibb x ccIiBb. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F 1 là: A. 14 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông vàng B. 6 lông trắng : 1 lông đen : 1 lông vàng C. 10 lông trắng : 4 lông đen : 2 lông vàng D. 9 lông trắng : 7 lông đen E. 13 lông trắng : 3 lông vàng. 21. Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nuclêotit như sau: Mạch 1: TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA Mạch 2: ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 3 Gen này được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polipéptit chỉ gồm 5 axit amin. Mạch nào trong 2 mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mARN: A. Mạch 1. B. Mạch 2. C. Mạch 1 và mạch 2 đều có thể đúng. D. Chưa thể xác định được. 22. Cho biết các phân tử tARN có bộ ba đối mã mang axitamin tương ứng như sau: Glixin (XXA), Alanin (XGG), Valin (XAA), Xistêin (AXA), Lizin (UUU), Lơxin (AAX), Prôlin (GGG). Khi giải mã, tổng hợp một phân tử prôtêin hoàn chỉnh đã cần đến số lượng axitamin mỗi loại là 10 Glixin, 20 Alanin, 30 Valin, 40 Xistêin, 50 Lizin, 60 Lơxin, 70 Prôlin. Không tính mã khởi đầu và mã kết thúc. Khi gen phiên mã 5 lần cần số lượng loại ribônuclêôtit Adenin môi trường cung cấp là: A. 1350 B. 750 C. 850 D. 1250 23. Ở một người đàn ông, xét cặp NST thứ 22 (chỉ quan tâm hai cặp gen) và cặp NST thứ 23 trong tế bào sinh tinh. Cho rằng khi giảm phân cặp NST thứ 23 không phân li ở giảm phân II, cặp NST thứ 22 phân li bình thường. Tính số loại giao tử tối đa được tạo thành trong các trường hợp sau: - Trường hợp1: Cặp NST thứ 22 cả 2 cặp gen đều đồng hợp. - Trường hợp 2: Cặp NST thứ 22 cả 2 cặp gen đều dị hợp. A. Trường hợp1 là 3 giao tử; Trường hợp 2 là 12 giao tử. B. Trường hợp1 là 4 giao tử; Trường hợp 2 là 16 giao tử. C. Trường hợp1 là 5 giao tử; Trường hợp 2 là 20 giao tử. D. Trường hợp1 là 4 giao tử; Trường hợp 2 là 8 giao tử. E. Trường hợp1 là 5 giao tử; Trường hợp 2 là 10 giao tử. 24. Xét 4 gen ở một quần thể ngẫu phối lưỡng bội: gen 1 quy định màu hoa có 3 alen A 1 ; A 2 ; a với tần số tương ứng là 0,5; 0,3; 0,2; gen 2 quy định chiều cao cây có 2 alen (B và b), trong đó tần số alen B ở giới đực là 0,6, ở giới cái là 0,8 và tần số alen b ở giới đực là 0,4, ở giới cái là 0,2; gen 3 và gen 4 đều có 4 alen. Giả thiết các gen nằm trên NST thường. Lấy ngẫu nhiên 2 cây thân cao trong quần thể ở trạng thái cân bằng cho lai với nhau. Biết rằng alen B quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen b quy định cây thấp. Xác suất xuất hiện cây thấp ở đời con (theo lý thuyết ) là: A. 0,0441. B. 0,02205. C. 0,0533 D. 0,060025. E. 0,205. 25. Cho P: gà trống chân ngắn, lông vàng x gà mái chân ngắn, lông đốm. Thu được F 1 : - Gà trống: 59 con chân ngắn, lông đốm : 30 con chân dài, lông đốm. - Gà mái: 60 con chân ngắn, lông vàng : 29 con chân dài, lông vàng. Biết một gen quy định một tính trạng. Biết rằng P giảm phân bình thường, không có đột biến gen xảy ra. Nhận định nào sau đây KHÔNG chính xác: A. Lông vàng là tính trạng lăn, lông đốm là tính trạng trội. B. Xét tính trạng kích thước chân thì tổ hợp gây chết là đồng hợp trội. C. Gà mái phát sinh 4 giao tử, Gà trống phát sinh 2 giao tử. D. Tính trạng màu sắc lông và tính trạng kích thước chân di truyền theo qui luật liên kết gen không hoàn toàn. 26. Cho các nhận định sau đây khi nghiên cứu về chức năng NST ở người: (1).Vai trò của NST Y chủ yếu quy định tính trạng giới tính nam. Bằng chứng là mọi thể đột biến NST giới tính về số lượng không có NST Y đều phát triển thành giới tính cái. (2). NST X vừa có vai trò quy định tính trạng giới tính cái, đồng thời có ảnh hưởng lớn đến sức sống. Bằng chứng là hợp tử không chứa X đều không phát triển thành cơ thể. (3). Hầu hết thể 3 nhiễm đều chết trong giai đoạn bào thai. (4). Sự biến đổi về số lượng NST ở một cặp nào đó của người đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống. (5). Bộ NST giới tính của người bị hội chứng Jacob là XXYY. (6). Bộ NST giới tính của người bị hội chứng Turner là X0. (7). Cá thể Y0 chết ngay sau khi hình thành. (8). Gen SRY nằm trên NST X. Số lượng nhận định đúng là: [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 4 A. 5 B. 6 C. 7 D. 8 27. Bệnh mù màu đỏ - lục và bệnh máu khó đông do hai gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định, cách nhau 12 cM. Hiện nay, người phụ nữ II-1 lại đang mang thai, xác suất người phụ nữ này sinh một bé trai bình thường (không mắc cả hai bệnh di truyền trên) là: A. 44% B. 22% C. 11% D. 50% 28. Gen S đột biến thành gen s. Khi gen S và gen s cùng tự nhân đôi liên tiếp 2 lần thì số nucleotit tự do mà môi trường nội bào cung cấp cho gen s ít hơn so với gen S là 12 nucleotide. Dạng đột biến xẩy ra với gen S là: A. Mất 1 cặp nucleotide B. Thay thế 1 cặp nucleotide C. Đảo vị trí 2 cặp nucleotide D. Mất 2 cặp nucleotide. 29. Ở một loài thực vật,người ta tiến hành lai giữa các cây có kiểu gen như sau: P: AaBb x AAbb. Do xảy ra đột biến trong giảm phân đã tạo ra con lai 3n. Con lai 3n có thể có những kiểu gen nào? A. AAABBb, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb. B. AAABbb, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb. C. AAABBB, AAAbbb, AAaBbb, AAabbb. D. AAABbb, AAAbbb, AAaBBb, AAabbb. 30. Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu vàng; gen D quy định quả tròn, alen d: quả dài. Biết rằng các gen trội là trội hoàn toàn. Cho giao phấn giữa cây thân cao, quả đỏ, tròn với cây thân thấp, quả vàng, dài thu được F 1 gồm 41 cây thân cao, quả vàng, tròn: 40 cây thân cao, quả đỏ, tròn : 39 cây thân thấp, quả vàng, dài : 41 cây thân thấp, quả đỏ, dài. Trong trường hợp không xảy ra hoán vị gen, sơ đồ lai nào dưới đây cho kết quả phù hợp với phép lai trên? A. BD bd Aa aa bd bd × , B. AB ab Dd dd ab ab × C. ad AD Bb x ad ad bb D. Ad ad Bb bb aD ad × Phần 2 : Tiến hóa 31. Thuật ngữ nào dưới đây được dùng để phản ánh sự biến đổi tần số tương đối của các alen trong một quần thể qua một số thế hệ? A. Tiến hoá lớn. B. Vốn gen của quần thể. C. Sự phân li độc lập của các gen. D. Tiến hoá nhỏ. 32. Bằng chứng nào sau đây ủng hộ giả thuyết cho rằng vật chất di truyền xuất hiện đầu tiên trên Trái Đất có thể là ARN? A. ARN có thành phần nuclêôtit loại uraxin. B. ARN có kích thước nhỏ hơn ADN. C. ARN là hợp chất hữu cơ đa phân tử. D. ARN tự nhân đôi mà không cần đến enzim. 33. Theo quan niệm của Lamac, có thể giải thích sự hình thành đặc điểm cổ dài ở hươu cao cổ là do A. sự xuất hiện các đột biến cổ dài. B. sự tích lũy các biến dị cổ dài bởi chọn lọc tự nhiên. [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 5 I II III 1 2 1 2 1 2 3 4 5 Mù màu Máu khó đông C. hươu thường xuyên vươn dài cổ để ăn các lá trên cao. D. sự chọn lọc các đột biến cổ dài. 34. Từ quần thể sống trên đất liền, một số cá thể di chuyển tới một đảo và thiết lập nên một quần thể thích nghi và dần hình thành nên loài mới. Nhân tố tiến hóa nào đóng vai trò chính trong quá trình hình thành loài này? A. Các yếu tố ngẫu nhiên và chọn lọc tự nhiên. B. Quá trình đột biến và giao phối không ngẫu nhiên. C. Di nhập gen, chọn lọc tự nhiên và đột biến. D. Giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. 35. Câu nào sau đây đúng? A. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước nhỏ, bởi các loài này thường có chu kỳ sống ngắn, nên tần số đột biến và biến dị tổ hợp cao hơn các loài có chu kỳ sống dài. B. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật có quan hệ di truyền thân thuộc, bởi con lai giữa chúng dễ xuất hiện và sự đa bội hóa có thể tạo ra con lai song nhị bội phát triển thành loài mới. C. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các quần xã gồm nhiều loài thực vật khác xa nhau về di truyền, bởi cách li di truyền là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự hình thành loài mới. D. Sự hình thành loài mới xảy ra nhanh ở các loài thực vật có kích thước lớn, bởi nhiều loài thực vật như vậy đã được hình thành qua con đường đa bội hóa, ở những loài này, sự đa bội hóa dễ xảy ra hơn. 36. Hai loài sinh vật sống ở các khu vực địa lí khác xa nhau (2 châu lục khác nhau) có nhiều đặc điểm giống nhau. Cách giải thích nào dưới đây về sự giống nhau giữa 2 loài là hợp lí hơn cả? A. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên phát sinh các đột biến giống nhau. B. Hai châu lục này trong quá khứ đã có lúc gắn liền với nhau. C. Điều kiện môi trường ở hai khu vực khác nhau nhưng được CLTN chọn lọc các đột biến gen giống nhau. D. Điều kiện môi trường ở hai khu vực giống nhau nên CLTN chọn lọc các đặc điểm thích nghi giống nhau. 37. Tác dụng của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là: A. Chọn lọc chống lại đồng hợp tử. B. Chọn lọc chống lại alen lặn. C. Chọn lọc chống lại alen trội. D. Chọn lọc chống lại dị hợp tử. E. Chọn lọc ưu thế dị hợp tử. 38. Khi nghiên cứu địa điểm phát sinh loài người, nhiều ý kiến ủng hộ cho giả thuyết loài người hiện đại sinh ra ở châu Phi rồi phát tán sang các châu lục khác . Các nhà khoa học đã dựa vào các nghiên cứu về ADN ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y, vì A. Đây là các vùng ADN thường không xảy ra trao đổi chéo và biến dị tổ hợp qua thụ tinh. Vì vậy, hầu hết mọi biến đổi đều do đột biến sinh ra; điều này giúp ước lượng chính xác thời điểm phát sinh các chủng tộc và loài. B. Hệ gen ti thể và vùng không tương đồng trên NST Y có tốc độ đột biến cao hơn so với vùng tương đồng trên các NST thường, nên phù hợp hơn cho các nghiên cứu tiến hoá ở các loài gần gũi. C. Đây là các vùng thuộc hệ gen di truyền theo dòng mẹ và dòng bố, nên dễ dàng theo dõi và phân tích ở từng giới tính đực và cái. D. Vùng ADN tương đồng trên các NST thường kích thước rất lớn, nên rất khó nhân dòng và phân tích hơn so với ADN ti thể và NST Y. 39. Ở các loài giao phối, quần thể được xem là đơn vị tiến hóa cơ sở vì: A. Quần thể là đơn vị tồn tại của loài trong tự nhiên, được cách li tương đối với các quần thể khác cùng loài. B. Quần thể là đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên. C. Cấu trúc di truyền của quần thể được duy trì tương đối ổn định qua các thế hệ, nhưng vẫn có khả năng biến đổi do các nhân tố tiến hóa. D. B và C đều đúng. E. Cả A, B, C đều đúng. [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 6 40. Cho các đặc điểm phát sinh hình thái của các dạng người hóa thạch sau: (1). Hóa thạch đầu tiên được tìm thấy ở Pháp năm 1868, về sau còn được phát hiện ở nhiều nơi thuộc châu Âu, châu Á. Sống cách đây 35000 – 50000 năm, cao 1,80m, nặng 70kg, hộp sọ 1700 cm 3 , hàm dưới có lồi cằm. Đã chế tạo và sử dụng nhiều công cụ tinh xảo, sống thành bộ lạc, có nền văn hóa phức tạp. (2). Đã bắt đầu chuyển từ lối sống trên cây xuống sống ở mặt đất, đứng thẳng, đi bằng hai chân (nhưng hơi khom về phía trước). Có hộp sọ lớn khoảng (450 – 750 cm 3 ). Biết dùng tay để sử dụng các vật liệu đá, cành cây, xương làm công cụ kiếm ăn, tấn công. (3). Hóa thạch được phát hiện lần đầu tiên năm 1856. Trước đây hóa thạch được phân loại vào người hiện đại (Homo sapiens) vì có rất nhiều đặc điểm giống người hiện đại như: chiều cao, hộp sọ (có dung tích đạt 1400 cm 3 ), có công cụ phức tạp và có nền văn hóa. Là 1 nhánh tiến hóa của chi Homo, đã cùng tồn tại với người hiện đại trong 1 thời gian dài và đã biến mất cách đây 30000 đến 150000 năm và được thay thế bởi người hiện đại. (4). Còn được gọi là người đứng thẳng. Sống cách đây 35000 đến 1,6 triệu năm. Bao gồm một số dạng người cổ là người Pitêcantrôp, người cổ Xinantrôp, người Heiđenbec. Số hóa thạch thuộc giai đoạn người cổ Homo hóa thạch là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 . Phần 3 : Sinh thái học 41. Có 5 loài động vật A, B, C, D, E cùng bậc phân loại, gần nhau về nguồn gốc nhưng khác nhau vị trí phân bố: loài A sống ở đỉnh núi cao 100m, loài B sống ở vùng trung lưu sông, loài C sống ở vùng đáy biển sâu 5000m, loài D sống ở vùng biển sâu 50m, loài E sống ở cửa sống ven biển. Trong 5 loài trên, loài rộng áp suất là: A. Loài A. B. Loài A và Loài B C. Loài A, B, C. C. Loài D, E. E. Không có loài nảo là rộng áp. 42. Cho sơ đồ các chuỗi thức ăn sau: 1. Cỏ → thỏ → cáo → Vi sinh vật. 2. Lúa → sâu → chim sâu → Vi sinh vật. 3. Cây cam → rệp → kiến → Vi sinh vật. Chuỗi thức ăn nào trong 3 chuỗi trên có tháp sinh thái đảo ngược? A. chuỗi 3 và chuỗi 1 B. chuỗi 1. C. chuỗi 2 và chuỗi 1. D. chuỗi 3 43. Quan hệ giữa 2 loài A và B trong quần xã được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Cho biết dấu (+): loài được lợi, dấu (-): loài bị hại. Sơ đồ trên biểu diễn cho mối quan hệ A. kí sinh và sinh vật này ăn sinh vật khác . B. kí sinh và ức chế cảm nhiễm. C. cộng sinh, hợp tác và hội sinh. D. cạnh tranh và vật ăn thịt – con mồi. 44. Nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh sự khác nhau về cấu trúc, chu trình dinh dưỡng và chuyển hóa năng lượng giữa các hệ sinh thái tự nhiên với các hệ sinh thái nhân tạo? A. Hệ sinh thái tự nhiên được cung cấp năng lượng chủ yếu từ Mặt Trời còn hệ sinh thái nhân tạo ngoài năng lượng Mặt Trời còn được cung cấp thêm một phần sản lượng và năng lượng khác (phân bón, .) B. Ở hệ sinh thái tự nhiên, tất cả thức ăn cho sinh vật đều được cung cấp bên trong hệ sinh thái còn ở hệ sinh thái nhân tạo thức ăn được con người cung cấp có một phần sản lượng sinh vật được thu hoạch mang ra ngoài hệ sinh thái. C. Hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo đều có cấu trúc phân tầng và có đủ các thành phần sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. D. Thành phần loài phong phú và lưới thức ăn phức tạp ở hệ sinh thái tự nhiên còn hệ sinh thái nhân tạo có ít loài và lưới thức ăn đơn giản. 45. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ trong quần thể? A. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 7 A B + - B. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. C. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. D. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. 46. Phân tích lá của một cây thấy không có mô dậu, phiến lá lại mỏng. Có thể dự đoán đây là loại cây gì so với nhân tố ánh sáng: A. Cây ưu sáng. B. Cây ưu bóng. C. Cây chịu bóng. D. Chưa thể kết luận được. 47. Trên một cánh đồng côn trùng ăn lá cỏ, chim và chuột đều ăn hạt cỏ. Nai ăn lá cỏ và là thức ăn cho gia đình nhà báo có 5 con. Cho biết mỗi con báo cần trung bình 3500 Kcal lấy từ con mồi cho một ngày. Biết 3 Kg cỏ tươi tương ứng với 1 Kcal, sản lượng cỏ làm thức ăn là 25 tấn/ha/năm, hệ số chuyển đổi năng lượng qua mỗi bậc dinh dưỡng là 10%, côn trùng và chuột hủy hoại 25% sản lượng đồng cỏ. Vùng săn mồi của gia đình báo rộng bao nhiêu ha? A. 102 520 ha B. 76650 ha C. 280 ha D. 100 260 ha E. 120 220 ha 48. Trong một hồ nước bị nhiễm độc thuốc trừ sâu do một số người dân rửa bình phun xuống đó. Chuỗi thức ăn nào sau đây có hại nhất đối với sức khỏe của con người ? A. Tảo đơn bào động vật phù du cá người. B. Tảo đơn bào động vật phù du giáp xác cá chim người. C. Tảo đơn bào cá người. D. Tảo đơn bào thân mềm cá người. 49. Nhóm sinh vật nào dưới đây không hi vọng có tổng sản lượng cao nhất: A. Côn trùng. D. Chim ăn các loài thú nhỏ B. Chim ăn hạt. E. Ếch nhái ăn côn trùng. C. Rắn ăn ếch nhái. 50. Mức sinh sản của quần thể phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây: A. Phụ thuộc chủ yếu vào kích thước quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái. B. Phụ thuộc chủ yếu vào sức sinh sản của các cá thể cái trong quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái. C. Phụ thuộc chủ yếu vào số lượng đực cái trong quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái. D. Phụ thuộc chủ yếu vào nguồn dinh dưỡng trong quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái. . -------------HẾT------------- [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 8 . trong quần thể và tác động của các nhân tố sinh thái. . -- -- - -- - -- - -- HẾT -- - -- - -- - -- - - [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 8 . các thế hệ, nhưng vẫn có khả năng biến đổi do các nhân tố tiến hóa. D. B và C đều đúng. E. Cả A, B, C đều đúng. [Kiểm tra 6 - gồm có 8 trang] Trang 6 40.