1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn Đề KT Vật Lý 9

8 369 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 132 KB

Nội dung

Câu hỏi trắc nghiệm Môn : Vật 9. Câu 1. Khi đặt hiệu điện thế vào giữa hai đầu dây dẫn tăng lên 3 lần thì cường độ dòng điện qua dây dẫn thay đổi thế nào?Chọn kết quả đúng trong các kết quả sau: A. Không thay đổi. B. Tăng lên 3 lần. C. Giảm 3 lần. D. Không thể xác định được chính xác. Câu 2. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 18V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,6A.Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu? A. I = 1,8A B. I = 3,6A C. I = 1,2A D. Một kế quả khác. Câu 3. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 2A Khi nó được mắc vào hiệu điện thế 12V.Muốn cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu? A. 15V B. 1,5V C. 150V D. Một kết quả khác Câu 4. Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 9V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A.Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 3V thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn khi đó là bao nhiêu? A. cường độ dòng điện giảm đi 3 lần. B. cường độ dòng điện tăng lên 3 lần. I C. cường độ dòng điện giảm đi 0,2A. R 1 D. cường độ dòng điện là 0,2A. R 2 Câu5. Trong các công thức sau,công thức nào sai? A. I = U/ R B. I = U.R R 3 C. R = U/ I D. U = I.R Câu 6 Trên hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc U của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với ba điện trở khác nhau. Dựa vào đồ thị hãy cho biết thông tin nào sau đây là đúng khi so sánh giá trị của các điện trở? A.R 1 >R 2 >R 3 B. R 1 = R 2 = R 3 C.R 1 <R 2 <R 3 D.R 2 >R 1 >R 3 Câu 7. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp công thức nào sau đây là sai? A.U=U 1 + U 2 + .+ U n B. I = I 1 = I 2 = = I n C. R = R 1 = R 2 = = R n D. R = R 1 + R 2 + .+ R n Câu 8.Hai điên trở R 1 = 5Ω và R 2 = 10Ω mắc nối tiếp cường độ dòng điện chạy qua điện trở R 1 là 4A.Thông tin nào sau đay là sai? A. Điện trở tương đương của cả mạch là 15Ω. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở là 20V. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là 60V D. Cường độ dòng điện qua điện trở R 2 là 8A. Câu 9. Trong các công thức sau đây công thức nào không phù hợp với đoạn mạch mắc song song? A. I = I 1 + I 2 + +I n B. U = U 1 = U 2 = .= U n C. R =R 1 + R 2 + .+R n D. 1/R = 1/R 1 + 1/R 2 + +1/R n Câu 10. Hai đoạn dây bằng đồng cùng chiều dài,có tiết diện và điện trở tương ứng là S 1 , R 1 và S 2 , R 2 .Hệ thức nào dưới đây là đúng? A. S 1 .R 1 = S 2 .R 2 B. S 1 /R 1 = S 2 /R 2 C. R 1 .R 2 = S 1 .S 2 D. Cả 3 hệ thức trên đều đúng. Câu 11. Công thức nào trong các công thức dưới đây cho phép xác định điện trở của một dây dẫn hình trụ đồng chất? A. R = S . ρ B. R =  S ρ C. R = ρ  S D. Một công thức khác. Câu 12. Điều nào sau đây là đúng khi nói về biến trở? A. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện trong mạch. B. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh hiệu điện thế trong mạch C. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh nhiệt độ của biến trở trong mạch D. Biến trở là dụng cụ dùng để điều chỉnh chiều dòng điện tong mạch Câu 13. . Công thức nào trong các công thức dưới đây đúng với công thức tính công suất của dòng điện? A. P= A . t B. P = U. I C. P= A/t D. P= U/I Câu 14. Trên vỏ máy bơm nước có ghi : 220V – 750W. Cường độ dòng điện định mức của máy bơm có thể là giá trị nào trong các giá trị sau? A. I = 0,34A B. I = 34,1A C. I = 3,41A D. Một giá trị khác. Câu 15. Câu phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự chuyển hoá năng lương từ điện năng sang các dạng năng lượng khác. A. Điện năng có thể chuyển hoá trực tiếp thành năng lượng của gió B. Điện năng có thể chuyển hoá thành năng lượng ánh sáng C. Điện năng có thể chuyển hoá thành cơ năng. D. Điện năng có thể chuyển hoá thành hoá năng và nhiệt năng. Câu 16. . Công thức nào trong các công thức dưới đây cho phép xác định công của dòng điện sản ra trong một đoạn mạch? A. A = U.I 2 .t B. A = U 2 .I.t C. A = U.I.t D. Một công thức khác Câu 17. Con số 100W cho biết điều gì? A. Công suất tối đa của bóng đèn khi sử dụng. B. Công suất định mức của bóng đèn. C. Công suất tối thiểu của bóng đèn khi sử dụng. D. Công suất thực tế của bóng đèn đang sử dụng. Câu 18. Trong các biểu thức sau đây biểu thức nào là biểu thức của định luật Jun–Lenxơ.? A. Q = I 2 .R.t B. Q = I.R.t C. Q = I.R 2 .t D. Q = I 2 R 2 .t Câu 19. Hãy cho biết việc tiết kiệm điện năng có lợi ích gì? A. Tiết kiệm tiền và giảm chi tiêu trong gia đình. B. Các dụng cụ và thiết bị điện sử dụng lâu bền hơn. C. Giảm bớt các sự cố gây tổn hại chung do hệ thống cung cấp điện bị quá tải,đặc biệt trong các giờ cao điểm. D. Cả ba phương án trên. Câu 20. Câu phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tương tác giữa hai nam châm? A. Các cực cùng tên thì hút nhau,khác tên thì đẩy nhau. B. Các cực cùng tên thì đẩy nhau,khác tên thì hút nhau. C. Các cực cùng tên thì đẩy nhau,khác tên thì hút nhau.Điều này chỉ xảy ra khi chúng ở rất gần nhau. D. Các cực cùng tên thì hút nhau,khác tên thì đẩy nhau. .Điều này chỉ xảy ra khi chúng ở rất gần nhau. Câu 21. Điều nào sau đây là đúng khi nói về từ trường? A. Từ trường là môi trường vật chất đặc biệt tồn tại xung quanh nam châm. B. Từ trương có thể tác dụng lực từ lên nam châm thử đặt trong nó. C. Từ trường có ở xung quanh Trái Đất. D. Các phát biểu A,B,C đều đúng. Câu 22. Phát biểu nào sau đây là đúng với nội dung của quy tắc nắm bàn tay phải? A. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho 4 ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây. B. Nắm ống dây bằng tay phải sao cho 4 ngón tay nắm lại chỉ chiều dòng điện qua ống dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ bên ngoài ống dây. C. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó 4 ngón tay nắm lại chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây D. Nắm ống dây bằng tay phải, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây. Câu 23. Nam châm điện được sử dụng trong thiết bị nào sau đây? A. Loa điện B. Rơle điện từ C. Chuông báo động D. Cả ba loại trên. Câu 24. Điều nào sau đây là đúng khi nói về tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện? A. Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trườngvà cắt các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó. B. Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường và song song với các đường sức từ thì có lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó. C. Khi cho dòng điện qua đoạn dây dẫn đặt trong từ trường,ở mọi vị trí của dây dẫn thì luôn có lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn D. Các phát biểu trên đều đúng. Câu 25. Cách làm nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn . B. Nối hai cực của nam châm vào hai đầu cuộn dây dẫn. C. Đưa một cực của ắc quy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. D. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dâ dẫn kín. Câu 26. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây dẫn thay đổi như thế nào? A. Luôn luôn không đổi. B. Luôn luôn giảm. C. Luôn luôn tăng. D. Luân phiên tăng giảm. Câu 27. Đặc điểm nào sau đây phù hợp với thấu kính hội tụ? A. Có phần rìa mỏng hơn phần giữa. B. Làm bằng chất trong suốt. C. Có thể có một mặt phẳng còn mặt kia là mặt cầu lồi. D. Cả 3 đặc điểm trên đều phù hợp với thấu kính hội tụ. Câu 28. Đặt một vật sáng AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và nằm ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính.ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có tính chất gì? A. ảnh thật ngược chiều với vật. B. ảnh thật cùng chiều với vật C. ảnh ảo ngược chiều với vật. D. ảnh ảo cùng chiều với vật. Câu 29. Đặc điểm nào sau đây không phù hợp với thấu kính phân kì? A. Có phần rìa mỏng hơn ở giữa. B. Làm bằng chất trong suốt. C. Có thể có một mặt phẳng còn mặt kia là mặt cầu lõm. D. Có thể cả hai mặt của thấu kính đều có dạng hai mặt cầu lõm. Câu 30. Trong những biểu hiện sau đây, biểu hiện nào là triệu chứng của tật cận thị? A. Khi đọc sách phải đặt sách gần mắt hơn bình thường. B. Ngồi dưới lớp nhìn chữ viết trên bảng thấy mờ. C. Ngồi trong lớp nhìn không rõ những vật ở ngoài sân trường. D. Các biểu hiện trên đều là biểu hiện của tật cận thị. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm . Môn : Vật 9. Câu A B C D 1. x 2. x 3. x 4. x 5. x 6. x 7. x 8. x 9. x 10. X 11. X 12. X 13. X 14. X 15. X 16. X 17. X 18. X 19. X 20. X 21. X 22. X 23. X 24. X 25. X 26. X 27. X 28. X 29. X 30. x 31. Câu hỏi tự luận Môn : Vật 9 Câu 1:Cho (R 1 ntR 2 )// R 3 . Ampe kế mắc nối tiếp với R 3 . Biết R 1 = R 2 = R 3 = 3Ω .Ampe kế tưởng.Tính: a.Điện trở tương đương của đoạn mạch. b.Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch khi ampe kế chỉ 1A Câu 2: Cho mạch điện gồm : R 1 nt(R 2 //R 3 ).Ampe kế dùng để đo cường độ dòng điện trong mạch chính.Biết :R 1 = 4 Ω, R 2 = 10 Ω, R 3 = 15Ω ,U = 5V.Ampe kế tưởng.Tính : a.Điện trở tương đương của mạch. b.Cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. Câu 3: Cho mạch điện gồm : Rnt(R 1 //R 2 ).Ampe kế A 1 đo cường độ dòng điện qua R 1 , ampe kế A 2 đo cường độ dòng điện qua R 2 .Biết R 1 = 20Ω ,R = 10Ω Ampe kế A 1 chỉ 1,5A Ampe kế A 2 chỉ 1,0A. Các dây nối và ampe kế có điện trở không đáng kể. a.Tính điện trở R 2 và điện trở tương đương của mạch. b.Tính hiệu điện thế của mạch. Câu 4: Hai điện trở R 1 = 6Ω ,R 2 = 9Ω mắc nối tiếp.Tính hiệu điện thế của mỗi điện trở và hiệu điện thế của toàn mạch.Biết rằng cường độ dòng điện trong mạch là I = 0,25A.Nếu mắc thêm một điện trở R 3 = 8 Ω vào mạch thì phải mắc lại như thế nào để điện trở của mạch là nhỏ nhất , tính điện trở của mạch lúc này. Câu 5: Tính điện trở của dây tóc bóng đèn có ghi : 220V – 100W khi bóng đèn sáng bình thường. Câu 6 : Cho hai điện trở R 1 = 6Ω ,R 2 = 3Ω được mắc vào một mạch điện có hiệu điện thế U = 3V.Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở khi : a.R 1 mắc nối tiếp với R 2 b. R 1 mắc song song với R 2 c.So sánh công suất tiêu thụ điện ở hai trường hợp trên. Câu 7 : Một bếp điện có ghi : 220V – 600W. được mắc vào hiệu điện thế 220V .Hãy tính: a. cường độ dòng điện qua dây xoắn ( dây điện trở của bếp) b. Điện trở cảu dây . c. Dùng bếp này để đun 1lít nước sau 10 phút thì sôi.Tính nhiệt lượng mà bếp toả ra. d. Xác địn nhiệt độ ban đầu của bếp.Cho biết c nước = 4200J/kg.K.Bỏ qua sự mất mát nhiệt do ấm và do môi trương hấp thụ. Câu 8: Cho mạch điện như hình vẽ: Biết U = 12V. R 2 = 3Ω R 1 Đèn có ghi : 6V – 6W. R 1 là một biến trở con chạy. a. R 1 = 3Ω .Tính : + Điện trở của đèn và điện trở của mạch. + cường độ dòng điện qua R 2 và U giữa hai đầu bóng đèn. b. R 1 phải có giá trị bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường.? Câu 9 : Cho mạch điện gồm : R x nt(Đ // R 1 ) . Ampe kế mắc nối tiếp với R x Biết U = 12V. R 1 = 6Ω R A rất nhỏ. Đèn có ghi : 6V – 3W. R x là một biến trở con chạy và có giá trị 6Ω . a.Tính R toàn mạch. b.Tính số chỉ của ampe kế. c.Độ sáng của đèn như thế nào? Câu 10: Ba điện trở R 1 = 6Ω ,R 2 = 12Ω R 3 = 16Ω mắc song song với nhau vào hđt U = 24V a.Tính điện trở tương đương của mạch b.Tính cường độ dòng điện qua mạch chính và cường độ dòng điện qua mỗi điện trở. c.Tính điện năng tiêu thụ của đoạn mạch trong 30s. Câu 11: Một bếp điện (220V – 1000W) mắc vào U = 220V .Tính a. cường độ dòng điện qua bếp. b. Điện trở của bếp. Câu 12: Một dây dẫn bằng nicôm dài 15m ,tiết diện 1,5mm 2 được mắc vào hđt 28V .Tính cđdđ qua dây dẫn này.Cho điện trở suất của nỉcôm là 1,1.10 -6 Ωm. Câu 13 : Mắc một đoạn dây dẫn vào giữa hai cực của một nguồn điện có hđt 28V thì dòng điện qua dây có cường độ là 2A. a. Tính điện trở của đoạn dây dẫn. b. Biết đoạn dây dẫn dài 11,2m tiết diện 0,4mm 2 .Hãy tìm điện trở suất của chất làm dây dẫn. Câu 14: Trên một ấm điện có ghi: 220V – 900W. a.Tính cường độ dòng điện định mức của ấm điện. b.Tính điện trở của ấm điện khi hoạt động bình thường. c. Dùng ấm này để đun sôi nước trong thời gian 20 phút ở hđt 220V.Tính điện năng tiêu thụ của ấm. Câu 15: Một khu dân cư có 45 hộ gia đình trung bình một ngày mỗi hộ sử dụng một công suất điện 150W trong 5h. a. Tính công suất điện trung bình của cả khu dân cư. b. Tính điện năng mà khu dân cư này sử dụng trong 30 ngày. c. Tính tiền điện của khu dân cư phải trả trong 30 ngày với giá điện 700đ/KWh. Câu 16 : Trên một bóng đèn dây tóc có ghi :220V – 100W,và trên một bóng đèn dây tóc khác có ghi : 220V – 40W. a. So sánh điện trở của 2 bóng khi chúng sáng bình thường. b. Mắ song song hai bóng này vào hđt 220V thì đèn nào sáng hơn?Vì sao? Tính điện năng mà mạch điện này tiêu thụ trong 1h. Câu 17 : Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f=24cm, sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d.Hãy xác định vị trí,tính chất (thật hay ảo) của ảnh trong các trường hợp: a. d = 36cm. b. d = 12cm. Câu 18 : Đặt vật AB vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kỳ, sao cho điểm A nằm trên trục chính và cách thấu kính một khoảng d=60cm thì ảnh có chiều cao 20cm. a.Tính tiêu cự của thấu kính. b.Biết AB = 1,5cm .Tìm chiều cao của ảnh. Câu 19 : Một người được chụp ảnh đứng cách máy ảnh 4m. Người ấy cao 1,68m.Phim cách vật kính 5,6cm.Hỏi của người ấy trên phim cao bao nhiêu cm. Câu 20 : Mắt của một người chỉ có thể nhìn rõ những vật cách mắt một khoảng tối đa là 100cm a. Mắt người ấy mắc tật gì.? b. Để sửa tật đó người ấy phải dùng kính gì?có tiêu cự bao nhiêu? . ảnh thật ngược chiều với vật. B. ảnh thật cùng chiều với vật C. ảnh ảo ngược chiều với vật. D. ảnh ảo cùng chiều với vật. Câu 29. Đặc điểm nào sau đây không. không rõ những vật ở ngoài sân trường. D. Các biểu hiện trên đều là biểu hiện của tật cận thị. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm . Môn : Vật lý 9. Câu A B C D

Ngày đăng: 03/12/2013, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w