Điểm: Trường tiểu học Hà Huy Tập Lớp 4A… Họ và tên:…………………………………. THI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI KHỐI 4 LẦN 2 Năm học: 2010 – 2011 Môn: Tiếng việt Thời gian: 90 phút(không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM: Khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Cấu tạo đầy đủ của tiếng gồm: A. Âm đầu và thanh. B. Âm đầu và vần. C. Âm đầu, vần và thanh. D. Vần và thanh. Câu 2: Thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau? A. Là hai tiếng có phần vần giống nhau. B. Là hai tiếng có phụ âm đầu giống nhau. C. Là hai tiếng có phần vần giống nhau, giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. D. Là hai tiếng có âm đầu và vần giống nhau hoàn toàn hoặc không hoàn toàn. Câu 3: Trong các từ: nhân dân, nhân hậu, nhân ái, công nhân, nhân loại, nhân đức, nhân từ, nhân tài, trong những từ nào, tiếng nhân có nghĩa là “lòng thương người” A. Nhân loại, nhân tài, nhân hậu, nhân ái. B. Nhân đức, nhân từ, nhân hậu, nhân ái. C. Nhân đức, nhân từ, nhân ái, nhân dân. D. Nhân hậu, nhân từ, nhân ái, nhân loại. Câu 4: Câu tục ngữ nêu lên ý nghĩa gì? “Giấy rách phải giữ lấy lề”. A. Phải biết sống cho trong sạch để giữ phẩm giá của mình. B. Dù đói khổ vẫn phải sống trong sạch, lương thiện. C. Dù khó khăn vẫn phải sống có đạo đức, có lí tưởng. D. Dù nghèo đói, khó khăn vẫn phải giữ nề nếp. Câu 5: Dòng nào sau đây là những từ láy: A. nhỏ nhắn, lạnh lẽo, sáng sủa, xanh xanh, nằng nặng. B. cu cu, cuốc cuốc, xa xa, đi đứng, máy móc. C. chúm chím, mũm mĩm, xộc xệch, khanh khách, làm lành. D. ăn ảnh, đi đứng, khe khẽ, êm đềm, lam nham, sầm sập. Câu 6: Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ trung thực ? A. Trung thành, kiên trinh. B. Ngay thẳng. C. Ngay thẳng, thật thà. D. Trung thành với lời hứa đáng tin cậy. Câu 7: Dòng nào dưới đây có các từ là danh từ chung. A. bàn, ghế, sách, vở, dầu, mắm, muối. B. quần áo, văn học, sông Hồng, cô Liên. C. Huệ, Trường Sơn, tre, trúc, thông tùng. D. Tám Chuẩn, Hai Ngạn, chim chóc, đất đai, chợ búa. Câu 8: Dòng nào dưới đây viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài; A. Lép Tôn-xtôi, anbe anhxtanh, Tô-ki-ô, công gô. B. Tô-mát Ê-đi-xơn, Niu Di-lân, Công-gô, Hi-ma-lay-a. C. Lốt Ăng-giơ-lét, amadôn, Ni-a-ga-ra. D. Am-beAnh-xtanh, A-ma-dôn, to ki ô, Mát-xcơ-va, Viêng Chăn. Câu 9: Dòng nào dưới đây không phải là câu hỏi? A. Ngày mai bạn đi chơi với mình nhé? B. Bạn đang học bài đấy à? C. Hôm nay mình có nên đi xem phim không nhỉ? D. Ngày mai bạn có đi xem đá bóng với mình không? Câu 10: Câu kể Ai làm gì? Gồm mấy bộ phận? A. Bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ. B. Bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai(cái gì, con gì)? Và bộ phận trả lời cho câu hỏi: Làm gì? C. Bộ phận chủ ngữ, trả lời cho câu hỏi: Ai(cái gì, con gì)? Và bộ phận vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì? D. Bộ phận chính và bộ phận phụ. II. Tự luận: Câu 1: Tìm bộ phận âm đầu trong các tiếng in đậm dưới đây: làm gì, giữ gìn, giặc giã, giết giặc, tháng giêng, giếng khơi, gia đình. Âm đầu “g”:…………………………………………………………………… Âm đầu “gi”:………………………………………………………………… Câu 2: Xác định danh từ, động từ in đậm dưới đây: a, - Nhân dân thế giới mong muốn có hoà bình. - Những mong muốn của nhân dân thế giới về hoà bình sẽ thành hiện thực. Từ mong muốn trong câu “ Nhân dân thế giới mong muốn…” là: ………………… Từ mong muốn trong câu “ Những mong muốn của nhân dân….” là: …………… b, - Đề nghị cả lớp im lặng. - Đó là một đề nghị hợp lí. Từ đề nghị trong câu “ Đề nghị cả lớp im lặng” là:……………………………… Từ đề nghị trong câu “ Đoa là một đề nghị hợp lí” là: ……………………………… Câu 3: Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, tươi tốt, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột ở bảng dưới đây: Từ láy Từ ghép ……………………………………………… ……………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………… …………………………………………… ……………………………………………… ……………………………………………… ……………………………………………… Câu 4: Xác định bộ phận chủ ngữ và bộ phận vị ngữ trong mỗi câu sau: a, Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới đều cắp sách đến trường. b, Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm. c, Do học hành chăm chỉ, chị tôi luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học. Câu 5: Gạch dưới những câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn sau: Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ. Câu 6: Cảm thụ văn học: Trong bài Quê hương, nhà thơ Đỗ Trung Quân có viết: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người. Đoạn thơ đã gợi cho em nghĩ đến những điều gì đẹp đẽ và sâu sắc ? Câu 7: Mùa xuân đem đến cho ta bao sắc màu của những loài hoa đẹp. Hãy miêu tả một cây hoa thường nở vào dịp Tết trên quê hương em. Đáp án: I. TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi câu khoanh đúng được 0,5 điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C B D Â C A B A C II. TỰ LUẬN: (14 điểm) Câu 1: (1 điểm) - Âm đầu “g”: gì, gìn, giết, giêng, giếng.(0,5 điểm) - Âm đầu “ gi”: giữ, giặc giã, gia. (0,5 điểm) Câu 2: (1 điểm) a, Từ mong muốn trong câu “Nhân dân thế giới mong muốn…” là: động từ (0,25 điểm) Từ mong muốn trong câu “Những mong muốn của nhân dân…” là: danh từ(0,25 điểm) b, Từ đề nghị trong câu “ Đề nghị cả lớp im lặng” là: động từ (0,25 điểm) Từ đề nghị trong câu “ Đoa là một đề nghị hợp lí” là: danh từ(0,25điểm) Câu 3:( 2 điểm) Từ láy(1 điểm) Từ ghép(1 điểm) chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, tươi tắn, vương vấn châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, tươi tốt , phương hướng. Câu 4: (1,5 điểm) Mỗi ý làm đúng được 0,5 điểm a, Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em trên thế giới /đều cắp sách đến trường. CN VN b, Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi / lại mua cho vài cái bánh rợm. CN VN c, Do học hành chăm chỉ, chị tôi/ luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học. CN VN Câu 5: (1,5điểm) gạch đúng mỗi câu được 0,25điểm Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ. Câu 6: (2 điểm) Đoạn thơ gợi những điều đẹp đẽ, sâu sắc: - Mỗi người chỉ có một quê hương như là chỉ một mẹ đã sinh ra mình. - Nếu ai không nhớ quê hương, không yêu quê hương cũng như không nhớ, không yêu mẹ thì người đó dù to lớn về thân xác cũng không thể nói đã trưởng thành và “lớn lên” với ý nghĩa là người có tâm hồn đẹp đẽ. Câu 7: (5 điểm) Gv chấm điểm, cho điểm theo yêu cầu của bài văn miêu tả cây cối. (Trình bày: 1điểm) . - Đề nghị cả lớp im lặng. - Đó là một đề nghị hợp lí. Từ đề nghị trong câu “ Đề nghị cả lớp im lặng” là:……………………………… Từ đề nghị trong câu “ Đoa là một đề. danh từ(0,25 điểm) b, Từ đề nghị trong câu “ Đề nghị cả lớp im lặng” là: động từ (0,25 điểm) Từ đề nghị trong câu “ Đoa là một đề nghị hợp lí” là: danh