Đề tài tổng quan các vấn đề lý thuyết quan trọng và tình hình nghiên cứu về các khuynh hướng văn học và khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý trong văn học Việt Nam từ 1925 đến 1945; chỉ ra sự thay đổi tư duy nghệ thuật trong tiểu thuyết từ khi Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách ra đời và một số hướng tiếp cận mới với đề tài phân tích tâm lý trong tiểu thuyết.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Trần Thanh Việt KHUYNH HƯỚNG TIỂU THUYET TAM LY VIET NAM TU 1925 DEN 1945 Chuyên ngành: Lí luận văn học Mã số: 62 22 01 20
LUẬN ÁN TIÊN SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS Phạm Thành Hưng
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYÉT NGHỊ CUA HOI DONG DANH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiên sĩ
PGS.TS Phạm Thành Hưng PGS.TS Phạm Quang Long
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sô liệu, kêt quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được bât cứ tác giả nào công bô
trong các công trình khác Các trích dân đêu có xuât xứ rõ ràng
Tác giả luận án
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Ban Giám hiệu và các Phòng Ban
chức năng thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, cơ quan đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học tập và nghiên cứu
Tôixin gửi lời tri ân tới Ban Chủ nhiệm, các thầy cô giáo Khoa Văn học Các thầy cô không chỉ trao truyền kiến thức, góp ý chuyên môn mà còn tạo mọi điều
kiện đề tôi có thời gian hoàn thành luận án
Đặc biệt, xin gửi tới PGS.TS Phạm Thành Hưng lòng biết ơn chân thành
Thầy đã tận tình chỉ dạy, gợi mở và đặt niềm tin vào nghiên cứu của tôi
Sau cùng, xin cảm ơn sự đồng hành của gia đình và sự cổ vũ, động viên của
bè bạn
Tác giả luận án
Trang 5MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CÁM ƠN (67105 — 3 1 Lý do chọn đề tài - - s56 +S<‡Ex‡ExEEE2 22122171 7112112112117171211 2111111 3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - ¿5c +25 3223333 **EEEvEEeeereerrseererrrerrs 4
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2-2 + +++££+E++EE+EEerEezEzrxsrxerxerxee 5 4 Phuong phap nghién Cu oo 6
5 Đóng góp mới của lUẬn ắñ - << + 1321118911 18911 11911191118 11 vn ng rry 7
6 Cấu trúc luận án -¿- ¿+ t+t+Et+E9EE2EEEE2EE1511E1511111121E115111111111111111 112 xxE 7
Chuong 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU -.-° 5c << 8
1.1 Giới thuyết về tiêu thuyết tm LY oes ces essessessessesessessessessessesteseeseeseenees 8
TLL Thé Logi ti€u thuyetecccecceeccescescessesssessessessessesssessessessesssssuessessessessssssesseeseeaes 8 1.1.2 Tiểu thuyẾt tÂH I) c.ccecccssccssecssesssesssessssssesssessesssecssessusssecssssssssecssesseessecsses 11
1.1.3 Khuynh hướng tiểu thuyét G1 Up cceccecccccsceecesccscessessessessssessesesessesseseesees 15
1.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết tâm lý - ¿2c ¿+£2++£x+zxezxzxe+rxered 19 1.2.1 Van dé phéin dinh thé tdi cececccccsccscsscsscsscssessessessessssessesseseesessessssesseseesees 19
1.2.2 Vấn đề phân tích tâm lý trong tiểu thuyẾI -2 2-cseccecezcscseei 27
1.2.3 Vấn đề nhân vật tâm ý - + +: +©E+E£SEE+EE£EEEEEEEEEEEEEkerkerrerrrrrrred 30 1.2.4 Vấn đề khuynh hướng tiểu thuyẾt tâm Ïý - 2-5-5 cecs+c+czeereered 34 (7251.721.7100 09000 nmaaa ÔỎ 49
Chương 2 TIỂU THUYÉT TÂM LÝ NHÌN TỪ SỰ DỊCH CHUYEN THE
0ì .ơƠỎ 50 2.1 Những tiền đề văn hóa - xã hội . 2-2 2 2+SE+EE+EE£EE2EEEEEEEEEEEEErrkerkees 50
2.1.1 Sự thay đổi cơ cấu kinh tế và giai tầng xã hội ©cc©ccccsccscc 50
2.1.2 Ảnh hưởng văn hóa phương Tây và nhu cầu đổi mới nghệ thuật 52
2.1.3 Tác động của những cuộc tranh luận văn hỌC ««-«««<<<<s++ 56
2.1.4 Sự trưởng thành của ý thức cải tôi cả nhÂH cs«cccS<sssveessexs 58
2.2 Khuynh hướng dịch chuyền tiểu thuyết luận đề sang tiêu thuyết tâm lý 61
2.2.1 Căn cứ xác định sự dịch chuyển tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm
TL HH HH TH HH HH HH HT TT vn 61
2.2.2 Đặc điểm cơ bản của tiểu thuyết luận đê và tiểu thuyết tâm lÿ 65
Trang 62.3 Khuynh hướng dịch chuyền tiểu thuyết tự truyện sang tiểu thuyết tâm lý 79
2.3.1 Cơ sở xác định sự dịch chuyển tiểu thuyết tự truyện sang tiểu thuyết tâm 2.3.2 Đặc điểm khuynh hướng dịch chuyển tiểu thuyết tự truyện sang tiểu
thuyett@m [p> eceecccccecscecsecseessessessecssssessecsecsesssessessessusssessessessecsusaseesessecssssssseesessecsesaveess 83
Tid Ket CHUONG 2 ercccsecsecsesseessessessessssssesvesssssscssessesaesssssucssesscsacsacsscsncesessesasessesseeneess 88
Chương 3 NHAN VAT TRONG TIEU THUYÉT TÂM LÝ 89
3.1 Nhân vật trong tiểu thuyết . -: - 2 +¿+++2+++E+++E++EE++EE++Exerkesrxrrrxerrree 89
3.2 Các khuynh hướng xây dựng nhân vật - 5- + tseirrrrrerseerrrrs 92 3.2.1 Tập trung đề cao tâm lý cá nhÂH 2: 5+©5£©52+££+£++£+e£Ee+zzxesrsee 92
3.2.2 Dịch chuyền nhân vật hành động sang nhân vật tâm lÿ 96
3.3 Cac kiểu nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý . 2-2 2 x+£x+tEzrzrerxrred 113
3.3.1 Nhân vật khủng hoảng tur [WỞI sư 114
3.3.2 Nhân vật khủng hoảng ÂM Ïj Sky 116
3.3.3 Nhân vật phức hợp các tính CáCH sccsxkssiseeksreereeesesee 120
I)7)87.8.1.771 87880" hẻaa 125 Chương 4 BAC DIEM NGHE THUAT CUA TIEU THUYET TAM LY 126
ALL Ket Cau tam LY cecceccecccccscsssssessessessessessessesscsessessessesscsuesssessessessessssssessessssesseaees 126 4.2 Cét truyén tO LY oceceececceccssessessessessessessesecsessessessessessssessessessessesessesseesessesesseaees 132
4.3 Ngôn ngữ chú trọng cảm xúc, tâm trang 0 e eee eeeeceseceseeceseeceseeceseeeeseeeseeenees 138 4.3.1 Vai trò ngÔn ngữ CẲIH XÍC St kg ệt 138 4.3.2 Những biểu hiện của ngơn ngữ cảm XC :-csc©ce+c+cccssrceei 14]
4.4 Giọng điệu chủ đạo: trữ tình sâu lắng và triết lý suy tư -s- 147 Tiểu kết ChWwONg 4 vocssessessesssssssessessessssssssssssssssessessesssssssessssscssessssssssssesscssessssssseesesees 155
0009 .,ÔỎ 156 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIÁ
Trang 7MO DAU
1 Ly do chon dé tai
1.1 - Trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI, nền văn học Việt Nam dang
chứng kiến sự phát triển phong phú, đa dạng của thể loại tiểu thuyết Tiểu thuyết đương đại thực sự đang phát triển theo những hướng đi mới, với sự dấn thân của nhiều nhà văn qua những sáng tác mang dấu ấn hậu hiện đại, với sự trình diễn của
kỹ thuật dòng ý thức bên cạnh sự kế thừa những thành tựu nghệ thuật tiêu thuyết
trong thế kỷ XX Tiểu thuyết tâm lý giai đoạn 1925 - 1945 đã góp phần quan trọng
thúc đây mạnh mẽ quá trình hiện đại hóa tiêu thuyết Việt Nam Song song với quá trình hội nhập quốc tế và giao lưu văn hóa hiện nay, với quá trình tiếp thu và sáng
tạo nghệ thuật tiểu thuyết, tiểu loại tiểu thuyết tâm lý đang hiện ra như một di sản
nghệ thuật của một thời đại cũ Trong nghiên cứu phê bình văn học phương Tây, có
nhiều ý kiến cho rằng lý thuyết về cái vô thức và phân tâm học của S Freud - C.G Jung cũng như kỹ thuật dòng ý thức trong văn xuôi hiện đại đã đưa tiêu thuyết tâm
lý của F.M Dostoevsky trở về đẳng cấp truyền thống, tương ứng với những phát
hiện của tâm lý học cô điển thế kỷ XIX Trong nghiên cứu tiêu thuyết Việt Nam đương đại, một vấn đề khách quan đặt ra là nghệ thuật tiêu thuyết tâm lý trong 7ó
Tâm của Hoàng Ngọc Phách, Bướm Trắng của Nhất Linh, Sống mòn của Nam Cao
đã được các nhà văn đương đại vượt qua chưa? Có thể có một tiêu loại tiểu thuyết
tâm lý hậu hiện đại xuất hiện, chuân bị chiếm lĩnh văn đàn dân tộc và quốc tế hay
không? Vì thế, nhìn nhận sự vận động và phát triển tiểu thuyết thế kỷ trước trong mối liên hệ với những thành tựu nghệ thuật tiêu thuyết trong thế kỷ mới này vẫn là
vấn đề cần tiếp tục tranh luận
1.2 Chọn mốc thời gian 1925 đến 1945 như một giai đoạn phát triển của tiểu thuyết tâm lý, chúng tôi muốn nhắn mạnh: chính sự xuất hiện của tác phẩm tiêu biểu, thể hiện rõ nhất đặc điểm thể loại, đã góp phần định hướng cho công cuộc cách tân nghệ thuật tiểu thuyết Những tác phẩm đó nhận được sự quan tâm của nhiều độc giả, trong đó có tầng lớp độc giả ưu tú là các nhà nghiên cứu phê bình văn học Vì thế, những tác phẩm như vậy trở thành dấu mốc khăng định sự phát triển của thể loại tiểu thuyết trong tiến trình văn học dan toc Nira dau thé ky XX, báo chí luôn là bà đỡ cho sự phát triển của tiêu thuyết, các nhà văn thường đăng tiêu
thuyết từng kỳ trên báo trước khi tập hợp in thành sách Chỉ đến khi xuất bản thành
sách, tiêu thuyết mới bắt đầu có đời sống riêng của nó Đối với việc nghiên cứu khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý, có thê coi Tổ 7m (1925) của Hoàng Ngọc Phách
là tác phẩm mở đầu và Đứa con (1945) của Đỗ Đức Thu là tác phẩm khép lại
khuynh hướng sáng tác thể tài này trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
Thừa nhận những sự kiện lịch sử - chính trị lớn, những cuộc tranh luận văn học gây
Trang 8phẩm gây nên tiếng vang lớn, tạo ra bước ngoặt trong tiến trình tiêu thuyết, trở
thành tác phẩm mở đầu cho một khuynh hướng và chọn những tác pham đạt đến
trình độ nghệ thuật cao để khảo sát tiêu thuyết giai đoạn 1925 — 1945 Sau sự xuất hiện của hàng loạt những tác phẩm đạt đến đỉnh cao vềnghệ thuật thể loại thường là
sự thóai trào của một khuynh hướng Sau cùng, việc huy động sức người, sức của
toàn dân tộc cho cuộc đấu tranh giữ gìn nên độc lập còn non trẻ của đất nước (1945)
đã dẫn đến việc tạm ngưng khuynh hướng tiêu thuyết này
1.3 Hiện nay, trong lý luận phê bình văn học ở Việt Nam, chưa có nhiều
công trình nghiên cứu chuyên sâu về tiêu thuyết tâm lý Một số công trình nghiên
cứu đề cập đến tiêu thuyết tâm lý với một số dấu hiệu khác nhau nhưng vẫn chưa có
những công trình chuyên khảo khảo sát một cách chuyên biệt, kỹ lưỡng quá trình
hình thành, vận động và phát triển cũng như đặc trưng thê tài, vai trò của tiêu thuyết
tâm lý đối với quá trình hiện đại hóa văn học nước nhà Một số công trình đề cập
đến tiêu thuyết tâm lý mới tập trung vào một vài tác giả, tác phâm, một số thành tựu
cụ thê của tiêu thuyết tâm lý chứ chưa có một cái nhìn mang tính hệ thống Vì thế,
cần tiếp tục nghiên cứu tiêu thuyết tâm lý trong sự vận động và phát triển của tiểu
thuyết trong nửa đầu thế kỷ XX
1.4 Trong những thập niên đầu thế kỷ XXI, thế giới vẫn chứng kiến sự nỗ
lực tìm tòi không mệt mỏi của các nhà văn đương đại trên bước đường đi tìm hướng
đi mới của tiêu thuyết tâm lý - tiểu thuyết dòng ý thức Chúng ta có quyền chờ đợi
bước phát triển tiếp theo của tiểu thuyết loại này trong thế kỷ mới
Từ những gợi ý trên, chúng tôi chọn đề tài “Khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý
Việt Nam từ 1925 đến 1945”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu sự thay đổi cách nhìn hiện thực, thế giới nhân vật đa
chiều, đa diện, kỹ thuật phân tích tâm lý độc đáo cùng những phương thức biêểu hiện
đặc sắc của tiểu thuyết tâm lý Từ đó khăng định vị trí và những đóng góp của
khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý giai đoạn này đối với việc hiện đại hóa tiểu thuyết
nói riêng và hiện đại hóa văn xuôi quốc ngữ nói chung 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, nhiệm vụ nghiên cứu được xác định như sau:
Đưa ra cách hiểu khái quất về đặc trưng nội dung và nghệ thuật của thể loại
tiểu thuyết, khuynh hướng sáng tác tiêu loại tiêu thuyết tâm lý
Đưa ra những nhìn nhận, đánh giá khách quan, khoa học về vị trí, vai trò và
những đóng góp của khuynh hướng sáng tác tiêu thuyết tâm lý từ 1925 đến 1945
đối với việc hiện đại hóa nghệ thuật thể loại thông qua việc:
Chỉ ra khuynh hướng dịch chuyển từ tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tự
Trang 9Chỉ ra những loại hình nhân vật xuất hiện trong tiểu thuyết tâm lý dé thê hiện
sự thay đôi qua niệm về hiện thực và con người, sự đôi mới tư duy nghệ thuật của
nhà văn từ 1925 đến 1945
Làm rõ những cách tân về mặt nghệ thuật trong tiểu thuyết tâm lý từ 1925
đến 1945
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối trợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những tác phẩm tiêu biểu góp phần tạo
nên khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý trong dòng chảy của thê loại tiêu thuyết nửa
dau thé ky XX
3.2 Pham vi nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi tập trung khảo sát các cuốn tiêu thuyết được
chính các nhà văn, các nhà phê bình, một loại độc giả ưu tú của giai đoạn này đã
thâm bình, nhận định, đó là tiểu thuyết tâm lý hoặc thê hiện rõ đặc điểm tiểu loại
tiểu thuyết tâm lý
Trong khuôn khổ có giới hạn của luận án, chúng tôi mới tập trung nghiên cứu
tiểu thuyết tâm lý chủ yếu của các tác giả ở miền Bắc từ 1925 đến 1945 Chúng tôi
chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu tác phâm của các nhà văn miền Nam Ngoài giới
hạn hoàn toàn thuộc về bản thân người viết, chúng tôi xác định, tiêu thuyết tâm lý
manh nhà từ sáng tác của các nhà văn Nam Bộ và tiếp tục phát triển trong giai đoạn mà chúng tôi khảo sát Tuy nhiên, tiểu thuyết tâm lý của các nhà văn miền Bắc với những điều kiện thuận lợi của bối cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ đã góp phần tạo nên những bước ngoặt trong sự hình thành và phát triển tiểu loại tiểu thuyết tâm lý
Chúng tôi khảo sát một số tác phẩm sau':
Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách - Hanh (1940) của Khái Hưng Nước hồ Gươm (1928) của Lan Khai Đẹp (1941) của Khái Hưng
Hồn bướm mơ tiên (1933) của Khái Nắng thu (1940) của Nhất Linh
Hưng -_ Lan Hữu(1940) của Nhượng Tống
Ganh hang hoa (1934) cua Khai Hung Hai người điên giữa kinh thành Hà Nội Nang thu (1934) cua Nhat Linh (1940) của Nguyễn Bính
1Ngoài ra, chúng tôi tham khảo một số tác phẩm sau: Chiếc xuyến vàng (1929) của Nguyễn Văn Thao;Nửa
chừng xuân (1933), Gia đình (1937), Thoát ly (1937), Thừa tự (1940), Băn khoăn (1943) của Khái Hưng;
Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1937) của Nhất Linh; Làm ấï (Tạp chí Sông Hương, 1936) của Vũ Trọng Phụng; Cánh sen trong bùn (Phé thong ban nguyét san số, 51, 52), Con đường hạnh phúc (Phô thông bán
nguyệt san số 19), Lỏng mẹ (Phổ thông bán nguyệt san số 113, 114) của Lê Văn Truong; Lam !ẽ (1940)
của Mạnh Phú Tư; Quê người (1941) của Tơ Hồi; Lâm than (1938) của Lan Khai; Bỉ vỏ (1938), Quán Nải
(1943) của Nguyên Hồng Đây là những tác phẩm, ngoài những đặc điểm có thê nhận diện thuộc về tiêu
thuyết tâm lý còn thể hiện ý thức của tác giả về mặt thể loại Chăng hạn, các tác phẩm nói trên của Lê Văn
Trương khi in trên Phổ thông bán nguyệt san đều ghi rõ ““Tâm lý tiêu thuyết”
Trang 10Đời mưa gió (1935) của Khái Hưng -_ Mực mài nước mắt (1941) của Lan Khai
và Nhất Linh -_ Bướm trăng (1941) của Nhất Linh
Trồng mái (1936) của Khái Hưng -_ Lấy nhau vi tình (1942) của Vũ Trọng
Một trái tim (1937) của Lê Văn Trương Phụng
Những ngày thơ du (1939) của -_ Hai tâm hồn (1942) của Lê Văn Trương
Nguyên Hồng - Cai (1943) cua Vii Bang
Trúng số độc đắc (1938) của Vũ -_ Quê hương (1943)của Nguyễn Tuân
Trọng Phụng -_ Cô giáo tỉnh ly (1943) của Lê Văn Trương
Đôi bạn (1939) của Nhất Linh -_ Có đại (1944) của Tơ Hồi
Ngày mới (1939) của Thạch Lam - Mua xudn (1944) cua Lan Khai Tôi là mẹ (1939) của Lê Văn Trương - Sống mỏn (1944) của Nam Cao
Đứa con (1945) của Đỗ Đức Thu
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê như sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội: Với phương pháp này, chúng tôi nhằm
nghiên cứu tiêu thuyết tâm lý từ hướng tiếp cận lịch sử xã hội Luận án tái hiện bối
cảnh lịch sử xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX và đặt tiểu thuyết tâm lý trong sự
vận động và phát triển của tiêu thuyết giai đoạn này để tiễn hành khảo sát
- Phương pháp so sánh:Luận án dùng phương pháp này nhằm chỉ ra những
điểm tương đồng và khác biệt của tiểu thuyết tâm lý so với các tiểu loại tiểu thuyết khác như tiêu thuyết phong tục, tiêu thuyết phóng sự, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết
tự truyện , đồng thời so sánh nhằm chỉ ra những khác biệt của nhân vật tâm lý trong tiêu thuyết hiện thực và tiểu thuyết lãng mạn Đây cũng là phương pháp được
sử dụng thường xuyên trong luận án
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Việc vận dụng thi pháp học giúp xác
định những đặc trưng của thi pháp nhân vật cũng như các thủ pháp khắc họa tính cách trên một số bình diện như tổ chức kết cấu, cốt truyện, tổ chức ngôn ngữ, giọng
điệu, đồng thời qua đó, thấy được những cách tân nghệ thuật tiêu thuyết của các nhà
văn giai đoạn này
- Phương pháp loại hình:Tù đặc trưng của loại hình tiêu thuyết, chúng tôi
tìm hiểu những đặc điểm loại hình nhân vật chịu áp lực về tinh thần dẫn tới khủn
hoảng tỉnh thần, khủng hoảng tâm lý trong tiểu thuyết tâm lý giai đoạn này Từ đó nhận diện kiểu loại nhân vật cũng như một số phương thức biểu hiện đặc trưng của
tiêu thuyết tâm lý
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:Phương pháp này được sử dụng
xuyên suốt trong luận án nhằm huy động tri thức ở nhiều lĩnh vực như lịch sử, xã
hội học, văn hóa học, tâm lý học để tìm hiểu tiểu thuyết tâm lý từ nhiều góc độ
Trang 11khác nhau Phương pháp này nhăm đảm bảo phân tích tác phẩm một cách khách
quan, thấu đáo
5, Đóng góp mới của luận án
Qua việc tìm hiểu tiểu thuyết tâm lý từ 1925 đến 1945, luận án khái quát khuynh hướng vận động và phát triển của dòng tiêu thuyết tâm lý Việt Nam từ 1925 đến 1945 Từ đó, luận án làm nỗi rõ quá trình hiện đại hóa của tiểu thuyết Việt Nam
nói riêng và quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn khảo sát tác phẩm, luận án đánh giá tác động
của quan niệm nghệ thuật đến tiêu thuyết tâm lý trên các phương diện xây dựng
nhân vật và nghệ thuật tự sự
Luận án chỉ ra những nét kế thừa, cách tân và đặc trưng cụ thể của dòng tiểu
thuyết tâm lý giai đoạn 1925 - 1945 trên cơ sở so sánh với tiểu thuyết trước đó và
các dòng tiểu thuyết khác cùng giai đoạn
Luận án vừa có ý nghĩa nhận diện một khuynh hướng thể loại, vừa góp phần lý giải nguyên nhân và thành tựu của giai đoạn mở đầu lịch sử tiểu thuyết Việt Nam
hiện đại
6 Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình của tác giả liên
quan đến đê tài, Tài liệu tham khảo, luận án được triển khai làm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Tiểu thuyết tâm lý nhìn từ sự dịch chuyên thể loại
Chương 3: Nhân vật trong tiểu thuyết tâm lý
Trang 12CHƯƠNG 1 TONG QUAN TINH HINH NGHIEN CUU
Trong chương này, chúng tôi tập trung khảo sát các công trình nghiên cứu
liên quan đến khuynh hướng tiêu thuyết tâm lý ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Từ
những gợi mở của các nhà nghiên cứu đi trước, nhất là các công trình nghiên cứu
liên quan đến tiêu thuyết tâm lý của các nhà nghiên cứu đương thời (giai đoạn
1925-1945), chúng tôi tìm hiểu những khả năng còn để ngỏ để đi sâu nghiên cứu
khuynh hướng vận động và phát triển của dòng tiểu thuyết tâm lý trong một giai
đoạn văn học đang diễn ra quá trình hiện đại hóa mạnh mẽ Trước hết, chúng tôi xin được đề cập đến một số thuật ngữ mang tính công cụ để làm cơ sở triển khai các luận điểm của luận án
1.1 Giới thuyết về tiểu thuyết tâm lý 1.1.1 Thể loại tiêu thuyết
Nhiều nhà nghiên cứu về tiểu thuyết đều nhận thấy việc đưa ra một định
nghĩa mang tính phô quát về thể loại này là không hề dễ dàng Trong phạm vi hẹp
của đề tài mà chúng tôi tiến hành, xin điểm qua một vài quan niệm tiêu biểu về thé
loại của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài và ở Việt Nam
Tu dién Funk & Wagnalls Standard Encyclopedia (M¥, 1963), Grand larousse enecylopédique (Phap, 1964), Oxford English Dictionary, (Anh, 1967) có
những mục từ định nghĩa tiểu thuyết Trước đó, M Bakhtin trong bài viết Tiểu thuyết như một thể loại văn học: “Tiểu thuyết là thê loại văn chương duy nhất luôn
luôn biến đổi, do đó, nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn, nhạy bén hơn biến
chuyển của bản thân hiện thực” [11; tr.30] Ông nói thêm: “Đối với tiêu thuyết, lý
luận văn học bộc lộ một sự bất lực hoàn toàn” [11; tr.32] Khó khăn theo ông chính
là việc xác định những đặc điểm cố định của thể loại nhất là ở mặt hình thức nghệ
thuật Sau này, trong công trình Nghệ thuật tiểu thuyết,M Kundera xuất phát từ những góc nhìn và khía cạnh khác nhau của tiêu thuyết đã đưa ra quan niệm của
mình về thể loại Từ khía cạnh các nhân vật, ông cho rằng “Tiểu thuyết là một sự
chiêm nghiệm về cuộc đời được nhìn thấy thông qua các nhân vật tưởng tượng”; từ
khía cạnh hình thức nghệ thuật, ông khẳng định: tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ
lớn”và từ góc độ tiếp nhận, ông nhấn mạnh: “tiểu thuyết đó là thiên tưởng tượng
của nhiều cá nhân” [96; tr.86, 167] Nhấn mạnh hình thức của thê loại tiểu thuyết,
ILP Hin và E.A Tzurganova, trong Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phải
nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20, cho răng: “Tiêu thuyết không
phải là một hình thức chất phác, mà là hình thức tinh tế của nghệ thuật viết văn”
[90; tr.6 1]
Mỗi một cách định nghĩa về tiểu thuyết đều có những điểm hợp lý do nhắn
mạnh một vài đặc điểm nổi bật của thê loại Điều đó có nghĩa là đi tìm một định
Trang 13nay van đang trong quá trình biến đôi Hình thức thể loại không đứng yên mà có sự
thay đổi trong từng giai đoạn lịch sử văn học Các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở
nhận định: Tiểu thuyết hiện đại bắt nguồn từ châu Âu Nó là thể loại văn chương có
sức dung chứa lớn, còn đang trong quá trình biến đổi cả về nội dung tư tưởng và
hình thức nghệ thuật Tiếp nhận tiêu thuyết phương Tây đầu tiên ở nước ta phải kể
đến tầng lớp trí thức Tây học được đào tạo trong các trường Pháp - Việt Hiện đại
hóa nền văn học nửa đầu thế kỷ XX thực chất là sự chuyển hướng văn học sang tiếp thu các kỹ thuật tiêu thuyết hiện tại từ văn học phương Tây
Các sách từ điển thuật ngữ văn học không phải là “chìa khóa vạn năng” có
thể lý giải đầy đủ tất cả những vấn đề, nhất là những quan niệm liên quan đến văn
học Nhưng từ điển thuật ngữ vốn hình thành nhờ các nhà nghiên cứu, phê bình, nhà
văn có uy tín biên soạn nên có thể có tính đại diện, đưa ra cách hiểu chung của cộng
đồng nghiên cứu vềnhièu vấn đề liên quan đến văn học
Có thể thay điều đó qua việc Tir điền Văn học Bộ mới đưa ra quan niệm về
tiểu thuyết: “Thuật ngữ chỉ thé loại tác phẩm tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung
vào số phận một cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó; trần thuật
ở đây được khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để
truyền đạt “cơ cấu” của nhân cách” Ở mục này, Lại Nguyên Ân và Nguyễn Huệ
Chi còn dẫn Biêlinxki khi nhà phê bình lỗi lạc người Nga này gọi tiểu thuyết là “str thi của đời tư”do chỗ “miêu tả những tình cảm, dục vọng và những biến cố thuộc
đời sống nội tâm của con người” Bên cạnh đó, “Tiểu thuyết trình bày đời sống cá
nhân và đời sống xã hội như những tố chất có tính độc lập tương đối, không làm cạn
kiệt được nhau, không ngon nuốt được nhau; đây là đặc điểm quyết định nội dung
thê loại của tiểu thuyết” [72; tr.1716] Cũng theo Từ điển Văn học Bộ mới thì “Phải
đến cuối thế kỳ XIX đầu thế kỷ XX thuật ngữ tiêu thuyết mới ra đời; lúc bấy giờ
tiêu thuyết Pháp đã được nhiều người Việt mô phỏng, nên thuật ngữ tiểu thuyết ở Việt Nam sớm gắn với hình thức tiêu thuyết phương Tây mặc dù cũng được dùng
dé gọi tiểu thuyết cô điển Trung Quốc vốn duoc dich kha 6 at 6 miền Nam và miền
Bac trong vai ba thap ky dau thé ky XX”[72; tr.1720]
Bàn về tiêu thuyết tâm lý từ 1925 đến 1945, không thể không nhắc đến những
bàn luận liên quan đến thể loại tiêu thuyết của chính các nhà văn, các nhà nghiên cứu,
phê bình văn học nửa đầu thế kỷ XX Bởi chính những nhận định này đã ảnh hưởng
tới giới sáng tác và tinh thần ấy được chuyền tải và trong những tác phâm
Dau thé ky XX, thuật ngữ /iểu thuyét đã thịnh hành trong giới nghiên cứu và sáng tác ở nước ta Tiểu thuyế¡xét về mặt từ loại là một từ Hán Việt Ở Trung Quốc
khi thành lập tờ Tân tiểu thuyết (1902) chuyên xuất bản tiểu thuyết hiện đại và đưa
ra những luận thuyết về tiểu thuyết, Lương Khải Siêu đã cô vũ cho tờ báo bằng cách
đăng trên tờ Tân dân công báo mô hình tiêu thuyết mới của Trung Quốc bao gồm:
tiểu thuyết có minh hoạ, tiêu thuyết luận đề, tiêu thuyết diễn nghĩa, tiêu thuyết chính
Trang 14trị, tiểu thuyết triết lý khoa học, tiểu thuyết quân sự, tiểu thuyết mạo hiểm, tiêu
thuyết trinh thám, tiểu thuyết tả tình
Bùi Đức Tịnh trong Những bước đâu của Báo chỉ Truyện ngắn Tiểu thuyết
và Thơ mới, khi nói về giai đoạn đầu hình thành tiểu thuyết hiện đại ở nước ta, ông
nhấn mạnh: tính theo năm xuất bản, từ năm 1887 (thời điểm Truyện thay Lazaro Phién của Nguyễn Trọng Quản ra đời) đến 1920, còn tìm được tiểu thuyết của
Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoăng Mưu Tiểu thuyết lúc đó được hiểu 1a: “tac pham kể
lại một câu chuyện tưởng tượng khá dài, trong đó, người kể tạo sự thích thú cho độc
giả bằng những tình tiết gay cần của câu chuyện, bằng cách trình bày những phong
tục, tính tình, bằng sự phân tích những tâm tư và thái độ” [220; tr.15§] Ơng cũng
khơng quên lưu ý đến việc: “văn loại tiểu thuyết trong văn học hiện đại đã phôi thai từ các dạng truyện bằng thơ có sẵn, thóat khỏi sự hấp dẫn của các truyện dịch từ tác phẩm Trung Hoa và tiếp nhận ảnh hưởng của tiểu thuyết phương Tây” [220; tr.15§]
Tắt nhiên nhận định của Bùi Đức Tịnh đưa ra hoản toàn dựa trên cứ liệu tiểu thuyết
Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Nhận định này nhận được sự đồng tình
của nhiều nhà nghiên cứu sau này
Đọc các cuốn: Bàn về tiểu thuyết (1921) của Phạm Quỳnh, Lược khảo VỀ sự
tiễn hóa của quốc văn trong lỗi viết tiểu thuyết (1932) của Trúc Hà, Nói chuyện tiểu
thuyết (Phê bình và cảo luận, (1933), Nhà viết tiểu thuyết (1935) của Thiếu Sơn,
Tiểu thuyết và những nhà viết tiểu thuyết hiện nay (1935) của Lê Tràng Kiều, Di tới khuynh hướng tả thực trong văn chương: những khuynh hướng tiểu thuyết
(1939)của Hải Triều, Cao vọng của tiểu thuyết (1939) của Như Phong, Trên đường
nghệ thuật (1940) của Vũ Ngọc Phan, Theo giỏng (1941) của Thạch Lam, Khảo về
tiểu thuyết (1941)của Vũ Băng, Đọc tiểu thuyết Việt Nam cận đại (Thanh Nghị, số
26, năm 1942)của Dinh Gia Trinh, có thể khang định đội ngũ nhà văn, nhà nghiên
cứu tiểu thuyết ở nước ta đến những năm ba mươi của thế kỷ XX đã trở thành một
đội ngũ lớn mạnh
Cuốn tiêu thuyết in bằng chữ quốc ngữ đầu tiên ở nước ta là cuốn Truyện thầy Lazaro Phiên (1886) Vượt qua tiêu thuyết truyền thống, Nguyễn Trọng Quản dứt khóat đề cao kỹ thuật tự sự của tiêu thuyết phương Tây Tuy nhiên khi tác phâm này ra đời, không mấy nhà văn cùng thời hưởng ứng cô gắng này của tác
giả Đến đầu thế kỷ XX, văn học Việt Nam diễn ra song hành hai khuynh hướng:
nỗ lực học tập kỹ thuật tiểu thuyết phương Tây và học tập kỹ thuật tiểu thuyết từ
những tác phẩm dịch từ văn học Trung Quốc Phải đợi đến gần bốn mươi năm sau,
voi su ra doi Qua dua đó (1925) của Nguyễn Trọng Thuật, Tổ Tâm (1925) của
Hoàng Ngọc Phách, người ta mới chứng kiến các nhà tiểu thuyết đã theo hăn kỹ
thuật tiểu thuyết hiện đại phươngTây Sau nhiều ý kiến xuất hiện trên sách báo,
tiếp sau cuộc thi sáng tác tiêu thuyết, báo Nông cổ mín đàm, từ số 19 năm 1912
Trang 15Hoằng Mưu Năm 1914, cuốn này được xuất bản thành sách, trang bìa In rõ tên
thé loai: Roman Fantastique (Tiéu thuyét ky ao) [133; tr.3] Ha Huong phong nguyệt truyện là cuỗn tiêu thuyết tâm lý đầu tiên ở nước ta Đây là sự xác thực cho
sự xuất hiện tiểu thuyết hiện đại ở nước ta về mặt thê loại Chỉ có điều, ngay khi
mới xuất bản, nó bị độc giả phản đối và bị nhà cầm quyền thu hồi Nó chưa kịp tạo
nên tiếng vang và cũng không mấy ảnh hưởng đến sự phát triển thể loại tiểu thuyét sau nay.76 Tam của Hoàng Ngọc Phách ra đời vào năm 1925 mới trở thành
tác phâm mở đầu cho khuynh hướng tiêu thuyết tâm lý Tổ Tâm ra đời là một sự
kiện gây tiếng vang với số lượng in lớn: lần thứ nhất ¡n 3000 quyên, lần thứ hai in
2000 quyên, Thậm chí, có nhà xuất bản ở miền Nam đã in lại Tổ 7m đến lần thứ 8, bán giá rất đắt (30 đồng tiền miền Nam) nhưng không xin phép tác giả” [180;
tr.165] Số lượng tái bản cuốn tiểu thuyết này chứng tỏ sự đón nhận nhiệt tình của
công chúng yêu văn học đối với thê loại tiểu thuyết
Từ quan niệm về tiểu thuyết của các nhà văn cùng cácnhà nghiên cứu phê
bình văn học từ đầu thế kỷ XX đến những năm đầu của thể kỷ XXI, chúng tôi
nhận thấy hầu hết các định nghĩa về tiêu thuyết đều nhằm đưa ra đặc điểm: tác
phẩm tự sự có dung lượng (số trang) lớn, có sức dung chứa lớn, có thể bao quát
hoàn cảnh xã hội rộng lớn, có thể miêu tả cuộc sống từ nhiều chiều hướng khác
nhau, có một hay nhiều nhân vật, nhân vật có thể tham gia vào nhiều biến cố, mỗi
biến cố có sự tham gia của nhiều nhân vật với rất nhiều tình tiết phong phú Tiểu thuyết là tổng hợp những chiêm nghiệm về cuộc đời thông qua thế giới nhân vật mà nhà tiêu thuyết kiến tạo nên
1.12 Tiêu thuyết tâm lý
Quá trình hiện đại hóa văn học ở nước ta gan với quá trình Âu hóa xã hội,
trong đó có tiếp thu những thành tựu văn hóa của các nước phương Tây Tiểu ?huyết
tâm lý cũng Vậy
Từ góc nhìn thể loại (genre) có thể quay về với cách hiểu truyền thống
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguồn gốc hình thành thê loại tính từ Don Quixote
của Cervantes (1547-1616; Tây Ban Nha) đến sự phát triển phong phú, đa dạng của
thể loại tiêu thuyết với tiêu thuyết lịch sử, tiêu thuyết tình cảm, tiểu thuyết thư tín,
tiêu thuyết tự truyện sau này Ngày nay, chúng ta có thể tìm hiểu đặc điểm của
những cuốn tiêu thuyết tâm lý từ giữa thế kỷ XIX ở châu Âu Những sáng tác của
Dostoevsky (1821-1881; Nga) đã tạo nên ảnh hưởng đặc biệt đối với các nhà văn
sáng tác tiểu thuyết tâm lý Qua phân tích tâm lý của Dostoevsky, tâm lý nhân vật
hiện lên đầy căng thắng, giằng xé với nỗi đau khổ, tuyệt vọng đến cùng cực Một
nhà văn Nga khác, Lev Tolstoy cũng rất chú trọng đến sự phát triển tâm lý nhân vật Những phân tích của Dostoevsky hay Lev Tolstoy về đời sống tỉnh thần của nhân
vật trong tiểu thuyết chắc chắn có ảnh hưởng đến các nhà văn thế kỷ XIX và XX
khi theo đuổi khuynh hướng tâm lý Chính điều này lại trở thành nguồn dẫn chứng
Trang 16quan trọng cho các nhà nghiên cứu lý thuyết tâm lý học hiện đại sử dụng Căn cứ
trên các thành tựu nghiên cứu tâm lý học hiện đại, một số nhà nghiên cứu văn học
gần đây ở phương Tây đã chứng minh những cuốn tiêu thuyết tâm lý ở châu Âu
trong thế kỷ XIX đã góp phần phát triển các lý thuyết tâm lý mới, đó là việc phát
hiện mới về vô thức và ý thức, về trí nhớ, thói quen, cảm xúc và cả cái tôi cá nhân
của con người Ở phương Tây, tác phẩm của Marcel Proust, Albert Camus, Jean-
Paul Sartre, Franz Kafka, James Joyce, Virginia Woolf, William Faulkner chiu anh
hưởng nhất định từ những sáng tác của Dostoevsky và Lev Tolstoy Đến lượt mình, nhà văn kiêm nhà phê bình văn học người Mỹ Henry James (1848 - 1916) và nhà
tiểu thuyết người Anh George Eliot (1919 - 1980) đã có những đóng góp lớn đối với
việc phát triển khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý Henry James và George Eliot da
vận dụng những thành tựu tâm lý học hiện đại đề khám phá chiều sâu phức tạp, bí
ân những diễn biến bên trong tâm hồn nhân vật tiểu thuyết cũng như khám phá cuộc sống bên trong và những điều thầm kín không dễ nói ra của các loại/ hạng người
trong xã hội Trong văn học phương Tây hiện đại, có sự “kết giao” giữa các tác giả
tiêu thuyết với các nhà lý thuyết tâm lý Mỗi cuốn tiêu thuyết tâm lý thực sự là một
“phòng thí nghiệm” để nhà văn đưa vào những nguyên tắc, quy luật tâm lý mà tâm
lý học hiện đại cung cấp cho họ để xây dựng nhân vật Chính James Joyce đã thé
hiện điều này qua các tiểu thuyết Chân dung chàng nghệ sĩ (A Portrait of the Artist
as A Young Man;1916)và Uiysses (1922) Những sáng tác của ông luôn thúc đây các phong trào hoạt động xã hội, và cũng nhờ thế nó thách thức các hình thức nghệ
thuật tiểu thuyết mang tính truyền thống ở phương Tây lúc bấy giờ, thậm chí thách thức cả khả năng diễn đạt của ngôn ngữ thông thường trong cuộc sống Thay vào đó, trong tiểu thuyết tâm lý, nhà văn tạo ra những biểu tượng cô đọng chuyên chở rất nhiều ý nghĩa, những ngụ ý được gửi gắm qua hình ảnh diễu qua trí tưởng tượng,
qua ước mơ của nhân vật Cũng như vậy, trước James Joyce, nhà văn người Na Ủy
Knut Hamsun đã viết cuốn tiêu thuyét tam ly Su/t (1980) va Pan (1984) miéu tả
những nhân vật chìm đắm trong cô đơn và sự hoài nghi Ông đã vận dụng các thủ pháp tổ chức cốt truyện kiểu phân mảnh kết hợp với thời gian phi tuyến tính đạt
hiệu quả nghệ thuật cao Điều này tạo đà cho tiểu thuyết tâm lý phát triển Đến
James Joyce những thủ pháp nghệ thuật tiêu thuyết, nghệ thuật phân tích tâm lý
nhân vật được nâng cao hơn dẫn đến việc hình thành khuynh hướng văn xuôi đòng
ý thức gần gũi với văn học đương đại hiện nay Các nhà tâm lý học ở phương Tây
cũng từng thừa nhận mối liên hệ không thé giải thích được giữa các lý thuyết tâm lý
học hiện đại với các tác phẩm tiêu thuyết tâm lý Mục riểu thuyết tâm lý đăng trên Bách khoa thư Quốc tế (1903) nhẫn mạnh “trong thời gian này, dường như tâm lý
học đang chạy theo gợi dẫn từ tiểu thuyết Anh” [251; tr.638] Va tac pham Uylisses (1922) cua Jame Joys khi ra đời được ca ngợi như cuốn sách khơi nguồn cho tiểu
thuyết tâm lý ở phương Tây
Trang 17Theo các nhà nghiên cứu về thi pháp thể loại ở Đông Âu trong thế kỷ XX thì
tiểu thuyết tâm lý đã định hình như một thể tài ổn định từ nửa sau thế kỷ 19 Điều này
thê hiện rõ qua các sáng tác của các nhà văn hiện thực chủ nghĩa, từ Stendhal, Balzac,
Puskin, Tolstoy, đặc biệt là qua tiêu thuyết của Dostoevsky Ngay từ thế kỷ 18, khi
các yếu tố thê loại co bản hình thành, tiểu thuyết tâm lý đã khăng định như một thể
tài tập trung khám phá và thê hiện thế giới bên trong vô cùng phức tạp của con người Miêu tả tâm lý không phải là độc quyền của văn xuôi tâm lý (bao gồm truyện ngắn
tâm lý và tiêu thuyết tâm lý) nhưng riêng ở thể tài này, tâm lý đã trở thành mục tiêu
chiếm lĩnh đầu tiên và nhất quán của nhà văn trong quá trình sáng tác Sự ra đời của
tiểu thuyết tâm lý vì thé, không thê sớm hơn trước thời hiện đại Thê tài này chỉ xuất
hiện trên cơ sở hình thành đầy đủ các điều kiện bên trong và bên ngoài nghệ thuật
Bên trong, đó là nhu cầu cách tân và đổi mới thi pháp, là toàn bộ kinh nghiệmtự sự qua sáng tác của các nhà văn nhiều thời đại mà nhà tiểu thuyết tâm lý có thể học hỏi
và kế thừa Bên ngoài, đó là ý thức cá nhân và con người cá nhân xuất hiện, là tâm lý
học đã hình thành và phát triển như một bộ môn khoa học độc lập, khang định sự tự ý
thức của bản thân nhân loại Và cuối cùng, là sự bùng phát những quan hệ xã hội
phức tạp gắn với các xung đột xã hội - lịch sử Cho nên, tiểu thuyết tâm lý là thê tài
gan liền với những thành tựu nghệ thuật của chủ nghĩa hiện thực Hình tượng nhân
vật trung tâm của tiêu thuyết tâm lý là con người bất hòa với thực tại, là con người đi
tìm chân lý, tìm kiếm bản ngã, đi tìm tự do cá nhân Mẫu người này có thể xuất hiện
cả trong văn xuôi lãng mạn chủ nghĩa, nhưng chỉ trong văn xuôi hiện thực, nó mới
xuất hiện và bi soi roi dưới ánh sáng của sự phân tích lý tính Nhìn chung, tiêu thuyết
tâm lý có thé trở thành một khuynh hướng thé loại, một xu hướng thi pháp tự sự trong
cả hai trào lưu văn học: lãng mạn và hiện thực
Tiểu thuyết tâm lý đã ra đời từ các nền văn học châu Âu Từ đây, trong văn học châu Âu, xuất hiện một số thuật ngữ tương đương với tiểu thuyết tâm lý
(psychological novel)nhu: tiéu thuyét ndi tam (the novel of introspection), tiéu thuyết chủ quan (subjective novel),tiểu thuyết phân tích hiện đại (modern analytic
novel) Chang han, vi tac pham Quận chúa Cleves (1678) của Fayet (1634 - 1693)
có kiểu kết cầu đóng cho nên nó “hết sức tập trung vào cuộc đời một con người, đôi khi vào chỉ một xung đột, một tình huống, do đó mang tính hướng tâm, xét về kết
cấu Và kiểu tiểu thuyết này rất sớm trở thành tiêu thuyết tâm lý”[72; tr.1718] Cũng
như vậy, những cuốn như Đỏ và đen (1830)của Stendhal, Tội ác và hình phạt
(1866) của Dostoevsky đều được xếp vào đòng tiểu thuyết tâm lý Tiểu thuyết tâm
ly được hiểu là:
Tiểu thuyết miêu tả các trạng thái tâm lý, xây dựng thế giới nội tâm của con
người, đặc biệt nhắn mạnh tới động cơ, hoàn cảnh và cốt truyện nội tại Cốt truyện nội tại thường dựa trên cơ sở cốt truyện ngoại tại, nhưng lại thúc đây
Trang 18việc bên ngoài, muốn đi sâu khám phá nguyên nhân bên trong Đối với loại tiêu thuyết này, việc xây dựng tính cách nhân vật đóng vai trò cực kỳ quan
trọng Cội nguồn của tiểu thuyết này là cách các nhà viết kịch lấy tính cách
nhân vật mà giải thích hành động của họ [67; tr.339- 340]
Hành động của nhân vật trong tiêu thuyết tâm lý bao giờ cũng bị đây xuống
thứ yếu và thay thế vào đó là quá trình tâm lý của nhân vật Điều này sẽ giới hạn số
lượng nhân vật trong tiêu thuyết tâm lý, thậm chí sẽ có rất ít nhân vật Tâm lý trở
thành cái bao trùm, là cái đích hướng đến của tác phẩm Các thủ pháp nghệ thuật
phân tích tâm lý được gia công, đầy mạnh nhằm mục đích lý giải nguyên nhân sâu
xa dẫn đến hành động của nhân vật, thậm chí hành động của nhân vật trong tác
phâm chỉ còn là cái cớ để bạn đọc có thê truy ngược lại hành trình điễn biến tâm lý nhân vật Đó là đặc điểm dễ nhận thấy của tiêu thuyết tâm lý
Các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới cũng quan tâm đến tiêu thuyết tâm lý Psychological Novel (tiêu thuyết tâm lý) là một mục từ trong Số fay Văn học
(Pai cuong Lich sw Van hoc Anh My) do William Flint Thrall va Addison Hibbard
biên soạn Ngoài việc lý giải thuật ngữ này giống với những đặc điểm của tiểu
thuyết tâm lý như chúng tôi đã nhắc tới ở trên, từ điên này chú ý thêm: “Tiểu thuyết
tâm lý không chứa đựng tình trạng cái gì xảy ra mà đi lý giải tại sao và lý giải
nguyên nhân từ đâu để xảy ra hành động như vậy Trong kiểu tác phẩm này thì nhân
vật và đặc điểm nhân vật thường quan trọng hơn (sự kiện)” [252; tr.346]
Đến cuối thế kỷ XX, trong Từ điển Penguin về các thuật ngữ văn học và lý
luận văn hoc(The Penguin Dictionary of Literary Terms and Literary Theory), J.A
Cuddon đã đưa ra cách hiểu Tiểu thuyết tam ly (Psychological Novel) nhu sau:
Một thuật ngữ mơ hồ dùng để chỉ một loại tiêu thuyết nhìn chung có liên
quan nhiều đến đời sống tâm hồn, cảm xúc và tinh thần của các nhân vật và
(liên quan nhiều đến) phân tích các nhân vật hơn là cốt truyện và hành động
Rất nhiều nhà tiểu thuyết trong suốt hai thế ki vừa qua đã viết tiểu thuyết tâm
lí [248; tr.709-710]
Đó là một định nghĩa ngắn gọn về tiểu thuyết tâm lý Tác giả J.A Cuddon, qua thuật ngữ này, đã đề cập đến đặc điểm quan trọng: trong tiêu thuyết tâm lý thì
việc khám phá, tìm hiểu đời sống tâm hồn, cảm xúc, tỉnh thần của nhân vật trở thành mục đích chính của nhà văn, trở thành nội dung trọng tâm của tác phẩm
Gần với cách hiểu trên, đầu thế kỷ XXI, trong công trình Bách khoa thư về
Tiéu thuyét (The Encyclopedia of The Novel) do Peter Melville Loganbién
soạn,Tiểu thuyết tâm ly (Psychological Novel) duoc Athena Vrettos định nghĩa như
sau:
Tiểu thuyết tâm lý theo cách hiểu truyền thống là một thể loại của văn xuôi hư
cấu vốn tập trung nhiều vào đời sống bên trong của nhân vật, thể hiện suy
nghĩ, cảm xúc, kí ức, khao khát chủ quan của nhân vật Tiểu thuyết tâm lí,
Trang 19theo nghĩa rộng nhất, có thể chỉ bất kì tác phẩm hư cấu tự sự nào hướng sâu
vào quá trình miêu tả tính cách một cách phức tạp, nó đặc biệt gắn liền với các
khuynh hướng như chủ nghĩa hiện thực tâm lý thế kỉ XIX, văn học hiện đại
chủ nghĩa thế kỉ XX và tiểu thuyết “dòng ý thức”, (gắn liền) với các kĩ thuật
trần thuật như diễn ngôn gián tiếp tự do và độc thoại nội tâm Thuật ngữ tiểu
thuyết tâm lí cũng có thể chỉ những tác phâm văn xuôi hư cấu vốn dành cho
các lí thuyết tâm lý hiện đại và những nghiên cứu gần đây về tiêu thuyết tâm lí
đã tập trung vào sự hội tụ mang tính lịch sử của hai lĩnh vực này[251; tr.633]
Như vậy, trong những cách định nghĩa trên, không có định nghĩa nào bao
hàm đầy đủ đặc điểm của tiểu thuyết tâm lý, nhưng qua đó, có thê khăng định, các
nhà nghiên cứu, phê bình, thậm chí các nhà tiêu thuyết ít hay nhiều đều có sự thống
nhất trong tên goi tiéu thuyết tâm lJ
Dẫn định nghĩa trong các cuốn từ điển thuật ngữ văn học, chúng tôi muốn
lưu ý đến cách hiểu của số đông các nhà nghiên cứu, phê bình văn học trong từng
giai đoạn lịch sử, nhưng hơn hết, cách hiểu về thể loại của số đông các nhà văn,
nhà nghiên cứu trong một giai đoạn lịch sử thường nói lên ý thức mãnh liệt về mặt
thể loại của chính các nhà văn đương thời Từ điểm chung của một số cách định
nghĩa trên có thể thấy, nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật đã có từ lâu trong văn học phương Tây, văn học phương Đông và ngay trong văn học trung đại Việt
Nam, nhưng tiêu thuyết tâm lý được hiểu là một thể tài mang đầy đủ đặc điểm của
thể loại văn học hiện đại thì phải chờ đến sự xuất hiện của những tác phẩm tiểu
thuyết hiện đại
Từ quan niệm của các nhà nghiên cứu đi trước, từ thực tiễn sáng tác tiểu
thuyết nửa đầu thế kỷ XX, chúng tôi quan niệm: Tiểu thuyết tâm lÿ là tác phẩm văn
xuôi tự sự cỡ lớn tập trung phân tích tâm lý nhân vật, trong đó, đời tư và quá trình
tâm lý của nhân vật là cái xuyên suốt, bao trùm toàn bộ tác phẩm Tâm lý nhân vật hoàn toàn chỉ phối cách xây dựng cốt truyện, thể hiện nhân vật, kiểu xung đột và phong cách ngôn ngữ của tác phẩm Tiểu thuyết tâm lý gắn với kỹ thuật độc thoại
nội tâm, kỹ thuật “dòng ý thức” và đặc biệt nó có môi liên hệ với các lý thuyết tâm
ly hoc hiện dai
1.1.3 Khuynh hướng tiéu thuyét tâm lý
Bàn về khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý giai đoạn 1925 - 1945, không thê
không nhắc đến cách phân chia thê loại tiêu thuyết mà Phạm Quỳnh đã bàn đến từ
trước 1925:
Cứ lấy ý nghĩa mà chia ra thời có tiểu thuyết về lịch sử, tiểu thuyết về triết
học, tiểu thuyết về tâm lý, v.v tùy cái ý nghĩa trong truyện khuynh hướng
về mặt tâm lý, về mặt xã hội, về mặt triết học hay về mặt lịch sử Các hạng
tiêu thuyết ấy thì thường được gọi tổng danh là lý luận tiểu thuyết, nghĩa là
những truyện đặt ra dé chứng giải một lý thuyết gì Cứ lẫy hình thức mà chia
Trang 20thời có tiểu thuyết tự sự, nghĩa là người làm sách đứng thuật truyện; tiểu
thuyết bằng thư trát vãng lai, nghĩa là theo thê viết thư, người trong truyện
viết lẫn cho nhau, tiêu thuyết bằng nhật ký, bằng tự truyện, nghĩa là người
chủ động trong truyện tự chép việc mình, hay là dùng lối nhật ký mà ghi
riêng công việc của mình, giãi riêng tâm sự mình [194; tr.26]
Sở dĩ chúng tôi dẫn ra cách phân chia thể loại tiêu thuyết của Phạm Quỳnh
bởi vì cách phân chia trên cũng không phải sáng tạo riêng của Phạm Quỳnh, nó là
sự tổng hợp lý thuyết văn học mà Phạm Quỳnh đã tiếp thu từ văn học Pháp Và các
nhà văn, nhất là các nhà văn thế hệ 32, nói theo cách nói của Thanh Lãng, không
thể không tiếp thu các quan niệm lý thuyết thê loại và những cách tân nghệ thuật
của tiêu thuyết phương Tây hiện đại Cách phân chia tiểu thuyết ra làm nhiều tiểu
loại căn cứ vào những thành công bước đầu của các nhà văn khi sáng tác tiểu thuyết
hiện đại đang trong quá trình thử nghiệm Sự thành cơng của Hồng Ngọc Phách,
Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Lê Văn Trương, Nguyễn Tuân, Lan Khai,
Nguyên Hồng, Tơ Hồi, Nam Cao trong giai đoạn văn học nửa đầu thế kỷ XX đã
chứng minh điều đó
Trên thực tế, có sự phân biệt giữa khuynh hướng văn học và trào lưu văn học TheoT điển thuật ngữ văn học thì:
Sáng tác của các nhà văn thuộc về một trào lưu văn học thường có những đặc
điểm giống nhau Đó là sự giống nhau trong hệ thống đề tài, các mô típ chủ đề, thê hiện sự thống nhất trong cách nhìn nhận, đánh giá nhu cầu và những
vấn đề của thời đại Đó còn là sự giống nhau của mô hình thế giới được tạo
ra trong sáng tác của các nhà văn, thể hiện sự thống nhất trong nguyên tắc
nhận thức con người và cuộc sống [67; tr.361]
LP Iin và E A Tzurganova cho rằng: “Khuynh hướng lớn sau cùng trong khuôn khổ chủ nghĩa giải cấu trúc là “phê bình nữ quyền” [90; tr.180] Trần Hinh trong
công trình Tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XX - Khuynh hướng - Tác giả - Tác
phẩmlý giải khuynh hướng văn học như sau:
Khuynh hướng: Từ điển Tiếng Việt định nghĩa là một sự vật, sự việc, hành
động có xu thế thiên về một phía nào đó trong hoạt động, trong quá trình
phát triển Trong lý luận văn học, thuật ngữ khuynh hướng thường được
dùng để chỉ những hiện tượng cụ thê của quá trình phát triển văn học Thuật
ngữ này đôi khi cũng được dùng trong ý nghĩa tương đồng với trào lưu hay
trường phái [74; tr.27]
So sánh với cách hiểu về khuynh hướng văn học trong Từ điển thuật ngữ văn
học, ông nhấn mạnh:
Rõ ràng ngay trong giới nghiên cứu văn học, một cách hiểu thống nhất về
khuynh hướng và trào lưu văn học vẫn chưa có chung một tiếng nói Tuy
Trang 21lưu đều là cộng đồng những hiện tượng văn học được liên kết lại trên cơ sở
sự thống nhất tương đối về các định hướng thâm mỹ - tư tưởng và về các
nguyên tắc thê hiện nghệ thuật”, đúng như nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân
kết luận trong công trình 150 thuật ngữ văn học của ông [74, tr.28]
Việc lý giải cách hiểu khuynh hướng tiểu thuyết trong một công trình nghiên
cứu các khuynh hướng tiêu thuyết đầu thế kỷ XX của Trần Hinh thực sự cần thiết,
vì nó nhằm xác định hướng đi đúng đắn dẫn đến những kết luận chân xác, có tính phát hiện của tác giả
Trong công trình này, chúng tôi không sử dụng khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý tương đương với cấp độ khuynh hướng hay trào lưu văn học như từ điển thuật ngữ đã nêu ở trên mà cách gọi này được hiểu là khuynh hướng sáng tác tiểu
thuyết tâm lý Trước chúng tôi, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã sử dụng cách gọi này
Chúng tôi vận dụng và mở rộng cách hiểu của Lại Nguyên Ân: “Khuynh hướng văn học mang tính chất mở, không khép kín; việc chuyên biến từ một khuynh hướng này sang một khuynh hướng khác thường tạo ra những hình thức trung gian” Đồng
thời khăng định:
Các khuynh hướng văn học giữ vai trò then chốt trong lịch sử văn học; có thể xem lịch sử văn học dưới dạng khái quát như lịch sử các khuynh hướng, bởi
vì chúng đánh dấu tiến trình chiếm lĩnh thế giới bằng ngôn từ nghệ thuật,
đánh dấu tiến bộ nghệ thuật trong văn học Khuynh hướng là phạm trù thâm
mỹ ở bình diện loại hình [72; tr.738]
Mặt khác, trước chúng tôi, có nhiều nhà nghiên cứu đã để tâm nghiên cứu
đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết tâm lý
Tran Dang Suyén trong Chủ nghĩa tâm lý trong sáng tác của Nam Cao
cho rằng:
Tiểu thuyết tâm lý là loại tiểu thuyết tìm cách gợi lên thế giới tâm linh; bản
chất của nhân vật được xem xét trong sự phát triển nội tại chứ không theo sự
áp đặt của thế giới bên ngoài [ ] Tiểu thuyết tâm lý có chức năng tư tưởng
và miêu tả: tính độc lập của thế giới tâm lý và diễn biến nội tâm của nhân vật
cho thấy những tác động thuần tuý của lý trí và luân lý của thế giới bên ngoài
đối với nó [ ] Sự nước đôi ấy là một đại lượng bất biến của mọi tiểu thuyết
tâm lý: trừ phi phải miêu tả một sự độc lập trọn vẹn nhăm gợi lên nhanh
chóng đặc điểm bên trong của một sự câm lặng hoặc sự đa ngôn không kiểm
tra nôi thì không bao giờ có thê xác định rõ ranh giới giữa cái bên trong và
cái bên ngoài của nhân vật [176; tr.104]
Trong luận án Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, Dương Thị Hương quan niệm:
Khi đề cập đến tiểu thuyết tâm lý thì logic tất yếu sẽ là: yêu tố tâm lý là điều tác giả quan tâm, thê hiện, miêu tả, xử lý trong tác phẩm; tâm lý nhân vật có
Trang 22quan hệ mật thiết tới việc xây dựng cốt truyện, thể hiện xung đột, kiểu nhân
vật, phong cách ngôn ngữ [88; tr.96]
Những phát hiện như trên đã chỉ ra rằng tiêu thuyết tâm lý trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX cũng vận động có tính quy luật Tiểu thuyết tâm lý
lúc đầu được khơi nguồn bởi các nhà văn theo khuynh hướng văn học lãng mạn
Kế thừa những thành tựu của văn học lãng mạn, đến lượt mình, các nhà văn theo
khuynh hướng văn học hiện thực đã đưa tiểu thuyết tâm lý phát triển lên đến trình độ nghệ thuật điêu luyện Điều này có thể giải thích bởi quá trình hiện đại hóa tiêu thuyết ở Việt Nam gắn liền với quá trình tiếp biến văn hóa phương Tây đầu thế kỷ XX
Nhìn nhận quá trình vận động có tính quy luật của dòng tiểu thuyết tâm lý
không có nghĩa là chúng tôi tán đồng với quan niệm nhìn nhận diễn biến của dòng tiêu thuyết tâm lý 1925 - 1945 như quá trình vận động từ thấp đến cao của các
phương pháp sáng tác từ lăng mạn đến hiện thực Trên thực tế, cần nhìn nhận tiêu thuyết, qua từng tác phâm cụ thể của mỗi nhà văn trong từng giai đoạn của lịch sử
văn học Bởi sự giao thoa về mặt thể loại, sự giao thoa giữa các khuynh hướng trong một giai đoạn văn học sẽ quy định một tác phẩm cụ thê có thể nằm trong tiêu
loại tiểu thuyết tâm lý hoặc một thể tài tiểu thuyết khác Ngược lại, cần nhìn một tác
phẩm cụ thể trong sự vận động và phát triển của tiêu thuyết giai đoạn bấy giờ để thấy được những đặc điểm cơ bản, nổi trội của một tác phẩm, từ đó nhận định tác phẩm đó thuộc về tiểu thuyết luận đề, tiêu thuyết tự truyện hay tiêu thuyết tâm lý
Xin dẫn lại ý kiến của Dương Thị Hương trong luận án trên: “Không phải bên cạnh khuynh hướng tiểu thuyết luận đề, tiêu thuyết Nhất Linh, Khái Hưng chỉ
duy nhất tồn tại khuynh hướng tiêu thuyết tâm lý” vàkhái niệm đó “không hoàn
toàn phù hợp với những tác phẩm như Hồn bướm mơ tiên (Khái Hưng, 1932), Gánh hàng hoa (Viết chung, 1933), Nắng thu (Nhất Linh, 1934)” [88; tr.100] Quan niệm
này khác với quan niệm của Đào Đức Doãn khi trong luận án, tác giả khẳng định
Hồn bướm mơ tiên là tác phâm mang đầy đủ dấu hiệu của một tiêu thuyết tâm lý
Nghiên cứu vấn đề thể tài văn học, G N Pospelov trong Dẩn luận nghiên
cứu văn học từng nhắc đến ba thê tài phố biến như lịch sử - dân tộc, đạo đức - thé
su va doi tu [168; tr.264 - 265] Néu thé tai doi tw trong van hoc bao quat nhiéu thé
loại lớn như trữ tình, kịch, tự sự thì trong phạm vi đề tài này, chúng tôi đề cập đến
thé tài gắn với một thể loại cụ thê: tiêu thuyết Không thể tách rời hình thức biểu
hiện của thể loại, thể tài tiểu thuyết được hiểu như một tiểu thể loại của tiểu thuyết,
thiên về nội dung, đề tài
Như vậy, khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý mà chúng tôi sử dụng ở đây được hiểu là khuynh hướng hình thành, vận động và phát triển của tiểu thuyết dưới dạng một thê tài, một xu hướng tự sự lấy tâm lý và đời sống bên trong của con người làm
đối tượng phân tích, mô tả Nếu xem tính cách và số phận nhân vật làm mục tiêu
Trang 23sáng tạo của nhà tiểu thuyết, thì tâm lý ở đây có chức năng phương tiện, và là một yếu tố hình thức mang đậm tính nội dung
1.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết tâm lý
Tiểu thuyết Việt Nam từ 1925 đến 1945 đã trở thành đối tượng nghiên cứu
của nhiều công trình khoa học Nhiều nhà nghiên cứu hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đã đề cập đến các khuynh hướng tiêu thuyết trong giai đoạn này, trong đó, có
khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý từ góc độ lý luận cũng như phê bình tác phẩm
Dưới đây là sơ lược về quá trình đánh giá tiểu thuyết tâm lý trong văn học Việt
Nam hiện đại mà chúng tôi phân định theo nhóm các vấn đề như: phân định thé tai,
nghệ thuật phân tích tâm lý, nhân vật, khuynh hướng tiêu thuyết tâm lý
1.2.1 Vấn đề phân định thể tài
Nếu nói cấu trúc của tác phẩm văn học được đệt nên bởi các yếu tố nằm cùng
cấp độ và sự liên kết của mọi cấp độ thì tính lặp lại, tính bền vững của các yếu tố
thuộc cấp độ cấu trúc cao nhất tạo nên sự ồn định để hình thành thể loại và tính bền
vững của cấu trúc được coi là “ký ức thể loại” (Bakhtin) Trong Những vấn đề thi
pháp Dostoevsky, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Bakhtin đã nỗ lực tìm ra tính bền
vững mà hình thức của nó - những “hằng số” tồn tại để có thê phân tích tiêu thuyết
Những hằng số ngoái lại ký ức thê loại, hình thức thể loại ban đầu của nó như: nhân
vật, kết cấu, cốt truyện, lời văn, không gian, thời gian Từ đó, có thể nhận thấy một
khuynh hướng phát triển thê loại chỉ được hình thành khi và chỉ khi cấu trúc thể loại
tác phâm có sự biến đồi, làm thay đổi đường biên “ranh giới thể loại” Sự đổi mới
quan niệm về thể loại tiểu thuyết trong một giai đoạn lịch sử văn học cùng với sự
thay đôi tư duy cách viết tiểu thuyết, sự thay đổi đề tài sẽ góp phần quyết định việc
hình thành các khuynh hướng phát triển thể loại Những nghiên cứu về tiêu thuyết trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đã đóng góp tích cực vào sự vận động và phát
triển của thê loại tiểu thuyết, nhất là trong vấn đề phân định thể tai
Lý luận về tiểu thuyết nửa đầu thế kỷ XX được thê hiện đưới nhiều hình thức,
bao gồm các chuyên khảo về tiêu thuyết, các cuốn sách lý luận văn học, các ý kiến phát biểu về tiểu thuyết, các bài dich lý thuyết văn học của nước ngoài Các nhà văn,
nhà nghiên cứu phê bình văn học nửa đầu thế kỷ XX đã bàn về tiểu thuyết qua các
chuyên khảo như: Bàn về tiểu thuyết của Phạm Quỳnh, 7heo giòng của Thạch Lam
Sau năm 1954, ở miền Nam, các nhà văn này được giới nghiên cứu tiếp tục nghiên
cứu Chúng ta có Khảo về tiểu thuyết của Vũ Bằng, Viết và đọc tiểu thuyết của Nhất
Linh Đây là những công trình tiêu biểu, là những phát biểu về tiêu thuyết từ góc nhìn
thể loại của chính các nhà văn, các nhà nghiên cứu đã trưởng thành trong môi trường văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX Đây vừa là quan điểm của cá nhân
vừa quan niệm của giới nghiên cứu phê bình đương thời nhằm đưa ra quan niệm về
thể loại tiểu thuyết cũng như quá trình vận động và phát triển thể loại này
Trang 24Ngoài những chuyên khảo của Phạm Quỳnh, Vũ Bằng, Thạch Lam, Nhất
Linh, có thể điểm qua một vài ý kiến phát biểu liên quan đến tiêu thuyết trong Tiểu
thuyết là sự thực ở đời, Quan niệm của tôi về phóng sự và tiểu thuyết của Vũ Trọng Phung, Giit lay cái lộn x6n tự nhiên của cuộc đời của Lưu Trọng Lư, Tuyên ngôn
của Tiểu thuyết thứ bảy của Vũ Đình Long Những ý kiến đó đã thể hiện quan niệm
của các tác giả về đặc trưng thê loại tiểu thuyết
Trong số các nhà nghiên cứu kế trên, Phạm Quỳnh đã tiếp thu những thành
tựu lý thuyết của văn học Pháp và đưa đến cho người đọc một cách hiểu mới mẻ về thé loại tiểu thuyết khi nền văn xuôi quốc ngữ đang chuyền mình bước sang thời kỳ
hiện đại Trong chuyên luận Bàn về tiểu thuyết (1921), công trình lý luận về tiêu
thuyết đầu tiên ở nước ta, Phạm Quỳnh đã đề cập đến vấn đề phân loại tiểu thuyết
Ông đưa ra cách hiểu tiểu thuyết như sau: “Tiểu thuyết là một truyện viết bằng văn
xuôi đặt ra đề tả tình tự người ta, phong tục xã hội hay là những chuyện lạ, tích kỳ
đủ làm cho người đọc có hứng thú” [169; tr.229] Ông dựa vào ba tiêu chí “ý
nghĩa”, “hình thức”, “tính chat” dé phan loai tiéu thuyét thanh ba hé thống Dựa trên
tiêu chí ý nghĩa (nội dung), tiêu thuyết được chia thành: ứiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết triết học, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết tâm lý Đó cũng là cách giải thích
thuật ngữ tiêu thuyết tâm lý mà Phạm Quỳnh tiếp thu từ lý thuyết văn học châu Âu
Tiéu luan Theo dong (1941) cua Thach Lam ciing 14 mét céng trình lý luận
về tiểu thuyết So với Phạm Quỳnh, quan niệm về tiểu thuyết của Thạch Lam có nhiều điểm mới khi ông cho rằng tiêu thuyết không đơn thuần giúp người ta giải trí hay thóat ly cuộc sống trước mắt mà tiêu thuyết giúp người ta biết sống bởi:
Qua tâm hồn ta, chúng ta có thé đoán biết được tâm hồn mọi người Và chỉ khi
nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lý của mình một cách sâu sắc, chúng ta mới hiểu biết được trạng thái tâm lý người ngoài” [97; tr.416]
Khi nêu Quan niệm trong tiểu thuyết, Thạch Lam khăng định:
Cái khuynh hướng của tiểu thuyết bây giờ là hết sức gần với sự sống, để
được linh hoạt và thật như cuộc đời
Tiểu thuyết bao giờ cũng là một sáng tác của trí tưởng tượng một câu chuyện
xếp đặt, nhưng với đời sống bên trong ngày một mạnh mẽ hơn, người đọc
muốn rằng câu chuyện xếp đặt đó phải hợp với lẽ phải và xúc động đến tình
cảm của mình [97; tr.418]
Tiểu thuyết làm cho đời sống tâm hồn con người phong phú, mãnh liệt hơn,
vì qua đó, con người được tiếp xúc, sẻ chia với những tâm hồn nhân vật uyên
chuyền và tinh tế nhất Theo tác giả, tiêu thuyết góp phần cảm hóa người đọc khi
dạy họ biết sung sướng, biết yêu thương Như vậy, “thể hiện tâm hồn con người”
được nhà văn coi là đặc trưng của thé loại tiểu thuyết:
Nhà nghệ sĩ chỉ có thể diễn tả đúng tâm lý một người khi quan sát đến cả
Trang 25thiết với những người khác, với xã hội Phải làm sống lại trong tiểu thuyết
cái không khí bao bọc lấy vai chính Phải bày tỏ băng những hành động cái
tâm lý của các nhân vật [Ø7; tr.420]
Đề cao xu hướng ổi sâu tìm hiểu tâm ly nhân vật của các nhà văn, Thạch
Lam cũng đề cao hạng độc giả mà “Tiểu thuyết có cốt truyện ly kỳ và rắc rối chỉ
khiến họ bực mình vì không được biết rõ tâm hồn các nhân vật [97; tr.423] Hạng độc giả đó, theo Thạch Lam, “Họ cốt chú ý đến cách diễn tả tâm lý của tác giả, có
đúng hay không đúng, hời hợt hay sâu sắc” [97; tr.424] Từ đây ông khởi xướng quan niệm: “tiêu thuyết là sự sống” [97; tr.446] Quan niệm của ông bao hàm những đặc điểm nội dung của tiêu thuyết hiện đại, nhất là tiêu thuyết tâm lý
Ra đời sau những bài tiểu luận 7Jeo giòng của Thạch Lam, Khảo về tiểu
thuyết của Vũ Bằng đã thể hiện rõ ràng quan niệm của một nhà tiểu thuyết nghĩ về
tiểu thuyết Nó không đơn thuần là cuốn sách lý thuyết văn học, nó thực sự là cuốn
sách dạy người ta cách thực hành viết tiêu thuyết Theo Vũ Bằng, tiểu thuyết là một
thê loại không có quy phạm, không có khuôn mẫu nhất định Đó là một thê loại năm
giữa tính nghệ thuật và không nghệ thuật Ở đó, nhà văn không cần và không nên
tuân theo một chuân mực khô cứng nào mà phải luôn đi sâu tìm hiểu, khám phá vào những lĩnh vực mới Ông yêu cầu tiêu thuyết “Mới! Luôn luôn mới!” Đây cũng là
tên gọi chương thứ nhất trong cuốn Khảo về tiểu thuyết Ông lưu ý các nhà tiêu
thuyết rằng, một cuốn tiểu thuyết có sức lôi cuốn đối với bạn đọc, một cuốn tiểu
thuyết có giá trị có thể thuộc về bất cứ một loại văn, một thể văn nào bởi: “Cái khó không phải là ở đó, nhưng ở cách kết cấu câu chuyện, ở cách trình bày các nhân vật
và ở cách diễn tả tâm lý” [18; tr.25] Vũ Bằng đã bồ sung thêm vào cách hiểu thể
loại tiểu thuyết của Phạm Quỳnh, đó là sự tự do của thể loại, thế mạnh của thể loại,
chỗ phân biệt rành rẽ tiêu thuyết với nhiều thể loại khác
Bên cạnh đó, Hải Triều thời kỳ này qua bài Đi đới chủ nghĩa tả thực trong
văn chương: Những khuynh hướng trong tiểu thuyết (1939) đã đề cao ý nghĩa của
tiểu thuyết tả thực, tạo tiền đề cho cuộc tranh luận giữa ông chủ phái vị nhân sinh và
Hoài Thanh, tác giả Thi nhân Việt Nam, người bị quy cho là chủ phái vị nghệ thuật
Trương Chính viết Dưới mất tôi (1939) có đoạn:
Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội Nó còn có một giá trị tâm lý không
ai chối cãi được Ông Nhất Linh đã dùng một cách quan sát rất tỉnh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng của nhân vật trong truyện
để đi sâu vào đời bên trong của họ” [26; tr.38]
Cái “giá trị tâm lý không ai chỗi cãi được” theo cách nói của Trương Chính
là dấu hiệu rõ ràng nhất để có thê thấy sự vận động ngầm trong tiêu thuyết của Tự
lực văn đoàn từ tiểu thuyết luận đề sang tiêu thuyết tâm lý Và những tác phẩm tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn, ngoài “giá trị xã hội”, bao giờ cũng mang
Trang 26“g1á trị tâm lý” như thế Vận dụng nghệ thuật phân tích tâm lý làm rõ những rung
động sâu xa trong tâm hồn con người, khơi gợi những xúc cảm nhẹ nhàng là con
đường thê hiện tinh thần lãng mạn của các nhà tiêu thuyết
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã tiễn hành phân loại tiểu thuyết theo
một hướng khác Cách phân chia của Vũ Ngọc Phan được gợi ý từ chính những
thành tựu của tiểu thuyết nước nhà trong giai đoạn này Từ thực tế sáng tác của các
nhà văn, từ quá trình hình thành và phát triển mạnh mẽ của thê loại, từ những trào
lưu, khuynh hướng sáng tác thời bay giờ, ông khăng định, tiểu thuyết đã phát triển vô cùng phong phú và đa dạng về thê tài Ông chia tiểu thuyết thành: tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết luận đê, tiểu thuyết luân lý, tiểu thuyết truyền kỳ, tiểu thuyết phóng sự, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết tả chân, tiểu thuyết xã hội, tiểu thuyết tình
cảm, tiểu thuyết trinh thám Nhà nghiên cứu đã phân chia tiêu thuyết dựa hoàn toàn
trên việc khảo sát tác phâm của các nhà văn mà ông lưu ý: “Những tiểu thuyết gia mà tôi lựa chọn đề phê bình tác phẩm sau đây, đều là những người xứng đáng tiêu biểu cho phong trào tiêu thuyết đang biến hóa và đang lan rộng ở nước ta” [16l;
tr.26].Ở đây, Vũ Ngọc Phan không nhắc đến tiêu thuyết tâm lý mà ông xếp tiểu
thuyết của nhiều nhà văn như Thạch Lam, Đỗ Đức Thu, Nhuong Tong, Thanh Tinh,
Thuy An, Nguyễn Xuân Huy, Ngoc Giao, Nguyễn Vỹ vào tiểu thuyết tình cảm Ông
thừa nhận tiêu thuyết của Khái Hưng và Nhất Linh đã có một sự vận động, đi từ tiểu
thuyết lý tưởng, tiêu thuyết luận đề đến tiêu thuyết tâm lý Bên cạnh đó, trong công
trình này, Vũ Ngọc Phan cũng rơi vào mâu thuẫn khi ông vừa cho rằng “Hồn bướm
mơ tiên là một tiêu thuyết lý tưởng, một tiểu thuyết mà tác giả dựng nên những cái
cao quá, người ở thế gian này không thể nào có được” [161; tr.32] rồi ngay sau đó ông xếp “Nửa chừng xuân cũng thuộc vào một loại như Hồn bướm mơ tiên” [161; tr.32], rồi ông nói thêm “Nửa chừng xuân còn có khuynh hướng về phong tục nữa”
[161; tr.34] Ngoài ra, ông xếp Thờa rự vào loại tiểu thuyết phong tục còn “Hạnh là
một tâm lý tiểu thuyết” [163; tr.41] Ông xếp Con râu của Trần Tiêu “là một cuốn
tiểu thuyết tả sự sống và tính tình, phong tục của người dân quê miền Bắc” [161;
tr.54] Ông xếp“Cát bụi và Trinh nữ của Thiết Can đều là ái tình tiêu thuyết” [161;
tr.88] Tuy thé, nhà nghiên cứu vẫn nói thêm “Đặt Thiết Can vào các nhà tiểu thuyết
phong tục cũng là chính đáng” [161; tr 91] Nhận định của Vii Ngoc Phan cho thay
phan nao tinh chất phức tạp của các khuynh hướng vận động và phát triển thê loại
tiểu thuyết nửa đầu thế kỷ XX
Trong khi đó, trên Thanh Nghị số 2 năm 1942, Trần Văn Giáp trong Lược
khảo về tiểu thuyết Tàu - Phụ thêm Ti yêu thuyết Việt Nam xưa, mục Môn loại tiểu
thuyết, nêu quan điểm: “Theo nội dung mà nói thì tiểu thuyết xưa cũng có đủ các
loài: xã hội tiểu thuyết, lịch sử tiểu thuyết, trinh thám tiểu thuyết, ái tình tiêu thuyết v v ” [188] Sau đó, trên Thanh Nghị, sô ra tháng 4 năm 1942, tiếp tục chuỗi bài
Trang 27tiểu thuyết với các loại văn chương khác và nhắn mạnh: “Văn tiểu thuyết chỉ cốt ở
hai điều trọng yếu nhất: giàu tưởng tượng và khéo miêu tả” [188] Nghĩa là theo
Trần Văn Giáp, văn tiểu thuyết cần hư cấu và tài miêu tả, cái này khá gần với nghệ
thuật tiêu thuyết thời trung đại Phân tích tâm lý, đưa con người cá nhân vào tiêu
thuyết như một yêu cầu của tiêu thuyết hiện đại chưa được Trần Văn Giáp chú ý
đến Cũng trên báo Thanh Nghị năm 1942 số 3, trong bài Những hoạt động văn
chương Việt Nam trong năm vừa qua, tắc giả Diệu Anh khái quát: “Ở xứ ta không
có những trường tiểu thuyết gia rõ rệt Các nhà văn Việt Nam phần nhiều thiên về
loại tả chân và loại tiểu thuyết xã hội” Tác giả nhận xét cụ thể hơn: “Ông Nhất
Linh muốn đi sâu xa hơn vào tâm khảm người ta và muốn là một nhà văn xã hội xét những tình trạng của cuộc song hién dai dé ta những nỗi uan khúc của nó”, Thế Lữ
thì “tả các trạng thái tâm lý, các cảm xúc, các rung động lạ khéo léo vô cùng và
nghệ thuật của ông vừa là nghệ thuật của một nhà thi sĩ”, “Tả những cảnh thường ở
đời, những tấn bi kịch nhỏ của nhân sinh với một nghệ thuật tả chân sâu sắc khiến
tạo nên những nhân vật đặc biệt biểu hiệu cho một loại tâm lý, cho một giai cấp xã
hội, thì có nhà tiêu thuyết Đỗ Đức Thu, tác giả Đứa con” [188] Bài viết này cũng
khăng định văn chương Việt Nam đã nỗ lực thóat khỏi văn chương Tàu và gần gụi
với văn chương Phương Tây và bày tỏ niềm hi vọng “Trong một tương lai mà ta
mong là gần gụi, một nền văn chương Việt Nam mới có giá trị sẽ lập thành và ta mong nó sẽ làm danh dự cho xứ sở Việt Nam” [190] Đó cũng là khát vọng chung của nhiều nhà văn đương thời Cũng trên báo Thanh Nghị năm 1942, số 25, Đinh
Gia Trinh trong Đọc tiểu thuyết Việt Nam cận đại cho rằng chính hoàn cảnh xã hội
đã tạo điều kiện cho các nhà văn hướng ngòi bút đến số phận cá nhân, để rồi từ đó
hình thành khuynh hướng tiêu thuyết tâm lý:
Dưới sự xô đây của trào lưu sống mới, những nền nếp cô bị lung lay, một sự
xung đột xảy ra giữa cha mẹ và con cái, thì trong tiểu thuyết có mới cũ xô xát, có những duyên ép uống, có những thành kiến tập quán cũ đè nén mầm
sống mới bồng bột mới Với ảnh hưởng của xa hoa và phóng đãng của thời
đại, trai gái truy lạc trở nên nhan nhản Tức thì bao nhiêu tiểu thuyết tả các
cuộc truy hoan thâu đêm suốt sáng, tâm sự của các cô gái nhảy, những câu
chuyện trong tiệm hút, những cảnh tượng dâm đãng, những tình nhí nhảnh
dâu bộc
Trên đây tôi nghĩ đến những tiểu thuyết tâm lý, những tiêu thuyết xã hội, là
những loại phong phú hơn cả và phản chiếu đặc sắc nhất sự thực của nhân
sinh Tiểu thuyết lịch sử, tiêu thuyết hoang đường chỉ có một giá trị khảo cứu
hoặc thâm mĩ [215; tr.275]
Ở bài viết này, Đinh Gia Trinh đã chú ý làm nổi bật thế mạnh của tiểu thuyết
tâm lý, tiêu thuyết xã hội, những loại theo ông có thê phan ánh rõ rệt cuộc sống hiện
Trang 28Trinh dành hăn một phần nói về tâm lý nhân vật và ông nhắc lại: “Xét tâm lý nhân
vật của một vở kịch hoặc của một cuốn tiểu thuyết, đi đến phân tích tỉnh vi, đó là
một thói quen của khoa phê bình văn học hiện đại Thói ay da do van hoc Tay
phương mang lại cho ta, và nhất là văn học Pháp ưa sáng láng, trật tự trong những kiến thức, và cũng ưa giải phẫu tâm lý” [215; tr.296] Nói cách khác, chính nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật tiếp thu từ văn học phương Tây đã giúp các nhà văn
xây dựng nhân vật tâm lý theo hướng hiện đại Tâm lý trở thành đề tài được lựa
chọn của nhiều nhà tiêu thuyết
Trương Tửu khi nói về cuốn Tố 7m của Song An lưu ý: “Mấy ngàn năm
nay, trong xã hội Việt Nam vẫn tiềm tàng sự xung đột âm thầm của cá nhân và gia
đình” và nhà phê bình đã phát hiện ra: “Say đắm sắc đẹp, khao khát tình yêu, lo
buồn vơ vẫn, đó là ba yếu tố của sự lãng mạn Lãng mạn! Với nó thanh niên trở
thành kẻ thù của cổ nhân” cho nên cần chọn chỗ đứng trong phê bình: “Muốn cho
hợp phép, phê bình truyện Tố Tâm trước hết phải đứng trong phạm vi tam ly” [237; tr.85, 87, 88] “Đứng trong phạm vi tâm lý” mà Trương Tửu nhắc đến ở đây chính
là sự khăng định một lần nữa ý thức thể loại ở tác giả cuốn tiểu thuyết Trước
Trương Tửu, các nhà phê bình như Lê Hữu Phúc, Thiếu Sơn đều khăng định, Hoàng
Ngọc Phách đã có bước tiễn mới trong nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật nhưng
cuối cùng, cái chết của Tố Tâm lại là lời cảnh tỉnh cho các bạn trẻ đừng vội chạy
theo tư tưởng tự đo cá nhân, tự do yêu đương: “Đây là ghềnh cao, vực thăm!” và
“đừng lạm dụng văn chương tư tưởng mà làm việc cho ái tình” [25; tr.520, 542]
Đến Vũ Ngọc Phan, trong công trình nghiên cứu Nhà văn Việt Nam hiện đại, năm 1941, đã cho rằng “Nếu xét theo khuynh hướng của Nhất Linh ở những truyện
đặc sắc nhất của ông, người ta phải đặt phần nhiều tiêu thuyết của ông vào loại ứiểu thuyết luận đề tuy ông đã đi từ tiểu thuyết tình cảm đến tiểu thuyết tâm lý”[161;
tr.97] Như vậy, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã vô tình thừa nhận: tiểu thuyết
của Nhất Linh có sự vận động từ tiểu thuyết luận đề sang tiểu thuyết tâm lý Không
những thế, Vũ Ngọc Phan còn gián tiếp công nhận có một khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý đan xen giữa các khuynh hướng tiểu thuyết khác trong thời kỳ này Khi nhận xét về tiêu thuyết của Lê Văn Trương, Vũ Ngọc Phan cho rằng:
Tôi là mẹ (P.T.B.N.S số 43 và 44-16 September va 1% October 1939) là bộ
tiêu thuyết mà Lê Văn Trương đặt vào loại tâm lý tiểu thuyết Phàm đã là tâm lý tiểu thuyết, tất cả các vai trong truyện khi nói năng, khi hành động,
đều phải rất hợp với những sự suy nghĩ của họ [161; tr.132]
Cũng như vậy, khi nhận xét tiêu thuyết Ngày mới của Thạch Lam, ông khen
“Cái lối văn nhẹ nhàng, kín đáo và xinh tươi trên đây thật là một lối văn đặc biệt
của Thạch Lam, lối văn rất hợp với những truyện tâm tình”[161; tr.325] Riêng
với Đỗ Đức Thu, Vũ Ngọc Phan dành cho tiểu thuyết của nhà văn này nhiều cảm tình: “Nếu kế những văn phẩm của Đỗ Đức Thu từ trước đến nay, có thể nói Đứa
Trang 29con là tập truyện dài nhất của ông và đáng liệt vào tiêu thuyết giá trị về tình cảm”
[161; tr.339] Tiếp nữa, khi Vũ Ngọc Phan xếp Lan Hữu của Nhượng Tống vào
thé loại tiểu thuyết tình cảm kế về chuyện tình ái: “một thứ ái tình đầy thơ mộng,
gần như là ái tình lý tưởng”[161; tr.347], thì nhà nghiên cứu đã công nhận đây là
cuốn tiêu thuyết tâm lý Nhận xét về tiêu thuyết của Thanh Tịnh, ông giải thích
thêm: “Thứ tình cảm trong tiểu thuyết của Thanh Tịnh là thứ tình cảm êm dịu, nhẹ
nhàng, thứ tình cảm của người thôn quê hồn hậu Trung Kỳ, diễn ra trong những
khung cảnh sông nước, đồng ruộng” [161; tr.353] và “Thanh Tịnh tuy là một nhà
thơ, nhưng thơ ông, ngày nay không còn mấy người nhớ đến, người ta chỉ còn biết
ông là một nhà tiêu thuyết tình cảm, một thứ tình cảm nhẹ nhàng trong trẻo” [161;
tr.357] Theo Vũ Ngọc Phan, có lẽ nhà thơ dễ trở thành nhà văn viết tiểu thuyết
tâm lý trước nhất mà trong tác phẩm của những nhà văn này, mỗi trang văn đều
thấm đẫm tình cảm Điều này, một lần nữa, nhà nghiên cứu cũng nhắc tới khi nói về tiêu thuyết của Thuy An: “Một linh hôn chính là một tiểu thuyết tình cảm Tác
giả Thuy An lại vốn là một nhà thơ” [161; tr.361] Tiếp nữa là những dòng nhận
định về Nguyễn Xuân Huy: “Nguyễn Xuân Huy là một nhà tiêu thuyết lãng mạn
của “tuổi trẻ”, cái tuổi mới lớn lên Nắng đào (P.T.B.N.S số 42, tháng 9, 1939) và
Chiêu (Lê Cường - Hà Nội, 1940) đều là những tiểu thuyết tả những mối tình cảm
chớm nở của đôi nam nữ thanh niên”[161; tr.369] Còn đây là nhận xét về Nguyễn
Vỹ: “Về tiểu thuyết cũng như về thơ, Nguyễn Vỹ tỏ ra là người giàu tình cảm
Nhưng mối tình của ông diễn ra trong lúc ông thành thực, trong lúc ông trút bỏ hết
những tính cầu kỳ, bao giờ cũng cảm động” [161; tr 397] Cái cảm động ấy là cái
cảm động của nhà văn biết phân tích tâm lý Cho nên, hầu hết các nhà thơ đều có
khả năng viết tiểu thuyết tâm lý Cách gọi riểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết tình cảm,
tiểu thuyết tâm tưởng thực tế của Vũ Ngọc Phan cũng chỉ một loại tiểu thuyết ma
thôi, đó là tiểu thuyết tâm lý
Trên đây là những ý kiến của các nhà văn, các nhà phê bình đương thời đã đề
cập đến cơ sở hình thành, mối dây liên hệ và quá trình phát triển của tiểu thuyết tâm
lý như một khuynh hướng vận động và phát triển thê tài Ở giai đoạn tiếp theo, 1945
- 1954, những nhận định về văn học lãng mạn trước 1945 dường như chững lại
Cuộc kháng chiến chống Pháp đã thu hút hầu hết các văn nghệ sĩ vào mặt trận
chống ngoại xâm với khát khao cống hiến sức người, sức của nhằm bảo vệ nền độc
lập tự do của dân tộc Cuộc chiến tranh đã khiến cho độc giả, ngay cả ở những vùng
đô thị bị địch tạm chiếm cũng không còn thiết tha với những câu chuyện tình cảm
trong tiểu thuyết tâm lý Tiểu thuyết tâm lý trong những năm chiến tranh bị chìm trong quên lãng
Sau năm 1954, ở miền Bắc, công tác nghiên cứu văn học, đánh giá những
thành tựu văn học trước 1945 lại được tiếp tục Trong thời glan này, một phần vì văn học lãng mạn bị mặc định xếp vào vùng cam, một phần vì định hướng nghiên
Trang 30cứu văn học gắn với công tác tuyên truyền chính trị, một phần vì giới sáng tác đã có một lớp nhà văn lớn lên trong môi trường giáo dục mới, trong bầu không khí sinh
hoạt văn nghệ mới, trực tiếp tham gia vào sản xuất xây dựng đời sống mới, chiến
đấu đấu chống giặc ngoại xâm nên lớp nhà văn mới ít còn quan tâm đến tiêu thuyết
tâm lý, đến con người cá nhân trong văn học
Những công trình văn học sử tiêu biểu giai đoạn này có thể kế tên như Lược
thảo lịch sử văn học Việt Nam (1958) của nhóm Lê Quý Đôn, Văn học Việt Nam
1930 -1945 (1961) cua Bach Nang Thi va Phan Cu Dé, So thao lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (1964) của Vũ Đức Phúc, Bàn về cuộc đấu tranh tr tưởng trong
văn học Việt Nam hiện đại 1930 - 1954 (1971) cua Nguyễn Đức Đàn, Nam Mộc
Những công trình này đều nhắc đến tiểu thuyết của các nhà văn tiền chiến, nhắc đến
việc nhiều nhà văn sáng tác văn xuôi tâm lý nhưng với một thái độ phê phán với
những từ xuất hiện với tần suất cao như: “tiêu cực, có hại, bạc nhược, suy đồi”,
thậm chí “có tính chất phản động” Đáng chú ý là cuốn Bàn về những cuộc đấu
tranh tự tưởng trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại (1930 - 1945) của Vũ Đức
Phúc chia làm hai phần, trong đó phần đầu nghiên cứu những cuộc đấu tranh chính
giữa các trào lưu, khuynh hướng văn học Trong phần này, tác giả dành hắn một
mục để nghiên cứu “Các trào lưu và khuynh hướng văn học” Tuy nhiên, nhà
nghiên cứu đã đồng nhất các khuynh hướng văn học với các khuynh hướng đấu
tranh chính trị hoặc khăng định các khuynh hướng văn học chịu ảnh hưởng bởi các
khuynh hướng đấu tranh chính trị Lật ngược vấn đề mà các nhà nghiên cứu ở miền Bắc giai đoạn này đặt ra, có thê thấy rằng, các khuynh hướng văn học trong giai
đoạn 1925 - 1945 không tìm cách đấu tranh loại trừ nhau, cho dù các nhà văn thuộc
các nhóm văn học có sự đấu tranh, thậm chí tranh giành thị trường văn học, nhưng
thực tế, các khuynh hướng sáng tác đã bổ sung cho nhau dẫn đến việc ra đời nhiều
thé tài tiểu thuyết Điều đó đã trở thành động lực phát triển của tiêu thuyết trong
giai doan nay
Bạch Năng Thi cùng nhóm Lê Quý Đôn khi soạn Lược sử văn học Việt Nam
từ giữa thế kỷ XIX đến 1945 rất chú ý đến sáng tác của các nhà văn lãng mạn trước
Cách mạng tháng § - 1945 Nhận xét về Khái Hưng, ông viết: “một nhà văn quan
sát kỹ lưỡng và có hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người” Nhận xét về Nhất Linh,
ông cho rằng cách bồ trí truyện, cách sử dụng cảnh vật xung quanh trong tiểu thuyết
đã “làm nổi bật tâm lý nhân vật” [155; tr.331] Không đề cao khuynh hướng văn
học lãng mạn trong giai đoạn văn học này nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu mà
chúng tôi nhắc đến ở trên đều ghi nhận công lao của các nhà văn lãng mạn trong việc phát triển nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết
Lý luận về tiêu thuyết thời kỳ này phải kế đến đóng góp nỗi bật của Phan Cự Đệ trong công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại xuất bản lần đầu năm 1974 Ngoài
VIỆC tổng kết thành tựu của tiểu thuyết hiện đại nửa đầu thế kỷ XX, tác giả đã chỉ ra
Trang 31“từ những năm 1920 đến năm 1930 là những năm chuẩn bị và hình thành tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại” và nhận định: “ Trong văn học Việt Nam bắt đầu nảy sinh một sỐ
khuynh hướng của tiểu thuyết hiện đại: khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện
thực phê phán, khuynh hướng yêu nước của các tiểu thuyết lịch sử”, rồi ông lưu ý
“thực ra thì những khuynh hướng này cũng chưa hình thành rõ rệt lắm và hãy còn hết
sức phức tạp” Trong công trình nghiên cứu tiêu thuyết toàn điện về tiêu thuyết Việt
Nam hiện đại, Phan Cự Đệ đã khăng định 7ó 7mm là một dấu mốc định hình thê loại
tiểu thuyết Việt Nam hiện đại khi ông nhân mạnh vị trí của tác phẩm này trong lịch
sử văn học như sau: “Cần đánh giá đúng đóng góp của Hoàng Ngọc Phách nhưng
cũng cần thấy hết giới hạn của loại tiêu thuyết tâm lý lãng mạn.” vì “Tiêu thuyết của
Hoàng Ngọc Phách đã mở ra một phương hướng mới cho tiểu thuyết truyền thông”
Khi nhận định về vị trí của Tổ Tâm trong lịch sử văn học, Phan Cự Đệ nhiều lần đặt
nó trong quan hệ với khái niệm /iểu thuyết tâm lý Ông cho rằng Hoàng Ngọc Phách mạnh đạn giới thiệu một kiểu viết tiểu thuyết mới, chịu ảnh hưởng của phương Tây
và “đứng về nghệ thuật tiêu thuyết mà nói, Tố Tâm xứng đáng là một tác phẩm đầu
tiên chuẩn bị cho sự hình thành của nên tiểu thuyết Việt Nam hiện đại” Ông thừa
nhận: “Bộ mặt của tiêu thuyết công khai trước Cách mạng tháng Tám không phải
được phân chia rạch ròi thành ba khuynh hướng” Ba khuynh hướng mà ông nói đến
ở đây là khuynh hướng lãng mạn, khuynh hướng hiện thực, khuynh hướng yêu nước Trong đó, “các khuynh hướng tiểu thuyết giao lưu, đan chéo vào nhau và thậm chí đấu tranh với nhau” Nhà nghiên cứu phân trần: “Làm sao có thê cắt nghĩa được tính phức tạp trong thế giới quan của mỗi tác giả cũng như trong tác phâm của từng
khuynh hướng tiêu thuyết thời kỳ đó” [46; tr.5, 15, 19, 21, 40, 41, 41] Nhận định của
Phan Cự Đệ gợi ý cho chúng ta nghĩ đến những khó khăn khi tìm cách phân chia các khuynh hướng tiêu thuyết trong văn học giai đoạn này Vì thế, thật khó có thể xếp
nhóm tác phẩm cụ thể nằm trọn vẹn trong một khuynh hướng Dòng tiêu thuyết tâm lý được coi như một khuynh hướng thể tài mà chúng tôi nói đến ở đây cũng đan xen
giữa nhiều dòng tiểu thuyết khác nhau Do vậy, việc phân chia các khuynh hướng thê tài tiêu thuyết cũng bắt gặp những vấn đề phức tạp như trên Điều đó là minh chứng
cho một thời kỳ phát triển của tiêu thuyết
Liên hội những ý kiến phát hiện trên, chúng ta hiểu vì sao Lê Hữu Phúc (1934), Trương Tửu (1935), Vũ Đức Phúc (1956) đến Phong Lê (1996) cùng nhiều
nhà nghiên cứu phê bình văn học gần đây đều thống nhất trong quan niệm cho rằng
Tổ Tâm là tiêu thuyết tâm lý đầu tiên viết bằng chữ quốc ngữ, khai mở khuynh
hướng tiểu thuyết tâm lý trong văn học Việt Nam hiện đại
1.2.2 Vấn đề phân tích tâm lý trong tiểu thuyết
Khi nghiên cứu, đánh giá những tác phâm văn xuôi tự sự, bao gồm cả tiểu
thuyết lẫn truyện ngăn, các nhà nghiên cứu phê bình văn học nói chung đều xem
Trang 32Tố Tâm (1925) xuất hiện trên văn đàn như một sự kiện Giới văn nghệ sỹ và
người yêu tiêu thuyết đã xôn xao bàn luận về những cái mới mẻ mang tính cách tân
của cuốn sách này Trúc Hà là người bạn gần gũi với Hoàng Ngọc Phách trong Cảm
tưởng sau khi đọc Tổ Tâm của Hoàng Ngọc Phách viễtngay khi cuốn tiêu thuyết vừa mới ra đời:
Tác giả khéo léo phô bày cái tình trạng lạ lùng của lòng người, những sự
hành động li ky cua tam ly trong lúc tình cảm với lẽ phải nó xung đột với
nhau, như vẽ ra một bản đồ của tâm tính con người cân thận tách bạch từng li
từng tí, khiến cho khách tình có thể trông vào đó mà sự lòng không còn giấu
giếm được gì cả [101; tr.191]
Ông nói thêm: “Tác giả chủ ý sắp đặt ra một cuộc tình duyên từ lúc mới kết hợp cho đến khi lìa tan để xem xét tâm lý của người trong cuộc, nhưng cái tình ấy nó lại xảy ra ở một hạng người mới, hạng người chỉ ở xã hội hiện thời mới có [101; tr 193]
Những đau khổ của Tố Tâm ở tác phẩm này rất gần gũi với những điều “tai nghe mắt thấy” trong cuộc sống đời thường Việc tác giả sắp đặt cho nhân vật đón nhận
cái chết cũng là một cách tác giả khảo sát diễn biến tâm trạng của nhân vật: “Tác
giả cố ý cho Tố Tâm chết để khảo sát thêm một đoạn tâm lý cuối cùng trong cõi
tình nên thơ mới xếp đặt trong khối óc nàng” [101; tr.196] Trước đó, ông từng
nhận định về Tổ Tâm:“tác giả đã nói trước được rằng chủ ý khảo sát về tâm lý, thì
về phương diện ấy, tác giả đã đạt được mục đích và kết quả mỹ mãn mà truyện 7ó
Tâm cũng đáng là một tác phẩm có giá trị” [100; tr.286] Những lời bàn về Tổ Tâm
đã thôi thúc các nhà văn sáng tác và định hướng cho độc giả đón nhận một dòng
tiểu thuyết mới: tiêu thuyết tâm lý
Báo Ngày nay (1936) số 35 đăng bài Những cái bí mật mâu nhiệm trong tâm by Sigmund Freud va khoa tâm lý giải phẫu dẫn theo tác giả Guérir va Gringoire Bài viết này dành một mục nhân mạnh Ảnh hưởng của Freud trong văn
chương: “Về cái cốt yếu của văn chương là diễn tả những cái huyền bí ấy trong lòng người, chính là những cái linh động của sự sống” [14] Điều này cho thấy các
nhà văn giai đoạn này đã có ý thức vận dụng tâm lý học hiện đại vào xây dựng nhân vật trong tác phẩm
Một nhà nghiên cứu khác, Trương Chính trong Dưới mắt tôi (1939) nhận xét
nhân vật trong Lạnh làng của Nhất Linh như sau:
Ông Nhất Linh lại có tai ký nhận một cách đặc biệt những mẫu chuyện hàng
ngày Không thê tránh khỏi mắt ông những cử chỉ tầm thường, nhiều khi ta
phác ra để che lắp một ý định Không thể lọt qua trí quan sát của ông những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những vật xấu xa Người trong truyện
vì thế mà linh động” [26; tr.27]
Viết về những câu chuyện thường ngày là dấu hiệu cho thấy, tiểu thuyết đã
thực sự rảo bước vảo thời kỳ hiện đại Có thể nói, nhân vật trong Lạnh lùng đã
Trang 33chứng minh sự lựa chọn của một nhà văn từng trải, ký nhận kịp từng khoảnh khắc
của cuộc sống đang diễn ra từng ngày, để rồi cái gì dé lai, cái gì đưa ra ghép thành
hình hài, tâm tư nhân vật trong cuốn tiểu thuyết
Bên cạnh những nhận xét như của Trương Chính, Trần Thanh Mại nói về
tiểu thuyết của Khái Hưng: “Cái quan trọng nhất, nhờ đó mà sau này quyên Hồn
Bướm mơ tiên sẽ là một quyền sách bất hủ, là cái văn thể, cách đàn cảnh và cách
phô bày tâm lýcủa những vai chủ động”[99; tr.701] Nhìn chung, các nhà nghiên
cứu đều cùng chung nhận định: tiểu thuyết Việt Nam từ sau tác phẩm Tổ Tâm đã
bước hắn vào thời kỳ hiện đại
Trên báo Loa, số 75 ra ngày 25 tháng 7 năm 1935, xuất hiện đề mục Văn học
Việt Nam hiện đại, trong đó, nhà phê bình Trương Tửu nêu:
Đề mục này hứa một cái đặc sắc Nó tuyên bố và chứng thực một phương
pháp phê bình mới Căn cứ vào luật sử quan và những luật tâm lý, xã hội, nghệ
thuật để nghiên cứu, phân tách, tổng quan, phán đoán, định giá những nhà văn
hiện đại Có những chữ xác định, những câu chặt chẽ đủ tóm tat tinh thần mỗi
nhân tài, ý nghĩa mỗi tác phẩm và dấu vết thời đại trong văn chương Phê
bình, từ nay, theo tôi, muốn, không thé, không nên chỉ là một sự thưởng thức
của từng người Nó phải là một nghệ thuật, hơn nữa, một khoa học” [13]
Từ những hứa hẹn trên, Trương Tửu lần lượt chỉ ra đặc điểm tiểu thuyết của
từng tác giả Ông xếp tiêu thuyết của các nhà văn Hoàng Ngọc Phách, Khái Hưng,
Nhất Linh vào chủ đề phản ánh một tan kịch của thời đại, chung quanh cuộc xung đột
của cá nhân và gia đình khi ông cho rằng Song An là “Một nhà tiêu thuyết biên chép
tấn thảm kịch trong gia đình Việt Nam lúc cá nhân bắt đầu thức tinh (T6 Tam)”, Khai
Hưng là “Một nhà tiểu thuyết triết học muốn phá hoại chế độ gia đình Việt Nam và
bày cho cá nhân một lý tưởng nhân loại (Nửa chừng xuân) ”, Nhất Linh là “Một nhà
cái cách xã hội muốn công bồ sự phá sản hoàn toàn của gia đình và sự đắc thắng hoàn
toàn của cá nhân (Đoạn ruyệr) Ông xếp Thế Lữ, Lan Khai là hai “nhà văn cảm giác”,
trong đó, Lan Khai là một nhà tiểu thuyết thích tả những cảm xúc mãnh liệt của lòng
người và say đắm những cảnh thiên nhiên hùng vĩ, hoang vu” Ông xếp Nguyễn
Công Hoan, Tam Lang, Vũ Trọng Phụng là ba nhà tiêu thuyết tả chân, trong đó, Tam
Lang là “Một nhà tiểu thuyết biết cảm hết những nỗi khổ nhục của một hàng người
đày đọa” còn Vũ Trọng Phụng “lần đầu viết phóng sự tiểu thuyết bằng ngòi bút lạnh
lùng” Những nhận xét thóang qua như thế đủ cho bạn đọc thấy được Trương Tửu đã
có những nhận định thật sâu sắc về đặc điểm tiểu thuyết của từng nhà văn Văn học Việt Nam hiện đại (vốn là tên một đề mục trên báo Loa) xác nhận tiểu thuyết đầu
những năm 1930 đã hoàn thiện quá trình hiện đại hóa của mình Nhân chủ trương
mục này, Trương Tửu phát biểu trên báo Loa số 75: “Muốn cho hợp pháp, phê bình truyện 7ó Tâm trước hết phải đứng trong phạm vi tâm lý” [13]
Trang 34Qua những nhận định trên, có thể nhận thay các nhà phê bình, nghiên cứu
nửa đầu thế kỷ XX hầu hết đầu tập trung ca ngợi nét độc đáo của nghệ thuật phân
tích tâm lý nhân vật thê hiện trong từng tác phẩm của mỗi nhà văn, thậm chí chọn
khảo sát một tác phẩm đề chỉ ra đặc điểm riêng trong các tiểu thuyết có khuynh
hướng phân tích tâm lý của từng nhà văn Tuy vậy phê bình nghiên cứu văn học bấy
giờ chưa thực sự nhìn nhận tiêu thuyết tâm lý đang phát triển thành một khuynh
hướng thể loại
1.2.3 Vấn đề nhân vật tâm lý
Tiếp theo, là nhận định của các nhà văn, các nhà phê bình về việc xây dựng
nhân vật trong cuốn tiểu thuyết tâm lý
Cùng thời với các nhà văn viết tiểu thuyết tâm lý mà chúng ta đang bàn,
Thạch Lam cho rằng con người trong tiêu thuyết ở đây được nhìn nhận với cái nhìn
đa chiều Cái cần khám phá ở đây là tâm hồn con người mà theo ông vẻ đẹp của tâm hồn tạo đưa con người trở thành một “động vật rất phiền phức” Cái phiền phức này
xuất hiện bởi tâm lý con người là một thế giới vô cùng tinh vi, phức tạp Dõi theo
quá trình diễn biến tâm lý của nhân vật là phát hiện cái mới mẻ, độc đáo của nhà
văn khi diễn tả những điều sâu kín, khó diễn tả nhất trong tâm hồn con người Điều
này đã trở thành xu hướng tiếp nhận tiêu thuyết mà chỉ từ khi tác phâm của Hoàng
Ngọc Phách ra đời, người ta mới sôi nôi bàn luận về nó Cũng theo nhà văn Thạch
Lam thì:
Tâm hồn người ta không giản dị như một biểu hiện và bao giờ cũng có một
phần bí mật Một người rất tốt có thể có những lúc giận dữ, tàn ác, như một
người rất ác có thể có những lúc hiền hậu, nhân từ Người ta là người với
những sự cao quý va hèn hạ [97; tr.419]
Từ đó, ông khăng định cái đáng khám phá của nhà tiêu thuyết chính là “bờ cõi
không ngờ” được tạo ra bởi cái phần tâm lý bí ân, vô thức trong mỗi con người
Theo Thạch Lam, chỉ có như thế, nhà văn mới theo kịp xu thế của thời đại: “Cái
khuynh hướng của tiểu thuyết bây giờ là hết sức gần sự sống, để được linh hoạt và
thật như cuộc đời” [97; tr.418] Thậm chí ông còn đưa ra một so sánh rất thú vị: tiêu
thuyết Anh bao giờ cũng hay hơn tiểu thuyết Pháp Theo ông, “Tiểu thuyết Anh hay
Nga gần với chúng ta hơn và làm chúng ta cảm động hơn tiểu thuyết của Pháp, bởi
cách xếp đặt và bố trí khéo léo khiến chúng ta phục nhưng không thích, vì không đi
sâu vào tâm hồn chúng ta” [97; tr.420] Thạch Lam cũng không tán đồng tiểu thuyết
luận dé mà tính triết lý quá lộ liễu bởi: ““Theo quan niệm trên kia, chúng ta thay rang
những tiêu thuyết luận đề mà trong đó tác giả có ý bắt buộc các việc xảy ra và tâm lý
các nhân vật theo ý định của mình, những tiểu thuyết đó đều ít giá trị, bởi không thật”
[97; tr.420] Trong tập tiểu luận này, khi bàn đến vẫn đề người đọc tiểu thuyết, Thạch
Lam cũng không ngần ngại ca ngợi hạng độc giả thứ hai, lạ và hiếm, bởi “hạng này
là những người không lười trí, họ ưa suy nghĩ, tư tưởng và tìm tòi Họ thờ phụng và
Trang 35theo đuôi cái đẹp, cái hoàn toàn Họ biết thưởng thức một câu văn hay, một ý tưởng
sâu sắc và cảm thấy một cái thú vị vô song khi sắp bước vào tâm hồn của một nhân
vật nào” [97; tr.423] va quan trọng hơn nữa là người đọc, “những người này không
bao giờ cần biết cốt truyện “về sau ra sao” Tiểu thuyết có cốt truyện ly kỳ và rắc rối
chỉ khiến họ bực mình vì không được biết rõ tâm hồn nhân vật” [97; 423] Trong tiéu luận của mình, Thạch Lam nhiều lần nói đến tâm hồn nhân vật, nói đến sức hấp dẫn
của cuốn tiêu thuyết là bởi nó khám phá những điều bí ân xảy ra trong tâm hồn nhân
vật Đó là dấu hiệu khắng định cho quan niệm về tiêu thuyết của một nhà văn hiện
đại, hướng đến việc hình thành và phát triển khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý
Trong khi đó, một trong những cái mới trong tiểu thuyết mà Vũ Bằng cô vũ
là nhân vật sống trong tiểu thuyết “họ là người như chúng ta không hơn không
kém”, họ “là một nhân vật như chúng ta đây, một nhân vật rất gan, rat than thién
chúng ta, một nhân vật mà nhìn vào lòng, thấy như nhìn vào lòng ta vậy” [1§; tr.56] Đó là bằng chứng thuyết phục cho quan niệm nghệ thuật về con người trong
văn học giai đoạn này, văn học đòi hỏi xây dựng con người là một thực thé tinh
cách phức tạp Nhà văn luôn tâm đắc với việc: “Một nhân vật sống không cứ phải
nói nhiều, hò hét nhiều, hành động nhiều, nhưng tự gây ra sự ứình, biến cố, chỉ định
lấy những cảnh ngộ và cảm nghĩ rất phiền phức”, đó là nhân vật đã “sống cái đời
sống bên trong nhiều hơn bên ngoài” [18; tr.56] Trong Khảo về tiểu thuyết sau khi
dẫn lời André Gide: “cái sống của một nhân vật tiêu thuyết không chỉ ở bề ngoài,
nhưng cần cả bề trong”, Vũ Bằng lưu ý: “Xem vậy, cấu tạo được nhân vật sống
trong tiểu thuyết không phải dễ, người ta phải sống nhiều, kinh nghiệm nhiều, nghĩ
nhiều, và không định tâm làm sống một nhân vật song mà thành được một nhân vật
sống đâu” nghĩa là người ta cần “tìm biết đến những kỹ thuật của việc cấu tạo nhân
vật tiểu thuyết” [18; tr.61] Từ đó Vũ Bằng phân biệt “nhân vật sống” khác “nhân
vật đại biểu” trong tiêu thuyết như thế nào Như vậy, xây dựng “nhân vật sống” là
việc không dễ đối với nhà tiểu thuyết Vì nhân vật sống chỉ có thể xuất hiện nhờ quá trình giải phẫu, phân tích tâm lý điêu luyện của tác giả để cho nhân vật “tâm hồn điều khiến cử chỉ, sai khiến giọng nói và gây ra cảnh ngộ” [18; tr.6I]
Về phương diện thuật ngữ, tiêu thuyết tình cảm khác tiểu thuyết tâm ly
nhưng trên thực tế chính Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại lại rất đồng tình với
Thạch Lam và Vũ Bằng khi ông dành cho Thạch Lam những lời sau: “Thạch Lam
là một nhà văn đã trút cả những tính tình của mình sang các nhân vật do ông sáng
tạo, nên các vai không khác nhau may ty Ong vot vat lại được điều này: ông là một
tiểu thuyết gia kể những chuyện tâm tình rất khéo “[161; tr.325] Điều đó cũng gần
với cách ông nhận xét cuốn Đứa con của Đỗ Đức Thu: “Viết Đứa con, Đỗ Đức Thu
lại trở về cái sở trường của ông, về với loại tiêu thuyết tình cảm Đây là những tính
tính nhẹ nhàng nhưng rất sâu xa của hai người đàn bà, của hai chị em ruột lây chung
một chồng” hay nhận xét Lan Hữu của Nhượng Tống: “Lan Hữu thuộc loại tiêu
Trang 36thuyết tình cảm và cái ái tình ở đây là thứ ái tình đầy thơ mộng, gần như là ái tình lý
tưởng” [161; tr.337, 349] Tác giả cho răng tiêu thuyết giúp con người bổ khuyết
những thiếu hụt, không trọn vẹn của cuộc sống cá nhân để sống cuộc sống với “tất
cả các giác quan rung động, với tất cả hành vi cùng tư tưởng” để có được “cái thú vị
nồng nàn là được sông sâu rộng hơn, thấm thía hơn” trong tiêu thuyết Vì thế, chức
năng của tiêu thuyết, theo ông, là đi “khám phá bí ân đời sống con người” [161;
tr.25] Chú trọng miêu tả tâm lý con người là đặc điểm rõ nét mà các nhà nghiên
cứu phê bình văn học trước 1945 lấy làm căn cứ để xác định tiêu thuyết tâm lý
Ở miền Nam từ 1954 đến 1975, không khí nghiên cứu, tranh luận về tiểu
thuyết tâm lý vẫn tiếp tục Tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch
Lam, Lan Khai, Vũ Trọng Phụng được tái bản Những tác phẩm này được phô
biến trong sách giáo khoa phổ thông Chính vì thế, nó thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà nghiên cứu
Viết và đọc tiểu thuyết là một tập biên khảo của nhà văn Nhất Linh viết tại
Sài Gòn từ 1952 đến 1960 Ông đã trình bày những kinh nghiệm của một nhà văn
đã ngót bốn mươi năm viết tiêu thuyết mà trong đó, chủ yếu là những kinh nghiệm
viết tiêu thuyết rút ra được từ thời ông tổ chức và điều hành Tự lực văn đồn Ơng
đưa ra tiêu chi dé định giá một cuốn tiểu thuyết hay, một cuốn tiêu thuyết có giá trị: Những cuốn tiêu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề
ngoài, diễn tả một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi
thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyên biến mong manh, tế nhị của
tâm hồn, bằng cách dùng những chỉ tiết về người và việc để làm hoạt động
của những nhân vật cùng hành vi, cam giác và ý nghĩ của ho [194; tr.164]
Khi nhắc đến việc xây dựng nhân vật trong tiêu thuyết, ông tiếp tục nhấn
mạnh: “Vậy giá tri cua một cuốn tiểu thuyết là đi sâu vào tâm hồn người đời” [194;
tr.183] Ông tổng kết sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại trong vòng ba mươi năm,
tính từ 1930, thì tiểu thuyết được phân chia thành nhiều loại: “Từ ba mươi năm trở về đây, các nhà văn đã phá bỏ cái vòng chật hẹp ấy đi, đua nhau viết đủ các loại: tả
chân, xã hội, tâm lý, luận đề, trinh thám ” [194; tr.165] Đó là minh chứng cho sự
phát triển vô cùng đa dạng, phong phú của tiêu thuyết nước nhà Còn đối với nhà
văn, ông lại cho răng, ai thuộc tầng lớp nào cũng có thê viết văn bởi người làm văn
có thể xuất thân từ bất cứ giới nào, từ người làm thợ đến người làm ruộng, miễn sao
họ có chí tiễn thủ trên con đường văn nghệ Trong phần Viếr tiểu thuyết, ông khảo
cứu kỹ lưỡng đề cương của truyện (cốt truyện); các nhân vật: tính tình, hình dáng, cử chỉ, lời nói, các việc xảy ra, tim chi tiết, văn trong tiểu thuyết; lối hành văn;
giọng văn; viết về loại gì, luân lý trong tiểu thuyết; văn tả cảnh trong nhà trường Ở
những năm 50 đầu 60 của thế kỷ XX mà bàn như thế, thực chất Nhất Linh đã tiếp
tục mạch cảm nghĩ về tiêu thuyết hiện đại: “Một cuốn sách hay phải có giá trị trong
Trang 37không gian và thời gian sẽ là tính cách chung của những tác phẩm nỗi tiếng trên thế giới Theo ông, một cuốn tiểu thuyết có giá trị vượt được thời gian, không gian còn
xuất phát từ “sự thành thực của tác giả cấu tạo nên, viết bang một lối văn giản dị
không giảng giải nhiều, và không phải hay chỉ vì cốt truyện” [194; tr.165]
Đến năm 1960, thời điểm Nhất Linh hoàn thành cuốn sách Viế và đọc tiểu
thuyết Ông tổng kết 15 năm tiểu thuyết (1930 - 1945) và nhận ra sự định hình của
ba khuynh hướng: tiểu thuyết tả chân, tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lý đồng thời ông cũng nói thêm, một cuốn tiểu thuyết có giá trị là cuốn tiêu thuyết mà văn
cần thành thực Thành thực với cuộc đời, thành thực trong văn chương quả thật là
cơ sở đề phát triển nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại Thành thực đề thóat khỏi lối văn
sáo mòn, khuôn mẫu của tiêu thuyết cũ, thành thực để sáng tạo nên những tác phẩm
gần với cuộc đời, gần với tâm lý của người bình dân những năm 1930 như tuyên
ngôn của Tự lực văn đoàn
Bùi Xuân Bào từ năm 1972 đã viết về nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất
Linh với nhận định xác đáng (chúng tôi dẫn theo bản dịch của Trường Lưu từ tiếng
Pháp): “Xu hướng lãng mạn ở Nhất Linh thoạt đầu chăng phải là một khuynh hướng
tư tưởng hay học thuyết, mà là một xu hướng tình cảm” [§6; tr.125] và “Đồi bạn rất
tiêu biểu cho bước chuyền tiếp, đang diễn ra ở nhiều thanh niên, từ giấc mơ về hạnh
phúc cá nhân đến sự ưa thích hành động anh hùng Tuy nhiên ta hãy thấy rằng bước chuyên này chỉ thay thế một xu hướng lãng mạn bằng một xu hướng lãng mạn khác;
vì công tác chính trị, như được nhận định trong tiêu thuyết, rốt cuộc chỉ là cánh cửa
bỏ ngỏ để phiêu lưu và một phương tiện hứng khởi cá nhân” [§6; tr 124]
Từ đó, Bùi Xuân Bào đã sớm có phát hiện sự chuyển mình của tiểu thuyết
Nhất Linh từ tiêu thuyết luận đề sang tiêu thuyết tâm lý: “Nhưng trong Bướm trắng,
tâm hồn một người bệnh bị một tình yêu vô vọng dày vò, được nghiên cứu thấu đáo
mà ta không tìm được thí dụ nào trong các tác phẩm khác của Nhất Linh, cũng như
trong tác phẩm của các người đồng thời với ơng” [§6; tr.130] Đây chính là cuốn tiêu thuyết đánh dấu một chặng đường mới trong sự nghiệp văn chương của Nhất
Linh Có thể nói Bướm trắng trở thành cuốn tiêu thuyết tâm lý tiêu biểu thuộc
khuynh hướng tiêu thuyết lãng mạn và Sống mòn ra đời sau tác phẩm của Nhất Linh
dăm năm đã trở thành cuốn tiểu thuyết tâm lý tiêu biểu thuộc khuynh hướng tiểu
thuyết hiện thực
Ngoài ra, còn có rất nhiều những nhận định hoặc gián tiếp hoặc trực tiêp liên
quan đến việc xây dựng nhân vật trong tiêu thuyết mang khuynh hướng phân tích tâm lý Nguyễn Văn Xung trong Öình giảng về Tự lực văn đoàn (1958) cho rang:
“Khái Hưng còn là một nhà quan sát tâm lý rất sành sỏi” [244; tr.15] khi tiểu thuyết
của ông luôn xuất hiện “những trạng huống bất ngờ của tâm hồn, những phản ứng
kỳ lạ của tâm lý đã được nêu ra và phân tích một cách tinh vi” [244; tr.32] Lê
Hữu Mục nhận xét về Nhất Linh trong Khảo luận về Đoạn tuyệt (1960): “Nhân vật
Trang 38của Nhất Linh sống với những cảm xúc rất phức tạp” [132; tr.90] Xây dựng nhân
vật tâm lý, như vậy, trở thành mục đích chính của nhà văn khi sáng tác tiêu thuyết tâm lý Các nhận định trên đều đi đến điểm chung, đó là tiểu thuyết thời kỳ này đã
diễn ra sự chuyên dịch tư tưởng nghệ thuật: giảm miêu tả hành động, ngoại hình, tính cách nhân vật mà tập trung vào phân tích tâm lý nhân vật Nhân vật tâm lý thu hút người đọc không phải ở ngoại hình, tính cách cũng như hành độc mới lạ mà ở
quá trình diễn biến tâm lý tỉnh tế, phức tạp
1.2.4 Vấn đề khuynh hướng tiểu thuyết tâm lý
Sau 1954, nhiều nhà nghiên cứu sinh hoạt văn nghệ ở miền Nam lưu tâm
nghiên cứu và đưa ra nhận định về giai đoạn văn học 1925-1945 Đó là Nguyễn Vĩ
với Văn thi sĩ tiền chiến, Doãn Quốc Sĩ với Văn học và tiểu thuyết, Bàn về tiểu
thuyết, Nguyễn Văn Trung với Xây dung tác phẩm tiểu thuyết, Thanh Lăng với
Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Phê bình văn học Việt Nam thế hệ 32, Thế Phong
với Lược sử văn nghệ Việt Nam - Nhà văn tiền chiến 1932 - 1945 đã nhắc đến
khuynh hướng vận động và phát triển của thể loại tiểu thuyết nửa đầu thế kỷ XX
Có thể nói, hầu hết những tác phẩm trên đi sâu nghiên cứu thân thế và tác phẩm của
các nhà văn tiền chiến trước 1945 nhưng trong một số nhận định về từng tác giả,
các nhà nghiên cứu đều đề cập đến nghệ thuật phân tích tâm lý Đó là một cách gián
tiếp nhắc đến khuynh hướng tiểu thuyết đã hình thành trong nền văn học nước nhà giai đoạn này Thanh Lãng trong công trình Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyền
Hạ, chỉ tính những nhận định của ông về tiểu thuyết Tố Tâm đã có thê liệt kê rất
nhiều ý kiến liên quan đến xu hướng khám phá tâm lý nhân vật: “Tổ 7m là cuốn
truyện đài đầu tiên được áp dụng theo kỹ thuật tiểu thuyết mới” [99; tr.523], “Đối
với tiểu thuyết do người Việt Nam sáng tác từ đấy trở về trước thì quả thực Tổ Tâm
khác cả về hình thức đến tinh thần” [99; tr.529] Ở đây, cái khac & 76 Tam, nhu
Thanh Lãng nhắn mạnh, là ở chỗ Hoàng Ngọc Phách đã khắc họa thành công tâm lý
của hai nhân vật: “Tâm lý của Tố Tâm, Đạm Thủy là tâm lý của cả một thế hệ thanh
niên cách đây hơn 30 năm, một lớp thanh niên mới lớn lên, đang còn e lệ nhưng lại
rất say sua, rao ruc, đuôi theo những cái mới, lạ của buổi giao thời” [99; tr.530] Dù
tiếp theo sau đó, Thanh Lãng đã phê bình tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách chưa
theo kịp tiểu thuyết phương Tây Ông cho rằng: “Cái mà từ xưa người ta gọi là tâm
lý chăng qua chỉ là một mớ tình cảm nông cạn, hời hợt Tâm lý của con người ta
phiền phức và bí mật vô cùng” [99; tr.535] Từ đó, Thanh Lãng nhận định: “Tổ Tâm
không thể gọi là tâm lý tiểu thuyết hiểu theo quan niệm mới Các nhà tâm lý tiêu
thuyết có tiếng đương thời mà Hoàng Ngọc Phách nói đến là những nhà tâm lý của cuối thế kỷ XIX, những người còn đang có quan điểm cổ điển về đời sống nội tâm”
[99: tr.356] Sự so sánh và chỉ dẫn của Thanh Lãng có nhiều chỗ hợp lý nhưng đặt
Tổ Tâm vào hoàn cảnh sinh hoạt văn nghệ ở nước ta lúc bấy giờ mới thấy vị trí vô
Trang 39phá tâm lý con người, đề cao con người cá nhân, con người với tính tình, tâm lý
hoàn toàn hiện đại Chứng cứ là cuối bài viết, Thanh Lãng có nhắc đến lời của
Nghiêm Toản kể chuyện nhiều cô gái trầm mình xuống hồ Trúc Bạch, hồ Tây hay
hồ Hoàn Kiếm bởi các cô đã trót đọc những cuốn tiểu thuyết lãng mạn như thế Nhà
nghiên cứu thừa nhận lời tự thuật của Nghiêm Toản “cực tả ảnh hưởng của Tố Tâm đến thế hệ thanh niên đương thời, một thế hệ lãng mạn ở trong cuộc đời nhiều hơn ở
trong nghệ thuật” [99; tr.538] Dành nhiều trang nhận định về ý nghĩa cuốn tiểu thuyết của Hoàng Ngọc Phách, Thanh Lãng muốn người đọc chú ý đến cuốn tiêu
thuyết tâm lý đầu tiên của nền văn học hiện đại và ông đòi hỏi nhà tiểu thuyết tâm
lý đồng thời phải là nhà tâm lý Hoàng Ngọc Phách tuy chưa phải là nhà tâm lý
nhưng so với các nhà văn cùng thời, chưa có cuốn nào miêu tả tâm lý mới mẻ đến
như thế Do vậy, trong công trình này, Thanh Lãng dành những dòng nhận định về
thế hệ 1932:
Những sự nghiệp có tính cách lâu bền thường là những sự nghiệp gợi được những cái thú khác, như thú gợi cảm, thú tâm lý Đó cũng là dâu hiệu của sự
trưởng thành của văn nghệ sỹ vậy Thực tế từ năm 1932, tiểu thuyết Việt
Nam đã tiến bộ về bề sâu Nhiều nhà tiêu thuyết Việt Nam đã biết chú ý đến
vấn đề tâm lý Vậy tâm lý là gì? Tâm hồn loài người không những tha thiết
đến cuộc sống của những vật có thực mà cả đến đời sống của những vật
tưởng tượng, với điều kiện là những vật tưởng tượng ấy phải cho ta có cảm
giác chúng thực [99; tr.735]
Nhà nghiên cứu Thanh Lăng hiểu những biểu hiện tâm lý của nhân vật trong tiểu thuyết giống như biểu hiện tâm lý của con người bằng xương bằng thịt có thật ngoài đời Ý kiến của Thanh Lãng khá gần gũi với ý kiến của Nhất Linh mà chúng tôi đã nêu ở trên Muốn thóat khỏi thứ văn chương hình thức sáo rỗng, thóat khỏi lối
xây dựng nhân vật theo công thức cô điển vốn không thể có trong cuộc đời thực,
các nhà văn kêu gọi cần đây mạnh phân tích tâm lý nhân vật với mục đích kéo nhân
vật lại gần với đời thực Khi trình bày về quan niệm mới về tâm lý, Thanh Lãng lưu
ý bạn đọc:
Tâm lý cổ điển cho rằng những cuộc sống ấy chỉ bí mật, những con vật ấy
chỉ nấp trốn đối với những con mắt lơ đãng không biết rọi ánh sáng vào tới
nơi Tâm lý mới cho rằng việc khám phá ra cái nội tâm kia là một việc nếu
không bắt khả thi thì cũng là một việc vô cùng khó khăn [99: tr.737]
Theo Thanh Lãng thì: “Tiêu thuyết Việt Nam thuộc thế hệ 32, chưa đi vào
con đường phân tích tâm lý theo phương pháp phân tâm học Vẫn còn đang hiểu
tâm lý theo quan điểm cô điển” [99; tr.738] Và như thế “Lê Văn Trương đã viết
một lô tiểu thuyết dé là tâm lý xã hội mà thực ra chỉ là tiêu thuyết tình cảm với chủ
đích luân lý đạo đức” [99; tr.74T]
Trang 40Dẫn ra một loạt nhận định của Thanh Lãng như thé, ching t6i muốn nhấn
mạnh đến việc các nhà phê bình như Thanh Lãng, Phạm Thế Ngũ hay chính các
nhà văn thế hệ 1932 như Nhất Linh, Thạch Lam tuy thừa nhận tiểu thuyết tâm lý
khởi đầu từ tác phẩm của Hoàng Ngọc Phách và phát triển đến tiểu thuyết của các
nhà văn như Nhất Linh, Nam Cao, Đỗ Đức Thu nhưng thực tế đây mới chỉ là
những nhận định liên quan đến một tác giả, một tác phẩm Riêng Thanh Lãng đã găng công chứng minh răng, các nhà tiểu thuyết ở Việt Nam vẫn tiếp thu tâm lý học cô điển ở phương Tây hơn là tâm lý học hiện đại của thế kỷ XX, và như vậy
trước yêu cầu mới, nhà tiểu thuyết tâm lý phải là một nhà tâm lý Từ đó, ông xác
định răng, tiểu thuyết tâm lý khó trở thành một khuynh hướng Điều này dường
như trái ngược lại với nhận định của nhiều nhà nghiên cứu khác, nhất là các nhà
nghiên cứu sau Thanh Lãng.Thế Phong ca ngợi cuỗn Hồn bướm mơ tiên gần với loại truyện phân tích, mổ xẻ tâm lý Doãn Quốc Sỹ thì quả quyết: “Khi tả tình
(những biến chuyên khúc mắc nội tâm), tiêu thuyết gia đã có thê là một nhà tâm lý
hoc” [187; tr.161] Ở một trang khác của công trình nghiên cứu này, phần phụ lục,
khi nhận xét về tiêu thuyết tâm lý của Nhất Linh, Doãn Quốc Sỹ trước khi phê đã
tán dương: “Đứng ở phương diện văn chương, Đồi bạn thành công rực rỡ ở nhận
xét tâm lý tinh vi, tả cảnh vô cùng gợi cảm, lời văn trang nhã, sang sua, dep nhu
thơ” [187; tr.329]
Ở miền Bắc, trong những năm chiến tranh chống Mỹ cứu nước, tiểu thuyết
của Tự lực văn đoàn không được ¡n lại Nhiều nhà phê bình đề cập đến tiểu thuyết
lãng mạn với thái độ dè dặt nhưng không thể không công nhận đóng góp của các văn lãng mạn trong đó có Tự lực văn đoàn với sự phát triển ngôn từ văn chương
tiếng Việt và phát triển nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật
Trong sách Văn học Việt Nam 1930 - 1945, Bạch Năng Thị nhận định về
nhân vật Dũng trong Đoạn ruyệt: “Hình ảnh Dũng ở đây chỉ gợi lên cái mộng phiêu
lưu giang hồ! Tính chất hiệp sĩ ở đây là tính chất suy tàn: động cơ yếu ớt, cái nhìn bi quan, tam long phién nado” [86; tr.323] Nhà nghiên cứu nhận định đây là “câu chuyện khá cảm động” [§6; tr.320] Đó là những đánh giá hiếm hoi ghi nhận công
lao của các nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn đóng góp vào sự phát
triển của văn xuôi dân tộc
Vũ Đức Phúc trong Sơ fhảo lịch sứ văn học Việt Nam 1930 - 1945, khi nhận
xét về tiêu thuyết của Tự lực văn đoàn đã cho răng:
Về nghệ thuật, họ đã góp phần ít nhiều trong việc làm cho ngôn ngữ giản dị,
trong sáng và đã nâng truyện ngắn và tiểu thuyết lên địa vị một loại văn chủ
yếu Nhưng khi chủ nghĩa hiện thực đã phát triển, nhiều phong cách viết
khác nhau đã ra đời, thì vai trò của họ về nghệ thuật cũng mờ nhạt dần [240;
tr.571]